- Cô đọc lời bài hát: Mặt trời soi rực rỡ
Gió đùa tóc em bay
Bước chân thêm nhanh
Em đi đưa cơm
Cho mẹ em đi cày.
Lời ca ấy được tác giả gửi gắm tình yêu thương của con với mẹ mình và chính là ca khúc “ Đưa cơm cho mẹ đi cày” sáng tác của bác Hàn Ngọc Bích mà cô sẽ hát tặng cho các con
+ Lần 1: Cô hát kết hợp minh họa
- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
- Bài hát của nhạc sĩ nào?
- Lần 2: Cô cho trẻ xem video bài hát “Đưa cơm cho mẹ đi cày”.
+ Các con thấy giai điệu của bài hát này thế nào?
- Cô giới thiệu nội dung bài hát: Với giai điệu nhẹ nhàng, tình cảm bài hát đã thể hiện tình cảm và lòng hiếu thảo của 1 bạn nhỏ biết quan tâm tới mẹ của mình, bạn nhỏ đã mang cơm và chăn trâu giúp mẹ để mẹ được nghỉ ngơi.
5 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 12562 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp Lá - Dạy vận động minh họa: Nhà mình rất vui - Nghe hát: "Đưa cơm cho mẹ đi cày" - Trò chơi âm nhạc: “Cảm thụ âm nhạc", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN ÂM NHẠC
Chủ đề: Gia đình.
Đề tài: - NDTT: Dạy vận động minh họa: Nhà mình rất vui.
(Sáng tác:Lê Đức Hùng)
-NDKH: Nghe hát: "Đưa cơm cho mẹ đi cày"
(Sáng tác: Hàn Ngọc Bích)
TCÂN: “Cảm thụ âm nhạc"
- Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn “5-6 tuổi”
- Thời gian: 30- 35 phút.
- Ngày thực hiện:
Lớp MGL D – Trường MG Hà Lam
- Người thực hiện: Trương Thị Cẩm Vân
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài hát, cách vận động minh họa theo giai điệu vui tươi, sôi nổi của bài hát: "Nhà mình rất vui"
- Trẻ biết tên bài hát nghe: “Đưa cơm cho mẹ đi cày” và hiểu nội dung bài hát: tình cảm yêu thương của bạn nhỏ dành cho mẹ mình
- Trẻ biết tên và cách chơi trò chơi “Cảm thụ âm nhạc".
2. Kỹ năng:
- Trẻ thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát “ Nhà mình rất vui".
- Trẻ biết phối hợp các bộ phận trên cơ thể để vận động minh họa theo lời bài hát, sáng tạo ra những động tác theo ý thích.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô hát trọn vẹn bài hát, nhận ra giai điệu nhẹ nhàng tình cảm của mẹ qua bài hát “Đưa cơm cho mẹ đi cày".
-Trẻ chơi được trò chơi: “Cảm thụ âm nhạc”.
3.Thái độ:
- Trẻ mạnh dạn, tự tin và hào hứng tham gia vào hoạt động.
- Trẻ biết thể hiện tình cảm yêu thương, biết ơn đối với ông, bà, bố, mẹ.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Tổ chức tại lớp Lớn D
- Đồ dùng của cô:
+Tivi, máy tính, power point âm nhạc.
- Đồ dùng của trẻ: Trẻ ngồi hình chữ U, trang phục gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động:
1.Ổn định tổ chức:
-Cô giới thiệu khách: Các con ơi! Hôm nay lớp chúng mình rất vinh dự được đón các cô giáo tới thăm, chúng mình cùng vòng tay đẹp chào các cô nào!
2.Nội dung bài học:
*Hoạt động 1: Dạy trẻ vận động minh họa bài hát: Nhà mình rất vui. Sáng tác Lê Đức Hùng.
- "Má là đóa hồng giành riêng cho ba, ba là mái nhà che con và má. Con là nụ hoa đẹp xinh nhất nhà. Nhà mình yêu thương sống vui thuận hòa." Đó là lời của bài hát nào các con có biết không?
-Bài hát: "Nhà mình rất vui" do ai sáng tác?
-Cô cùng trẻ hát bài hát: “Nhà mình rất vui”
-Các con hát rất hay nhưng sẽ hay hơn nếu các con thể hiện động tác minh họa cho bài hát này, bạn nào có thể nghĩ ra động tác cho bài hát(cô mời 1-2 trẻ)
-Cô cũng nghĩ ra cách vận động cho bài hát này rồi đấy các con cùng chú ý xem cô vận động minh họa bài hát này nhé. Các con hãy hát to lên để cô vận động minh họa nào.
-Cô làm mẫu:
+Lần 1: Cô hát và vận động minh họa với nhạc
+Lần 2: Cô hát và làm mẫu chậm (không có nhạc).
