TOÁN
HÌNH THOI
I. Mục tiêu
- Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó
- Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập: 1; 2. HS có thể làm thêm bài 3.
- Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
II. Đồ dùng dạy học
- SGK, vở ô li, Giấy kẻ ô li (mỗi ô kích thước 1cm 1cm), thước thẳng, êke, kéo. Bốn mảnh bìa cứng, dài khoảng 20- 30cm, có khoét lỗ ở hai đầu, ốc vít để lắp ráp thành hình vuông, hình thoi.
III. Các hoạt động dạy học
* Khởi động
- Việc 1: HĐTQ tổ chức trò chơi lắp ghép hình đã học bằng mô hình.
- Việc 2: Chia sẻ sau khi tham gia trò chơi.
- Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học.
23 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 706 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp Bốn - Tuần 27, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Việc 2: Các nhóm chia sẻ kết quả với nhau.
2. Thao tác kỉ thuật lắp cái đu
- Việc 1: HS chọn chi tiết và dụng cụ theo SGK/52.
- Việc 2: HS lắp từng bộ phận như ở quy trình thực hiện( SGK/ 52; 53)
+ Để lắp được giá đu, ghế đu cần những chi tiết?
+ Khi lắp giá đỡ đu cần chú ý điều gì?
Để cố định trục đu cần có bao nhiêu vòng hãm?
- Việc 3: HS lắp các bộ phận để hoàn thiện cái đu như hình 1.
+ Lưu ý : Sau khi lắp xong thì kiểm tra lại sự dao động của cái đu.
- Việc 4: HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn lại vào hộp.
+ Lưu ý: Tháo rời từng bộ phận, tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp.
B. Hoạt động thực hành
- Việc 1: Cử bạn lên thực hành lắp ghép cái đu trước lớp.
- Việc 2: HS tham quan sản phẩm các nhóm và nhận xét, đánh giá: các chi tiết lắp đúng kỉ thuật và đúng quy trình, chi tiết lắp ghép chắc chắn, không bị xộc xệch.
* Báo cáo với giáo viên những việc em đã làm.
C. Hoạt động ứng dụng
- HS thực hiện lắp ghép cái đu và chuẩn bị bài sau.
----------------- & -------------
KĨ THUẬT
LẮP CÁI ĐU ( TIẾT 2)
I. Mục tiêu
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp cái đu.
- Lắp được cái đu theo mẫu.
- GDHS tính sáng tạo, khéo léo khi thực hành lắp ghép các mô hình.
II. Đồ dùng dạy học
- Bộ mô hình kĩ thuật. Phiếu hoạt động nhóm, SGK,VBT....
III. Các hoạt động dạy học
* Khởi động
- Việc 1: HĐTQ tổ chức cho bạn trò chơi yêu thích.
- Việc 2: HS chia sẻ cảm xúc với bạn sau khi chơi.
- Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học.
A. Hoạt động thực hành
1. Thực hành
- Việc 1: HS nêu lại quy trình lắp cái đu đã học ở tiết trước.
- Việc 2: HS thực hành lắp cái đu trong nhóm 2.
+ Gợi ý thêm: Cần chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.Lắp từng bộ phận chú ý vị trí, thứ tự các bước lắp, kiểm tra sự chuyển động của ghế đu.
- Việc 3: Chọn sản phẩm để trưng bày với nhóm bạn.
2. Đánh giá kết quả học tập.
- Việc 1: HS tham quan sản phẩm các nhóm và nhận xét, đánh giá: các chi tiết lắp đúng kỉ thuật và đúng quy trình, chi tiết lắp ghép chắc chắn, không bị xộc xệch.
- Việc 2: Bình chọn sản phẩm giữa các nhóm.
* Báo cáo với giáo viên những việc em đã làm.
B. Hoạt động ứng dụng
- HS thực hành lắp ghép cái đu và chuẩn bị bài sau.
----------------- & -------------------
LUYỆN TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
- Thực hiện phép chia phân số: trường hợp chia số tự nhiên cho phân số.
- Thực hiện được phép chia hai phân số, chia số tự nhiên cho phân số.
