Giáo án lớp Lá - Chủ đề nhánh 3: Một số con vật sống dưới nước

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

- Bò trong đường hẹp (3m x 0,4m ) không chệch ra ngoài ( 3 tuổi)

- Bò trong đường dích dắc (3-4 điểm dích dắc, cách nhau 2m) không chệch ra ngoài. (4 tuổi)

- Bò vòng qua 5-6 điểm dích dắc, cách nhau 1,5m đúng kĩ thuật (5 tuổi )

2. Kỹ năng:

- Định hướng, phối hợp tay, thể hiện sự khéo léo trong khi thực hiện vận động. (3,4 tuổi)

- Định hướng, phối hợp tay-mắt, thể hiện sự khéo léo khi thực hiện vận động, đúng kĩ thuật, nói được tên vận động. (5 tuổi)

3. Thái độ:

- Tham gia tích cực vào các hoạt động, không xô đẩy nhau khi học.

II. Chuẩn bị

- Của cô: Đường hẹp, đường dích dắc cho trẻ ở 3 độ tuổi.

- Của trẻ: Đường dích dắc, quả các loại

 

doc20 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 752 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp Lá - Chủ đề nhánh 3: Một số con vật sống dưới nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c theo mẫu câu theo mẫu câu: Đây là con gì? Đây là con. Con ... sống ở đâu? Con ... sống ở ....... / Con.. có những đặc điểm gì? Con .có. (4 tuổi) - Nói và trả lời trọn câu theo mẫu câu: : Đây là con gì? Đây là con. Con ... sống ở đâu? Con ... sống ở ....... / Con.. có những đặc điểm gì? Con .có. Hiểu và làm theo mệnh lệnh của giáo viên: Cháu hãy kể tên các con vật sống dưới nước!( 5 tuổi) 3. Thái độ - Không đến gần ao, hồ sông, suối. - Giữ vệ sinh môi trường nước để các con vật sống dưới nước có môi trường sạch sẽ. II. Chuẩn bị: - Cô : Tranh các con vật sống dưới nước: Cá ( Các loại), tôm. - Trẻ : III. Tiến trình hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Gây hứng thú - Cô đọc câu đố “Tung tăng dưới nước trong veo, Bị người ta "đánh" mới theo lên bờ - Là con gì?” + Con cá sống ở đâu? + Ngoài ra còn có những con gì sống dưới nước nữa. - Cô giáo dục, giới thiệu bài. Hoạt động 2: Cung cấp từ ngữ - Cô cho xuất hiện từng tranh: con cá, người đang câu cá, nước, cá bơi, để cung cấp các từ cho trẻ phát âm. + Cho trẻ phát âm + Tương tự cô cho xuất hiện con tôm. - Cô hướng dẫn cho cả lớp phát âm, tổ nhóm, cá nhân phát âm. Cô chú ý sửa cách phát âm cho trẻ. - Những con vật sống dưới nước rất cần nguồn nước sạch sẽ để sinh sống vì vậy các con không được vứt rác xuống ao, hồ, sông suối.... Ngoài ra các con không nên chơi gần ao, hồ, sông suối, ...lỡ chân bị ngã xuống thì rất nguy hiểm đến tính mạng. Hoạt động 3: Luyện nói câu - Cô cho trẻ quan sát con cá, con tôm và hỏi trẻ theo mẫu câu: + Đây là con gì? + Con cá/ tôm sống ở đâu ? + Nó có đặc điểm gì? - Cô cho một trẻ lên hỏi theo mẫu câu trên cho cả lớp trả lời. - Cho 1 tổ hỏi và 2 tổ trả lời. - Cho từng cặp trẻ lên hỏi đáp theo mẫu câu trên. - Cho trẻ nhắc tên con vật, cô nhấn mạnh cho trẻ hiểu: Con cá, con tôm đều sống dưới nước. Giáo viên giải thích cho trẻ hiểu con cá, con tôm là những con vật sống dưới nước nhỏ bé, dễ thương và cá tôm có lợi ích cung cấp cho con người thịt dùng để nấu các món ăn ngon và bổ dưỡng. Hoạt động 4: Dạy trẻ thuộc bài thơ: “ Con cá vàng” “Con cá vàng Bơi nhẹ nhàng Trong bể nước Đố ai bơi được Như con cá vàng” - Cô đọc cho cả lớp nghe 1 lần. - Cho