Kể chuyện:
SỰ TÍCH HỒ BA BỂ
I. Mục tiêu:
- Nghe – kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể.
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: giải thích sự hình thành hồ Ba Bể và ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái.
II. Chuẩn bị:Tranh minh hoạ.
III. Các hoạt động dạy học:
27 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 689 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp Bốn - Tuần thứ 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nào không đủ các bộ phận như tiếng bầu?
II. Ghi nhớ:
- Mỗi tiếng thường có mấy bộ phận đó là những bộ phận nào. Một tiếng nhất thiết phải có bộ phận nào?
III. Luyện tập:
Bài 1: GV đưa bảng phụ, hướng dẫn.
Âm đầu
Vần
Thanh
nh
đ
ph
iêu
iêu
u
ngã
huyền
hỏi
..
HS - GV nhận xét:
Bài 2: Giải câu đố(dành cho HS khá giỏi)
Để nguyên, lấp lánh trên trời
Bớt đầu, thành chỗ cá bơi hằng ngày.
( Là chữ gì? )
C. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.Cho HS chơi trò chơi giải nghĩa câu đó đo GV chuẩn bị.
Học bài, chuẩn bị bài sau.
- HS đọc- Câu có 6 tiếng
- Nhận xét bạn.
- HS đọc theo yêu cầu.
+ Tất cả hs đọc thầm.
+ 1 hs làm mẫu.
+ Câu tục ngữ có 14 tiếng.
-Tất cả hs đánh vần thầm.
+ 1 hs làm mẫu: đánh vần thành tiếng
+ Tất cả hs đánh vần thành tiếng và nghi lại cách đánh vần vào nháp.
Bờ-âu-bâu-huyền-bầu.
-Thảo luận nhóm đôi.
Báo cáo kết quả.
Âm đầu: B
Vần: âu
Thanh: huyền
HS kẻ bảng vào vở và phân tích các tiếng vào trong vở.
VD:
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
ơi
ơi
ngang
Thương
th
ương
ngang
- thương, lấy, cùng, rằng, khác, giống, nhưng, chung, mộ,t giàn
- ơi, bí, tuy.
- Trả lời nêu ra phần ghi nhớ.
- HS đọc nối tiếp phần ghi nhớ
Đọc yêu cầu của đề bài: Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ. Ghi kết quả phân tích vào bảng theo mẫu:
1 hs lên bảng làm bài.
- Cả lớp làm bài trong vở. Nhận xét bài bạn.
- HS khá giỏi giải đáp câu đố.
- Là tiếng: sao (giải thích)
.
Khoa học:
CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nêu được những điều kiện vật chất mà con người cần để duy trì sự sống của mình.
- Kể được những điều kiện về tinh thần cần sự sống của con người như sự quan tâm, chăm sóc, giao tiếp xã hội, các phương tiện giao thông giải trí
- Có ý thức giữ gìn các điều kiện vật chất và tinh thần.
II. Chuẩn bị:
- Các hình minh hoạ trong trang 4, 5 / SGK.
- Phiếu học tập theo nhóm.
- Bộ phiếu cắt hình cái túi dùng cho trò chơi “Cuộc hành trình đến hành tinh khác” (nếu có điều kiện).
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài:
- Đây là một phân môn mới có tên là khoa học với nhiều chủ đề khác nhau. Mỗi chủ đề sẽ mang lại cho các em những kiến thức quý báu về cuộc sống.
- Yêu cầu 1 HS mở mục lục và đọc tên các chủ đề.
- Bài học đầu tiên mà các em học hôm nay có tên là “Con người cần gì để sống?” nằm trong chủ đề “Con người và sức khoẻ”. Các em cùng học bài để hiểu thêm về cuộc sống của mình.
*Hoạt động 1: Con người cần gì để sống?
Bước 1: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo các bước:
- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 đến 6 HS.
-Yêu cầu: Các em hãy thảo luận để trả lời câu hỏi: “Con người cần những gì để duy trì sự sống?”. Sau đó ghi câu trả lời vào giấy.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận, ghi những ý kiến không trùng lặp lên bảng.
- Nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm.
Bước 2: GV tiến hành hoạt động cả lớp.
-Yêu cầu khi GV ra hiệu, tất cả tự bịt mũi, ai cảm thấy không chịu được nữa thì thôi và giơ tay lên. GV thông báo thời gian HS nhịn thở được ít nhất và nhiều nhất.
- Em có cảm giác thế nào? Em có thể nhịn thở lâu hơn được nữa không?
* Kết luận: Như vậy chúng ta không thể nhịn thở được quá 3 phút.
- Nếu nhịn ăn hoặc nhịn uống em cảm thấy thế nào?
-Nếu hằng ngày chúng ta không được sự quan tâm của gia đình, bạn bè thì sẽ ra sau?
* GV gợi ý kết luận: Để sống và phát triển con người cần:
-Những điều kiện vật chất như: Không khí, thức ăn, nước uống, quần áo, các đồ dùng trong gia đình, các phương tiện đi lại,
-Những điều kiện tinh thần văn hoá xã hội như: Tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm, các phương tiện học tập, vui chơi, giải trí,
* Hoạt động 2: Những yếu tố cần cho sự sống mà chỉ có con người cần.
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trang 4, 5 / SGK.
- Hỏi: Con người cần những gì cho cuộc sống hằng ngày của mình.
- GV chuyển ý: Để biết con người và các sinh vật khác cần những gì cho cuộc sống của mình các em cùng thảo luận và điền vào phiếu.
Bước 2: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 4 đến 6 HS, phát biểu cho từng nhóm.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của phiếu học tập.
- Gọi 1 nhóm đã dán phiếu đã hoàn thành vào bảng.
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thành phiếu chính xác nhất.
- Yêu cầu HS vừa quan sát tranh vẽ trang 3, 4 SGK vừa đọc lại phiếu học tập.
?Giống như động vật và thực vật, con người cần gì để duy trì sự sống?
?Hơn hẳn động vật và thực vật con người cần gì để sống?
*GV kết luận: Ngoài những yếu tố mà cả động vật và thực vật đều cần như: Nước, không khí, ánh sáng, thức ăn con người còn cần các điều kiện về tinh thần, văn hoá, xã hội và những tiện nghi khác như: Nhà ở, bệnh viện, trường học, phương tiện giao thông,
* Hoạt động 3: Trò chơi: “Cuộc hành trình đến hành tinh khác”
- Giới thiệu tên trò chơi sau đó phổ biến cách chơi.
- Phát các phiếu có hình túi cho HS và yêu cầu. Khi đi du lịch đến hành tinh khác các em hãy suy nghĩ xem mình nên mang theo những thứ gì. Các em hãy viết những thứ mình cần mang vào túi.
- Chia lớp thành 4 nhóm.
-Yêu cầu các nhóm tiến hành trong 5 phút rồi mang nộp cho GV và hỏi từng nhóm xem vì sao lại phải mang theo những thứ đó. Tối thiểu mỗi túi phải có đủ: Nước, thức ăn, quần áo.
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có ý tưởng hay và nói tốt.
B. Củng cố, dặn dò:
- GV hỏi: Con người, động vật, thực vật đều rất cần: Không khí, nước, thức ăn, ánh sáng. Ngoài ra con người còn cần các điều kiện về tinh thần, xã hội. Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ và giữ gìn những điều kiện đó?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS, nhóm HS hăng hái tham gia xây dựng bài.
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
-1 HS đọc tên các chủ đề.
- HS chia nhóm, cử nhóm trưởng và thư ký để tiến hành thảo luận.
- Tiến hành thảo luận và ghi ý kiến vào giấy.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
Ví dụ:
+ Con người cần phải có: Không khí để thở, thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, bàn, ghế, giường, xe cộ, ti vi,
+ Con người cần được đi học để có hiểu biết, chữa bệnh khi bị ốm, đi xem phim, ca nhạc,
+ Con người cần có tình cảm với những người xung quanh như trong: gia đình, bạn bè, làng xóm,
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhau.