- HS tính toán cẩn thận
II. Các hoạt động dạy học
1. Ôn bài
Tính
2. Bài mới
A. Hoạt động thực hành
Bài tập 1: Tính
Bài tập 2: Điền dấu ;=
Bài tập 3: Tìm y
- GV yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét
Bài tập 4: Chiều dài HCN là 36 m.Chiều rộng bằng chiều dài. Tính chu vi và diện tích của HCN.
- Thảo luận phân tích bài toán và làm bài vào vở
B. Hoạt động ứng dụng
- Ôn kiến thức về cách nhân, chia phân số.
----------------- & -------------
Thứ ba ngày 06 tháng 03 năm 2018
CHÍNH TẢ: (Nhớ viết )
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
I. Mục tiêu
- Nhớ - viết đúng bài chính tả; biết trình bày các dòng thơ theo thể tự do và trình bày các khổ thơ.
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả và làm đúng bài tập 2 trong SGK.
- Giáo dục cho các em ý thức rèn luyện chữ viết và giữ vở sạch.
II. Đồ dùng dạy học
- SGK, vở ô ly, VBT .... .
III. Các hoạt động dạy học
* Khởi động:
- Việc 1: HĐTQ tổ chức thi viết tiếng bắt đầu bằng bằng l / n; in / inh
- Việc 2: Chia sẻ kết quả sau khi chơi.
- Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học.
A. Hoạt động cơ bản
1. Tìm hiểu nội dung bài viết.
- Việc 1: HS lắng nghe bạn đọc bài viết ở SGK trang72.
- Việc 2: Cùng nhau trả lời câu hỏi :
? Hình ảnh nào trong đoạn thơ nói lên tinh thần dũng cảm, hăng hái của các chiến sĩ lái xe?
? Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện qua các câu thơ nào?
- Việc 3: Luyện viết từ ngữ sau : xoa mắt đắng, sa, ùa vào, ướt áo..
2. Nhớ- viết
- Việc 1: HS gấp SGK lại, nhớ và viết bài vào vở ô ly.
+ Nhắc HS: Tên bài lùi vào 2 ô, viết các dòng thơ sát lề, giữa 2 khổ thơ cách 1 dòng.
- Việc 2: HS đổi vở soát lỗi và sửa lỗi cho nhau.
- Việc 3: Học tập chữ viết đẹp của bạn.
+ GV đánh giá, nhận xét bài viết của học sinh.
B. Hoạt động thực hành
- Việc 1: HS đọc nội dung, thảo luận làm bài vào VBT.
+ Tìm 3 trường hợp chỉ viết với s, không viết với x; chỉ viết ví x , không viết với s.
+ Tìm 3 tiếng không viết với dấu ngã, không viết với dấu hỏi.
- Việc 2: Trao đổi nắm cách viết đúng tiếng có âm dễ lẫn s / x.
* Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm.
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà tìm và viết đúng tiếng bắt đầu âm đầu : s / x.
----------------- & -------------
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Củng cố cho học sinh một số nội dung cơ bản về phân số. Chuyển đổi, thực hiện phép tính với số đo khối lượng, diện tích, thời gian.Nhận biết hình bình hành và một số đặc điểm của nó; tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
- Vận dụng kiến thức đã học để làm đúng bài.
- Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
II. Đồ dùng dạy học
- SGK, vở ô ly,.
III. Các hoạt động dạy học
* Khởi động
- Việc 1: HĐTQ tổ chức trò chơi yêu thích.
- Việc 2: Chia sẻ sau khi tham gia trò chơi.
- Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học.
A. Hoạt động thực hành
- Việc 1: HS đọc đề bài và làm bài vào giấy
Phần I. Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng.
Câu 1: (2 điểm) a) Phân số nào dưới đây bằng phân số ?
A. B. C.
b) Rút gọn phân số ta được phân số tối giản là:
A. B. C.
c) Các phân số được xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là:
A. B. C.
d) 4 tấn 25 kg =. Kg
A. 4025 kg B. 425 kg C. 4250 kg D. 40025 kg
Câu 2: ( 1 điểm )
a) Hình bình hành là hình :
A. Có 4 góc vuông. C. Có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
B. Có 4 cạnh bằng nhau. D.Có 4 góc vuông và có hai cặp cạnh đối diện bằng nhau.
b) Số thích hợp viết vào chỗ chấm để 45m2 6cm2 = .cm2 là:
A. 456 B. 4506 C. 450 006
Phần II. Tự luận
Bài 1: ( 2 điểm ) Tính:
a) b) = c) d) =
Bài 2: ( 1 điểm) Tìm x:
a) x - b) x :
Bài 3: ( 2,5 điểm) Một sân bóng hình chữ nhật có chiều dài là 60m. Chiều rộng bằng chiều dài. Tính chu vi và diện tích sân bóng đó ?
