- Cho trẻ đếm từ trái qua phải
- Hỏi trẻ có bao nhiêu đối tượng V
- Cô lấy số 7 gắn lên nhóm đối tượng V
- Cô giới thiệu chữ số 7, cho trẻ đọc
- Cô cho trẻ xếp số từ 1-7 theo STT từ trái qua phải
- Đối tượng V đứng thư 7 trong dãy V theo thứ tự từ trái qua phải.
- Cô giải thích: Số 7 đứng sau số 6 nhưng nó lớn hơn số 6,
- Cô cho trẻ xếp nhóm đối tượng A và đếm
=> Số 7 dùng để chỉ nhóm đối tượng có số lượng là 7
- Cô cho trẻ gắn đúng số tương ứng với SL nhóm
- Cô cho trẻ đếm các đối tượng ở các góc, trong lớp
- Cô cho trẻ thay đổi cách sắp xếp của các đối tượng và đếm từ phải qua trái
- Hỏi trẻ sau khi thay đổi thì số lượng có thay đổi hay không? Và có mấy đối tượng
- Số thứ tự của đối tượng đứng thứ 7 so với các đếm trước có thay đổi hay không?
Vị trí các đối tượng thay đổi nhưng số lượng thì không thay đổi, và số thứ tự của các đối tượng thay đổi theo các đếm
59 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp Lá - Làm quen với Toán năm học 2018 - 2019, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
G HỌC
Tuần 2 : Tôi cần gì để lớn lên?
Thứ 2 ngày 8 tháng 10 năm 2018
Nội dung
Mục đích-yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
LQVH:
Kể chuyện: “Giấc mơ kỳ lạ”
1. Kiến thức:
- Trẻ hiểu truyện và hiểu nội dung truyện
- Trẻ nhớ được tên các nhân vật trong truyện
2. Kỹ năng:
- Trẻ kể diễn cảm lại được 1 đoạn truyện
- Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ ăn uống đủ chất, chăm tập luyện thể dục thể thao
- Tranh minh họa nội dung truyện
- Nhạc beat
1. Ổn định tổ chức
Cô cho trẻ hát bài “Mời bạn ăn” trò chuyện về bài hát.
- Cô có một câu chuyện rất hay kể về một bạn nhỏ. Vì bạn ấy lười ăn, lười tập thể dục, nên bạn ấy đã gặp một chuyện xảy ra đấy. Để biết bạn nhỏ đó gặp chuyện gì, hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện đó đấy. Các con có thích không nào?
2. Phương pháp,hình thức tổ chức
* Cô kể chuyện cho trẻ.
+ Lần 1 :
Cô kề kết hợp cử chỉ điệu bộ
+ Lần 2 : Cô kể diễn cảm kết hợp cho trẻ xem trên màn hình.
- Cô cùng trẻ đặt tên câu chuyện
+ Cho trẻ đọc tên
-Trích dẫn đàm thoại, giải thích từ khó.
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào ?
- Có tất cả bao nhiêu nhân vật các con?
- Cô trích dẫn: “ Trong ngôi nhà kia có cô bé tên là Mi Mi ”
+ Cô bé Mi Mi là người như thế nào các con?
+ Trong giấc mơ cô bé đã thấy gì nào?
+ Anh Tay nói gì với anh Chân?
+ Anh Chân đã nói gì?
- Cô trích dẫn: “ Anh Tay và anh Chân cùng đến nhà bác Tai. Họ gọi: (Cô cho cả lớp đồng thanh gọi bác Tai) Bác Tai ơi, bác Tai ! Họ gọi một câu, rồi ba câu cũng không thấy bác Tai trả lời. Một lúc sau mới thấy bác Tai lên tiếng”
+ Ai cho cô biết bác Tai đã nói gì?
- Cô trích dẫn tiếp: “ Thế là bác Tai, anh Tay, anh Chân cùng đi đến nhà cô mắt. Đến nơi họ nhìn thấy bạn Miệng. Trong bạn ấy cũng uể oải không kém, mặt mũi thì tái nhợt. Tất cả cùng cất giọng gọi ( Cô cho cả lớp đồng thanh goi Cô Mắt) Cô Mắt nghe tiếng gọi liền bước ra và hỏi”
+ Cô Mắt đã hỏi gì các con?