cả lớp đọc thơ theo cô từng câu. - Cô mời nhóm 5 tuổi đọc thơ - Cô mời nhóm 4 tuổi đọc thơ - Cô mời nhóm 3 tuổi đọc thơ - Cô chú ý lắng nghe trẻ đọc thơ để giúp đỡ trẻ đọc đúng. - Cho trẻ nhắc lại lợi ích của cá, tô. - Kết thúc: Cho trẻ hát “Cá vàng bơi” và ra chơi. - Cả lớp trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ 5 tuổi - Trẻ lắng nghe - Quan sát - 5, 4, 3 phát âm - Trẻ lắng nghe - Quan sát và hỏi đáp theo cô - 5 tuổi hỏi - 5, 4, 3 luyện nói - 5 với 5, 5 với 4, 5 với 3 luyện nói - Nhắc lại và lắng nghe - Trẻ lắng nghe - 5, 4, 3 đọc thơ - 5 tuổi đọc thơ - 4 tuổi đọc thơ - 3 tuổi đọc thơ - 5 tuổi - Cả lớp ==================******======================== PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG BÒ VÒNG QUA CÁC ĐIỂM DÍCH DẮC I. Mục tiêu: 1. Kiến thức - Bò trong đường hẹp (3m x 0,4m ) không chệch ra ngoài ( 3 tuổi) - Bò trong đường dích dắc (3-4 điểm dích dắc, cách nhau 2m) không chệch ra ngoài. (4 tuổi) - Bò vòng qua 5-6 điểm dích dắc, cách nhau 1,5m đúng kĩ thuật (5 tuổi ) 2. Kỹ năng: - Định hướng, phối hợp tay, thể hiện sự khéo léo trong khi thực hiện vận động. (3,4 tuổi) - Định hướng, phối hợp tay-mắt, thể hiện sự khéo léo khi thực hiện vận động, đúng kĩ thuật, nói được tên vận động. (5 tuổi) 3. Thái độ: - Tham gia tích cực vào các hoạt động, không xô đẩy nhau khi học. II. Chuẩn bị - Của cô: Đường hẹp, đường dích dắc cho trẻ ở 3 độ tuổi. - Của trẻ: Đường dích dắc, quả các loại III. Tiến trình hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ - Cho trẻ đi thành hình tròn trên nền nhạc thể dục, cô cho trẻ khởi động với các kiểu chân : Đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi bằng gót chân, đi mép ngoài, đi khom, chạy chậm, chạy nhanh, đi thẳng sau đó cô hướng dẫn trẻ chạy chậm chuyển sang đội hình thành 3 hàng ngang để cùng nhau tập bài tập phát triển chung. Hoạt động 2: Trọng động: * Bài tập phát triển chung: Tập trên nền nhạc “Bé heo tròn xinh, Nắng sớm, Ngày vui của bé” - Động tác Tay: Đứng thẳng, 2 tay đưa ra trước , lên cao, hạ tay xuống. (4 lần x 8 nhịp) - Động tác bụng lườn: 2 tay đưa lên cao, cúi gập người (2 lần x 8 nhịp) - Động tác chân: Đưa chân ra trước, khụy gối ( 4 lần x 8 nhịp) * Vận động cơ bản: - Hôm nay, mình cùng thực hiện vận động “Bò vòng qua các điểm dích dắc". Cô giới thiệu các chuẩn dành cho trẻ 3 độ tuổi. - Cô làm mẫu lần 1 - Cô làm mẫu lần 2, kết hợp cô phân tích động tác: TTCB: Đứng trước vạch xuất phát, quỳ xuống 2 tay đặt sát mép vạch, bàn tay và cẳng chân đặt sát mép sàn, lưng thẳng, mắt nhìn thẳng. Khi bò kết hợp tay nọ chân kia bò dích dắc qua các chướng ngại vật, bò khéo léo không chạm đổ vật, bò xong cô đứng dậy về cuối hàng đứng. - Mời 3 trẻ của 3 độ tuổi lên thực hiện. (Sau mỗi lần thực hiện cô hỏi: Các con thấy các bạn ném như thế nào?) - Cô quan sát, sửa sai cho trẻ. * Trẻ thực hiện: - Nhóm 5 tuổi thực hiện trước ( Sau mỗi lần trẻ thực hiện cô gợi ý cho trẻ nhận xét về các bạn: Các bạn thực hiện như thế nào?) - Nhóm 3, 4 tuổi thực hiện lần lượt theo hiệu lệnh của cô. - Cho nhóm 5, 4, 3 tuổi thực hiện 1 lượt - Cô chú ý quan sát, sửa sai cho trẻ. - Vừa rồi cô cho các con tập vận động gì? - Nhận xét, tuyên dương