TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- HS giải được bài toán dạng “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.
- Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập: 1; 2; HS có thể làm thêm bài 3;4.
- Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
II. Đồ dùng dạy học
- SGK, vở ô ly .
III. Các hoạt động dạy học
* Khởi động
- Việc 1: HĐTQ tổ chức trò chơi yêu thích.
- Việc 2: Chia sẻ sau khi tham gia trò chơi.
- Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học.
A. Hoạt động cơ bản
Việc 1: Đọc yêu cầu và làm bài 1;2. HS có thể làm thêm bài 3;4/ SGK.
Bài 1: Giải toán
23 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 633 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp Bốn - Tuần 29, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thực hành
1.Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông
- Việc 1: Các nhóm lần lượt đưa ra biển báo Giao thông và yêu cầu nhóm khác nói ý nghĩa của biển báo đó.
- Việc 2: Chia sẻ kết quả với nhau.
+ GDHS: Thực hiện nghiêm túc ATGT là phải tuân theo và làm đúng mọi biển báo giao thông.
2. Bài 3
- Việc 1: Mỗi nhóm thảo luận một tình huống ở SGK/42.
- Việc 2: Đại diện các nhóm trình bày cách ứng xử trong mỗi tình huống.
- Việc 3: HS bổ sung, tranh luận ý kiến từng tình huống.
+ KNS: Cần thực hiện đúng luật giao thông ở mọi lúc, mọi nơi.
3. Bài 4
- Việc 1: HS trình bày kết quả điều tra Luật Giao thông ở địa phương mình và đưa ra biện pháp để phòng tránh tai nạn giao thông.
- Việc 2: Chia sẻ kết quả với nhau.
* Báo cáo với giáo viên những việc em đã làm.
B. Hoạt động ứng dụng
- HS thực hiện đúng luật giao thông và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
----------------- & -------------
KĨ THUẬT
LẮP XE NÔI ( TIẾT 1)
I. Mục tiêu
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp xe nôi
- Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe chuyển động được.
- GDHS tính sáng tạo, khéo léo khi thực hành lắp ghép các mô hình.
II. Đồ dùng dạy học
- Bộ mô hình kĩ thuật, SGK....
III. Các hoạt động dạy học
* Khởi động
- Việc 1: HĐTQ tổ chức cho bạn trò chơi yêu thích.
- Việc 2: HS chia sẻ cảm xúc với bạn sau khi chơi.
- Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học.
A. Hoạt động cơ bản
1. Quan sát và nhận xét mẫu
- Việc 1: HS quan sát mẫu cái xe nôi đã lắp ghép và tìm hiểu về chiếc xe nôi đó:
+ Để lắp được xe nôi cần bao nhiêu bộ phận?
+ Hãy nêu tác dụng của xe nôi trong thực tế?
- Việc 2: Các nhóm chia sẻ kết quả với nhau.
2. Thao tác kỉ thuật
- Việc 1: HS chọn chi tiết và dụng cụ theo SGK/55.
+ Để lắp được xe nôi chúng ta cần những chi tiết và dụng cụ nào?
- Việc 2: HS lắp xe nôi như ở quy trình thực hiện( SGK/ 56; 57)
+ Nêu quy trình lắp xe nôi?
- Việc 3: HS chia sẻ cách lắp xe nôi với bạn:
+ Bạn làm như thế nào để lắp tay kéo xe.
+ Theo bạn phải lắp mấy giá đỡ trục bánh xe?
+ Hai thanh chữ U dài được lắp vào hàng lỗ thứ mấy của tấm lớn?
+ Để lắp mui xe bạn phải dùng mấy bộ ốc vít?
+Dựa vào hình 6, em hãy nêu thứ tự lắp từng chi tiết.
- Việc 4: HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn lại vào hộp.
+ Lưu ý: Tháo rời từng bộ phận,từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp.
B. Hoạt động thực hành
- Việc 1: Cử bạn lên thực hành lắp ghép xe nôi trước lớp.
- Việc 2: HS tham quan sản phẩm các nhóm và nhận xét, đánh giá: các chi tiết lắp đúng kỉ thuật và đúng quy trình, chi tiết lắp ghép chắc chắn, không bị xộc xệch, xe nôi lắp cân đối, có thể chuyển động...
