Môn : Tập làm văn
BÀI: KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT
( Tiết 3 )
I.MỤC TIÊU
- Hiểu : Hành động của nhân vật thể hiện tính cách nhân vật ;nắm được cách kể hành động của nhân vật .
- Biết dựa vào tính cách để xác định hành động của từng nhân vật ( Chim sẻ,Chim chích), bước đầu biết sắp xếp hành động theo thứ tự trước – sau để thành câu chuyện.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV : + Giấy khổ to viết sẵn:
+ Các câu hỏi của phần nhận xét (có khoảng trống để HS trả lời)
+ Chín câu văn ở phần luyện tập để HS điền tên nhân vật vào chỗ trống & sắp xếp lại cho đúng thứ tự
54 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 768 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp Bốn - Tuần 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất diễn ra bên trong cơ thể.
- GV Kết luận
Trò chơi Ghép chữ vào chỗ trong sơ đồ
- GV phát cho mỗi nhóm 1 bộ đồ chơi gồm: 1 sơ đồ như hình 5 trang 9 SGK & các tấm phiếu rời có ghi những từ còn thiếu (chất dinh dưỡng, ô-xi, khí các-bô-níc; ô-xi & các chất dinh dưỡng; khí các-bô-níc & các chất thải; các chất thải)
Cách chơi: Các nhóm thi nhau lựa chọn các phiếu cho trước để ghép vào chỗ trong sơ đồ cho phù hợp. Nhóm nào gắn nhanh, đúng & đẹp là thắng cuộc.
- Trình bày sản phẩm
- GV đánh dấu thứ tự xem nhóm nào làm xong trước.
- Làm việc cả lớp
GV yêu cầu HS nói lên vai trò của từng cơ quan trong quá trình trao đổi chất.
GV Kết luận
-Như mục Bạn cần biết ở trang 9 SGK & nhấn mạnh: Nhờ có cơ quan tuần hoàn mà quá trình trao đổi chất diễn ra ở bên trong cơ thể được thực hiện.
- Nếu một trong cơ quan hô hấp, bài tiết, tuần hoàn, tiêu hoá ngừng hoạt động, sự trao đổi chất sẽ ngừng & cơ thể sẽ chết.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ & trả lời câu hỏi:
- Hằng ngày, cơ thể người phải lấy những gì từ môi trường & thải ra môi trường những gì?
- Nhờ cơ quan nào mà quá trình trao đổi chất ở bên trong cơ thể được thực hiện?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ngừng hoạt động?
- GV liên hệ
- Về học bài
- Chuẩn bị bài: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Vai trò của chất bột đường.
- Nhận xét tiết học.
Hát
HS trả lời
HS nhận xét
- HS nghe
- HS hoạt động theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc với phiếu học tập trước lớp
+ Những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất & cơ quan thực hiện quá trình trao đổi chất đó là:
+ Trao đổi khí: Do cơ quan hô hấp thực hiện: lấy khí ô-xi; thải ra khí các-bô-níc.
+ Trao đổi thức ăn: Do cơ quan tiêu hoá thực hiện: lấy nước & các thức ăn có chứa các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể; thải chất cặn bã (phân).
+ Bài tiết: Do cơ quan bài tiết nước tiểu (thải ra nước tiểu) & da (thải ra mồ hôi) thực hiện.
+ Nhờ có cơ quan tuần hoàn mà máu đem các chất dinh dưỡng (hấp thụ được từ cơ quan tiêu hoá) & ô-xi (hấp thụ được từ phổi) tới tất cả các cơ quan của cơ thể & đem các chất thải, chất độc từ các cơ quan của cơ thể đến các cơ quan bài tiết để thải chúng ra ngoài & đem khí các-bô-níc đến phổi để thải ra ngoài.
HS nhận bộ đồ chơi
Các nhóm thi đua
- Các nhóm treo sản phẩm của mình, cử đại diện làm giám khảo để chấm về nội dung & hình thức của sơ đồ.
