- Trước khi gieo lúa thì bác nông dân phải làm gì nào?
- Cày đất xong muốn cho đất tơi xốp thì Bác nông dân phải làm gì nữa?
- Vậy con vật gì giúp bác bừa ruộng?
- Cô tạo nhóm có 6 con trâu và 7 cái bừa
- Trẻ đếm từng nhóm.
- Số trâu và số bừa như thế nào? Số nào nhiều hơn? Nhiều hơn mấy? Vì sao con biết( số bừa nhiều hơn , vì thừa 1 cái bừa)
- Số trâu và số bừa số nào ít hơn? Ít hơn mấy?( số trâu ít hơn, vì thiếu 1 con trâu)
- Muốn số trâu bằng số bừa thì mình phải làm gì? (thêm 1 con trâu)
- Cô thêm 1 con trâu.
- Số trâu và số cày đã bằng nhau chưa? Và đều bằng mấy? (bằng 7)
- Lớp đọc: 6 thêm 1 được 7
- Để chỉ nhóm số lượng 7 cô dùng mấy chấm tròn? (7 chấm tròn)
- Để biểu thị nhóm có số lượng 7 cô dùng chữ số mấy? (chữ số 7)
- Lớp đọc: 7 con trâu chữ số 7, 7 cài bừa chữ số 7.
- Để lên rấy làm cỏ thì bác nông dân thường đem theo dụng cụ gì?
- Các con xếp cho cô 7 cái cuốc và 6 cái cào, các con xếp tương ứng dưới mỗi cái cuốc là 1 cái cào nha.
3 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 2255 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp chồi - Đề tài: Đếm đến 7, nhận biết nhóm có 7 đối tượng, nhận biết chữ số 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH SOẠN GIẢNG THI GVDG CẤP TRƯỜNG
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG TOÁN
ĐỀ TÀI: ĐẾM ĐẾN 7, NHẬN BIẾT NHÓM CÓ 7 ĐỐI TƯỢNG, NHẬN BIẾT CHỮ SỐ 7.
Ngày dạy: ngày 28 tháng 10 năm 2015
Giáo viên: Vương Thị Hoàng Oanh
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ đếm đến 7, nhận biết nhóm có 7 đối tượng, nhận biết chữ số 7.
- Biết đếm thành thạo đến 7
- Biết tạo nhóm trong phạm vi 7.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đếm bằng mắt
- Trẻ có khả năng so sánh 2 nhóm đối tượng trong pham vi 7.
- Trẻ có kỹ năng đếm từ 1 đến 7 và rèn kỹ năng xếp tương ứng 1-1.
3. Thái độ:
- Trẻ chú ý học, không nói chuyện riêng.
- Biết yêu quý và tôn trọng các bác nông dân.
II. Chuấn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Giáo án điện tử.
- Nhạc các bài hát trong chủ điểm nghề nghiệp.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ tranh lô tô và chữ số 6-7
- Mỗi trẻ 1 ô chấm tròn có số lượng 6-7.
- Mỗi trẻ 1 cây kéo để chơi trò chơi.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động 1: Ổn định, tổ chức, gây hứng thú.
- Cả lớp vận động bài hát: “Tía má em”
- Các con vừa vận động bài hát nói về ai?( tía má em)
- Trong bài hát tía má làm việc gì? ( Tía má em đi cày bừa)
- Vậy công việc cày bừa là của nghề nào vậy các con? ( nghề nông)
- Các con tháy công việc làm nông của ba mẹ mình như thế nào? ( vất vả và cực khổ)
- Ba mẹ làm việc vất vả để nuôi các con khôn lớn các con phải biết thương ba mẹ mình nha.
2.Hoạt động 2: Ôn nhận biết nhóm có số lượng trong phạm vi 6
- Bạn nào kể cho cô biết là nghề nông thường sử dụng những dụng cụ nào?
(cháu kể)
- Bây giờ lớp mình xem cô có đồ dùng gì của nghề nông nha.
- Cô trình chiếu 6 cái thúng.
- Lớp đếm, cá nhân đếm( 1-2-3-4-5-6 tất cả là 6 cái thúng)
- Có 6 cái thúng thì tương ứng với chữ số mấy?( chữ số 6)
- Lớp đưa lên và đọc chữ số 6.
- Lớp đọc 6 cái thúng- chữ số 6.
- Ngoài thúng ra cô còn có thêm gì nữa đây?
- Cô trình chiếu 6 cái liềm.