* Báo cáo với giáo viên những việc em đã làm.
C. Hoạt động ứng dụng
- HS thực hiện lắp ghép xe nôi và chuẩn bị bài sau.
----------------- & -------------
KĨ THUẬT
LẮP XE NÔI ( TIẾT 2)
I. Mục tiêu
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp xe nôi
- Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe chuyển động được.
- GDHS tính sáng tạo, khéo léo khi thực hành lắp ghép các mô hình.
II. Đồ dùng dạy học
- Bộ mô hình kĩ thuật. Phiếu hoạt động nhóm, SGK,VBT....
III. Các hoạt động dạy học
* Khởi động
- Việc 1: HĐTQ tổ chức cho bạn trò chơi yêu thích.
- Việc 2: HS chia sẻ cảm xúc với bạn sau khi chơi.
- Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học.
A. Hoạt động thực hành
1. Thực hành
- Việc 1: HS nêu lại quy trình lắp xe nôi đã học ở tiết trước.
- Việc 2: HS thực hành lắp xe nôi trong nhóm 2.
+ Gợi ý thêm: Cần chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp. Lắp từng bộ phận chú ý vị trí trong ngoài của các thanh, Lắp các thanh chữ U dài vào đúng hàng trên tấm lớn, Vị trí tấm nhỏ với tấm chữ U khi lắp thành xe và mui xe. Vặn chặt các mối ghép để xe khộng bị xộc xệch. Lắp xong phải kiểm tra sự chuyển động của xe.
- Việc 3: Chọn sản phẩm để trưng bày với nhóm bạn.
2. Đánh giá kết quả học tập.
- Việc 1: HS tham quan sản phẩm các nhóm và nhận xét, đánh giá:l ắp xe nôi đúng mẫu, đúng quy trình, chi tiết lắp ghép chắc chắn. Xe nôi chuyển động được.
- Việc 2: Bình chọn sản phẩm giữa các nhóm.
* Báo cáo với giáo viên những việc em đã làm.
B. Hoạt động ứng dụng
- HS thực hành lắp xe nôi và chuẩn bị bài sau.
----------------- & -------------
LUYỆN TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại
- Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
II. Hoạt động dạy học
A. Hoạt động khởi động
1. Ôn bài cũ
2. Xác định mục tiêu
GV: Giới thiệu bài; kí hiệu SGK; Ghi tên bài; Nêu mục tiêu bài học
HS: Lấy SGK; Ghi tên bài vào vở; Nói với bạn trong nhóm mục tiêu của bài
B. Hoạt động thực hành
1. Bài 1
- HĐ cá nhân: Việc 1: Đọc thầm yêu cầu của bài tập
Việc 2: Hoàn thành bài vào vở
- HĐ nhóm đôi: Trao đổi với bạn bài làm của mình
- Hoạt động cả lớp: Trình bày bài trước lớp 1 – 2 em
2. Bài 2
- HĐ cá nhân: Đọc thầm yêu cầu của bài tập
- HĐ nhóm: Thảo luận làm bài vào phiếu
- Hoạt động cả lớp: Trình bày bài trước lớp
Tổng hai số
72
120
45
Tỉ số của hai số
Số bé
12
15
18
Số lớn
60
105
27
Bài 4: HS làm bài cá nhân
Bài: 121,122,123( HSG)
- HS đọc đề bài.
- Suy nghĩ xem bài toán thuộc dạng toán nào?
4. Chia sẻ giờ học
HĐ cả lớp: Trưởng ban học tập điều hành
Việc 1: Bạn chia sẻ kiến thức đã được học qua tiết học
Việc 2: Bình chọn bạn học tiến bộ, nhóm học tốt nhất
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà chia sẻ với người thân cách giải toán tổng tỉ
----------------- & -------------
Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2018
CHÍNH TẢ: (Nghe viết )
AI NGHĨ RA CÁC CHỮ SỐ 1, 2, 3, 4.?
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng bài báo ngắn có các chữ số.
- Làm đúng bài tập : Viết đúng âm vần dễ lẫn tr/ ch; êt/ êch.