Đại diện nhóm trình bày về mối quan hệ giữa các cơ quan trong cơ thể trong quá trình thực hiện trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
HS trả lời
HS đọc mục bạn cần biết trang 9/SGK
- HS trả lời
HS lắng nghe
Thứ tư ngày 05 tháng 9 năm 2018
Môn : Tập đọc
BÀI : TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
( Tiết 4 )
I.MỤC TIÊU
- Bước đầu biết đọc diển cảm của một đoạn thơ với giọng tự hào , tình cảm.
- Hiểu ND bài thơ: Ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước . Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu, vừa thông minh, chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông. ( Trả lời đước các câu hỏi (CH) trong SGK ).
- Học thuộc lòng 10 dòng thơ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV :Tranh minh học bài đọc trong SGK.Tranh minh họa truyện Tấm Cám, Thạch Sanh
+ Bảng phụ viết đoạn thơ cần hướng dẫn đọc diễn cảm.
HS : SGK,
PP: Đàm thoại, thực hành, giảng giải,
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾN TRÌNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định (1’)
2. KTBC (4’)
3. Bài mới
a. GTB (1’)
b. HĐ 1: HD luyện đọc
(9’)
c. HĐ 2: HD tìm hiểu bài
(10’)
d. HĐ 3: HD HS đọc diễn cảm (9’)
4. Củng cố (4’)
5. Dặn dò (1’)
- Hát
- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tt)
- GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài.
- Sau khi học xong toàn bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu , em nhớ nhất những hình ảnh nào về Dế Mèn ? Vì sao ?
- GV nhận xét & tuyên dương.
- GV đưa cho HS xem các tranh đã sưu tầm được về các câu truyện cổ
- GV giới thiệu tranh minh hoạ
Với bài thơ Truyện cổ nước mình, các em sẽ hiểu vì sao tác giả rất yêu những truyện cổ được lưu truyền từ bao đời nay của đất nước, của cha ông.
- Bài thơ chia thành mấy đoạn?
- GV giúp HS chia bài thơ thành 5 đoạn
- GV chốt lại.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt)
- Lượt đọc thứ 1: GV chú ý nhắc nhở HS cách phát âm, ngắt nghỉ hơi, giọng đọc phải phùhợp. Bài thơ cần đọc với giọng chậm rãi, ngắt nhịp đúng với nội dung từng dòng thơ .
Kết hợp cho HS luyện đọc các từ khó:sâu xa, nhân hậu, độ lượng, đa mang.
- Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài . GV giải thích thêm các từ ngữ sau:
+ Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa : đã trải qua biết bao thời gian, bao nhiêu nắng mưa
+ Nhận mặt : truyện cổ giúp ta nhận ra bản sắc dân tộc, những truyền thống tốt đẹp của ông cha như công bằng, nhân hậu, thông minh
- Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài
- GV đọc diễn cảm cả bài
- Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà?
- Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào? Nêu ý nghĩa của những truyện đó?
- Tìm thêm những truyện cổ khác thể hiện sự nhân hậu của người Việt Nam ta?
- Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào?
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn thơ
- GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
- GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em. GV khen ngợi những em đọc thể hiện đúng nội dung bài, giọng tự hào, trầm lắng, biết nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
Hướng dẫn cách đọc 1 đoạn thơ
- GV treo bảng phụ có ghi đoạn thơ cần đọc diễn cảm (Tôi yêu truyện cổ nước tôi có rặng dừa nghiêng soi)
- GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
- HS luyện đọc theo cặp
- Đọc thi đua trước lớp
- HS học thuộc bài thơ
- GV sửa lỗi cho các em
- Em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ?
- GV liên hệ
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn
- Chuẩn bị bài: Thư thăm bạn
- Nhận xét tiết học.