+ Bạn Miệng đã hỏi gì vậy?
+ Cô Mắt đã trả lời như thế nào?
- Cô trích dẫn: “ Nghe thấy thế, tất cả mọi người hiểu ra và đồng thanh: Đúng đấy, chúng ta cùng đi tìm cô chủ! Đúng lúc đó cô bé choàng tỉnh giấc và giật mình ngĩ ”
- Cô đố các con, cô bé đã ngĩ gì vậy?
+ Lần 3: Trò chơi: Bé nhanh trí
- Cô dẫn chuyện, cho trẻ kể lời thoại chuyện.
*Giáo dục:
- Đến trường, ở nhà các con có giống như cô bé Mi Mi không?
-Vậy các con phải như thế nào? ( Các con phải ăn nhiều, ăn đủ các chất dinh dưỡng, siêng năng tập thể dục thể thao, có chế độ sinh hoạt hợp lí,)
3:Kết thúc
- Nhận xét tuyên dương trẻ.
Lưu ý
.
.
.
.
.
.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 3 ngày 9 tháng 10 năm 2018
Nội dung
Mục đích-yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Khám phá
Đàm thoại về nhu cầu dinh dưỡng đối với trẻ
1.Kiến thức:
- Trẻ biết tên, ích lợi của các loại thực phẩm trong 4 nhóm thực phẩm (Chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và muối khoáng) đối với sự phát triển của cơ thể.
- Biết chơi trò chơi “Thi ai chọn giỏi, người đầu bếp giỏi”
- Biết quy trình chế biến một số món ăn đơn giản, gần gũi
2. Kĩ năng:
-Rèn kỹ năng giữ gìn vệ sinh cơ thể khoẻ mạnh
3.Thái độ:
- Trẻ biết bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp và an toàn cho sức
- Hình ảnh về 4 nhóm thực phẩm
- Nhạc bài hát: Mời bạn ăn, nào chúng ta cùng tập thể dục
1. Ổn định tổ chức
- Cho trẻ vận động bài “nào chúng ta cùng tập thể dục”
+ Các con vừa làm gì?
+ Tập thể dục để làm gì?
- Tập thể dục giúp cho cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai hơn, vì vậy hàng ngày các con phải chăm tập thể dục. Ngoài tập thể dục ra muốn cơ thể khỏe mạnh các con phải làm gì?
- Muốn cơ thể khỏe mạnh, ngoài tập thể dục, các con phải ăn nhiều loại thức ăn được chế biến thành các món ăn khác nhau đảm bảo về dinh dưỡng, VSATTP, phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi như mặc quần áo ấm khi trời lạnh, quần áo thoáng mát khi trời nóng, ra ngoài che ô, đội mũ.
2. Phương pháp hình thức tổ chức
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về 4 nhóm thực phẩm
* Nhóm vitamin và muối khoáng:
- Cho trẻ xem hình ảnh một số loại rau, quả
+ Các con vừa được xem những thực phẩm gì?
+ Các loại rau, củ, quả này có thể chế biến thành những món gì?
+ Ăn các loại rau củ quả này cung cấp chất gì cho cơ thể?
- Củng cố: Đây là những thực phẩm thuộc nhóm vitamin và muối khoáng, ăn các thực phẩm này cung cấp vitamin và muối khoáng cho cơ thể, giúp da chúng ta đẹp, mắt sáng. Các thực phẩm này có thể được chế biến thành nhiều món: luộc, xào, nấu canh...
- Mở rộng: Ngoài những thực phẩm trên còn có nhiều loại rau củ quả thuộc nhóm vitamin và muối khoáng như: Rau ngót, rau dền, quả cà chua, quả bưởi... các con phải ăn đa dạng các loại thức ăn của nhóm này để cung cấp vitamin và muối khoáng giúp cơ thể khỏe mạnh nhé.
* Nhóm chất đạm:
- Nhóm chất đạm là những thực phẩm gì?
- Cho trẻ quan sát nhóm chất đạm
+ Các con vừa được xem những thực phẩm gì?