- Giáo dục cho các em ý thức rèn luyện chữ viết và giữ vở sạch.
II. Đồ dùng dạy học
- SGK, vở ô ly, VBT .... .
III. Các hoạt động dạy học
* Khởi động
- Việc 1: HĐTQ tổ chức thi viết tiếng bắt đầu bằng bằng s / x.
- Việc 2: Chia sẻ kết quả sau khi chơi.
- Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học.
A. Hoạt động cơ bản
1. Tìm hiểu nội dung bài viết.
- Việc 1: HS lắng nghe bạn đọc bài viết ở SGK trang103.
- Việc 2: Cùng nhau trả lời câu hỏi: Nêu nội dung mẫu chuyện?
- Việc 3: Luyện viết từ ngữ sau : A- rập, Bát- đa,Ấn Độ, quốc vương ,
2. Nghe- viết
- Việc 1: HS gấp SGK lại, nghe giáo viên đọc bài và viết bài vào vở ô ly.
- Việc 2: HS đổi vở soát lỗi và sửa lỗi cho nhau.
- Việc 3: Học tập chữ viết đẹp của bạn.
+ GV đánh giá, nhận xét bài viết của học sinh.
B. Hoạt động thực hành
-Việc 1: HS đọc nội dung, thảo luận làm bài vào VBT.
+Tìm tiếng có nghĩa: Các âm đầu ch/tr, vần êt/êch có thể ghép với vần nào ở bên phải để tạo thành những tiếng có nghĩa.
+Tìm những tiếng thích hợp điền vào ô trống để hoàn chỉnh mẫu chuyện.
-Việc 2: Trao đổi nắm cách viết đúng tiếng có âm dễ lẫn ch / tr ; vần êt / êch.
* Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm.
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà tìm và viết đúng tiếng bắt đầu âm đầu : ch / tr ; vần êt / êch.
----------------- & -------------
TOÁN
TÌM HAI SỐ KHI BIẾT HIỆU VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. Mục tiêu
- Biết cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.
- Rèn kỹ năng giải toán cho HS thông qua làm bài tập 1; HS có thể làm thêm bài 2;3.
- GDHS tính cẩn thận, chính xác khi làm toán.
II. Đồ dùng dạy học
- SGK, vở ô ly,.
III. Các hoạt động dạy học
* Khởi động
- Việc 1: HĐTQ tổ chức trò chơi yêu thích.
- Việc 2: Chia sẻ sau khi tham gia trò chơi.
- Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học.
A. Hoạt động cơ bản
1. Bài toán 1
- Việc 1: HS đọc bài toán ở SGK/150 phân tích đề toán, tìm hiểu cách giải bài toán.
+ Xác định tỉ số( tỉ số cho biết gì?); cách vẽ sơ đồ đoạn thẳng, cách tìm số bé, số lớn.
- Việc 2: Chia sẻ với bạn cách giải bài toán.
2. Bài toán 2
Việc 1: HS đọc bài toán ở SGK/150: phân tích đề toán, tìm hiểu cách giải bài toán.
+ Xác định tỉ số( tỉ số cho biết gì?); vẽ sơ đồ đoạn thẳng, cách tìm chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật.
- Việc 2: Chia sẻ với bạn cách giải bài toán.
? Nêu các bước giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó ?
+ HS ghi nhớ các bước giải: vẽ sơ đồ minh họa, tìm hiệu số phần bằng nhau, tìm số bé, tìm số lớn.
B. Hoạt động thực hành
- Việc 1: Đọc yêu cầu và làm bài tập: 1 HS có thể làm thêm bài 2;3 trong SGK.
Bài 1: Giải toán.
? Bài toán cho biết gì? bài toán hỏi gì? Muốn tìm số lớn, số bé ta làm như thế nào ?
? Bài toán này thuộc dạng toán gì?
Bài 2; 3: Tương tự cách làm như bài 1.
+ Nếu không vẽ sơ đồ thì có thể diễn đạt bằng lời.
- Việc 2: HS đổi vở, nhận xét bài và thống nhất kết quả với bạn cùng nhóm.