Hát
HS nối tiếp nhau đọc bài
HS nêu ý riêng của mình
HS nhận xét
HS xem tranh
1 HS khá đọc cả bài.
HS nêu:
5 HS đọc nối tiếp nhau 5 đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu phật tiên độ trì
- Đoạn 2: Tiếp theo rặng dừa nghiêng soi
- Đoạn 3: Tiếp theo ông cha của mình
- Đoạn 4: Tiếp theo chẳng ra việc gì
- Đoạn 5: Phần còn lại
+ Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc
+ HS nhận xét cách đọc của bạn
- HS đọc thầm phần chú giải
1, 2 HS đọc lại toàn bài
HS nghe
HS nêu:
+ Vì truyện cổ nước mình rất nhân hậu, ý nghĩa rất sâu xa.
+ Vì truyện cổ giúp ta nhận ra những phẩm chất quý báu của cha ông.
+ Vì truyện cổ truyền cho đời sau nhiều lời răn dạy quý báu của ông cha ta.
+Tấm Cám (Truyện thể hiện sự công bằng); Đẽo cày giữa đường (Khuyên người ta phải có chủ kiến của riêng mình không nên thấy ai nói gì cũng cho là phải thì sẽ chẳng làm nên công chuyện gì)
- Sự tích hồ Ba Bể, Nàng tiên Ốc, Sọ Dừa,
- Ý hai dòng thơ cuối bài: truyện cổ chính là những lời răn dạy của cha ông đối với đời sau. Qua những câu chuyện cổ, ông cha dạy con cháu cần sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ
- Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài thơ
- HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp
-HS luyện đọc diễn cảm đoạn thơ theo cặp
HS đọc trước lớp
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp
- HS nhẩm HTL bài thơ.
HS thi đọc thuộc lòng từng đoạn, cả bài thơ.
HS nêu : Ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu vừa thông minh, chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông.
HS lắng nghe
Thứ tư ngày 05 tháng 9 năm 2018
Môn : Toán
BÀI: HÀNG VÀ LỚP
( Tiết 8 )
I.MỤC TIÊU
- Biết được các hàng trong lớp đơn vị , lớp nghìn .
- Biết giá trị của chữ số theo vị trí của từng chữ số đó trong mỗi số .
- Biết viết số thành tổng theo hàng .
- Hs làm BT1, BT2, BT3
- Hs khá , giỏi làm, BT4, BT5
- HD ĐCDH : BT2 : HS làm 3 trong 5 số.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV : Bảng phụ đã kẻ sẵn như ở phần đầu bài học (chưa viết số).
HS : VBT
PP : Đàm thoại, giảng giải, luyện tập, thực hành,
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TIẾN TRÌNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định (1’)
2. KTBC (4’)
3. Bài mới
a. GTB (1’)
b. HĐ 1: Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn. (14’)
c. HĐ 2: Thực hành
Bài 1: (4’)
Bài 2 a
(5’)
Bài 2b: - ĐC BT2 :làm 3 trong 5 số
(5’)
Bài 3:
(3’)
Bài 4 : HS K- G 5’
Bài 5: HSKG 5’
4. Củng cố (4’)
5. Dặn dò (1’)
- Hát
- GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
- GV nhận xét
Hàng và lớp
- Yêu cầu HS nêu tên các hàng theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, GV viết vào bảng phụ.
- GV giới thiệu: hàng: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm hợp thành lớp đơn vị; tên của lớp chính là tên của hàng cuối cùng trong lớp.
- Hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn thành lớp gì?
- Yêu cầu vài HS nhắc lại.
- GV đưa bảng phụ, viết số 321 vào cột số rồi yêu cầu HS lên bảng viết từng chữ số vào các cột ghi hàng và nêu lại
Tiến hành tương tự như vậy đối với các số 654 000, 654 321
- GV lưu ý: khi viết các số vào cột ghi hàng nên viết theo các hàng từ nhỏ đến lớn (từ phải sang trái). Khi viết các số có nhiều chữ số nên viết sao cho khoảng cách giữa hai lớp hơi rộng hơn một chút.
- GV yêu cầu HS hãy đọc số ở dòng thứ nhất
- Hãy viết số năm mươi bốn nghìn ba trăm mười hai
- Nêu các chữ số ở các hàng của số 54 312
Yêu cầu HS viết các chữ số của số 54 312 vào cột thích hợp trong bảng
- Số 54 312 có những chữ số hàng nào thuộc lớp nghìn ?