Bài 4: ( 1,5 điểm ) Cả hai lớp 4A và 4B trồng được 600 cây . Lớp 4A trồng được ít hơn lớp 4B là 50 cây. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây ?
- Việc 2: HS nộp bài cho GV, nghe GV nhận xét hoạt động .
B. Hoạt động ứng dụng
- HS ôn lại kiến thức về phân số đã học.
----------------- & -------------
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA.
I. Mục tiêu
- Chọn được câu chuyện đã tham gia (hoặc chứng kiến) nói về lòng dũng cảm.
- Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí để kể lại rõ ràng; biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. HS có thể kể được câu chuyện ngoài SGK và nêu rõ ý nghĩa.
- GDHS ý thức ham đọc sách, tìm hiểu thêm hành động thể hiện lòng dũng cảm.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa câu chuyện ở SGK, SGK, ...
III. Các hoạt động dạy học
* Khởi động
- Việc 1: HĐTQ tổ chức cho các bạn thi kể câu chuyện yêu thích.
- Việc 2: Chia sẻ kết quả sau khi chơi.
- Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học.
A. Hoạt động cơ bản
Tìm hiểu đề bài.
- Việc 1: Cùng nhau đọc đề bài và gợi ý 1; 2 ở SGK trang 89; 90.
-Việc 2: Trao đổi với bạn trong nhóm tìm hiểu đề bài xác định đúng yêu cầu bằng các từ trọng tâm: được chứng kiến hoặc tham gia, về lòng dũng cảm,...
- Việc 3: HS giới thiệu tên câu chuyện của mình với bạn .
B. Hoạt động thực hành
1. Kể chuyện.
- Việc 1: HS tập kể câu chuyện trong nhóm.
* Lưu ý: Khi kể các em cần kể có đầu, có đuôi, biết kết hợp lời kể với động tác, điệu bộ, cử chỉ.
- Việc 2: Mỗi nhóm cử một bạn thi kể câu chuyện trước lớp.
- Việc 3: Bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.
*Gợi ý: Kể câu chuyện ngoài sách giáo khoa sẽ được cộng điểm. Kể câu chuyện phải có đầu, có kết thúc kết truyện theo lối mở rộng.
2. Trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Việc 1: Đối thoại cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. Liên hệ ý nghĩa mà câu chuyện muốn truyền tải đến mọi người .
? Câu chuyện giúp bạn hiểu ra điều gì?
* GDHS ý thức ham đọc sách, tìm hiểu thêm hành động thể hiện lòng dũng cảm.
- Việc 2: Bình chọn bạn trả lời được nhiều câu hỏi nhất của các bạn trong lớp.
C.Hoạt động ứng dụng
- Em hãy kể lại chuyện cho bố mẹ hay người thân cùng nghe.
----------------- & -------------
KHOA HỌC
CÁC NGUỒN NHIỆT
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Kể tên và nêu được vai trũ của một số nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống..
- Thực hiện được một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt. Ví dụ: theo dừi khi đun nấu, tắt bếp khi đun xong.
* Kĩ năng xác định lựa chọn các nguồn nhiệt được sử dụng.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Chuẩn bị hộp diêm, nến, bàn là, phiếu học tập.
- HS: TT
III. Hoạt động dạy học
* Khởi động
1. Bài cũ: Lấy VD về vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt, ứng dụng của chúng trong cuộc sống?
2. Bài mới: Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
A. Hoạt động cơ bản
HĐ1: Các nguồn nhiệt và vai trò của chúng
YC HS thảo luận cặp đôi, quan sát trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi:
? Những vật nào là nguồn tỏa nhiệt cho các vật xung quanh? (HS trả lời)
? Em biết gì về vai trò của từng nguồn nhiệt ấy?