- Việc 3: Chia sẻ đánh giá, bổ sung kết quả giữa các nhóm.
C. Hoạt động ứng dụng
- HS nắm các bước giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó
----------------- & -------------
KỂ CHUYỆN
ĐÔI CÁNH CỦA NGỰA TRẮNG
I. Mục tiêu
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa (SGK), kể lại được từng đoạn và kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng rõ ràng, đủ ý.
- Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện .
- GDHS phải mạnh dạn đi đó, đi đây mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn.
II. Đồ dùng dạy học
- SGK, Tranh minh họa,.....
III. Các hoạt động dạy học
* Khởi động
- Việc 1: HĐTQ tổ chức cho các bạn thi kể câu chuyện yêu thích.
- Việc 2: Chia sẻ kết quả sau khi chơi.
- Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học.
A. Hoạt động cơ bản
Nghe giáo viên kể chuyện.
- Việc 1: Cá nhân mở SGK trang 106, quan sát tranh.
- Việc 2: Lắng nghe GV kể chuyện.
+ Lần 1 GV kể chuyện bằng lời kết hợp giải nghĩa một số từ khó trong truyện.
+ Lần 2 GV kể chuyện có kèm tranh minh họa.
+ Chú ý: Đoạn 1; 2: Kể giọng chậm rãi, nhẹ nhàng. Đoạn 3; 4: giọng kể nhanh hơn, căng thẳng. Đoạn 5: kể với giọng hào hứng.
B. Hoạt động thực hành
1. Kể chuyện.
- Việc 1: HS kể theo 1-2 tranh. Sau đó kể cả chuyện trong nhóm và cùng trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Việc 2: Mỗi nhóm cử một bạn thi kể câu chuyện trước lớp.
- Việc 3: Bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.
2. Trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Việc 1: Đối thoại cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
? Vì sao Ngựa Trắng xin mẹ đi xa cùng Đại Bàng Núi?
? Chuyến đi đã mạng lại cho Ngựa Trắng điều gì?
? Có thể dùng câu tục ngữ nào để nói về chuyến đi của Ngựa Trắng?
- Việc 2: Bình chọn bạn hiểu nhất ý nghĩa câu chuyện.
* GDHS ý thức ham đọc sách, tìm hiểu thêm hành động thể hiện sự khám phá thế giới xung quanh..
C.Hoạt động ứng dụng
- Em hãy kể lại chuyện cho bố mẹ hay người thân cùng nghe.
----------------- & -------------
KHOA HỌC
THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG
I. Mục tiêu
- Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của thực vật: Nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ và chất khoáng.
* Kĩ năng quan sát, so sánh có đối chứng để thấy sự phát triển khác nhau của cây trong những điều kiện khác nhau.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu học tập - hình trang 114, 115 sgk.
III. Hoạt động dạy học
* Khởi động
1. HĐTQ tổ chức trò chơi cho lớp
2. Dạy bài mới, nêu mục tiêu bài học
A. Hoạt động cơ bản
HĐ 1: Trình bày cách tiến hành thí nghiệm thực vật cần gì để sống.
- Cách tiến hành: - YC học sinh quan sát hình 114 SGKđể biết cách làm thí nghiệm.
- Làm việc theo nhóm.
Các nhóm thảo luận và làm thí nghiệm
- Đại diện các nhóm trả lời về cách làm thí nghiệm của nhóm mình.
+ HS nhóm khác và GV nhận xét, kết luận.
KL: Muốn biết cây cần gì để sống, ta có thể làm thí nghiệm ... mọi yếu tố cần cho cây sống.
HĐ 2. Dự đoán kết quả thí nghiệm
- Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh theo mãu trong SGVtrang191
- Học sinh làm việc cá nhân vào phiếu và dựa vào kết quả làm việc TLCH
+ Trong 5 cây đậu trên cây đậu nào sống và phát triển bình thường? Tại sao?
+ Những cây đậu khác sẽ nth? Vì lý do gì mà những cây đậu đó phát triển không bình thường và có thể chết rất nhanh?
+ Hãy nêu những điều kiện để cây sống và phát triển bình thường?