- Làm theo yêu cầu của GV.
- Cảm thấy khó chịu và không thể nhịn thở hơn được nữa.
- HS Lắng nghe.
- Em cảm thấy đói khát và mệt.
- Chúng ta sẽ cảm thấy buồn và cô đơn.
-Lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS tiếp nối nhau trả lời, mỗi HS nêu một nội dung của hình: Con người cần: ăn, uống, thở, xem ti vi, đi học, được chăm sóc khi ốm, có bạn bè, có quần áo để mặc, xe máy, ô tô, tình cảm gia đình, các hoạt động vui chơi, chơi thể thao,
- Chia nhóm, nhận phiếu học tập và làm việc theo nhóm.
-1 HS đọc yêu cầu trong phiếu.
-1 nhóm dán phiếu của nhóm lên bảng.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Quan sát tranh và đọc phiếu.
- Con người cần: Không khí, nước, ánh sáng, thức ăn để duy trì sự sống.
- Con người cần: Nhà ở, trường học, bệnh viện, tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè, phương tiện giao thông, quần áo, các phương tiện để vui chơi, giải trí,
- Lắng nghe.
- HS tiến hành trò chơi theo hướng dẫn của GV.
- Nộp các phiếu vẽ hoặc cắt cho GV và cử đại diện trả lời. Ví dụ:
+ Mang theo nước, thức ăn để duy trì sự sống vì chúng ta không thể nhịn ăn hoặc uống quá lâu được.
+ Mang theo đài để nghe dự báo thời tiết.
.
+ Chúng ta cần bảo vệ và giữ gìn môi trường sống xung quanh, các phương tiện giao thông và công trình công cộng, tiết kiệm nước, biết yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh.
.
Kĩ thuật:
Bài: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU THÊU (tiết )
I. Mục tiêu
- Biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng đề cắt, khâu, thêu.
- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ (gút chỉ)
II. Chuẩn bị:
- Mẫu vải, chỉ khâu, chỉ thêu, kim khâu, kim thêu.
- Kéo cắt vải, kéo cắt chỉ. Khung thêu, sáp, phấn màu, thước dây, thướt dẹt.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra:
- Dụng cụ học tập của HS
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài : ghi tựa bài
- GV nêu mục đích bài học
2. Bài giảng
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát nhận xét về vật liệu khâu thêu .
a. Vải
- GV nhận xét
- Hướng dẫn HS chọn vải để học khâu thêu. Chọn vải trắng hoặc vải màu có sợi thô, dày.
b. Chỉ:
- GV giới thiệu mẫu chỉ và đặc điểm của chỉ khâu và chỉ thêu.
- Muốn có đường khâu, thêu đẹp chọn chỉ có độ mảnh và độ dai phù hợp với vải.
- Kết luận theo mục b.
Hoạt động 2: Đặc điểm và cách sử dụng kéo.
- GV giới thiệu thêm kéo bấm cắt chỉ.
- Lưu ý: Khi sử dụng kéo, vít kéo cần được vặn chặt vừa phải.
- GV hướng dẫn HS cách cầm kép cắt vải.
+ Hoạt động 3: Quan sát, nhận xét 1 số vật liệu,
dụng cụ khác.
- Thước may: dùng để đo vải, vạch dấu trên vải.
- Thước dây: làm bằng vai tráng nhựa dài 150cm, để đo các số đo trên cơ thể.
- Khuy thêu: giữ cho mặt vải căng khi thêu.
- Khuy cài, khuy bấm để đính vào nẹp áo, quần.
- Phấn để vạch dấu trên vải.
C. Củng cố, dặn dò:
- Em hãy kể tên 1 số dụng cụ cắt , khâu thêu .
- GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị tiết sau
- HS chuẩn bị dụng cụ
- HS nhắc lại
- HS đọc nội dung a (SGK) và quan sát màu sắc, hoa văn, độ dày, mỏng của các mẫu vải.