trẻ. * Trò chơi: Đội nào giỏi - Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội chơi, nhiệm vụ của mỗi đội là bò qua các vật chuẩn theo hướng dích dắc lên lấy quả, đội nào lấy được nhiều sẽ là đội chiến thắng. - Luậ chơi: Mỗi lượt chơi mỗi bạn chỉ được lấy 1 quả, nế làm đổ vật chuẩn phai quay về bò lại, thời gian cho mỗi đội là 1 bản nhạc. Hoạt động 3: Hồi tĩnh - Cho trẻ hít thở không khí trong lành, hít sâu, thở ra nhẹ nhàng và ra chơi. - Trẻ thực hiện. - Trẻ tập bài tập phát triển chung. - Trẻ quan sát và lắng nghe. - Trẻ 3,4,5 tuổi thực hiện. - Trẻ thực hiện - Trẻ 5 tuổi - Trẻ nghe và chơi - Trẻ thực hiện * Những nội dung cần rút kinh nghiệm trong ngày ........................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ===================******=================== Thứ 3 ngày 11 tháng 12 năm 2018 HOẠT ĐỘNG TẬP NÓI TIẾNG VIỆT MỘT SỐ CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC : CÁ, TÔM (T2) I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Biết sử dụng các từ ngữ con cá, con tôm, nước, bơi, câu cá. (3 tuổi). - Hiểu và biết sử dụng các từ ngữ con cá, con tôm, nước, bơi, câu cá. (4 tuổi) - Hiểu và biết sử dụng tốt các từ ngữ con cá, con tôm, nước, bơi, câu cá. (5 tuổi) 2. Kĩ năng: - Nói và trả lời được theo mẫu câu: Đây là con gì? Đây là con. / Con ... sống ở đâu? Con ... sống ở/....... Con.. có những đặc điểm gì? Con .có. ( 3 tuổi) - Nói và trả lời rõ ràng, trọn câu theo mẫu câu: Đây là con gì? Đây là con. /Con ... sống ở đâu? Con ... sống ở ....... /Con.. có những đặc điểm gì? Con .có. Nghe, hiểu các câu mệnh lệnh: Cháu hãy kể tên các con vật sống dưới nước! ( 4 tuổi) - Nói và trả lời rõ ràng, mạch lạc, thành thạo theo mẫu câu: Đây là con gì? Đây là con. Con ... sống ở đâu? Con ... sống ở ....... Con.. có những đặc điểm gì? Con .có. Hiểu và làm theo mệnh lệnh của giáo viên: Cháu hãy kể tên các con vật sống dưới nước! (5 tuổi) 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động. II. Chuẩn bị - Của cô: Hình ảnh các con vật sống dưới nước: Cá , tôm, máy tính, nhạc “cá vàng bơi”, “tôm, cua, cá thi tài” - Của trẻ: Tranh con cá con tôm, con cá, con tôm bằng vải nỉ. III. Tiến trình hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Gây hứng thú, nhắc lại từ ngữ - Cho trẻ vận động bài hát: Cá vàng bơi + Bài hát nhắc đến con vật gì? + Con cá sống ở đâu? + Ngoài ra còn có những con gì sống dưới nước nữa. - Cho trẻ quan sát tranh và cho cả lớp nhắc lại từ ngữ đã học ở tiết trước. - Cô chú ý lắng nghe để sửa cách phát âm cho trẻ. Hoạt động 2: Thực hành theo tình huống - Chia trẻ thành 3 nhóm để trẻ hỏi đáp theo mẫu câu: + Đây là con gì? + Con cá/ tôm sống ở đâu ? + Cá/ tôm có những đặc điểm gì? - Cô hỏi cả lớp trả lời - Mời 1 bạn lên hỏi đáp cùng cô. - Cô cho một trẻ lên hỏi theo mẫu câu trên cho cả lớp trả lời - Cho nhóm hỏi đáp, từng cặp với nhau - Cô chú ý cách phát âm của trẻ giúp đỡ trẻ hỏi và trả lời đúng theo mẫu câu trên. - Cô giới thiệu các món ăn được chế biến từ cá, tôm: Cá kho, cá nấu lẫu, cháo cá, tôm nướng... Các món ăn này rất bổ dưỡng và cung cấp nhiều vitamin vì vậy các con khi ăn các món ăn này phải ăn hết phần không được làm rơi vãi ra ngoài. Hoạt