- Giáo viên nhận xét, bổ sung rút ra kết luận
KL:Như mục bạn cần biết trang 115 sgk
B. Hoạt động ứng dụng
- Chia sẽ nội dung bài học với người thân và bạn bè
----------------- & -------------
Thứ tư ngày 14 tháng 3 năm 2018
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- HS giải được bài toán dạng “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.
- Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập: 1; 2; HS có thể làm thêm bài 3;4.
- Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
II. Đồ dùng dạy học
- SGK, vở ô ly.
III. Các hoạt động dạy học
* Khởi động
- Việc 1: HĐTQ tổ chức trò chơi yêu thích.
- Việc 2: Chia sẻ sau khi tham gia trò chơi.
- Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học.
A. Hoạt động cơ bản
Việc 1: Đọc yêu cầu và làm bài 1;2. HS có thể làm thêm bài 3;4/ SGK.
Bài 1: Giải toán
+Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Muốn tìm số bé và số lớn ta làm như thế nào ?
Bài 2: Giải toán
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Bài toán thuộc dạng toán gì đã học?
Bài 3: Giải toán
+ Tìm hiệu của số HS lớp 4A và lớp 4B, Tìm số cây mỗi HS trồng, tìm số cây mỗi lớp trồng.
Bài 4: HS quan sát tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng rồi đặt một đề toán. Sau đó giải bài toán ấy vào vở.
? Nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó?
- Việc 2: HS đổi vở, nhận xét bài và thống nhất kết quả với bạn cùng nhóm.
- Việc 3: Chia sẻ đánh giá, bổ sung kết quả giữa các nhóm.
B. Hoạt động ứng dụng
- HS về nhà xem lại dạng toán liên quan đến tỉ số vừa học.
----------------- & -------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MRVT : DU LỊCH - THÁM HIỂM
I. Mục tiêu
- Hiểu các từ du lịch, thám hiểm (BT1,2); bước đầu hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ở BT3; biết chọn tên sông cho trước đúng với lời giải câu đố trong BT4.
- HS vận dụng kiến thức để làm các bài trong SGK.
- Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.
II. Đồ dùng dạy học
- SGK, vở LTVC.
III. Các hoạt động dạy học
* Khởi động
- Việc 1: HĐTQ tổ chức trò chơi thi tìm thành ngữ nói về lòng dũng cảm.
- Việc 2: Chia sẻ kết quả sau khi chơi.
- Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học.
A. Hoạt động cơ bản
- Việc 1: HS đọc yêu cầu, làm bài tập ở SGK / 105 rồi viết kết quả vào vở LTVC.
Bài 1: Những hoạt động nào được gọi là du lịch? Chọn ý đúng để trả lời.
+ Nhấn mạnh để chọn ý đúng trong 3 ý a, b, c đã cho để trả lời về những hoạt động được gọi là Du lịch.
Bài 2: Theo em, thám hiểm là gì? Chọn ý đúng để trả lời.
+ Lưu ý HS chọn lời giải thích đúng cho từ Thám hiểm.
Bài 3: Em hiểu câu câu “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” có nghĩa là gì?
Bài 4: Trò chơi Du lịch trên sông: chọn các tên sông cho trong ngoặc đơn để giải các câu đố.
+ Nhóm 1 đọc câu hỏi, nhóm 2 nêu đáp án(chỉ nêu ngắn gọn đáp án. VD: sông Hồng)
- Việc 2: Chia sẻ kết quả, nhận xét và bổ sung cho nhau.
* Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm.
C. Hoạt động ứng dụng
- HS về nhà tìm thêm các từ ngữ, thành ngữ về chủ điểm vừa học.
----------------- & -------------
Thứ năm ngày 15 tháng 3 năm 2018
TẬP ĐỌC
TRĂNG ƠI TỪ ĐÂU ĐẾN ?
I. Mục tiêu
- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết ngắt nhịp đúng ở các dòng thơ.
- Hiểu ND: Tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ đối với trăng và thiên nhiên đất nước. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 3,4 khổ thơ trong bài).
-GDHS ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 107 SGK, SGK,...
III. Các hoạt động dạy học
* Khởi động
- Việc 1: HĐTQ tổ chức đọc bài : Đường đi Sa Pa.
