Tuy cát có rất nhiều lợi ích nhưng cũng rất dễ gây tác động xấu làm ảnh hưởng đến sức khỏe nếu sử dụng không đúng cách
- Khi chơi với cát, con sẽ phải làm gì?
- Giáo dục: Hạt cát rất nhỏ, cứng, nếu bị rơi vào mắt sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy khi chơi với cát tuyệt đối không được ném cát vào mặt các bạn. Sau khi chơi xong, các con chú ý vệ sinh thân thể sạch sẽ. Khi đi ngoài đường, vô tình bị cát bay vào mắt các con đừng dùng tay dụi mắt, vì cát cứng sẽ làm xước giác mạc mắt, lúc đó con nên chớp nhẹ mắt, nước mắt sẽ đẩy cát ra khỏi mắt.
7 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 6701 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp Lá - Khám phá khoa học – Cát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Khám phá khoa học – Cát
Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi
Thời gian: 30 – 35 phút
Số lượng: 25 – 30 trẻ
Ngày dạy:
Người dạy:
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết đặc điểm, tính chất của cát ( Cứng, nhẹ, hạt nhỏ li ti, có dạng hình khối, có khả năng hút nước nhưng không tan trong nước, có màu vàng, nâu xám ... )
- Trẻ biết 1 số lợi ích của cát: Dùng trong các công trình xây dựng, dùng dùng để đắp đê, chắn lũ, dập lửa, dùng trong ngành công nghiệp thủ công, trang trí ...
- Trẻ biết 1 số nơi thường có cát:
- Trẻ hiểu cách chơi trò chơi
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng quan sát, tư duy logic, và ghi nhớ có chủ đích
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, diễn đạt đủ ý, phát triển tính tự tin trả lời to, rõ ràng, mạch lạc.
- Trẻ có kỹ năng chơi theo nhóm, chơi đúng cách chơi, luật chơi
- Phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo khi tham gia làm thí nghiệm, chơi trò chơi
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động
- Giáo dục: Hạt cát nhỏ, cứng dễ rơi vào mắt, miệng, khi chơi chú ý không ném cát vào người bạn. Sau khi chơi với cát chú ý vệ sinh sạch sẽ tránh để ảnh hưởng đến sức khỏe.
II. Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô
- Lớp học sạch sẽ, rộng rãi, đủ ánh sáng
- Màn hình tivi, máy tính, giáo án điện tử
- Nhạc beat: “ Hộp bút chì màu ”; Nhạc nền đóng kịch; Nhạc tiếng gió thổi mạnh
- Lời bài hát: “ Hạt cát ” – Dựa trên nền nhạc “ Hộp bút chì màu ”
- Lời bài hát: “ Tôi đố ” – Dựa trên nền nhạc “ Đội kèn tí hon ”
- Vở kịch: Thỏ con xây nhà
- 4 bộ đồ làm thí nghiệm: 1 bộ sàng cát; 1 bộ cát hút nước, không tan trong nước; 1 bộ soi cát; 1 bộ gió thổi bay cát
- 2 bộ quần áo: 1 bộ thỏ, 1 bộ cô gió
- Gạch xây dựng, que chỉ
- Bể bơi hơi, bộ đồ xúc cát, 12 xô ( Loại nhỏ )
- 2 cầu thăng bằng ( Ghế thể dục )
- Cát xây dựng
- 1 bảng ( Có kí hiệu đánh dấu 2 đội )
- 20 lô tô hoa to
- 2 chuông báo tự tạo
- 1 lọ đựng cát ( Trò chơi )
-
* Đồ dùng của trẻ
- 2 bộ sàng cát, 3 bộ cát hút nước, 3 bộ cát không tan trong nước, 3 bộ gió thổi bay cát,6 bộ soi cát
- Học thuộc bài hát: “ Hạt cát ”, “ Tôi đố ”
III. TIẾN HÀNH
Phương pháp, hình thức tổ chức
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú
- Giới thiệu các cô đến dự giờ
- Cho trẻ xem hoạt cảnh: “ Thỏ con xây nhà ”
( Mùa đông đã về. Mùa đông mang theo những cơn gió mùa rét buốt. Thỏ con quyết định sẽ xây cho mình 1 ngôi nhà vững chãi. Khi Thỏ bắt đầu xây nhà thì cô gió tràn qua dữ dội khiến cho ngôi nhà của Thỏ đổ sập. Thỏ buồn bã trách móc cô gió. Cô gió ôn tồn an ủi và giải thích cho Thỏ con hiểu cách xây nhà đúng cách )
- Cô gió nhờ các bạn nhỏ lớp A3 giúp Thỏ con tìm đúng nguyên liệu để xây nhà.