động 3: Nhận họ nhận hàng + Cách chơi: Cho trẻ đeo con cá, con tôm trên tay, cho trẻ vừa đi vừa giả bộ làm con cá, tôm đang bơi. Khi có lệnh “nhận họ, nhận hàng” nhà con nào thì các con vật đó chạy vào bên trong vòng tròn, bạn nào nhận chưa đúng sẽ phải nhận lại. + Luật chơi: Các bạn làm đúng theo yêu cầu sẽ được tuyên dương. - Cho trẻ chơi 2 – 3 lần - Cô theo dõi sửa sai cho trẻ. - Nhận xét tuyên dương Hoạt động 4: Củng cố - Giáo viên yêu cầu trẻ trả lời câu hỏi: Con cá/ tôm cung cấp cho chúng ta cái gì? - Kết thúc: Cho trẻ ra chơi. - Trẻ vận động cùng cô - Trẻ 3,4,5 tuổi - Trẻ 4,5 tuổi - Trẻ 4,5 tuổi - Trẻ nhắc lại - Trẻ thực hiện - Cả lớp - Trẻ 5 tuổi - Trẻ 5 tuổi - Trẻ thực hiện - Trẻ quan sát và lắng nghe - Trẻ nghe - Trẻ tham gia chơi - Trẻ nghe - 5 tuổi - Trẻ ra chơi =================*****================= HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN Gộp 2 nhóm đối tượng tạo thành số lượng 8 – đếm I. Mục tiêu: 1. Kiên thức: - Biết gộp 2 nhóm đối tượng tạo thành số lượng 8, đếm theo khả năng. (3, 4 tuổi) - Biết gộp 2 nhóm đối tượng tạo thành số lượng 8, đếm và nói kết quả. (5 tuổi) 2. Kỹ năng: - Gộp theo khả năng. (3, 4 tuổi) - Phát triển kỹ năng gộp 2 nhóm đối tượng tạo thành số lượng 8 và đếm. (5 tuổi) 3. Thái độ: - Hứng thú tham gia vào giờ học, thích học môn toán. II. Chuẩn bị: - Của cô: Bảng xoay, lô tô con thỏ, quả táo, con bướm, quả ổi, rổ, thẻ số từ 1-8 - Của trẻ: Rổ, lô tô, thẻ số từ 1-8, mũ con vật III. Tiến trình hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Ôn tách nhóm có số lượng 8 thành 2 nhóm, đếm. - Trẻ hát và vận động bài “ Trời nắng, trời mưa” + Cô có gì đây? + Cô cho trẻ đếm và đặt chữ số tương ứng - Cô mời 1 bạn lên tách nhóm 8 con thỏ thành 2 nhóm 7 -1 . - Giới thiệu bài: Gộp 2 nhóm đối tượng tạo thành số lượng 7 – đếm Hoạt động 2: Gộp 2 nhóm đối tượng tạo thành số lượng 8 – đếm * Gộp 7-1 - Cô thực hiện cách gộp 2 nhóm đã tách có sẵn trên bảng thành 1 nhóm. (cho trẻ đếm, đặt số tương ứng) + Hỏi trẻ khi cô gộp nhóm 7 với nhóm 1 được nhóm có số lượng mấy. Cho trẻ đếm lại. - Cô cho trẻ đọc: 7 gộp 1 được 8 * Gộp 6-2 - Cô cho trẻ quan sát và đếm cô gắn nhóm 6 con bướm ở nhóm trên. (cho trẻ đặt số tương ứng) - Cô cho trẻ quan sát và đếm cô gắn nhóm 2 con bướm ở nhóm dưới. (cho trẻ đặt số tương ứng) - Hỏi trẻ khi cô gộp nhóm 6 với nhóm 2 được nhóm có số lượng mấy?. - Cô cho trẻ đọc: 6 gộp 2 được 8 * Gộp 5-3 - Mời 1 trẻ lên gắn 2 nhóm có số lượng 5-3 và chữ số tương ứng. - Mời 1 trẻ khác gộp 2 nhóm lại với nhau. + Khi gộp nhóm 5 với nhóm 3 ta được nhóm số lượng mấy? - Cô cho trẻ đọc: 6 gộp 2 được 8 * Tương tự cô cho trẻ thực hiện các gộp 4 với 4 Hoạt động 3: Luyện tập - Cho trẻ tạo nhóm và gộp theo yêu cầu, gộp theo ý thích. - TC: Bé nhanh chân + Cách chơi : Các bạn đội mũ con vật trên đầu, khi cô yêu cầu “về hang để ngủ” thì ai đội mũ con vật nào thì về với nhóm con vật đó Lượt 2: Yêu cầu trẻ gộp 1 nhóm để tạo thành 1 nhóm có số lượng 8 + Luật chơi: Bạn nào thực hiện chưa đúng sẽ bị phạt nhảy lò cò. - Cô nhận xét và dặn dò trẻ. * Kết thúc: Cho trẻ chơi “Con thỏ” và ra chơi. - Trẻ hát và vận động - Trẻ trả lời - Cả lớp - Trẻ 5 tuổi tách - Trẻ nghe - Trẻ quan