Giáo án lớp chồi - Chủ đề: Tết và mùa xuân - Đề tài: Dạy trẻ đọc thơ Tết đang vào nhà

1. Hoạt động 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú, giới thiệu bài mới

- Xúm xít, xúm xít

- Các con đang nghe giai điệu của bài hát

“ Sắp đến tết rồi” của nhạc sĩ Hoàng Vân cô mời chúng ta hãy cùng vận động với cô nào.

- Bạn nào cho cô biết các con vừa vận động theo bài hát gì và cả tác giả nào ?

- Khi nghe bài hát này xong thì giúp các con liên tưởng đến ngày gì?

- Các con ơi sắp đến tết rồi đấy, ai ai cũng nô nức để đi mua sắm tết phải không nào?

 

docx7 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 10093 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp chồi - Chủ đề: Tết và mùa xuân - Đề tài: Dạy trẻ đọc thơ Tết đang vào nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG HỌC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Lĩnh vực : Phát triển ngôn ngữ Chủ đề : Tết và mùa xuân Đề tài : Dạy trẻ đọc thơ “ Tết đang vào nhà” Đối tượng : Trẻ 4 - 5 tuổi Thời gian : 25 – 30 phút Ngày soạn : 23/ 12/2017 Người soạn: Đào Thu Thảo Ngày dạy :20 /01/2017 Người dạy : Đào Thu Thảo I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả “ Tết đang vào nhà” – Nguyễn Hồng Kiên - Trẻ hiểu nội dung bài thơ 2. Kỹ năng - Trẻ học thuộc thơ - Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm và thể hiện nhịp điệu vui tươi của bài thơ 3. Thái độ - Giáo dục trẻ biết yêu quý và giữ gìn phong tục tập quán của nhân dân ta trong ngày tết cổ truyền của dân tộc - Trẻ thêm yêu gia đình, quê hương đất nước - Trẻ tích cực trong giờ học II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô - Máy tính, hình ảnh về ngày tết, tranh minh họa nội dung bài thơ, cành hoa đào, cành hoa mai - Nhạc bài hát: Sắp đến tết rồi – Hoàng Vân - Mũ hoa đào, hoa mai cho trẻ 2. Đồ dùng của trẻ - Trang phục gọn ngàng - Tâm thế sẵn sàng vào tiết học III. CÁCH TIẾN HÀNH Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú, giới thiệu bài mới - Xúm xít, xúm xít - Các con đang nghe giai điệu của bài hát “ Sắp đến tết rồi” của nhạc sĩ Hoàng Vân cô mời chúng ta hãy cùng vận động với cô nào. - Bạn nào cho cô biết các con vừa vận động theo bài hát gì và cả tác giả nào ? - Khi nghe bài hát này xong thì giúp các con liên tưởng đến ngày gì? - Các con ơi sắp đến tết rồi đấy, ai ai cũng nô nức để đi mua sắm tết phải không nào? - Thế các con thấy bố mẹ chúng mình ở nhà thường mua sắm những gì vào ngày tết nhỉ? - À vậy vào ngày tết thì các con thường giúp bố mẹ làm những công việc gì nào? - Ngoài ra thì chúng ta có thể làm rất nhiều việc vừa sức như dọn dẹp góc học tập này, gập quần áo giúp mẹ này và tranh trí cành đào nữa đúng không. - Hôm nay ở lớp chúng ta cô giáo đã chuẩn bị rất nhiều đồ để chuẩn bị đón tết này và trên đường đến lớp cô gặp chị Mùa Xuân chị đã gửi tặng cho lớp chúng ta rất nhiều những chiếc mũ để đón tết đấy. Các con có thích không nào! - Vậy cô mời các con hãy tiến lên lấy những chiếc mũ cho mình nào! Ai thích mũ nào thì các con lấy mũ đấy nhé. 2. Hoạt động 2. Cô đọc thơ - Các con có thích ngày tết không nào? - Cô có một bài thơ rất là hay miêu tả một bạn nhỏ cũng đang trong tâm trạng chờ đón ngày tết đang đến. Đó là bài thơ “ Tết đang vào nhà” của nhà thơ Nguyễn Hồng Kiên. - Các con có thích học bài thơ này cùng cô không? - Vậy bây giờ cô sẽ đọc bài thơ, chúng mình cùng lắng nghe cô nhé. - Cô đọc thơ diễn cảm lần 1. - Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ: Tết đang vào nhà của nhà thơ Nhất Chung. Bài thơ thể hiện cảnh nhộn nhịp chuẩn bị đón tết trong gia đình 1 bạn nhỏ. Tết về thì chúng ta thêm tuổi mới, con người và cảnh vật cũng như khoác lên mình tấm áo mới. Tất cả đều vui vẻ, rạng rỡ, hân hoan. - Để cho bài thơ được hay hơn cô sẽ đọc thơ kết hợp với tranh, chúng mình hãy ngồi ngoan lắng nghe cô đọc thơ nhé! - Cô đọc diễn cảm lần 2, kết hợp cho trẻ xem tranh trên