- Lớp đếm, cá nhân đếm ( 1-2-3-4-5-6 tất cả là 6 cái liềm)
- Có 6 cái liềm tương ứng với chữ số mấy?( chữ số 6)
- Lớp đưa lên và đọc to chữ số 6
- Lớp đọc 6 cái liềm- chữ số 6.
3.Hoạt động 3: Cung cấp kiến thức
3.1. Đếm đến 7.
- Trước khi gieo lúa thì bác nông dân phải làm gì nào?
- Cày đất xong muốn cho đất tơi xốp thì Bác nông dân phải làm gì nữa?
- Vậy con vật gì giúp bác bừa ruộng?
- Cô tạo nhóm có 6 con trâu và 7 cái bừa
- Trẻ đếm từng nhóm.
- Số trâu và số bừa như thế nào? Số nào nhiều hơn? Nhiều hơn mấy? Vì sao con biết( số bừa nhiều hơn , vì thừa 1 cái bừa)
- Số trâu và số bừa số nào ít hơn? Ít hơn mấy?( số trâu ít hơn, vì thiếu 1 con trâu)
- Muốn số trâu bằng số bừa thì mình phải làm gì? (thêm 1 con trâu)
- Cô thêm 1 con trâu.
- Số trâu và số cày đã bằng nhau chưa? Và đều bằng mấy? (bằng 7)
- Lớp đọc: 6 thêm 1 được 7
- Để chỉ nhóm số lượng 7 cô dùng mấy chấm tròn? (7 chấm tròn)
- Để biểu thị nhóm có số lượng 7 cô dùng chữ số mấy? (chữ số 7)
- Lớp đọc: 7 con trâu chữ số 7, 7 cài bừa chữ số 7.
- Để lên rấy làm cỏ thì bác nông dân thường đem theo dụng cụ gì?
- Các con xếp cho cô 7 cái cuốc và 6 cái cào, các con xếp tương ứng dưới mỗi cái cuốc là 1 cái cào nha.
- Trẻ đếm số lượng cuốc và cào
- Hai nhóm này như thế nào? Nhóm nào nào nhiều hơn? Nhiều hơn mấy? Nhóm nào ít hơn? Ít hơn mấy?
- Vậy muốn 2 nhóm bằng nhau thì mình có mấy cách? (2 cách bớt 1 cây cuốc hoặc thêm 1 cây cào)
- Vậy muốn 2 nhóm đều bằng 7 thì mình phải làm gi? ( thêm 1 cây cuốc)
- Các con hãy chọn chấm tròn bằng với số lượng cuốc và cào.
- Yêu cầu trẻ đặt số tương ứng? (số 7)
- Lớp đọc: 7 cây cuốc số 7, 7 cây cào số 7, 7 chấm tròn số 7.
3.2. Nhận biết số 7:
- Cô trình chiếu nhiều chữ số 1-2-3-4-5-6-7
- Cô hỏi: Ai biết số liền trước số 6 là số mấy( số 5), vậy só liền sau của số 6 là số mấy (số 7)
- Cô giới thiệu chữ số 7, cô phát âm, cho lớp, tổ, cá nhân đọc.
- Cho trẻ nhận xét số 7.
- Cô khẳng định: Chữ số 7 có 2 nét một nét ngang ngắn phía trên và nối liền nét xiên trai ở dưới,
- Cho trẻ dùng ngón tay viết theo số 7 và làm động tác tay không.
3.3. Nhận biết số lượng 7
- Trên dây cô có những nhóm đồ dùng nghề nông lớp mình hãy tìm nhóm nào có số lượng là 7 nha.
4. Hoạt động 4: Trò chơi củng cố.
4.1.Trò chơi: Kết bạn
- Cách chơi: Các con sẽ đi vòng tròn và hát một bài hát bất kì khi nghe hiệu lệnh “Kết bạn” các con sẽ tìm bạn và kết thành nhóm và nhớ là 1 nhóm chỉ có 7 bạn.
- Luật chơi: Nếu nhóm nào không kết đúng 7 bạn thì nhóm đó sẽ bị phạt nhảy lò cò.
4.2.Trò chơi: Nhà nông thu hoạch
- Cách chơi: Mỗi lần chơi là 2 đội, các con sẽ đi qua bờ ruộng sau đó dùng kéo cắt thanh long mỗi bạn cắt 1 trái và mỗi đội cắt cho cô 7 trái thanh long nha.
- Luật chơi: Đội nào cắt nhanh và đúng số lượng đội đó là đội chiến thắng.
IV. Kết thúc giờ học.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lam quen voi toan 5 tuoi nhan biet chu so 7_12493889.doc