sát và đếm. - Trẻ 5 tuổi trả lời. - Trẻ đọc. - Trẻ quan sát, đếm - Trẻ 5 tuổi trả lời. - Trẻ đọc - Trẻ nghe và thực hiện - Trẻ đọc - Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô. - Trẻ nghe và chơi. - Trẻ lắng nghe và chơi - Trẻ chơi và ra chơi. * Những nội dung cần rút kinh nghiệm trong ngày ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... =======================*****===================== Thứ 4 ngày 12 tháng 12 năm 2018 HOẠT ĐỘNG TẬP NÓI TIẾNG VIỆT MỘT SỐ CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC : CUA, RÙA ỐC ( T1) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Biết sử dụng các từ ngữ con cua, con rùa, con ốc, bò, đi theo cô và anh chị. (3 tuổi). - Biết sử dụng các từ ngữ ngữ con cua, con rùa, con ốc, bò, đi. (4 tuổi) - Hiểu và biết sử dụng các từ ngữ ngữ con cua, con rùa, con ốc, bò, đi. ( 5 tuổi) 2. Kĩ năng  - Nói theo cô và anh chị theo mẫu câu: Đây là con gì? Đây là con...; Con.... sống ở đâu? Con... sống ở.... ( 3 tuổi ) - Nói và trả lời được theo mẫu câu theo mẫu câu: Đây là con gì? Đây là con Con.... sống ở đâu? Con... sống ở.... (4 tuổi) - Nói và trả lời trọn câu theo mẫu câu: Đây là con gì? Đây là con...; Con.... sống ở đâu? Con... sống ở.... Nghe hiểu các câu mệnh lệnh của cô: Cháu hãy kể tên các con vật sống dưới nước! (5 tuổi) 3. Thái độ: - Giữ vệ sinh môi trường nước, không nên vứt rác xuống ao, hồ, sông suối. II. Chuẩn bị: - Đồ dùng của cô: Tranh về các con vật sống dưới nước: Con cua, con rùa, con ốc. - Đồ dùng của trẻ: III. Tiến trình hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Gây hứng thú, nhắc lại từ ngữ - Cho trẻ vận động theo nhạc bài hát “Tôm, cá, cua thi tài” + Bài hát nói về con gì? + Những con vật đó sống ở đâu? + Con hãy kể tên những con vật sống ở dưới nước? - Cô giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh môi trường nước, không nên vứt rác xuống ao, hồ, sông suối. * Nhắc lại từ ngữ ở bài trước: - Cô đưa tranh cho trẻ quan sát, sử dụng hệ thống câu hỏi cho trẻ nhắc lại các từ ngữ: Con cá, con tôm, nước, bơi, câu cá. - Cô quan sát sửa phát âm cho trẻ. Hoạt động 2: Cung cấp từ ngữ - Cô sử dụng tranh đã chuẩn bị, lần lượt cung cấp và hướng dẫn trẻ nói tên một số các con vật sống dưới nước: Con cua, con rùa, con ốc - Cô cho trẻ xem video con cua đang bò để cung cấp từ: bò - Cô cho trẻ xem video về con rùa và cung cấp từ: đi. - Cô quan sát, hướng dẫn, sửa sai cho trẻ. Hoạt động 3: Luyện nói câu - Cô cho trẻ quan sát hình ảnh con cua, con rùa, con ốc và hỏi trẻ theo mẫu câu: + Đây là con gì? + Con cua, ốc, rùa sống ở đâu ? - Cô hỏi cho cả lớp trả lời theo mẫu câu trên. - Cô mời 1 trẻ lên hỏi và trả lời cùng cô. - Cô cho cả lớp luyện tập theo nhóm, cặp. - Cô nhấn mạnh cho trẻ hiểu: Con cua, con rùa, con ốc đều sống dưới nước và chúng rất nhỏ bé, dễ thương và cua, ốc có lợi ích cung cấp cho con người thịt dùng để nấu các món ăn ngon và bổ dưỡng. Hoạt động 4: Dạy trẻ thuộc bài đồng dao: “ Con rùa” “ Rì rà, rì rà Đội nhà đi chơi Tối lặn mặt trời Úp nhà đi ngủ” - Cho cả lớp đọc, nhóm, cá nhân đọc đồng dao. - Cô chú ý lắng nghe trẻ đọc đồng dao để giúp đỡ trẻ đọc đúng. - Cho trẻ nhắc lại lợi ích của cua, ốc. - Kết thúc: Cho