-Cách vận động:
+Nhạc dạo: 2 tay chống hông 1 chân kiễng và lắc hông.
+Động tác 1: “Má là đóa hồng giành riêng cho ba” Từng tay ôm vào ngực và đan chéo, sau đó cả tay đưa sang 2 bên.
+Động tác 2: “Ba là mái nhà che con và má” 2 tay đưa lên cao tạo thành hình vòng cung ở trên đầu.
+Động tác 3: “Con là nụ hoa đẹp xinh nhất nhà” 2 tay khum lại để dưới cằm giống như bông hoa nghiêng đầu sang trái, phải.
+ Động tác 4: “Nhà mình yêu thương sống vui thuận hòa” 2 tay ôm vào ngực sau đó đưa cả 2 tay ra trước mặt rồi sang 2 bên.
+Động tác 5: “Nhà mình bốn mùa rộn vang câu ca” 2 tay đưa lên cao và nhảy chân sáo 1 vòng.
+Động tác 6: “Ba là cung đàn vui tươi rộn rã” Bước chân sang trái, 2 tay cuốn lên và vẩy xuống 4 nhịp, để ngang hông.
+Động tác 7: “Má hát bài ca cùng con chan hòa” Như động tác 6 nhưng bước sang bên phải.
+Động tác 8: “Hạnh phúc ngọt ngào hơn cả socola” 2 tay ôm vào ngực sau đó đưa lên đầu tạo hình trái tim.
+Động tác 9: “Pa pà pa pá pa, ma mà ma má mà, pa pà pa pá pa, mà ma má mà ma” nắm hờ 2 bàn tay và đưa 2 tay ra trước mặt vòng 2 tay theo chiều kim đồng hồ.
-Cô vừa thực hiện vận động bài hát: “Nhà mình rất vui” chúng mình thấy cô vận động có hay không? Vậy bây giờ cô mời các con cùng đứng lên và vận động với cô nhé!
-Cô cho trẻ đứng 4 hàng ngang để thực hiện vận động.
-Trẻ thực hiện:
+Lần 1: Cả lớp hát và vận động minh họa cùng cô 2 lần (lần 1: không nhạc; lần 2: có nhạc). Cô nhắc trẻ thể hiện biểu cảm nét mặt, ánh mắt khi vận động.
+Lần 2: Cô mời từng tổ lên hát và vận động minh họa theo nhạc. (Cô chú ý sửa sai cho trẻ).
+ Lần 3: Cô mời từng nhóm lên vận động minh họa.
+Lần 4: Cô mời cá nhân trẻ lên vận động minh họa (1-2 trẻ).
=>Các con ơi! Mỗi chúng ta sinh ra đều có 1 gia đình. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng chúng mình khôn lớn, là nơi ấm áp đầy tình yêu thương của ông, bà, ba, mẹ. Muốn gia đình chúng mình luôn hạnh phúc, tràn ngập tiếng cười thì chúng mình phải biết ngoan ngoãn, nghe lời, thương yêu, kính trọng ông, bà, bố, mẹ các con nhé!
* Hoạt động 2: Nghe hát: “Đưa cơm cho mẹ đi cày” sáng tác Hàn Ngọc Bích
- Cô đọc lời bài hát: Mặt trời soi rực rỡ
Gió đùa tóc em bay
Bước chân thêm nhanh
Em đi đưa cơm
Cho mẹ em đi cày..
Lời ca ấy được tác giả gửi gắm tình yêu thương của con với mẹ mình và chính là ca khúc “ Đưa cơm cho mẹ đi cày” sáng tác của bác Hàn Ngọc Bích mà cô sẽ hát tặng cho các con
+ Lần 1: Cô hát kết hợp minh họa
- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
- Bài hát của nhạc sĩ nào?
- Lần 2: Cô cho trẻ xem video bài hát “Đưa cơm cho mẹ đi cày”.
+ Các con thấy giai điệu của bài hát này thế nào?
- Cô giới thiệu nội dung bài hát: Với giai điệu nhẹ nhàng, tình cảm bài hát đã thể hiện tình cảm và lòng hiếu thảo của 1 bạn nhỏ biết quan tâm tới mẹ của mình, bạn nhỏ đã mang cơm và chăn trâu giúp mẹ để mẹ được nghỉ ngơi.
*Hoạt động 3: TCÂN: Cảm thụ âm nhạc:
-Cách chơi: cô mở nhạc cho trẻ nghe và cảm nhận. Trẻ vận động các động tác theo ý thích của mình. Khi nhạc to và nhanh trẻ vận động những động tác nhanh và mạnh. Khi nhạc nhỏ trẻ vận động nhẹ nhàng.
-Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
3. Kết thúc.
-Cô nhận xét tiết học và tuyên dương trẻ, chào khách.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kham pha khoa hoc 5 tuoi_12477035.doc