- Việc 2: Chia sẻ cảm xúc sau khi chơi.
- Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học.
A. Hoạt động cơ bản
1. Quan sát tranh, trải nghiệm.
- Việc 1: Cá nhân xem tranh SGK trang 107
- Việc 2: Chia sẻ những gì em biết khi quan sát tranh vẽ với bạn.
2. Nghe bạn (hoặc giáo viên) đọc bài.
- HS lắng nghe bạn (hoặc GV) đọc bài. Các bạn theo dõi, đọc thầm.
3. Luyện đọc.
- Việc 1: HS tìm từ cảm thấy khó đọc trong bài và cùng nhau luyện đọc.
- Việc 2: Luyện phát âm đúng từ ngữ: hồng như, lửng lơ,hành quân, quả bóng,,.. Đọc câu “Trăng ơi từ đâu đến?” với giọng hỏi ngạc nhiên, ngưỡng mộ.
- Việc 3: HS nối tiếp nhau đọc 6 đoạn.( Mỗi lần xuống dòng là một đoạn)
*Lưu ý: Toàn bài cần đọc với giọng thiết tha, nhấn giọng ở các từ ngữ: từ đâu đến?, hồng như, tròn như, hay, soi vàng, sáng hơn. đọc chậm rãi, tha thiết, trải dài ở khổ cuối.
- Việc 4: HS nhận xét, bổ sung cách đọc cho bạn.
4. Trả lời câu hỏi.
- Việc 1: HS đọc bài, trả lời các câu hỏi trong SGK trang108 và trả lời thêm câu hỏi:
? Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào?
- Việc 2: Chia sẻ câu trả lời với bạn để bạn có ý kiến đánh giá, bổ sung ( nếu thiếu).
B. Hoạt động thực hành
Đọc diễn cảm- Học thuộc lòng
- Việc 1: HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm và học thuộc lòng từng khổ thơ.
- Việc 2: Cử bạn thi đọc diễn cảm, thuộc lòng bài thơ trước lớp với nhóm bạn.
- Việc 3: Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
* Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm.
C. Hoạt động ứng dụng
- HS đọc thuộc bài và chuẩn bị bài Hơn một nghìn ngày vòng quanh Trái Đất.
----------------- & -------------
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- HS giải được bài toán và đặt được đề toán dựa vào sơ đồ cho trước dạng toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”
- HS vận dụng kiến thức để làm bài tập 1;3;4. HS có thể làm thêm BT2.
- Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
II. Đồ dùng dạy học
- SGK, vở ô ly.
III. Các hoạt động dạy học
* Khởi động
- Việc 1: HĐTQ tổ chức trò chơi yêu thích.
- Việc 2: Chia sẻ sau khi tham gia trò chơi.
- Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học.
A. Hoạt động cơ bản
Việc 1: Đọc yêu cầu và làm bài 1;3;4. HS có thể làm thêm bài 2/ SGK.
Bài 1: Giải toán
+Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Muốn tìm số thứ nhất và số thứ hai ta làm như thế nào?
Bài 2: Giải toán
+ HS đọc bài toán, trao đổi với bạn tìm tỉ số( Vì số thứ nhất gấp 5 lần số thứ hai nên số thứ nhất bằng 1/5 số thứ hai)
Bài 3: Giải toán
+Muốn tìm số gạo mỗi loại ta làm như thế nào ?
Bài 4: HS quan sát tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng rồi đặt một đề toán. Sau đó giải bài toán ấy vào vở.
? Nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó?
- Việc 2: HS đổi vở, nhận xét bài và thống nhất kết quả với bạn cùng nhóm.
- Việc 3: Chia sẻ đánh giá, bổ sung kết quả giữa các nhóm.
B. Hoạt động ứng dụng
- HS về nhà xem lại dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số.
----------------- & -------------
TẬP LÀM VĂN
ÔN : VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu
- Củng cố cho học sinh về thể loại văn miêu tả cây cối.
- Rèn kỹ năng dùng từ, đặt câu và viết một đoạn văn miêu tả cây cối.
- Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt từ đó thêm yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- SGK, vở ô ly, tranh ảnh tranh ảnh về cây cối.