2. Nội dung
- Cô giới thiệu vật liệu cần thiết để xây dựng nhà cho Thỏ con là cát
- Cho trẻ lấy đồ dùng về 4 nhóm để tiến hành thí nghiệm với cát
( Lưu ý nhắc trẻ trong khi làm thí nghiệm chú ý quan sát và thảo luận kết quả thí nghiệm về đắc điểm, tính chất của cát )
- Nhóm 1: Trẻ dùng kính lúp soi cát
( Kết quả thí nghiệm: Trẻ chứng minh được hạt cát có dạng hình khối )
- Nhóm 2: Trẻ dùng bộ đồ gió thổi cát bay
( Kết quả thí nghiệm: Trẻ chứng minh được hạt cát rất nhẹ nên gió cùng có thể thổi bay được cát )
- Nhóm 3: Trẻ dùng sàng để tách cát và sỏi
( Kết quả thí nghiệm: Trẻ chứng minh được hạt cát có kích thước rất nhỏ cho nên lọt qua lỗ sàng, sỏi kích thước to hơn nên không thể lọt qua )
- Nhóm 4: Trẻ dùng nước đổ vào cát, dùng cát cho vào cốc nước
( Kết quả thí nghiệm: Trẻ chứng minh được cát có thể hút nước nhưng không tan trong nước )
- Cô và trẻ đàm thoại về nội dung và kết quả thí nghiệm
+ Con đã sử dụng bộ đồ gì để làm thí nghiệm?
+ Kết quả thí nghiệm ra sao?
+ Sau thí nghiệm, con thấy hạt cát có đặc điểm gì?
- Cô tiến hành đàm thoại về tiến trình và kết quả thí nghiệm của từng đội. Sau mỗi lần đàm thoại cô làm lại thí nghiệm đó
- Cô chốt sau mỗi lần làm thí nghiệm
+ Thí nghiệm 1: kính lúp soi cát
- Chốt: Hạt cát có dạng hình khối
+ Thí nghiệm 2: Gió thổi bay cát
- Chốt: Hạt cát rất nhẹ
+ Thí nghiệm 3: Dùng sàng để tách riêng cát và sỏi
- Chốt: Hạt cát có kích thước rất nhỏ
+ Thí nghiệm 4: Đổ nước vào cát, cho muối và cát pha trong nước
- Chốt: Cát có thể hút nước nhưng không tan trong nước
- Ngoài ra, con còn biết cát còn có những đặc điểm gì?
( Cho trẻ dùng tay xoa cát )
- Khi xoa cát con có cảm giác gì? Vì sao?
- Chốt: Vì cát rất cứng nên khi xoa cát trong tay thấy sạn ở tay
- Sau khi cô và các con làm thí nghiệm, con thấy cát có đặc điểm, tính chất như thế nào?
- Chốt: Hạt cát có kích thước rất nhỏ, nhẹ, có dạng hình khối. Cát rất cứng, có khả năng hút nước nhưng lại không tan trong nước.
- Các con thường thấy cát ở những đâu?
- Cát thường có ở rất nhiều nơi như: Ở bờ biển, bờ sông, triền đê, ngoài đường, nhưng chủ yếu cát có ở đáy sông, con người thường hút cát ở đáy sông để sử dụng ... Có thể nói cát xuất hiện ở mọi nơi.
- Cát hầu như có ở khắp mọi nơi trên trái đất. Hạt cát tuy nhỏ bé như vậy nhưng lại mang đến cho con người rất nhiều lợi ích.
- Cát có những lợi ích gì?
- Tại sao hạt cát nhỏ bé như vậy lại có thể xây lên thành những công trình to và đẹp?
- Cô giải thích cách trộn vữa trong xây dựng?
- Cát có nhiều lợi ích như: Làm đường, chắn lũ, dập lửa, lọc nước. Nhưng vai trò, lợi ích chính của hạt cát chính là một vật liệu rất quan trọng trong xây dựng. Tất cả những công trình như nhà cửa, cầu đường, bệnh viện và cả ngôi trường các con đang học đều được xây dựng nhờ sự tham gia của cát.