máy tính. - Khi cô đọc song bài thơ “ Tết đang vào nhà thì các con cảm thấy thế nào nhỉ”? - À còn cô thì khi đọc song bài thơ cô rất mong đến ngày tết để cô được về với gia đình mình này, để cùng gia đình đón tết và làm các móm ăn truyền thống để gia đình mình cùng ăn đấy các con ạ. 3. Hoạt động 3. Đàm thoại, trích dẫn và dạy trẻ đọc thơ a. Đọc thơ cho trẻ nghe và đàm thoại, trích dẫn - Các con đã vừa nghe cô đọc xong bài thơ, bây giờ cô có 1 trò chơi, chúng ta có thích chơi trò chơi với cô không? - Trò chơi của cô có tên là “Ô cửa bí mật” + Cô sẽ chia lớp chúng ta thành 2 đội đó là đội hoa đào và đội hoa mai. Trên tay cô là những cành mai và cành đào mỗi câu trả lời đúng tương ứng với 1 cành hoa. + Luật chơi: là đội nào trả lời được nhiều câu hơn và giành được nhiều hoa hơn sẽ là đội chiến thắng. + Cách chơi: Trên hệ thống của cô có 5 câu hỏi. Khi cô đọc song câu hỏi, thì các con hãy dùng xắc xô để giành quyền trả lời cho đội mình. - Cô tiến hành cho trẻ chơi - Ô cửa số 1: Các con vừa đọc bài thơ gì và của tác giả nào ? - Ô cửa số 2: Trong bài thơ có nhắc đến loại hoa gì và màu sắc như thế nào? - Giải thích từ khó: + Trước ngõ: Đường vào nhà + Sáng hồng: Màu hồng tươi + Đầy nắng: Nắng chiều - Ô cửa số 3: Các thành viên trong gia đình thường làm gì để đón tết? - Ô cửa số 4: Khi đến tết thì con người và cảnh vật như thế nào? - Nhận xét và tuyên bố đội thắng cuộc. - Các con biết không mỗi năm sắp đến tết, nhà nào cũng trang trí cho thật đẹp này, các con thì được thêm 1 tuổi lớn hơn, vui hơn đúng không nào. - Ở quê mình mỗi khi đến tết nhà nào cũng trưng hoa đào, hoa mai, treo cấu đối, đó là truyền thống của người Việt Nam. - Bây giờ cô sẽ dạy cho chúng mình học thuộc bài thơ này nhé. b. Dạy trẻ đọc thơ - Cô cho cả lớp đọc 2 – 3 lần - Cô cho từng tổ đọc - Cô cho từng nhóm đọc - Cô mời cá nhân trẻ đọc - Trong quá trình dạy trẻ đọc thơ cô chú ý rèn và sửa sai cách phát âm cho trẻ Giáo dục trẻ: - Ngày tết là ngày đoàn tụ của gia đình, mọi người trong gia đình sum họp, quay quần bên nhau. Ở miền Bắc thì có hoa đào, còn ở miền Nam có hoa mai, có nhà còn treo câu đối đỏ,và đó chính là truyền thống tốt đẹp từ xưa đến nay mà người Việt Nam vẫn còn gìn giữ và yêu quý truyền thống này. 4. Hoạt động 4. Trò chơi - Hôm nay lớp chúng ta học rất là giỏi do vật cô sẽ tặng cho chúng ta 1 trò chơi, các con có thích chơi trò chơi không? - Trò chơitrò chơi - Trò chơi của cô có tên “ Kết hoa nào quả đó” - Luật chơi của cô là: bạn nào thua sẽ phải hát 1 bài theo chủ đề. - Cách chơi: Cô có 1 số hoa và một số quả tương ứng với hoa, các con vừa đi vừa hát, khi nghe hiệu lệnh của cô “ Kết hoa nào quả đó” thì bạn nào có hoa gì sẽ kết với quả tương ứng. Chúng mình đã rõ chưa nào. - Có bạn nào muốn lên chơi trò chơi cùng cô nào? - Cô tiến hành cho trẻ hơi 2 – 3 lần - Cô nhận xét và đánh giá trò chơi 4. Hoạt động 4. Kết thúc - Cô cho trẻ nhắc lại tên bài thơ, tên tác giả - Nhận xét, đánh giá giờ học, nhắc trẻ về nhà học thuộc và đọc diễn cảm bài thơ. - Cho trẻ hát cùng cô bài hát “Tết đang vào nhà” - Kết thúc chuyển hoạt động khác. - Quanh cô quanh cô - Trẻ thực hiện - Sắp đến tết rồi của nhạc sĩ Hoàng Vân ạ! - Ngày tết ạ - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Có ạ - Trẻ lên lấy mũ - Có ạ - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Rất vui ạ - Trẻ lắng nghe - Có ạ - Trẻ lắng nghe - Tết đang vào nhà của nhà thơ Nguyễn Hồng Kiên ạ! - Hoa đào cười vui sáng hồng, hoa mai rung rinh cánh trắng ạ! - Mẹ phơi áo hoa, ông treo câu đối, em dán tranh gà. - Sắp thêm 1 tuổi, đất trời nở hoa ạ - Trẻ lắng nghe - Cả lớp đọc - Trẻ đọc thơ - Trẻ lắng nghe - Có ạ - Chơi gì! Chơi gì - Trẻ lắng nghe - Trẻ xung phong - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ nhắc lại - Trẻ hát

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxphat trien ngon ngu 4 tuoi_12493456.docx
Tài liệu liên quan