2. Chuẩn bị:
- Quạt điện.
- Chong chóng, dây nơ, bong bóng xà phòng, dải giấy, quạt mo cau, quạt nan, quạt giấy, cát, lắp ghép, vật chìm vật nổi,
3. Tổ chức hoạt động:
- Cô và trẻ cùng đọc bài thơ “Gọi gió”. (Gió ơi là gió, gió ở nơi nào, gió mau đến đây, cùng nhau ca hát, gió ơi là gió”, cho trẻ đứng tập trung bên cô.
- Chúng mình cùng gọi chị gió nào: “Chị gió ơi, chị gió ơi!”
+ Các con cùng quan sát trên các ngọn cây, lá cây như thế nào?
+ Vì sao?
- Các con biết được có gió là nhờ những bộ phận gì của cơ thể?
- Các con cùng cảm nhận xem nào.(Cô phụ bật quạt theo các mức độ nhẹ đến mạnh)
+ Các con cảm thấy như thế nào? Vì sao?
+ Ngoài gió từ quạt điện, các con có thể tạo ra gió bằng những cách nào? (Tay, miệng, mũi, bật quạt, ) Cho trẻ làm.
Gió từ quạt điện, quạt nan, dùng miệng thổi, gọi là gió nhân tạo- do con người tạo ra. Do tự sinh ra do chuyển động của không khí ở trên bầu trời gọi là gió tự nhiên.
+ Gió có lợi ích gì đối với cuộc sống của chúng ta? (Làm trò chơi, làm mát, làm khô quần áo, đưa hương thơm từ nơi này đến nơi khác,
2 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 630 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp Lá - Chủ đề: Tôi cần gì lớn lên và khỏe mạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN CAN LỘC
TRƯỜNG MN HOA HỒNG
GIÁO ÁN
CHUYÊN ĐỀ TỔ CHUYÊN MÔN 5 TUỔI
Chủ đề: Tôi cần gì lớn lên và khỏe mạnh.
Hoạt động: Chơi ngoài trời
Nội dung: HĐCĐ “Sự kỳ diệu của gió”
Đối tượng: Mẫu giáo 5 tuổi K
Số lượng: 20 trẻ
Thời gian: 30-40 phút
Người dạy: Nguyễn Thị Thủy
Ngày dạy: ..
Năm học 2018- 2019
Chơi ngoài trời
* HĐCCĐ: Khám phá sự kỳ diệu của gió.
Chơi tự do.
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ trải nghiệm, khám phá sự kỳ diệu của gió với lợi ích, tác hại của gió đối với đời sống của con người.
- Rèn khả năng quan sát, chú ý, tư duy, ghi nhớ có chủ định. Tăng cường khả năng vận động và nhanh nhẹn cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi, khi có gió to và lạnh.
2. Chuẩn bị:
- Quạt điện.
- Chong chóng, dây nơ, bong bóng xà phòng, dải giấy, quạt mo cau, quạt nan, quạt giấy, cát, lắp ghép, vật chìm vật nổi,
3. Tổ chức hoạt động:
- Cô và trẻ cùng đọc bài thơ “Gọi gió”. (Gió ơi là gió, gió ở nơi nào, gió mau đến đây, cùng nhau ca hát, gió ơi là gió”, cho trẻ đứng tập trung bên cô.
- Chúng mình cùng gọi chị gió nào: “Chị gió ơi, chị gió ơi!”
+ Các con cùng quan sát trên các ngọn cây, lá cây như thế nào?
+ Vì sao?
- Các con biết được có gió là nhờ những bộ phận gì của cơ thể?
- Các con cùng cảm nhận xem nào.(Cô phụ bật quạt theo các mức độ nhẹ đến mạnh)
+ Các con cảm thấy như thế nào? Vì sao?
+ Ngoài gió từ quạt điện, các con có thể tạo ra gió bằng những cách nào? (Tay, miệng, mũi, bật quạt,) Cho trẻ làm.
Gió từ quạt điện, quạt nan, dùng miệng thổi,gọi là gió nhân tạo- do con người tạo ra. Do tự sinh ra do chuyển động của không khí ở trên bầu trời gọi là gió tự nhiên.
+ Gió có lợi ích gì đối với cuộc sống của chúng ta? (Làm trò chơi, làm mát, làm khô quần áo, đưa hương thơm từ nơi này đến nơi khác,
+ Nếu gió to, gió mạnh thì điều gì sẽ xảy ra? (Cây đổ, nhà đổ).
+ Hiện tượng đó được gọi là gì? (Bão)
Giáo dục trẻ biết bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi, khi có gió to và lạnh để cơ thể luôn được khỏe mạnh. (Bây giờ là thời điểm chuyển giao mùa thu và mùa đông, thời tiết hơi lạnh, các con cần mặc quần áo dài, đủ ấm, không đi ra ngoài khi có gió to và lạnh.)
- Hãy cùng trải nghiệm gió để làm trò chơi nào! (Cho trẻ chơi chong chóng, bong bóng xà phòng, thổi dây nơ,)
Chơi tự do: Cho trẻ chơi với các đồ chơi cô đã chuẩn bị:Chong chóng, dây nơ, bong bóng xà phòng, dải giấy, quạt mo cau, quạt nan, quạt giấy, cát, lắp ghép, vật chìm nổi vật nổi, cầu trượt,
Cô bao quát quá trình trẻ chơi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su ky dieu cua gio 5 tuoi_12523704.docx