III. Các hoạt động dạy học
* Khởi động
- Việc 1: HĐTQ tổ chức các bạn trò chơi yêu thích.
- Việc 2: Chia sẻ nội dung sau khi tham gia trò chơi.
- Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học.
A. Hoạt động thực hành
1. Tìm hiểu đề bài.
- Việc 1: HS đọc đề bài: Tả cây một loài cây em yêu thích.
- Việc 2: HS quan sát tranh, ảnh về cây cối.
+ Lưu ý: HS có thể chọn một loài cây yêu thích để viết bài; viết mở bài theo kểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng.
2. Làm bài
- Việc 1: HS làm bài vào vở ô ly.
+ Nhắc HS dựa vào dàn ý bài văn miêu tả để làm bài.
- Việc 2: GV thu bài khi hết giờ, nhận xét hoạt động.
* Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm.
B. Hoạt động ứng dụng
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật
----------------- & -------------
KHOA HỌC
NHU CẦU NƯỚC CỦA THỰC VẬT
I. Mục tiêu
Giúp HS có khả năng
- Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước khác nhau.
II. Đồ dùng dạy học
- Một số tranh, ảnh hoặc cây thật sống ở những nơi khô hạn, ẩm ướt và dưới nước
III. Hoạt động dạy học
* Khởi động
1. Bài cũ: - Nêu những điều kiện cần để cây sống và phát triển bình thường.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu.
A. Hoạt động cơ bản
1. HĐ1: Tìm hiểu nhu cầu của các loài thực vật khác nhau
- Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Các nhóm trình bày tranh, ảnh đã sưu tầm và phân loại các cây đó theo nhu cầu về nước.
+ Các nhóm báo cáo kết quả phân loại của nhóm mình.
+ Nhóm khác nhận xét, Giáo viên bổ sung: Các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau, có cây ưa ẩm, có cây chịu khô hạn.
2. HĐ2: Tìm hiểu nhu cầu về nước của một số câỷ ơ những giai đoạn phát triển khác nhauvà ứng dụng trong trồng trọt
+ Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình trang117 SGK và trả lời câu hỏi.
+ vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước?
+ Yêu cầu học sinh tìm thêm các ví dụ khác về nhu cầu nước của cây
+ Học sinh nhận xét, Giáo viên bổ sung như SGV trang194
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà chi sẽ với người thân về nhu cầu nước của thực vật trong mỗi giai đoạn phát triển.
----------------- & -------------
ĐỊA LÍ
THÀNH PHỐ HUẾ
I. Mục tiêu
- Học xong bài này học sinh biết nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế:
- Thành phố từng là kinh đô của nước ta dưới thời Nguyễn.
- Thiên nhiên đẹp và nhiều công trình kiến trúc cổ khiến Huế thu hút nhiều khách du lịch.
- Chỉ được thành phố Huế trên bản đồ.
- Biết bảo vệ thiên nhiên và các công trình kiến trúc cổ.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ tự nhiên Việt nam, tranh ảnh về Thành phố Huế
III. Hoạt động dạy học
* Khởi động
1. Kiểm tra bài cũ - Người dân đồng bằng duyên hải MT có những hoạt động sản xuất gì?
2. Giới thiệu bà nêu mục tiêu bài học
A. Hoạt động cơ bản
HĐ 1. Thiên nhiên đẹp với các công trình kiến trúc cổ
- Làm việc cả lớp
- Yêu cầu HS quan sát bản đồ và tìm vị trí của thành phố Huế và tìm vị trí của tỉnh Thanh Hoá trên bản đồ.
+ Con sông nào chảy qua thành phố Huế?
+ Ở Huế có những công trình kiến trúc nào?
- Học sinh nêu ý kiến của mình, giáo viên chốt lại:
- Giáo viên cho học sinh quan sát bản đồ, tranh ảnh để biết các công trình kiến trúc ở Huế
- Huế là một thành phố có thiên nhiên đẹp với các công trình kiến trúc cổ. Vậy chúng ta cần phải làm gì để Huế mãi là một thành phố có thiên nhiên đẹp với các công trình kiến trúc cổ?