* Mở rộng
- Ngoài cát xây dưng ra con còn biết có những loại cát nào?
- Cô giới thiệu 1 số cát nhân tạo: Cát nhũ, cát bột đá ...
- Ngoài cát xây dựng các con thường thấy thì con người còn biết tạo ra cát nhân tạo như cát nhũ làm từ chất liệu ni lông, cát bột đá làm từ đá bào mịn. Các loại cát này không dùng để xây dựng mà chỉ dùng để tạo ra những đồ dùng mang tính nghệ thuật như: tranh cát, đồng hồ cát hay dùng như 1 loại nguyên vật liệu trang trí làm đẹp cho những sản phẩm thủ công mĩ nghệ như bát, cốc, ấm trà, lọ hoa, tủ gỗ ...
- Tuy cát có rất nhiều lợi ích nhưng cũng rất dễ gây tác động xấu làm ảnh hưởng đến sức khỏe nếu sử dụng không đúng cách
- Khi chơi với cát, con sẽ phải làm gì?
- Giáo dục: Hạt cát rất nhỏ, cứng, nếu bị rơi vào mắt sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy khi chơi với cát tuyệt đối không được ném cát vào mặt các bạn. Sau khi chơi xong, các con chú ý vệ sinh thân thể sạch sẽ. Khi đi ngoài đường, vô tình bị cát bay vào mắt các con đừng dùng tay dụi mắt, vì cát cứng sẽ làm xước giác mạc mắt, lúc đó con nên chớp nhẹ mắt, nước mắt sẽ đẩy cát ra khỏi mắt.
* Trò chơi luyện tập:
- Trò chơi 1: Vòng tròn ngôn ngữ
+ Cách chơi: Trẻ ngồi theo vòng tròn quay mặt vào nhau. Tất cả cùng nhau hát bài hát: “ Tôi đố ”. Trong khi hát, trẻ chuyền tay nhau 1 lọ đựng cát. Khi hát hết câu “ Ta đố, đó vui ghê cát như thế nào ? ” mà lọ cát chuyền đến tay ai thì người đó phải nói 1 câu có nghĩa nói về đặc điểm của cát, bắt đầu bằng từ: Hạt cát. Lời 2 của bài hát có câu hát cuối: “ Hãy nói, nói tôi nghe cát để làm gì? ”. Trẻ phải nói về lợi ích của cát. Nếu ai không nói được sẽ là người thua cuộc.
+ Luật chơi: Khi hát đến câu hiệu lệnh hỏi, trẻ nào đang cầm lọ cát phải trả lời, không được đưa lọ chuyển qua bạn nữa. Thời gian của trò chơi tính bằng thời gian hát bài “ Tôi đố ”
- Trò chơi 2: Đội nào nhanh nhất
+ Cách chơi: Chia trẻ làm 4 đội chơi, chơi 2 lần, mỗi lần 2 đội tham gia. Trẻ sẽ phải phân công nhau người xúc cát, người đổ cát, người xách cát. Sau khi 1 bạn xúc cát vào 2 xô đưa cho bạn vận chuyển, bạn vận chuyển sẽ đi trên cầu thăng bằng mang cát đưa cho bạn đổ cát và đánh dấu hoa, kéo chuông báo, sau đó chạy về cho bạn tiếp theo đi tiếp. Bạn đồ cât nhanh tay mang xô không về cho bạn xúc cát. Trẻ cứ chuyền tay lần lượt như thế đến khi hết thời gian đội nào nhiều hoa hơn là đội chiến thắng.
+ Luật chơi: Khi nghe thấy tiếng chuông báo của bạn đầu tiên thì bạn tiếp theo mới được xách cát đi tiếp.
3. Kết thúc
- Nhận xét tiết học: Động viên khen ngợi trẻ
- Hát và vận động: “ Hạt cát ”.
- Trẻ chào các cô
- Chú ý xem kịch
- Đồng ý giúp Thỏ con
- Trẻ nghe
- Lấy đồ dùng về nhóm
- Trẻ tiến hành thí nghiệm, quan sát và thảo luận đưa ra kết luận về đặc điểm, tính chất
- Trẻ trả lời
- Bộ soi cát
- Hạt cát có dạng khối
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe
- Cho trẻ chơi 2 lần
- Trẻ chơi 2 lần
- Trẻ nghe
- Trẻ hát và vận động
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kham pha khoa hoc 5 tuoi_12527962.docx