- Đọc nội dung b và trả lời câu hỏi hình 1.
- Quan sát hình 2 và TLCH về đặc điểm cấu tạo của kéo cắt vải.
- So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa kéo cắt vải và kéo cắt chỉ.
- HS quan sát ,cho một vài em thực hành cầm kéo
- Quan sát hình 6, quan sát 1 số mẫu vật: khung thêu, phần, thước.
- HS kể
.....................................
Kể chuyện:
SỰ TÍCH HỒ BA BỂ
I. Mục tiêu:
- Nghe – kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể.
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: giải thích sự hình thành hồ Ba Bể và ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái.
II. Chuẩn bị:Tranh minh hoạ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu qua chương trình kể chuyện của lớp 4.
- Hãy kể tên danh lam thắng cảnh rất nổi tiếng ở Bắc Kạn? (hồ Ba Bể)
Vậy hồ Ba Bể có từ bao giờ, do đâu mà có, chúng ta cùng tìm hiểu qua giờ kể chuyện ngày hôm nay.
2. GV kể chuyện:
- GV kể chuyện lần 1.
Giải nghĩa một số từ khó.
- GV kể chuyện lần 2. Kết hợp chỉ tranh minh hoạ.
+ Trong buổi lễ phật xuất hiện ai?
+ Ai là người cho bà cụ ăn xin?
+ Buổi tối và sáng xảy ra sự việc gì?
+ Chuyện gì đã xảy ra, kết thúc câu chuyện ntn?
* Hướng dẫn hs kể chuyện:
- GV nhắc hs trước khi các em kể chuyện.
+ Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn từng lời của GV.
+ Trao đổi cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu truyện.
- HS – GV nhận xét: liên hệ chủ điểm và giáo dục HS.
- Cho cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu câu truyện nhất.
B. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học:
- Về nhà kể chuyện cho cả nhà cùng nghe. Chuẩn bị tiết sau.
- HS nghe.
- HS kể
- HS nghe
- Cùng GV giải nghĩa một số từ khó.
- Bà cụ ăn xin nhưng không ai cho.
- Mẹ con bà goá cho bà ăn và ngủ nhờ.
- Bà cụ biến thành con giao long...
- Lũ lụt...
- HS đọc lần lượt y/c của từng bài tập.
- HS kể chuyện theo nhóm 4.
- HS kể từng đoạn mỗi em kể 1 tranh.
- Kể nối tiếp tranh 1 + 2, tranh 2+3, tranh 3+ 4.
- 1 em kể toàn bộ câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp.
+ 2 nhóm nối tiếp thi kể chuyện mỗi em kể 1 tranh.
+ 2 em thi kể toàn bộ câu chuyện.
- HS thảo luận nhóm đôi trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
+ Giải thích sự hình thành HBB và ca ngợi những con người có lòng nhân ái.
Địa lí:
LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ
I. Mục tiêu:
- Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt của Trái Đất theo một tỉ lệ nhất nhất định.
- Biết một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, phương hướng, kí hiệu bản đồ.
- HS khá giỏi biết tỉ lệ bản đồ
II.Chuẩn bị: - Một số loại bản đồ, thế giới, châu lục,VN.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV ghi đầu bài
2. Bài giảng
a. Bản đồ:
Hoạt động 1: Làm viêc cả lớp
- GV treo các loại bản đồ lên bảng.
- Yêu cầu HS đọc tên các bản đồ trên bảng
- Nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ?
- GV sửa chữavà giúp HS hoàn thiện câu trả lời.Kết luận: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất
định.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
Bước 1: Quan sát hình 1,2 chỉ vị trí hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên từng tranh
- Đọc SGK và trả lời câu hỏi sau
+ Ngày nay muốn vẽ được bản đồ người ta thường làm như thế nào?
+ Tại sao vẽ về VN mà bản đồ hình 3 trong SGK lại nhỏ hơn bản đồ Đia lí tự nhiên trên tường?