- Các chữ số còn lại thuộc lớp gì ?
- GV yêu cầu HS làm tiếp phần còn lại
- Gv nhận xét, sửa bài.
- GV gọi 1 HS lên bảng và đọc cho HS viết các số trong bài tập, sau đó hỏi:
- Trong số 46 307, chữ số 3 ở hàng nào, lớp nào?
- GV hỏi tương tự với các số còn lại
- Gv nhận xét, tuyên dương.
- GV viết lên bảng số 38 753 và yêu cầu HS đọc số
- Trong số 38 753, chữ số bảy thuộc hàng nào, lớp nào ?
- Vậy giá trị của chữ số 7 trong số 38 753 là bao nhiêu ?
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại
- GV nhận xét, sửa bài.
- GV cho HS tự làm theo mẫu
- GV lần lượt đọc từng số trong bài cho HS viết
- GV nhận xét, sửa bài.
- Cho hs khá, giỏi làm bài và sửa bài.
- Gv nhận xét.
- Thi đua viết số có sáu chữ số, xác định hàng & lớp của các chữ số đó.
- GV liên hệ
- Hoàn thành bài, Làm bài 4, 5 trong SGK
- Chuẩn bị bài: So sánh số có nhiều chữ số.
- Nhận xét tiết học
- Hát
- HS sửa bài
- HS nhận xét
- Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.
- HS nghe & nhắc lại
- Lớp nghìn
- Vài HS nhắc lại
- HS thực hiện và nêu: chữ số 1 viết ở cột ghi hàng đơn vị, chữ số 2 ở cột ghi hàng chục, chữ số 3 ở cột ghi hàng trăm
HS đọc: Năm mươi bốn nghìn ba trăm mười hai
1 HS lên bảng viết 54 312
Số 54 312 có chữ số 2 ở hàng đơn vị, chữ số 1 ở hàng chục, chữ số 3 ở hàng trăm, chữ số 4 ở hàng nghìn, chữ số 5 ở hàng chục nghìn.
1 HS lên bảng viết
Cả lớp nhận xét và theo dõi.
- Chữ số 5 hàng chục nghìn và 4 hàng nghìn thuộc lớp nghìn
- Lớp đơn vị
1 HS lên bảng làm bài
Cả lớp làm vào VBT
1 HS đọc cho HS khác viết các số 46 307, 56 032, 123 517, 305 804, 960 783.
- Trong số 46 307 chữ số 3 ở hàng trăm, lớp đơn vị
- HS trả lời
HS đọc :Ba mươi tám nghìn bảy trăm năm mươi ba
Chữ số 7 thuộc hàng trăm, lớp đơn vị
Là 700
1 HS lên bảng làm bài
Cả lớp làm vào VBT
- HS đọc yêu cầu bài tập
HS tự làm bài rồi chữa bài
Kết quả:
52 314 = 50000 + 2000 + 300 + 10 + 4.
503 060 = 500000 + 3000 + 60.
83 760 = 80000 + 3000 + 700 + 60.
176 091 = 100000 +70000 + 6000 + 90 +1.
1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở.
HS đổi chéo vở để kiểm tra
a) 500 735 b) 300 402
c) 204 060 d) 80 002
- HS thi viết
- HS nhận xét
HS lắng nghe
Thứ tư ngày 05 tháng 9 năm 2018
Môn : Tập làm văn
BÀI: KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT
( Tiết 3 )
I.MỤC TIÊU
- Hiểu : Hành động của nhân vật thể hiện tính cách nhân vật ;nắm được cách kể hành động của nhân vật .
- Biết dựa vào tính cách để xác định hành động của từng nhân vật ( Chim sẻ,Chim chích), bước đầu biết sắp xếp hành động theo thứ tự trước – sau để thành câu chuyện.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV : + Giấy khổ to viết sẵn:
+ Các câu hỏi của phần nhận xét (có khoảng trống để HS trả lời)
+ Chín câu văn ở phần luyện tập để HS điền tên nhân vật vào chỗ trống & sắp xếp lại cho đúng thứ tự
HS : SGK,.
