Cá chép con có giống cá chép trưởng thành không ?
=> Cũng giống chỉ là bé hơn thôi đúng không nào.
- Cá chép đẻ ra con luôn à ?
- Vậy cá chép đẻ ra con hay hay trứng ?
- Vậy cá chép đẻ ra từ chỗ nào ?( Cho trẻ bắt con chép trưởng thành lên và bóp trứng từ bụng cá ra)
- Đây là gì ?
- Cá chép nào cũng đẻ trứng luôn à các con ?
- Các bạn có phân biệt được cá nào là cá chép cái và cá chép đực không ? ( Cô cho trẻ cùng so sánh giữa 2 con cá chép )
+ Cá chép đực thân hình thon dài.
+ Cá chép cái thân hình tròn bầu.
- Cô cho trẻ xem video cá đẻ trứng và trứng phát triển thành cá con.
=> Cô chốt lại : Đúng rồi cá chép là cá đẻ ra trứng, 1 con cá trưởng thành có thể đẻ ra rất nhiều quả trứng và quả trứng lại phát triển thành nhiều con cá bé.
- Chúng mình cùng làm những chú cá nhỏ bơi về nhà của mình nhé.
5 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 3092 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp Lá - Chủ đề: Thế giới động vật - Đề tài: Tìm hiểu về con cá chép, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ LẠNG SƠN
TRƯỜNG MẦM NON LIÊN CƠ
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ CON CÁ CHÉP
Ngày dậy: 4/1/2019
Đối tượng: Trẻ 5-6 tuổi
Người dậy: Hà Thị Hạnh
Thời gian: 30 - 35 phút
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết một số dặc điểm, cấu tạo và môi trường sống của cá chép, quá trình sinh sản của cá chép.
- Trẻ trả lời được 1 số câu hỏi đưa ra
- Trẻ hứng thú tham gia trải nghiệm cùng cô, chơi trò chơi củng cố
2. Kĩ năng
- Phát triển kỹ năng quan sát, chú ý, phát huy tính tích cực của trẻ
- Rèn cách nói, diễn giải mạch lạc, lưu loát, rõ ràng.
- Phát triển ngôn ngữ, trí nhớ có chủ định, tư duy, tưởng tượng và thẩm mỹ trong tạo hình.
- Trẻ biết cách học theo nhóm, cùng bàn bạc, phối hợp nhau để hoàn thành nhiệm vụ.
3. Thái độ
- Biết yêu quý, có thái độ tốt trong việc bảo vệ các loài cá
- Trẻ học bài ngoan, nề nếp
II. Chuẩn bị
- Máy tính, loa, que chỉ
- Một số Video về cá chép : Cá sinh sản, môi trường ôi nhiễm...
- Tranh chơi trò chơi đúng sai về bảo vệ cá, mặt cười mặt mếu.
- Rổ, ao cá, thức ăn của cá...
III. Nội dung tích hợp
- LVPT thẩm mỹ: Vẽ đàn cá, mầu sắc, bài hát : cá vàng bơi... Baby Shark
- LVPTNN: Thơ : rong và cá, con cá chép
- LVPT nhận thức: Toán: to, nhỏ, mầu sắc.
- Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường.
IV. Phương pháp tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Chú cá xinh
- Cô cho trẻ cùng vận động bài “ Baby Shark”
=> À chúng mình vừa vận động bài hát về con gì vậy ?
- Vậy cá sống ở đâu vậy các bạn biết không ?
=> Đúng rồi cá vàng là động vật sống dưới nước.
Các bạn giỏi quá vậy chúng mình cùng đoán xem có những con vật gì đây nữa nhé!
Hoạt động 2: Bé cùng khám phá thế giới kì diệu của loài vật.
- Cô làm đèn chiếu và dùng đôi tay làm các con vật cho trẻ đoán:
+ Con chim bồ câu
+ Con hươu cao cổ
+ Con ốc sên
+ Con chó
+ Con vịt
+ Con cua...
- Chúng mình vừa thấy những con gì nhiều? ( hỏi 2-3 trẻ)
Vậy chúng mình biết con hươu cao cổ là động vật sống ở đây không ?
- Vậy còn chú chó sống ở đâu ?
- Con cua là động vật sống ở đâu ?
- Ngoài con cua ra chúng mình biết con gì sống ở duới nước nữa ?
* Cô đọc câu đố về con cá chép và cả lớp cùng đoán :
“ Đầy mình lợp ngói trăng
Căng bụng quả bóng bay
Đuôi quẫy tung tia nắng
Miệng đớt vầng trăng đầy”
Là con gì ?
* Giờ cô đã chuẩn bị cho lớp mình 3 ao nhỏ ? và cô sẽ chia tổ mình thành 3 đội mỗi đội sẽ chọn cho mình 1 ao và quan sát xem trong ao của mình có con gì ? và quan sát và tìm hiểu tất cả về con vật đó ? sau thời gian 1 bản nhạc cô và các bạn sẽ cùng đến nghe đội của mình giới thiệu nhé.