Bước 2:
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời
b. Một số yếu tố của bản đồ
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc SGK, quan sát bản đồ thảo luận gợi ý sau:
- Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
- Trên bản đồ người ta quy định như thế nào?
- Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì?
- Kí hiệu bản đồ được dùng để làm gì?
Bước 2: Trình bày
- GV nhận xét kết luận.
B. Củng cố, dặn dò:
- Bản đồ là gì? Kể một số yếu tố của bản đồ?
- Dặn HS về nhà học thuộc bài học SGK và xem bài sau.
- Hát vui
- HS nhắc lại
- HS quan sát.
- 1 – 2 em đọc nội dung bản đồ
- Bản đồ thế giới: thể hiện toàn bộ bề mặt
trái đất.
- Bản đồ châu lục:thể hiện một bộ phận của trái đất và các châu lục.
- Bản đồ VN: thể hiện nước VN
- Một vài HS nhắc lại.
- 1- 2 em chỉ.
- Người ta thường dùng ảnh chụp nghiên cứu lại vị trí đối tượng cần thể hiện tính toán và các khoảng cách trên thực tế sau đó thu nhỏ.
- Vì hai bảng đồ này vẽ theo tỉ lệ thu nhỏ khác nhau. ( HS khá, giỏi )
- HS thảo luận trả lời câu hỏi
- Cho biết khu vực thông tin thể hiện
- Phía trên Bắc, dưới Nam, phải đông, trái Tây
- Bản đồ nhỏ hơn kích thước thực bao nhiêu.
- Thể hiện các đối tượng lịch sử hoặc địa lí trên bản đồ
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác bổ sung
- Một vài HS nhắc lại
-Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái Đất theo một tỉ lệ nhất định
-Yếu tố của bản đồ: tên băn đồ, phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu bản đồ.
Thứ tư ngày 29 tháng 8 năm 2018
Tập đọc:
MẸ ỐM
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm 1, 2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu ND bài:Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm. (trả lời đước các câu hỏi 1, 2, 3; thuộc ít nhất một khổ thơ trong bài)
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ SGK, băng giấy.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: Đọc bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
B. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - Mỗi khi mẹ em bị ốm em thường làm gì? (HS trả lời)
Hôm nay các em sẽ học bài thơ Mẹ ốm của nhà thơ Trần Đăng Khoa
b. Luyện đọc:
- Bài thơ được chia làm mấy khổ thơ?
- GV ghi từ khó đọc lên bảng: giữa, nóng ran, y sĩ, diễn kịch..
- HS đọc khổ thơ khó.
Mọi hôm mẹ thích vui chơi
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
- Chia cặp, yêu cầu HS dọc bài theo cặp.
GV đọc bài điễn cảm.
c. Tìm hiểu bài:
- YC HS đọc 2 khổ thơ đầu
- Em hiểu những câu thơ sau muốn nói gì?
- Yêu cầu HS đọc khổ thơ 3:
- Sự quan tâm chăm sóc của làng xóm đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào?
- Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương của bạn nhỏ đối với mẹ?
- Từ những chi tiết trên em thấy tình thương của bạn nhỏ đối với mẹ như thế nào?
- GV liên hệ giáo dục HS.
- Nội dung bài nói lên điều gì?
d. Hướng dẫn hs đọc diễn cảm:
- Các em thấy thích nhất khổ thơ nào?
- GV đọc mẫu
Hướng dẫn hs đọc diễn cảm.
HS - GV nhận xét:
- HTL bài thơ.
- GV nhận xét:
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung của bài:
- GV nhận xét tiết học:Nhắc HS về nhà đọc thuộc lòng toàn bài, chuẩn bị bài sau.
- 2-3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi cuối bài.
- HS nêu theo ý mình.
1 hs đọc toàn bài.
- Bài chia làm 7 khổ thơ.
- 7 hs đọc nối tiếp lần 1
HS phát âm lại.