? Các nguồn nhiệt thường dùng để làm gì? (....đun nấu, sấy khô, sưởi ấm,...)
? Khi ga hay củi, than bị cháy hết thì còn nguồn nhiệt nữa không? (....không còn nguồn nhiệt)
- HS trả lời các câu hỏi, yêu cầu HS khác nhận xét, GV nhận xét chung kết hợp cho HS quan sát các nguồn nhiệt như bếp ga, bàn là, ngọn nến, ...
KL: Các nguồn nhiệt là: Ngọn lửa .......sử dụng rông rãi.
HĐ2: Cách phòng tránh những rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng nguồn nhiệt
- Nhà em sử dụng những nguồn nhiệt nào?
- Em còn biết những nguồn nhiệt nào khác? (lò nung gạch, nung vôi, nung đồ gốm sứ)
- HS thảo luận nhóm 6, GV phát phiếu học tập cho HS, YC ghi những rủi ro, nguy hiểm và cách phòng tránh rủi ro nguy hiểm khi sử dụng các nguồn điện, GV giúp đỡ nhóm gặp khó khăn.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả lên bảng lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, GV KL KQ đúng
? Tại sao phải dùng lót tay để bê nồi, xoong ra nguồn nhiệt? (...tránh cho nguồn nhiệt truyền vào tay)
? Tại sao không nên vừa là quần áo vừa làm việc khác? (....bàn là tỏa nhiệt mạnh dễ gây cháy quần áo và những đồ vật xung quanh nơi là)
KL: Chúng ta cần phải phòng tránh những rủi ro khi sử dụng nguồn nhiệt.
HĐ3: Thực hiện tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt
- Các em và gia đình đã làm gì để tiết kiệm các nguồn nhiệt? (HS tiếp nối nhau phát biểu: tắt điện khi không dùng, không để lửa quá to khi đun bếp,...)
KL: Chúng ta cần phải tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt. (2 HS nhắc lại)
B. Hoạt động ứng dụng
- Như thế nào gọi là nguồn nhiệt?
- Tại sao phải tiết kiệm các nguồn nhiệt?
- Lấy ví dụ về một vật vừa là nguồn nhiệt vừa là nguồn toả sáng?
----------------- & -------------
Thứ tư ngày 07 tháng 03 năm 2018
TOÁN
HÌNH THOI
I. Mục tiêu
- Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó
- Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập: 1; 2. HS có thể làm thêm bài 3.
- Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
II. Đồ dùng dạy học
- SGK, vở ô li, Giấy kẻ ô li (mỗi ô kích thước 1cmÍ 1cm), thước thẳng, êke, kéo. Bốn mảnh bìa cứng, dài khoảng 20- 30cm, có khoét lỗ ở hai đầu, ốc vít để lắp ráp thành hình vuông, hình thoi.
III. Các hoạt động dạy học
* Khởi động
- Việc 1: HĐTQ tổ chức trò chơi lắp ghép hình đã học bằng mô hình.
- Việc 2: Chia sẻ sau khi tham gia trò chơi.
- Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học.
A. Hoạt động cơ bản
1. Biểu tượng về hình thoi.
- Việc 1: HS lắp mô hình hình vuông, dùng mô hình vừa lắp để vẽ hình vuông lên giấy. Hãy “xô” lệch hình vuông nói trên để được hình mới và dùng mô hình này để vẽ lên giấy.
+ Giúp HS biết hình mới gọi là hình thoi.
- Việc 2: Chia sẻ với bạn về biểu tượng hình thoi.
2. Một số đặc điểm của hình thoi
- Việc 1: HS quan sát hình thoi ABCD trong SGK trang 140, và trả lời theo các câu hỏi để tìm được các đặc điểm của hình thoi:
+ Kể tên các cặp cạnh song song với nhau có trong hình thoi ABCD.
+ Hãy dùng thước và đo độ dài các cạnh của hình thoi.
+ Độ dài của các cạnh hình thoi như thế nào so với nhau?
- Việc 2: HS nêu lại các đặc điểm của hình thoi.
+ HS ghi nhớ: Hình thoi có hai cặp cạnh đối diện song song và bốn cạnh bằng nhau.
B. Hoạt động thực hành
- Việc 1: Đọc yêu cầu và làm bài tập: 1;2. HS có thể làm thêm bài 3 trong SGK.