làm động tác con rùa đang bò và ra chơi - Cả lớp - 3, 4 tuổi - 5 tuổi - 5 tuổi - Trẻ nghe - 5, 4, 3 nhắc lại - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát và phát âm - Trẻ xem video - Trẻ nghe - Trẻ quan sát và thực hiện - Cả lớp - Trẻ 5 tuổi - Trẻ thực hiện. - Trẻ lắng nghe - Trẻ đọc - Trẻ nhắc - Trẻ thực hiện ===================******===================== HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC THƠ “EM VẼ” I. Mục tiêu  1. Kiến thức: - Biết tên bài thơ, tên tác giả ( 3, 4, 5 tuổi) - Biết đọc bài thơ cùng cô .(3 tuổi) - Biết đọc thơ theo khả năng. (4 tuổi) - Thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ.(5 tuổi) 2. Kỹ năng:. - Đọc bài thơ cùng cô.(3 tuổi) - Đọc thơ theo khả năng ( 4 tuổi) - Đọc rõ ràng, diễn cảm bài thơ.( 5 tuổi) Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi .( 4, 5 tuổi) 3. Thái độ : - Trẻ học ngoan, chú ý nghe cô giảng. II. Chuẩn bị: - Của cô: Tranh thơ chữ to bài thơ "Em vẽ". - Của trẻ: bóng III. Tiến trình hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Cho trẻ vận động theo bài hát “Cháu vẽ ông mặt trời” - Trong bài hát bạn nhỏ vẽ gì nhỉ? - Giới thiệu bài : Cô cũng biết có một bài thơ rất hay của nhà thơ Hoàng Thanh Hà cũng nói về 1 em bé vẽ rất giỏi đó là bài thơ “Em vẽ”. Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ - Cô đọc diễn cảm lần 1. + Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác? - Cô giảng giải nội dung bài thơ: Em bé đã vẽ được các con vật đáng yêu như con Gà Trống, con mèo, và vẽ được cảnh làng quê như bác mặt trăng, cánh đồng lúa, em còn vẽ những mái trường nơi em bé đang học tập. - Cô giới thiệu tranh thơ chữ to và một số hình ảnh thay thế từ - Cô đọc lần 2 trên tranh thơ chữ to. + Bạn nào cho cô biết cách đọc tranh thơ chữ to? - Cả lớp đọc trên tranh thơ chữ to. - Mời 1-2 trẻ lên chỉ tranh thơ và đọc. * Trẻ đọc thơ - Cô cho tổ, nhóm, cặp, cá nhân đọc thơ - Cho trẻ đọc luân phiên theo tay chỉ của cô. - Cô quan sát và sửa sai cho trẻ. * Đàm thoại qua trò chơi. + Trong bài thơ em vẽ những gì? + Em vẽ con gà trống như thế nào? + Em vẽ đôi bướm trắng như thế nào? + Em vẽ bác mặt trăng để làm gì? + Cánh đồng lúa cho ta gì? + Em vẽ nhiều trường học như thế nào? + Bạn nhỏ trong bài thơ như thế nào? Giáo dục trẻ: Yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, con vật và môi trường sống xung quanh trẻ Hoạt động 3: Củng cố - Cho trẻ nhún nhảy theo bài hát “em vẽ” - Cô nhận xét tuyên dương trẻ - Kết thúc : Cho trẻ đọc lại bài thơ “em vẽ" và ra chơi - Trẻ vận động cùng cô. - Trẻ 5, 4, 3 tuổi - Trẻ lắng nghe - Trẻ nghe - Trẻ 5, 4, 3 tuổi - Trẻ nghe - Trẻ quan sát. - Trẻ nghe - Trẻ 5 tuổi - Trẻ đọc. - Trẻ 5 tuổi - Trẻ đọc thơ - Trẻ đọc luân phiên - Trẻ 5,4,3 tuổi - Trẻ 4,5 tuổi - Trẻ 4,5 tuổi - Trẻ 4,5 tuổi - Trẻ 4,5 tuổi - Trẻ 4,5 tuổi - Trẻ 5, 4, 3 tuổi - Trẻ nghe - Trẻ thực hiện - Trẻ nghe - Trẻ đọc thơ Những nội dung cần rút kinh nghiệm trong ngày............................................................ ............................................................................................................................................................................................................................................................................... ===========================*****=========================== Thứ 5 ngày 15 tháng 12 năm 2018 HOẠT ĐỘNG TẬP NÓI TIẾNG VIỆT MỘT SỐ CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC : CUA, RÙA, ỐC (T2) I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Biết sử dụng các từ ngữ ngữ con cua, con rùa, con ốc, bò, đi. (3 tuổi). - Hiểu và biết sử dụng từ ngữ ngữ con cua, con rùa, con ốc, bò, đi. (4 tuổi) - Hiểu và biết sử dụng tốt các từ ngữ con cua, con rùa, con ốc, bò, đi. (5 tuổi ) 2. Kĩ năng: - Nói được theo mẫu câu : Đây là con gì? Đây là con...; Con.... sống ở đâu? Con... sống ở.... (3 tuổi) - Nói rõ ràng, trọn câu theo mẫu câu : Đây là con gì? Đây là con...; Con.... sống ở đâu? Con... sống ở.... Nghe hiểu các câu mệnh lệnh của cô: Cháu hãy kể tên các con vật sống dưới nước! (4 tuổi) - Nói rõ ràng, mạch lạc, trọn câu theo mẫu câu : Đây là con gì? Đây là con...; Con.... sống ở đâu? Con... sống ở.... Nghe hiểu các câu mệnh lệnh của cô: Cháu hãy kể tên các con vật sống dưới nước! (5 tuổi) 3. Thái độ: - II. Chuẩn bị: - Của cô: Tranh về các con vật sống dưới nước: Con cua, con rùa, con ốc. - Của trẻ: III. Tiến trình hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Nhắc lại từ ngữ - Cho trẻ vận động bài hát “Cá vàng bơi” * Nhắc lại từ ngữ ở tiết 1: - Cô đưa tranh cho trẻ quan sát, sử dụng hệ thống câu hỏi cho trẻ nhắc lại các từ ngữ: Con cua, con rùa, con ốc, bò, đi. - Cô quan sát sửa phát âm cho trẻ. Hoạt động 2: Thực hành theo tình huống - Cô cho trẻ quan sát tranh các con vật sống dưới nước (cua, rùa, ốc) và hỏi trẻ: + Đây là con gì? + Con .... sống ở đâu? - Cho lớp, nhóm, từng cặp hỏi và trả lời theo mẫu câu trên. - Cô quan sát giúp đỡ trẻ, sửa cách phát âm của trẻ. - Cô cho trẻ biết lợi ích của cua, rùa, ốc. Cho trẻ quan sát một số món ăn được chế biến từ cua, ốc. - Đó là những con vật cung cấp cho chúng ta rất nhiều chất dinh dưỡng giúp cho cơ thể luôn được khỏe mạnh, nhanh lớn, để chúng ta học tập tốt vì vây khi ăn các con phải ăn nhiều, ăn hết phần thì cơ thể mình mới phát triển được Hoạt động 3: Tổ chức trò chơi vận động “ Con rùa” - Cách chơi: Cho cả lớp vừa làm động tác vừa đọc bài đồng dao “ Con rùa” Rì rà rì rà - Đội nhà đi chơi “ Trẻ khom lưng xuống và bước đi giả làm động tác con rùa đang bò. “ Tối lặn mặt trời - Úp nhà đi ngủ” trẻ ngồi xuống làm động tác ngủ úp 2 bàn tay vào nhau đưa lên má nghiêng đầu. - Cô quan sát và giúp đỡ trẻ để trẻ chơi tốt hơn. Hoạt động 4: Củng cố - Cho trẻ trả lời câu hỏi : Lợi ích của cua, rùa, ốc? - Cô chú ý sửa cách phát âm cho trẻ. - Kết thúc: Cho trẻ hát “ Cá vàng bơi” và ra chơi. - Trẻ vận động - Trẻ 5, 4, 3 nhắc lại - Quan sát và đọc mẫu câu cùng cô - Trẻ 5, 4, 3 hỏi đáp - Trẻ lắng nghe - Lắng nghe - 5, 4, 3 tuổi chơi - 5 tuổi - Cả lớp ========================*****===================== HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN CHỮ CÁI Làm quen chữ i,t,c I. Mục tiêu 1.Kiến thức: - Làm quen với chữ cái i, t, c. (3 tuổi) - Nhận biết chữ cái i, t, c. (4,5 tuổi) 2.Kỹ năng : - Phát âm được chữ i, t, c (3 tuổi) - Phát âm đúng rõ ràng i, t, c (4,5 tuổi) - So sánh