-7 hs đọc nối tiếp lần 2, 1 hs đọc mục chú giải
HS đọc thầm
- Đọc bài theo cặp. Các ặp đọc bài trước lớp
1 hs đọc toàn bài.
- HS đọc hai khổ thơ đầu. HS đọc thầm suy nghĩ trả lời câu hỏi 1 trong bài.
- Những câu thơ trên cho biết mẹ bạn nhỏ ốm: lá trầu nằm khô , truyện Kiều gấp lại vì , ruộng vườn sớm trưa vắng bóng mẹ vì mẹ ốm không làm lụng được.
- Cô bác xóm làng đến thăm - Người cho trứng, người cho cam - Anh y sĩ đã mang thuốc vào.
- HS đọc thầm toàn bài:
- Bạn nhỏ xót thương mẹ:
Nắng mưa / lặn trong đời mẹ chưa tan.
Cả đời mẹ đi / bây giờ mẹ lại tập đi.
Vì con mẹ khổ đủ điều / đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn.
+ Bạn nhỏ mong mẹ chóng khoẻ:
Con mong mẹ khoẻ dần dần
+ Bạn nhỏ không quản ngại, làm mọi việc để mẹ vui: Mẹ vui, con có quản gì / Ngâm thơ kể chuyện, rồi thì múa ca
+ Bạn nhỏ thấy mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với mình: Mẹ là đất nước, tháng ngày của con.
- Tình thương của bạn nhỏ đối với mẹ rất sâu sắc.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài.
- Tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của bạn nhỏ đối với mẹ.
- HS nêu.
- HS đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
- HS nhẩm HTL bài thơ.
- HS thi đọc từng khổ thơ.
- HS thi đọc toàn bài thơ.(Đối vơi HS khá giỏi)
..
Toán:
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000 (Tiếp)
I. Mục tiêu:
- Tính nhẩm thực hiện được phép tính cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến 5 chữ số với (cho) số có một chữ số.
- Tính được giá trị của biểu thức.
II. Chuẩn bị: VBT toán.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Giới thiệu bài:
Tính: 25968: 3 ; 18418: 4
GV nhận xét và giới thiệu vào tiết học.
B. Hoạt động dạy học
* Bài 1: Tính nhẩm
- GV ghi bảng
HS – GV nhận xét:
* Bài 2: Đặt tính rồi tính:
- HS – GV nhận xét: Chốt chú ý cách đặt các phép toán cộng, trừ, nhân, chia.
* Bài 3: Tính giá trị của biểu thức
HS – GV nhận xét:
Chốt: Cách tính giá trị của biểu thức.
- Đối với HS khá giỏi, GV cho HS làm tiếp bài tập 4, 5.
3.Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét tiết học:
- HD bài 4, 5 về nhà làm, (thực hiện vào buổi chiều)
-2 HS lên bảng tính, ở dưới làm vào nháp và nhận xét bạn.
Học sinh làm việc cá nhân
Báo cáo kết quả
6000 + 2000 - 4000 = 4000
90 000 - ( 70000 - 20 000 )
90 000 - 50 000 = 40 000
90 000 - 70 000 - 20 000 = 0
12000 : 6 = 2000
- HS đọc yêu cầu đàu bài.
4 hs lên bảng thực hiện
Cả lớp làm bài trong vở
b) 59200; 11692; 52260; 13008
- HS nêu yêu cầu đầu bài.
2 hs lên bảng thực hiện, Cả lớp làm bài vào vở
a) 3257 + 4659 - 1300
7916 - 1300 = 6616
b) 6000 - 1300 x 2
6000 - 2600 = 3400
.
Tập làm văn:
THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN?
I. Mục tiêu:
- Hiểu được đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện.
- Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối, liên quan đến 1,
2nhân vật và nói lên được một điều có ý nghĩa.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Giới thiệu bài: Giới thiệu qua chương trình Tập làm văn của lớp 4, GT về văn kể chuyện.