PP : Đàm thoại, thực hành,..
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TIẾN TRÌNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định1’
2. KTBC ( 4’)
3. Bài mới
a. GTB (1’)
b. HĐ 1: HD phần nhận xét
(15’)
c. HĐ 2: HD luyện tập
(14’)
4. Củng cố
(4’)
5. Dặn dò
(1’)
- Hát
- GV hỏi: Thế nào là kể chuyện? Đọc nội dung ghi nhớ bài Nhân vật trong truyện.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Các em đã được học 2 bài TLV Kể chuyện: Thế nào là kể chuyện? Nhân vật trong truyện. Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ học bài Kể lại hành động của nhân vật để hiểu: Khi kể về hành động của nhân vật, ta cần chú ý những gì?
- Đọc truyện Bài văn bị điểm không
+ GV lưu ý HS: đọc phân biệt rõ lời thoại của các nhân vật, đọc diễn cảm chi tiết gây bất ngờ, xúc động: Thưa cô,con không có ba: với giọng buồn.
+ GV đọc diễn cảm bài văn
- HS đọc yêu cầu bài tập 2, 3
+ GV chia nhóm; phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to đã ghi sẵn các câu hỏi. GV lưu ý HS: chỉ viết câu trả lời vắn tắt.
+ GV cử tổ trọng tài gồm 3 HS khá, giỏi để tính điểm thi đua theo tiêu chuẩn sau:
1) Lời giải: đúng / sai
2) Thời gian làm bài: nhanh / chậm
3) Cách trình bày của đại diện các
nhóm: rõ ràng, rành mạch / lúng túng
+ Ý1: Ghi lại vắn tắt những hành động của cậu bé
+ Ý2: Theo em, mỗi hành động của cậu bé nói lên điều gì ?
- GV bình luận thêm: Chi tiết cậu bé khóc khi nghe bạn hỏi “sao mày không tả ba của đứa khác” được thêm vào cuối truyện đã gây xúc động trong lòng người đọc bởi tình yêu cha, lòng trung thực, tâm trạng buồn tủi vì mất cha của cậu bé.
- Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài:
+ Điền đúng tên Chim Sẻ và Chim Chích vào chỗ trống.
+ Sắp xếp lại các hành động đã cho thành câu chuyện.
+ Kể lại câu chuyện đó theo dàn ý đã được sắp xếp lại hợp lí
- GV phát phiếu cho 3 HS
- GV nhận xét, kết luận, liên hệ.
- Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài
Chuẩn bị bài: Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- Vài HS nhắc lại
HS lắng nghe
+ 2 HS giỏi tiếp nối nhau đọc 2 lần toàn bài
- HS đọc yêu cầu bài tập 2, 3
+ HS hoạt động nhóm
+ HS trình bày kết quả làm bài
+ Tổ trọng tài tính điểm bài làm của mỗi nhóm
theo 3 tiêu chí GV nêu ra
+ Đại diện nhóm trình bày bài, diễn giải cụ thể
a) Giờ làm bài: nộp giấy trắng
b) Giờ trả bài: im lặng, mãi mới nói
c) Lúc ra về: khóc khi bạn hỏi
Thể hiên tính trung thực
- HS đọc thầm phần ghi nhớ
- 3, 4 HS lần lượt đọc to nội dung ghi nhớ trong SGK
-1 HS đọc yêu cầu của bài tập
Cả lớp đọc thầm lại
HS làm việc cá nhân vào VBT
- Một số HS làm trên phiếu trình bày kết quả làm bài.
Cả lớp nhận xét.
HS lắng nghe
Thứ tư ngày 05 tháng 9 năm 2018
Môn : Địa lý
BÀI: DÃY HOÀNG LIÊN SƠN
( Tiết 2 )
I.MỤC TIÊU
_ Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình , khí hậu của dãy núi Hoàng Liên Sơn.
_ Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn trên bảng đồ tự nhiên Viêt Nam.
_ Sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn giản : dựa vào bảng số liệu cho sẳn để nhận xét về nhiệt độ ở SaPa vào thang1 vá tháng 7
* HSkhá giỏi: Chỉ và đọc tên những dãy núi chính ở Bắc Bộ : Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đồng Triều.
+ Giải thích ví sao SaPa trở thành nơi du lịch nổi tiếng ở vùng núi phía Bắc .
- GDMT: Sự thích nghi và cải tạo môi trường ở vùng núi và miền trung du
+ Làm nhà sàn để tránh thú dữ
+ Trồng trọt trên đồi dốc
+ Khai thác khoáng sản, rừng, sức nước
+ Trồng cây công nghiệp trên đất đỏ badan
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV : Bản đồ tự nhiên Việt Nam .Tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn & đỉnh núi Phan-xi-păng.
HS : SGK,
PP : Đàm thoại, giảng giải,..
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TIẾN TRÌNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định (1’)
2. KTBC (3’)
3. Bài mới
a. GTB (1’)
b. HĐ cá nhân
(9’)
c. HĐ 2 : Thảo luận nhóm
( 10’)
d. HĐ 3: làm việc cả lớp (10’)
4. Củng cố (3’)
5. Dặn dò (1’)
- Hát
Cách sử dụng bản đồ
- Nêu các bước sử dụng bản đồ?
- Hãy tìm vị trí của thành phố em trên bản đồ Việt Nam?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- DÃY HOÀNG LIÊN SƠN
- GV chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn.
+ Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng & sông Đà?
+ Dãy núi Hoàng Liên Sơn dài bao nhiêu km?
+ Đỉnh núi, sườn & thung lũng ở dãy núi Hoàng Liên Sơn như thế nào?
+ Tại sao đỉnh núi Phan-xi-păng được gọi là nóc nhà của Tổ quốc?
- GV sửa chữa & giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày.
Dựa vào lược đồ hình 1, hãy đọc tên các đỉnh núi & cho biết độ cao của chúng.
Quan sát hình 2 (hoặc tranh ảnh về đỉnh núi Phan-xi-păng), mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng
- GV giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày.
- GV yêu cầu HS đọc thầm mục 2 trong SGK & cho biết khí hậu ở vùng núi cao Hoàng Liên Sơn như thế nào?
- GV gọi 1 HS lên chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ.
- GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
GV tổng kết: Sa Pa có khí hậu mát mẻ quanh năm, phong cảnh đẹp nên đã trở thành một nơi du lịch, nghỉ mát lí tưởng của vùng núi phía Bắc.
- GV yêu cầu HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình & khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn.
- GV cho HS xem một số tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn & giới thiệu thêm về dãy núi Hoàng Liên Sơn: Tên của dãy núi được lấy theo tên của cây thuốc quý mọc phổ biến ở vùng này là Hoàng Liên. Đây là dãy núi cao nhất Việt Nam & Đông Dương.
- Ghi nhớ nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
- Nhận xét tiết học.
- Hát
HS trả lời
HS nhận xét
- HS dựa vào kí hiệu để tìm vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn ở lược đồ hình 1.
HS dựa vào kênh hình & kênh chữ ở trong SGK để trả lời các câu hỏi.
HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
HS chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn & mô tả dãy núi Hoàng Liên Sơn (vị trí, chiều dài, độ cao, đỉnh, sườn & thung lũng của dãy núi Hoàng Liên Sơn)
- HS làm việc trong nhóm theo các gợi ý
- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- HS các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Khí hậu lạnh quanh năm
- HS lên chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ Việt Nam.
- HS trả lời các câu hỏi ở mục 2
- HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình & khí hậu của dãy núi Hoàng Liên Sơn.
HS lắng nghe
Thứ năm ngày 06 tháng 9 năm 2018
Môn: Aâm nhạc
Bài: Học hát bài Em yêu hòa bình
(tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Giáo dục các em lòng yêu hòa bình, yêu quê hương đất nước.
- Hs yêu thích ca hát.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Bảng phụ, băng nhạc, máy nghe, tranh ảnh minh họa, nhạc cụ.