Bài 1: Quan sát các hình và trả lời các câu hỏi của bài.
+ Hình nào là hình thoi?
+ Hình nào không phải là hình thoi?
* Giúp HS nhớ biểu tượng về hình thoi.
Bài 2:
+ Nắm các đặc điểm của hình thoi mà bài tập đã giới thiệu: Hai đường chéo của hình thoi vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường.
+Nếu còn thời gian làm thêm bài 3: xem các hình vẽ trong SGK, thực hành thao tác gấp và cắt hình thoi.
- Việc 2: HS đổi vở, nhận xét bài và thống nhất kết quả với bạn cùng nhóm.
- Việc 3: Chia sẻ đánh giá, bổ sung kết quả giữa các nhóm.
B. Hoạt động ứng dụng
- HS về nhà học thuộc các đặc điểm của hình thoi.
----------------- & -------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÂU KHIẾN
I. Mục tiêu
- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến (ND ghi nhớ).
- Nhận biết được câu khiến trong đoạn trích(BT1,mục III);bước đầu biết đặt câu khiến nói với bạn, với anh chị hoặc với thầy cô (BT3). HSKG tìm thêm được các câu khiến trong SGK(BT2, mục III);đặt được2 câu khiến với đối tượng khác nhau (BT3)
- Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.
II. Đồ dùng dạy học
- SGK, vở LTVC.
III. Các hoạt động dạy học
* Khởi động
- Việc 1: HĐTQ tổ chức trò chơi thi tìm thành ngữ nói về lòng dũng cảm.
- Việc 2: Chia sẻ kết quả sau khi chơi.
- Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học.
A. Hoạt động cơ bản
1. Nhận xét
- Việc 1: HS mở SGK trang 87 trao đổi với nhau hoàn thành các bài tập.
+ Câu in nghiêng dưới đây được dùng để làm gì?.
+ Cuối câu in nghiêng có dấu gì?
+ Em hãy nói với bạn bên cạnh một câu để mượn quyển vở. Viết lại câu ấy.
- Việc 2: HS trao đổi nội dung bài tập ở SGK với nhóm bạn.
- Việc 3: HS nhận xét, đánh giá, bổ sung kết quả cho nhóm bạn(nếu có).
2. Ghi nhớ
- Việc 1: Cùng nhau đọc thuộc phần ghi nhớ ở SGK trang 88.
- Việc 2: HS tập đặt những câu khiến và nêu tác dụng của câu vừa đặt đó với bạn.
B. Hoạt động thực hành
- Việc 1: HS đọc yêu cầu, làm bài tập ở SGK / 88 rồi viết kết quả vào vở LTVC.
Bài 1: Tìm câu khiến trong những đoạn trích.
+ Tìm các câu khiến trong từng đoạn văn, nêu tác dụng của nó. Sau đó đọc câu văn với giọng điệu phù hợp câu khiến.
Bài 2: Tìm 3 câu khiến trong SGK Tiếng việt hoặc Toán của em.
Bài 3: Hãy đặt một câu khiến để nói với bạn, với anh chị hoặc với cô giáo.
+ Lưu ý HS đặt được một câu khiến: với bạn phải xưng hô thân mật, với người trên phải xưng hô lễ phép.
- Việc 2: Chia sẻ kết quả, nhận xét và bổ sung cho nhau.
* Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm.
C. Hoạt động ứng dụng
- HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ, viết vào vở 5 câu khiến.
----------------- & -------------
Thứ năm ngày 08 tháng 03 năm 2018
TẬP ĐỌC
CON SẺ
I. Mục tiêu
- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài phù hợp với nội dung; bước đầu biết nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm
- Hiểu nội dung: Ca ngợi lòng dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- GDHS có lòng dũng cảm bảo vệ người lúc gặp nguy hiểm.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 91/ SGK, SGK,...
III. Các hoạt động dạy học:
* Khởi động
- Việc 1: HĐTQ tổ chức đọc phân vai bài : Dù sao trái đất vẫn quay !
- Việc 2: Chia sẻ cảm xúc sau khi chơi.
- Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học.