+ Đội 1: Cá chép đang bơi lội dưới hồ ( ao có nước)
+ Đội 2: Cá chép đã chết ( ao không có nước)
+ Đội 3: Cá chép mẹ và cá chép con + Trứng cá...
( Cô cho trẻ về nhóm quan sát, mở nhạc nền)
- Sau khi hết thời gian cô cho trẻ cùng về ao số 1
* Ao 1: Đặc điểm của cá chép.
- Mời trẻ ở đội 1 lên nhận xét về con cá: ( Trẻ giới thiệu về con cá chép và cô hỏi thêm ý kiến của các đội khác nữa)
+ Ao của con có con gì vậy ? sao con biết đây là con chép ?
+ Con cá chép có những đặc điểm gì nổi bật?( Cô cho trẻ được phát biểu để ghi nhớ kiến thức và phát huy tính tích cực của trẻ )
+ Con cá có mấy mắt vậy nhỉ ?
+ Cá thở bằng gì vậy lớp mình ?
+ Con cá chép sao nó di chuyển được nhỉ ? Nó có chân đâu cơ chứ
+ Vậy con cá ăn bằng gì vậy các con ? Các bạn có biết thức ăn của cá là gì không ?
- Cô có túi thức ăn dành riêng cho cá, chúng ta cùng cho cá ăn nhé!
+ Cho trẻ bắt cá : Sau đó hỏi trẻ
- Các con bắt được cá không ? Bắt dễ không ? Vì sao ?
=> Vì con cá tiết ra 1 chất nhầy rất là trơn làm cho chúng ta rất khó bắt và công dụng chính là giúp chúng tránh được các loài động vật ký sinh, vi khuẩn và các sinh vật nhỏ trong môi trường nước xâm hại.
- Cô chỉ và vẩy và hỏi trẻ đó là gì ?
Cô cho trẻ sờ và hỏi trẻ : Vẩy của cá như thế nào ?Cứng hay mềm ? Vẩy cá cứng có tác dụng gì ?
=> Cô chốt lại: Đây là con cá chép con cá chép gồm 3 bộ phận chính : đầu cá, thân cá, và đuôi cá. Đầu cá có miệng cá, mắt cá và mang cá , mang cá giống như cái mũi giúp cho cá thở được dưới nước.Thân cá thì có vẩy cá, vây cá giúp cá di chuyển được ở dưới nước. Đuôi cá như mái chèo giúp cá di chuyển từ trái sang phải theo ý muốn của chúng. Và thức ăn của cá là cám, ăn rong, rêu, các thực vật phù du, nên làm sạch môi trường nước đó các con.
- Cho trẻ cùng đọc bài thơ “ Rong và cá”
* Đội 2: Môi trường sống của cá.
- Cho cả lớp quan sát ao của đội 2:
- Ao bên này cá bị làm sao vậy ?
- Sao chết rồi vẫn còn mở mắt đây ? Làm gì đã chết ?
- Vậy bây giờ chúng mình cùng đổ nước vào xem còn sống hay đã chết nhé!
- Các con thấy cá như thế nào ? (không còn bơi, bụng lại ngửa lên trên...)
- Tại sao cá lại bị chết vậy ? Cá là động vật sống ở đâu?
-> Không có nước thì cá không sống được và cá có đặc điểm nổi bật là mắt cá không bao giờ nhắm dù cá đi ngủ hay là đã chết đó là do cấu tạo của mắt cá .
- Vậy cá chép sống ở đâu nhiều ?
- Cá sống ở ao, hồ, sông, suối vậy biển cũng có nước thế thả cá chép vào nước biển được không ?
- Tại sao cá chép lại không sống ở nước biển ?
- Cá chép gọi là cá nước gì ?
* Cô cho trẻ cùng quan sát 1 số hình ảnh mà nguồn nước ôi nhiễm.
- Theo các con cá sống được không ? Vì sao ?
- Vậy cá chép muốn sống được môi trường nước phải như thế nào ?
- Vậy để có một nguồn nước sạch chúng mình phải như thế nào?
=> Cô chốt lại: Cá chép là động vật sống ở dưới nước ngọt gọi là cá nước ngọt đấy các con ạ. Và nguồn nước phải sạch sẽ không bị ôi nhiễm muốn nguồn nước sạch thì tất cả mọi người phải cùng chung tay bảo vệ môi trường không vứt rác bừa bãi các con nhớ chưa ?
* Đội 3: Sinh sản của cá chép
- Cho cho trẻ cùng sang ao của đội 3 :
- Chúng mình thấy ao của đội 3 thì như thế nào ?
- Đây cũng là ao cá chép ? Ao cá này có gì khác với 2 ao cá kia?
- Cá chép con có giống cá chép trưởng thành không ?
=> Cũng giống chỉ là bé hơn thôi đúng không nào.
- Cá chép đẻ ra con luôn à ?
- Vậy cá chép đẻ ra con hay hay trứng ?