2. HS: SGK, vở.
3. PP: Trực quan, Luyện tập,....
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiến trình
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: 1’
b. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Học hát Bài ca đi học lời 1. 15’
* Hoạt động 2: Hát kết hợp với gõ đệm. 14’
4. Củng cố: 3’
5. Dặn dị: 1’
- Cho hs chơi trò chơi: Tôi bảo
- Tiết trước các em học bài gì?
- GV gọi 2 HS lên hát lại bài hát Cùng múa hát dưới trăng, bài Bài ca đi học.
- Gv nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu, ghi tựa.
- GV cho HS xem tranh minh họa.
- Gv hát mẫu hoặc cho hs nghe băng.
- Gv cho hs tập đọc lời ca: Dùng bảng phụ chép sẵn lời bài hát. Sau đó cho Hs đọc đồng thanh lời của bài hát
- Gv dạy hát từng câu đến hết bài hát.
- Gv hát mẫu hoặc đánh đàn từng câu rồi đếm phách cho Hs hát theo.
+ Dạy xong câu 3 cho Hs hát lại câu 1.
+ Dạy xong lời 1 có thể cho Hs vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
- Nhận xét.
- Gv cho Hs hát lại 3 – 4 lần.
- Gv chia Hs thành 4 nhóm, lần lượt mỗi nhóm hát một câu nối tiếp nhau chính xác, nhịp nhàng.
- GV chia lớp thành 2 nhóm :
+ Nhóm 1 hát.
+ Nhóm 2 gõ đệm theo phách.
- Sau đó Gv cho Hs thi đua với nhau.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
- Giáo dục hs: tình yêu quê hương, đất nước.
- Cho hs hát lại bài hát.
- Nhận xét.
- Về tập hát lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập bài hát Em yêu hòa bình.
- Nhận xét tiết học.
- Chơi trò chơi.
- Ôn tập 3 bài hát ở lớp 3.
- 2 hs hát.
- Hs lắng nghe, nhắc tựa.
- Hs quan sát.
- Hs nghe.
- Hs đọc lời ca.
- Hs lắng nghe từng câu
- Hs hát theo Gv.
- Hs tập hát lại.
- Hs vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu.
- Hs tập hát lại.
- Các nhóm lần lượt hát từng câu nối tiếp.
- Lớp chia thành 2 nhóm.
+ Nhóm 1 hát.
+ Nhóm 2 gõ đệm.
- Hai nhóm thi với nhau.
- Hs nhận xét.
- Lắng nghe.
- 2 -3 hs hát.
Thứ năm ngày 06 tháng 9 năm 2018
Môn : Luyện từ và câu
BÀI: DẤU HAI CHẤM
( Tiết 4 )
I.MỤC TIÊU
- Hiểu tác dụng của dấu hai chấm trong câu (ND ghi nhớ)
- Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm (BT1); Biết dùng dấu hai chấm khi viết văn (BT2).
- H yêu thích môn học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV :Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ.
- HS : VBT
- PP : Đàm thoại, luyện tập, thực hành,
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TIẾN TRÌNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định (1’)
2. KTBC (4’)
3. Bài mới
a. GTb (1’)
b. HĐ 1: HD phần nhận xét
(14’)
c. HĐ 2: HD luyện tập
(15’)
4. Củng cố (3’)
5. Dặn dò ( 1’ )
- Hát
- MRVT: Nhân hậu – Đoàn kết
GV mời HS làm lại BT1, 4
GV nhận xét & tuyên dương.
- Dấu hai chấm
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 1
- GV kết luận, chốt lại ý đúng.
- Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ
Bài tập 1:
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV nhận xét, chốt lại lời giải:
Câu a)
- Dấu hai chấm thứ nhất (kết hợp với dấu gạch đầu dòng) có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của nhân vật “tôi”
- Dấu hai chấm thứ hai (phối hợp với dấu ngoặc kép) báo hiệu phần sau là câu hỏi của cô giáo.
Câu b)
Dấu hai
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 2.doc