A. Hoạt động cơ bản
1. Quan sát tranh, trải nghiệm.
- Việc 1: Cá nhân xem tranh SGK trang 91
- Việc 2: Chia sẻ những gì em biết khi quan sát tranh vẽ với bạn.
2. Nghe bạn (hoặc giáo viên) đọc bài.
- HS lắng nghe bạn (hoặc GV) đọc bài. Các bạn theo dõi, đọc thầm.
3. Luyện đọc.
- Việc 1: HS tìm từ cảm thấy khó đọc trong bài và cùng nhau luyện đọc.
- Việc 2: Luyện phát âm đúng từ ngữ: tuồng như, kính cẩn, rít lên, phủ kín,...Ngủ hơi đúng giữa các cụm từ trong câu: Bỗng/ từ trên cao gần đó, một con sẻ...như hòn đá / rơi trước mõm con chó.
- Việc 3: HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn.( Mỗi lần xuống dòng là một đoạn)
*Lưu ý: Đoạn 1 đọc với giọng kể khoan thai dần chuyển sang giọng hồi hộp, tò mò. Đoạn 2; 3: Đọc với giọng hồi hộp, căng thẳng, nhấn giọng ở những từ ngữ: lao xuống, dựng ngược, rít lên, tuyệt vọng, thảm thiết.Đoạn 4; 5: Đọc với giọng chậm rãi, thán phục. Nhấn giọng với các từ ngữ: dừng lại, bối rối, đầy thán phục, kính cẩn nghiêng mình.
- Việc 4: HS nhận xét, bổ sung cách đọc cho bạn.
4. Trả lời câu hỏi.
- Việc 1: HS đọc bài, trả lời các câu hỏi trong SGK trang 81 và trả lời thêm câu hỏi:
+ Em hiểu một sức mạnh vô hình trong câu “Nhưng một sức mạnh vô....đất” là sức mạnh gì?
+ Nêu ý chính mỗi đoạn? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
* Giúp HS nắm ý chính đoạn 1. Sự nguy hiểm đối với sẻ nhỏ. Đ2. Sẻ già bé nhỏ đối đầu với chó săn. Đ3. Sự ngưỡng mộ của tác giả trước sẻ già.
+ Liên hệ HS học tập con chim sẻ mẹ trong bài.
+ GDHS có lòng dũng cảm bảo vệ người lúc gặp nguy hiểm.
- Việc 2: Chia sẻ câu trả lời với bạn để bạn có ý kiến đánh giá, bổ sung ( nếu thiếu).
B. Hoạt động thực hành
Đọc diễn cảm
- Việc 1: HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm theo cách phân vai trong nhóm.
- Việc 2: Cử bạn thi đọc phân vai trước lớp với nhóm bạn.
- Việc 3: Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
* Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm.
C. Hoạt động ứng dụng
- HS về nhà học bài và chuẩn bị ôn tập giữa học kì 2.
----------------- & -------------
TOÁN
DIỆN TÍCH HÌNH THOI
I. Mục tiêu
- Biết cách tính diện tích hình thoi.
- HS vận dụng kiến thức đã học để làm các bài: 1; 2; HS có thể làm thêm BT3.
- Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng nhóm, Phiếu hoạt động nhóm, SGK, vở ô ly, mảnh bìa cắt thành hình thoi ABCD như phần bài học của SGK, kéo.Giấy kẻ ô li, kéo thước kẻ.
III. Các hoạt động dạy học
* Khởi động
- Việc 1: HĐTQ tổ chức trò chơi yêu thích.
- Việc 2: Chia sẻ sau khi tham gia trò chơi.
- Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học.
A. Hoạt động cơ bản
1. Hình thành công thức tính diện tích hình thoi.
- Việc 1: HS gấp hình thoi dọc theo các đường chéo, sau đó cắt hình thoi thành 4 hình tam giác và ghép lại để được hình chữ nhật ACNM.
- Việc 2: Nhận xét về diện tích của hình thoi ABCD và hình chữ nhật ACNM.
+ HS nhận biết mối quan hệ giữa các yếu tố để rút ra công thức tính diện tích hình thoi.
2. Công thức tính diện tích hình thoi.
- Việc 1: HS ghi nhớ công thức tính diện tích hình thoi S = ( trong đó S là diện tích của hình thoi, m và n là độ dài hai đường chéo.)