sự giông nhau và khác nhau giữa chữ i và t. (5 tuổi) 3. Thái độ: - Có ý thức trong giờ học , hứng thú tham gia vào các hoạt động. II. Chuẩn bị: - Đồ dùng của cô: Tranh “Con vịt” có chứa chữ cái " i, t, c " ”.Chữ cái i, t, c trên máy tính, 3 ngôi nhà. - Đồ dùng của trẻ: Thẻ chữ i, t, c, rổ III. Tiến trình hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1 : Giới thiệu bài. - Cô tạo tình huống cho trẻ khám phá bức thư, trong bức thư bức tranh Con vịt + Cô mời trẻ chọn chữ cái đã học - Đây là chữ cái i, t, c, hôm nay cô sẽ cho các con làm quen với chữ cái i, t, c . - Cho cả lớp phát âm tên đề tài. Hoạt động 2: Làm quen chữ cái " i, t, c " *Làm quen chữ “ i ” -Cô giới thiệu và hướng dẫn cháu phát âm chữ i. - Cả lớp phát âm, tổ, nhóm, cá nhân phát âm. -Mời trẻ (5 Tuổi) phát âm. -Mời trẻ (4 Tuổi) phát âm. -Mời trẻ (3 Tuổi) phát âm -Mời 1 trẻ 5 tuổi,1 trẻ 4 tuổi,1 trẻ 3 tuổi lên phát âm. -Cô chú ý sữa sai cho trẻ. - Cháu nhận xét cấu tạo nét chữ i . - Cô chuẩn xác lại cấu tạo . - Cô giới thiệu chữ " i " in hoa, in thường, viết thường. - Cô cho trẻ quan sát chữ t, hướng dẫn cháu phát âm - Cả lớp phát âm, tổ, nhóm, cá nhân phát âm. -Mời trẻ (5,4,3 Tuổi) phát âm -Mời 1 trẻ 5 tuổi,1 trẻ 4 tuổi,1 trẻ 3 tuổi lên phát âm. -Cô chú ý sữa sai cho trẻ - Cháu nhận xét cấu tạo nét chữ “ t” . - Cô chuẩn xác lại cấu tạo . - Cô giới thiệu chữ " t " in hoa, in thường, viết thường. * Tương tự cô dạy trẻ chữ c. * So sánh chữ cái “ i ” và “ t ”. - Cho cháu quan sát tự so sánh sự giống, khác nhau giữa chữ “ i ” và chữ “ t ”(5 tuổi) Hoạt động 3 : Luyện tập *. Trò chơi: Thực hiện theo yêu cầu của cô. *. Trò chơi: “ Về đúng nhà” - Cô phổ biến cách chơi, luật chơi. + Cách chơi: Cô phát cho mỗi cháu một thẻ chữ cái, sau đó các con vừa đi vừa hát khi nào cô nói về đúng nhà thì các con chạy thật nhanh về ngôi nhà có chứa chữ cái giống chữ cái các con đang cầm trên tay của mình. + Luật chơi: Phải chạy nhanh và về đúng nhà có chứa chữ cái giống chữ cái trên tay của mình. Bạn nào đúng sẽ được tuyên dương. - Cô cho trẻ chơi, sau mỗi lần chơi cô đến bên và hỏi trẻ con đứng ở ngôi nhà có chữ cái gì? - Nhận xét, tuyên dương trẻ. Hoạt động 4 : Củng cố - Cô hỏi trẻ : Hôm nay các con được làm quen với chữ cái gì? - Cô dặn dò, giáo dục trẻ. - Kết thúc: Cô cho trẻ hát ra chơi. -Trẻ lên khám phá. -Trẻ thực hiện -Trẻ lắng nghe. -Trẻ thực hiện -Trẻ 5 tuổi nhận xét. -Trẻ phát âm. -Trẻ 5 tuổi phát âm trước, sau đó đến trẻ 4 tuổi, 3 tuổi. -Trẻ 5 tuổi -Trẻ 5 tuổi -Trẻ lắng nghe và chơi. -Trẻ tham gia chơi -Trẻ 5 tuổi trả lời. -Trẻ lắng nghe. -Trẻ hát và ra chơi. * Những nội dung cần rút kinh nghiệm trong ngày .............................................................................................................................................................................................................................................................................. =================*****=============== Thứ 6 ngày 14 tháng 12 năm 2018 HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC CÁ VÀNG BƠI Trọng tâm dạy hát “Cá vàng bơi” NDKH: Nghe hát “Chú

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLop ghep 345 tuoi_12500783.doc