- Vậy cá chép đẻ ra từ chỗ nào ?( Cho trẻ bắt con chép trưởng thành lên và bóp trứng từ bụng cá ra)
- Đây là gì ?
- Cá chép nào cũng đẻ trứng luôn à các con ?
- Các bạn có phân biệt được cá nào là cá chép cái và cá chép đực không ? ( Cô cho trẻ cùng so sánh giữa 2 con cá chép )
+ Cá chép đực thân hình thon dài.
+ Cá chép cái thân hình tròn bầu.
- Cô cho trẻ xem video cá đẻ trứng và trứng phát triển thành cá con.
=> Cô chốt lại : Đúng rồi cá chép là cá đẻ ra trứng, 1 con cá trưởng thành có thể đẻ ra rất nhiều quả trứng và quả trứng lại phát triển thành nhiều con cá bé.
- Chúng mình cùng làm những chú cá nhỏ bơi về nhà của mình nhé.
- Vậy là các bé đã hiểu thêm về cá chép rõ chưa? Còn bạn nào thắc mắc về loại cá chép này nữa không ?
+ Có bạn nào biết ngoài cá chép đen còn có cá chép mầu gì nữa không ?
- Cho trẻ xem video về các loại cá chép có mầu sắc khác nhau.
+ Vậy theo các con nuôi cá chép để làm gì ?
=> Giáo dục trẻ : Các con à cá chép rất nhiều mầu sắc khác nhau ngoài cá chép mầu đen nhưng cũng có cá chép mầu vàng, cá chép mầu đỏ....Mọi người nuôi cá chép để làm cảnh và cá chứa rất nhiều chất đạm nên là nguồn thức ăn nhiều dinh dưỡng cho con người.Vì vậy các con phải tích cực ăn cá để lớn nhanh khỏe mạnh.
* Kể và xem thêm:
- Ngoài cá chép ra chúng mình thêm các loại cá gì nữa :
Cho trẻ xem thêm cá vàng, cá trê, cá trắm....
Hoạt động 3: Những chú cá tài giỏi
Trò chơi 1: Chuyển thức ăn cho cá
- Chia lớp làm 3 đội cùng chuyển thức ăn về cho cá
Cách chơi : Cô đã chuẩn bị rất nhiều loại thức ăn. Nhiệm vụ của 3 đội là hãy lấy đúng loại thức ăn dành cho cá. Thời gian chơi là 1 bản nhạc đội nào chuyển được nhiều thức ăn cho cá nhiều hơn là đội chiến thắng
- Cô tổ chức cho trẻ chơi và nhận xét trẻ.
Trò chơi 2: Ai nhanh hơn
- Đội 1 và đội 2: thả cá xuống ao.
- Đội 3: Gắn mặt cười, mặt mếu về hành động đúng, sai của con người bảo vệ loại cá.
Cô mời 3 đội lên chơi, mỗi đội 4 bạn và bật qua những ao nhỏ ( vòng thể dục) Thời gian chơi là 1 bản nhạc, hết nhạc đội nào làm đúng theo yêu cầu thì đội đó chiến thắng .
Hoạt động 5: Kết thúc
- Cho trẻ hát bài “ Cá vàng bơi
- Trẻ hát hứng thú
- Con cá vàng
- Dưới nước
- Trẻ lắng nghe và hứng thú
- Trẻ đoán theo ý của trẻ
- Trẻ kể
- Trong rừng
- Trong gia đình
- Dưới nước
- Trẻ kể
- Trẻ đoán
- Trẻ hứng thú nhận nhiện vụ
- Trẻ cùng về nhóm và quan sát
- Trẻ lên giới thiệu
- Cá chép
- Trẻ nhận xét
- 2 mắt
- Bằng mang
- Bằng vây và đuôi
- Miệng, trẻ kể
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe và hiểu
- Vẩy cá
- Cứng đề bảo vệ thân con cá
- Trẻ lắng nghe và hiểu điều cô nói
- Trẻ đọc bài thơ.
- Trẻ cùng quan sát.
- Cá bị chết
- Trẻ quan sát
- Trẻ nhận xét
- Vì không có nước và là động vật sống dưới nước
- Trẻ lắng nghe và hiểu.
- Ao, hồ, sông, suối...
- Không vì nước biển mặn.
- Cá nước ngọt
- Trẻ quan sát
- Không vì nước bị ôi nhiễm
- Nguồn nước sạch
- Trẻ kể
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ hứng thú
- Trẻ nhận xét
- Nhiều cá con
- Có. Cá con bé hơn..
- Trẻ trả lời
- Đẻ trứng
- Trẻ quan sát
- Trứng cá
- Trẻ trả lời
- Trẻ so sánh cá chép cái và cá chép đực
- Trẻ quan sát
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ nêu ý kiến
- Trẻ kể
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe và hiểu
- Trẻ kể và quan sát.
- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi và biết cách chơi và luật chơi
- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi
- Trẻ nắm được cách chơi và luật chơi
- Trẻ hát vui tươi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tim hieu con ca chep_12523679.doc