B. Bài mới.
I. Nhận xét:
Bài 1:
- Hãy kể lại câu chuyện Sự tích Hồ Ba Bể.
- Câu chuyện có những nhân vật nào?
- Các sự việc xảy ra và kết quả của các sự việc ấy?
- Các em thấy các sự việc diễn ra như thế nào?
- Qua câu chuyện em rút ra được điều gì?
=> GV nêu câu nhuyện có nhân vật - có đầu có cuối - Có ý nghĩa - Đó là đặc điểm của văn kể chuyện.
Bài 2: GV treo bảng phụ viết sẵn bài Hồ Ba Bể.
- Bài văn có bao nhiêu nhân vật? Có sự kiện nào trong đoạn văn?
- Bài văn mang ý nghĩa GD gì?
- Vậy bài văn có phải là bài văn kể chuyện không?
- GV kết luận: Bài hồ Ba Bể không phải là bài văn kể chuyện mà chỉ là bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể.
Bài 3: Theo em, thế nào là kể chuyện
HS - GV nhận xét:
II. Ghi nhớ:
III: Luyện tập:
Bài 1: Đọc yêu cầu của bài tập
HS - GV nhận xét:
Bài 2: Câu chuyện của em có những nhân vật nào? Nêu ý nghĩa câu chuyện của mình.
HS - GV nhận xét:
C. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học: Học bài, chuẩn bị bài sau.
- HS nghe
- HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- 1, 2HS kể.
- Câu chuyện có các nhân vật: Bà cụ ăn xin, mẹ con bà nông dân.Những người dự lễ hội
b) Các sự việc xảy ra và kết quả:
+ Bà cụ ăn xin trong ngày hội cúng Phật nhưng không ai cho.
+ Hai mẹ con bà nông dân cho bà cụ ăn xin ăn và ngủ trong nhà.
+ Đêm khuya.., Sáng sớm...,Nước lụt
- Các sự việc diễn ra liên tiếp có đầu, có cuối.
- Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể và ca ngợi những con mgười giầu lòng nhân ái
- HS đọc yêu cầu đầu bài và đọc bài trong bảng phụ. HS khác đọc thầm.
- Không có nhân vật.
- Không, chỉ có những chi tiết giới thiệu về hồ Ba Bể và chư có ý nghĩa GD.
- Bài văn trên không phải là văn kể chuyện
- HS thảo luận nhóm đôi.
Báo cáo kết quả.
- Đọc mục ghi nhớ:
HS làm bài.
Đọc bài của mình.
- Thực hiện theo yêu cầu của bài.
Chính tả (Nghe – viết):
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. Mục tiêu:
- Nghe – viết và trình bày đúng bài chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có phụ âm đầu l/ n.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Giới thiệu bài: Tiết học ngày hôm nay sẽ giúp các em nghe viết đúng chính tả bài: Dế mèn bênh vực kẻ yếu. Làm đúng các bài tập chính tả theo yêu cầu.
B. Bài mới.
* HD nghe – viết. GV đọc đoạn viết
Hướng dẫn hs viết từ khó:
- GV gọi 3 hs lên bảng
- HS - GV nhận xét:
- Hướng dẫn hs viết bài:
- Ghi tên bài vào giữa dòng, Sau khi chấm xuống dòng chữ đầu dòng viết hoa, viết lùi vào một ô li.
- GV đọc bài
- GV đọc cho HS soát lại bài, chấm một số bài - Nhận xét:
*Hướng dẫn hs làm bài tập:
Bài 2: Điền vào chỗ chấm l hay n?
GV đưa bảng phụ:
- Yêu cầu HS đọc lại toàn bài sau khi đã làm.
C. Củng cố – dặn dò:
GV nhận xét tiết học, về nhà luyện viết lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HS nghe
HS đọc thầm, chú ý tên riêng cần viết hoa.
3 hs viết 3 từ:
Cỏ xước, tỉ tê, ngắn chùn chùn,
- HS gấp sgk.
- HS nghe viết bài.
- HS đổi vở soát bài cho bạn.