HĐ 2: Huế thành phố du lịch
- Làm việc theo nhóm nhỏ
- Học sinh thảo luận theo nhóm các câu hỏi của mục 2 SGK
- Các nhóm thảo luận
- Các nhóm trình bày kết quả làm việc.
- Học sinh khác nhận xét, giáo viên bổ sung như SGV trang1
- Nếu có dịp đến Huế du lịch, các em cần phải làm gì để giữ gìn được vẻ đẹp của Huế?
c. Hoạt động ứng dụng
- Chia sẽ với người thân những hiểu biết của em về thành phố Huế
----------------- & -------------
Thứ sáu ngày 16 tháng 3 năm 2018
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI BÀY TỎ YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ
I. Mục tiêu
- HS hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sự (ND ghi nhớ).
- Bước đầu biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sư (BT1,2 mục III); phân biệt được lời yêu cầu, đề nghị lịch sự và lời yêu cầu, đề nghị không giữ được phép lịch sự (BT3); bước đầu biết đặt câu khiến phù hợp với 1 tình huống giao tiếp cho trước (BT4).
- GDHS có thái độ lịch sự trong giao tiếp.
II. Đồ dùng dạy học
- SGK, vở LTVC,
III. Các hoạt động dạy học
* Khởi động
- Việc 1: HĐTQ tổ chức trò chơi thi đặt câu khiến.
- Việc 2: Chia sẻ sau khi chơi.
- Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học.
A. Hoạt động cơ bản
1. Nhận xét
- Việc 1: HS mở SGK trang 110 trao đổi với nhau hoàn thành các bài tập.
Bài 1: Hãy đọc mẫu chuyện( SGK/110).
Bài 2: Tìm những câu nêu yêu cầu, đề nghị trong mẫu chuyện trên.
Bài 3: Nhận xét về cách nêu yêu cầu, đề nghị của hai bạn Hùng và Hoa.
+ Nhấn mạnh câu nêu yêu cầu, đề nghị trong đoạn văn; Lời của ai?, Nhận xét thái độ của người yêu cầu.
Bài 4: Theo em, như thế nào là lịch sự khi yêu cầu, đề nghị?
* Lưu ý: Lời yêu cầu lịch sự là lời yêu cầu phù hợp với quan hệ giữa người nói và người nghe, có cách xưng hô phù hợp.
- Việc 2: HS trao đổi nội dung bài tập ở SGK với nhóm bạn.
- Việc 3: HS nhận xét, đánh giá, bổ sung kết quả cho nhóm bạn(nếu có).
2. Ghi nhớ
- Việc 1: Cùng nhau đọc thuộc phần ghi nhớ ở SGK trang 111.
- Việc 2: HS tập đặt các câu khiến theo những cách đó.
B. Hoạt động thực hành
- Việc 1: HS đọc yêu cầu, làm bài tập ở SGK / 111 rồi viết kết quả vào vở LTVC.
Bài 1: Khi muốn mượn bạn cái bút, em có thể chọn những cách nói nào?
+ HS đọc lại 3 câu a, b, c và chọn ra câu nói đúng, lịch sự.
Bài 2: Khi muốn hỏi giờ một người lớn tuổi, em có thể chọn những cách nói nào?
+ Lưu ý HS khi đặt câu khiến chú ý đến đối tượng giao tiếp để xưng hô cho phù hợp.
+ Cách trả lời b, c, d là những cách nói lich sự. Trong đó cách b; d là có tính lịch sự cao hơn.
Bài 3: So sánh từng cặp câu khiến về tính lịch sự.Hãy cho biết vì sao những câu ấy giữ hoặc không giữ được phép lịch sự/
+ HS giải thích vì sao những câu ấy giữ và không giữ được phép lịch sự.
Bài 4: Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống.
+ Chú ý :Với mỗi tình huống có thể đặt được những câu khiến khác nhau để bày tỏ thái độ lịch sự.
* Đối với HSG: có thể đặt được 2 câu khiến khác nhau với hai tình huống đã cho.
+ HS nối tiếp nhau đọc đúng ngữ điệu các câu khiến vừa đặt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuần 29.doc