+ Phát biểu bằng lời: Diện tích của hình thoi bằng tích của độ dài hai đường chéo chia cho 2.
- Việc 2: Chia sẻ kết quả thảo luận với các nhóm về diện tích hình thoi.
B. Hoạt động thực hành
- Việc 1: HS đọc yêu cầu , suy nghĩ và làm bài 1; 2
Bài 1 : Tính diện tích của hình thoi ABCD; MNPQ.
+ HS áp dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thoi làm bài.
Bài 2: Tính diện tích hình thoi.
+ Chú ý : Đổi độ dài hai đường chéo về cùng đơn vị đo rồi tính diện tích hình thoi.
+ Chia sẻ với bạn về cách tính diện tích hình thoi.
+ Nếu còn thời gian làm thêm bài 3: đọc bài toán và cách giải bài toán.
- Việc2: Chia sẻ đánh giá, bổ sung kết quả giữa các nhóm.
B. Hoạt động ứng dụng
- HS học thuộc quy tắc và công thức tính diện tích hình thoi.
----------------- & -------------
TẬP LÀM VĂN
MIÊU TẢ CÂY CỐI (KIỂM TRA VIẾT)
I. Mục tiêu
- HS viết được một bài văn hoàn chỉnh tả cây cối theo gợi ý đề bài trong SGK ; bài viết đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài),diễn đạt thành câu, lời tả tự nhiên, rõ ý.
- Rèn kỹ năng diễn đạt trôi chảy, sinh động hấp dẫn trong bài văn miêu tả cây cối .
- Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt từ đó thêm yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học
- Vở bài tập, SGK, tranh ảnh cây cối.....
III. Các hoạt động dạy học:
* Khởi động
- Việc 1: HĐTQ tổ chức các bạn trò chơi yêu thích.
- Việc 2: Chia sẻ nội dung sau khi tham gia trò chơi.
- Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học.
A. Hoạt động thực hành
1. Chọn đề bài.
- Việc 1: HS đọc đề bài gợi ý trong SGK/92.
- Việc 2: HS quan sát tranh, ảnh ( sưu tầm hoặc trong SGK/92)
+ Lưu ý: HS chỉ được chọn làm một trong các đề đã cho để viết bài.
2. Làm bài
- Việc 1: HS làm bài vào vở ô ly.
+ Nhắc HS dựa vào dàn ý bài văn miêu tả để làm bài.
- Việc 2: GV thu bài khi hết giờ, nhận xét hoạt động.
* Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm.
B. Hoạt động ứng dụng
- Dặn HS về nhà học bài và Chuẩn bị bài “Ôn tập giữa học kì II”
----------------- & ----------------
KHOA HỌC
NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Nờu vai trũ của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất.
II. Đồ dùng dạy học
GV: Hình trang 108, 109.
III. Hoạt động dạy học
* Khởi động
1. Bài cũ: Hãy nêu vai trò của các nguồn nhiệt?
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp và nêu mục tiêu bài học
A. Hoạt động cơ bản
HĐ1: Trò chơi ai nhanh, ai đúng
- GV chia lớp thành 3 nhóm, cử 3 HS làm ban giám khảo.
- GV phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Các đội hội ý trước khi chơi, GV phát cho các em trong ban giám khảo câu hỏi và đáp án GV thống nhất cách chơi, GV điều khiển cuộc chơi, ban giám khảo thống nhất điểm.
- Đánh giá, tổng kết
KL: Như mục bạn cần biết, TT trang 108
- 2 HS nhắc lại.
HĐ2: Vai trò của nhiệt đối với sự sống trên trái đất
- Điều gì sễ xảy ra nếu trái đất không được mặt trời sưởi ấm?
+ HS thảo luận cặp đôi ghi ý kiến đã thống nhất vào giấy
+ HS tiếp nối nhau trình bày kết quả, HS nhóm khác nhận xét bổ sung.
KL: Nếu trái đất không được mặt trời sưởi ấm, gió sẽ ngừng thổi, trái đất trở nên lạnh giá, nước trên trái đất sẽ ngừng chảy, ... không có sự sống.
- 2 HS nhắc lại KL
C. Hoạt động ứng dụng.
- Nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài ôn tập.