- Đọc yêu cầu của bài tập
HS lên bảng điền:
Thứ tự các âm cần điền là:
L - n - l - n - l - l - l
- HS đọc bài
An toàn giao thông:
Bài 1: BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ.
I. Mục tiêu.
- HS biết nội dung 12 biển báo giao thông phổ biến. Hiểu ý nghĩa tác dụng của biển báo giao thông.
- Nhận biết nội dung của các biển báo hiệu ở khu vực gần trường học, gần nhà,
- Khi đi đường chú ý đến biển báo. Tuân theo luận ATGT.
II. Chuẩn bị: Các biển báo giao thông.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Ôn tập và giới thiệubài mới:
- Lên bảng dán các bản vẽ về biển báo giao thông mà em thấy.
- Em có biết những biển báo giao thông đó không?
- HS thực hiện theo yêu cầu.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung biển báo mới.
- GV đưa ra biển báo hiệu mới: 110a, 122
- Em hãy nhận xét hình dáng, màu sắc, hình vẽ của biển?
- Biển báo này thuộc nhóm biển báo nào?
- Căn cứ hình vẽ bên trong em có thể biết nội dung cấm của biển là gì?
- Tương tự GV giới thiệu các biển: 208, 209, 233, 301, 303, 304, 305.
- HS quan sát.
- Hình tròn, nền trắng, viền màu đỏ, hình vẽ màu đen.
- biển báo cấm.
- HS nêu ND.
* Hoạt động 3: Trò chơi biển báo.
- Gv chia lớp làm 5 nhóm, treo 23 biển báo lên bảng. Cho HS quan sát để nhớ tên biển báo là gì.
- GV chỉ bất kỳ một biển báo hs đọc tên biển do GV chỉ.
- Chia 5 nhóm chơi trò chơi.
- Lên bảng gắn tên biển và trả lời tên biển. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
* Củng cố, dặn dò:
- GV tóm tắt lại 1 lần cho HS nhớ tên biển. Nhận xét tiết học.
- Dặn HS thực hiện đúng luật giao thông, Hưởng ứng thánh an toàn giao thông.
Thứ năm ngày 30 tháng 8 năm 2018
Toán:
BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ
I. Mục tiêu:
- Bước đầu nhận biết biểu thức có chứa một chữ.
- Biết cách tính giá trị của biểu thức khi thay chữ bằng số cụ thể.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Giới thiệu bài:
- Tìm x: x + 875 = 9936;
x - 725 = 8259.
- GV chốt giới thiệu vào bài.
B. Hoạt động dạy học:
* Ví dụ:
- Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu tìm gì?
Lan: 3 quyển vở
Mẹ thêm: quyển
Lan có tất cả: quyển?
- GV HD từng trường hợp từ 1, 2, 3,, a.
Có
Thêm
Có tất cả
3
3
3
3
1
2
3
a
3 + 1
3 + 2
3 + 3
3 + a
- GV: 3 + a là biểu thức có chứa 1 chữ.
* Tính giá trị của biểu thức.
- Nếu a = 1 thì 3+ a = 3 + mấy và ta tính được giá trị của biểu thức là bao nhiêu.
- tương tự với các trường hợp khác.
Luyện tập:
* Bài 1:Tính giá trị của biểu thức theo mẫu:
- GV HD HS thực hiện mẫu.
- HS - GV nhận xét: chốt cách tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ.
* Bài 2: Viết vào ô trống
GV đưa bảng phụ đã kẻ sẵn
HS - GV nhận xét:
* Bài 3:b, HS làm bài vào vở
- Giá trị của biểu thức 873 - n với: n = 10
- Giá trị của biểu thức 873 - n với: n = 0
C. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà làm các phần còn lại, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng chữa bài, ở dưới làm vào nháp và nhận xét bài bạn.
- HS đọc ví dụ
- Lan có 3 quyển vở, mẹ cho thên Lan quyển. Lan có tất cả quyển vở.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 1 Lop 4_12405311.docx