----------------- & -------------
ĐỊA LÍ
DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I. Mục tiêu
Giúp HS
- Nêu được đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng DHMT:
- Chỉ được vị trí ĐBDHMT trren bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
- KT mở rộng: HS giải thích vì sao các đồng bằng DHMT thường nhỏ, hẹp. Xác định trên bản đồ dãy núi Bạch Mã, khu vực Bắc, Nam dãy núi Bạch Mã.
II. Đồ dùng dạy học
- G/V: bản đồ VN, lược đồ ĐBDHMT.
III. Hoạt động dạy học
* Khởi động
1. Tổ chức trò chơi, văn nghệ tập thể
2. Bài mới: Giới thiệu bài nêu mục tiêu bài học
A. Hoạt động cơ bản
HĐ1: Các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển
- GV treo và giới thiệu lược đồ dải ĐBDHMT, HS qs và cho biết: Có bao nhiêu dải đồng bằng ở ĐBDHMT - YC HS thảo luận theo cặp cho biết:
? Em có nhận xét gì về vị trí của các đồng bằng này?
? Nhận xét gì về tên gọi của các đồng bằng?
HS lần lượt trình bày KQ, cả lớp nhận xét, GV KL ý đúng.
KL: Các ĐBDHMT thường nhỏ hẹp, nằm sát biển, có nhiều cồn cát và đầm phá (2 HS nhắc lại).
HĐ2: Bức tường cắt ngang dải ĐBDHMT
- YC HS qs trên bản đồ cho biết: dãy núi nào cắt ngang dải ĐBDHMT? (....dãy Bạch Mã, đèo Hải Vân)
KL: Dãy Bạch Mã và dèo Hải Vân là bức tường cắt ngang dải ĐBDHMT.
HĐ3: Khí hậu khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía Nam
- GV YC HS làm việc theo cặp đôi đọc sách và cho biết: Khí hậu phía Bắc và phía Nam ĐBDHMT khác nhau như thế nào? (Phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh. nhiệt độ có sự chênh lệch giữa mùa đông và mùa hạ, phía nam dãy Bạch Mã, không có mùa đông lạnh, chỉ có mùa mưa và mùa khô, nhiệt độ tương đối đồng đều giữa các tháng trong năm.
? Với đặc điểm khí hậu này ĐBDHMT có thuận lợi cho người dân sinh sống và sản xuất không? (HS:...K.hậu đó gây nhiều khó khăn cho người dân sinh sống và trồng trọt, sản xuất)
KL: ĐBDH MT là vùng chịu nhiều bão lụt nhất của cả nước, chúng ta phải biết chia sể khó khăn với nhân dân ở vùng đó. (2HS nhắc lại KL).
C. Hoạt động ứng dụng
- NX chung tiết học, Dặn HS về nhà tìm hiểu trước bài: Người dân và HĐSX ở ĐBDHMT.
Thứ sáu ngày 09 tháng 03 năm 2018
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÁCH ĐẶT CÂU KHIẾN
I. Mục tiêu
- Biết chuyển câu kể thành câu khiến (BT1, mục III); bước đầu đặt được câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp (BT2); biết đặt câu với từ cho trước (hãy, đi, xin) theo cách đã học (BT3). HSKG nêu được tình huống có thể dùng câu khiến (BT4).
- Áp dụng kiến thức đã học để làm bài tập trong SGK.
- Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.
II. Đồ dùng dạy học
- SGK, vở LTVC,
III. Các hoạt động dạy học
* Khởi động
- Việc 1: HĐTQ tổ chức trò chơi thi tìm từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm.
- Việc 2: Chia sẻ sau khi chơi.
- Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học.
A. Hoạt động cơ bản
1. Nhận xét
- Việc 1: HS mở SGK trang 92 trao đổi với nhau hoàn thành các bài tập.
+ Hãy chuyển câu kể thành câu khiến bằng một trong những cách sau:
- Thêm hãy, đừng, chớ, nên, phải,..vào trước một động từ.
+ Thêm đi, thôi, nào,...vào cuối câu.
+ Thêm đề nghị, xin, mong,...vào đầu câu.
+ Thay đổi giọng điệu.
* Lưu ý HS: Với những câu yêu cầu,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuần 27.doc