+ Các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, tôm có thể chế biến thành những món gì?
+ Ăn các thực phẩm như thịt, cá, trứng, tôm cung cấp chất gì cho cơ thể?
- Củng cố: Đây là những thực phẩm thuộc nhóm chất đạm, ăn các thực phẩm này cung cấp chất đạm cho cơ thể, các thực phẩm này được chế biến thành nhiều món: luộc, xào, nấu canh, nướng, hấp, kho...
- Mở rộng: Ngoài những thực phẩm trên, nhóm chất đạm còn có các thực phẩm: Thịt bò, thịt gà... Chúng ta phải ăn đa dạng các thực phẩm này để cơ thể phát triển khỏe mạnh
* Nhóm bột đường:
- Cô có những thực phẩm gì đây?
- Gạo, khoai có thể chế biến thành những món gì?
- Trước khi ăn phải làm như thế nào?
- Ăn những thức ăn này cung cấp chất gì cho cơ thể?
- Củng cố: Đây là những thực phẩm thuộc nhóm bột đường, ăn những thực phẩm này cung cấp tinh bột và đường cho cơ thể, các thực phẩm này có thể chế biến được nhiều món: Cơm, xôi, khoai luộc, khoai rán... Các con phải ăn đa dạng các loại thức ăn của nhóm này để dung cấp chất bột đường cho cơ thể.
* Nhóm chất béo:
- Cô có những thực phẩm gì đây?
- Mỡ, dầu ăn để làm gì?
- Ăn những loại thực phẩm cung cấp chất gì cho cơ thể?
- Củng cố: Đây là những thực phẩm cung cấp chất béo, ăn các thực phảm này cung cấp chất béo cho cơ thể. Đây là nhóm thực phẩm không nên ăn nhiều, gây bệnh béo phì.
- Khi ăn các thực phẩm thuộc các nhóm chúng ta phải làm gì?
- Trước khi ăn các loại thực phẩm các con cần chọn thực phẩm tươi ngon, không bị thối hỏng, héo úa, ôi thiu, sau đó sơ chế các loại thự phẩm, rửa sạch rồi nấu chín để đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Cho trẻ quan sát hình ảnh một số món ăn đã được chế biến.
Trò chơi luyện tập:
* Trò chơi: Thi ai chọn giỏi
Cho trẻ lấy rổ đồ chơi để ra trước mặt
Cách chơi: Trong rổ có rất nhiều lô tô các loại thực phẩm, khi cô nói “tìm nhóm, tìm nhóm” các con sẽ nói “Nhóm gì, nhóm gì”, cô nói tìm cho cô nhóm thực phẩm gì thì các con sẽ lựa chọn thực phẩm của nhóm đó giơ lên và nói tên nhóm thực phẩm đó.
Cho trẻ chơi 5-6 lần, dộng viên khuyến khích, sửa sai cho trẻ
Nhận xét quá trình chơi
3. Kết thúc
- Nhận xét - tuyên dương :Cho hát bài “ Hãy nhanh nào”
Lưu ý
.
.
.
.
.
.
.
.
.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 4 ngày 10 tháng 10 năm 2018
Nội dung
Mục đích-yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
PTTC
VĐCB: “Đứng 1 chân và giữ thăng bằng trong 10s”
TCVĐ: Lộn cầu vồng
(ĐGMT2)
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cách thực hiện vận động: Đứng 1 chân và giữ thăng bằng trong 10s”
2. Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng giữ thăng bằng khi đi đứng 1 chân
- Phát trển cơ tay, rèn sự khéo léo kh tung và bắt
- Phát triển thể lực cho trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ yêu thích luyện tập.
- Trẻ hứng thú vào giờ học. Rèn luyện tính kĩ luật, tinh thần tập thể.
- Đồng hồ đếm giờ
- Xắc xô
- Nhạc nhẹ
1.Ổn định tổ chức:
- Tập trung trẻ
- Hỏi thăm sức khỏe trẻ
- Điểm danh
2.Phương pháp,hình thức tổ chức:
a. Khởi động:
- Cho trẻ đi khởi động theo đội hình vòng tròn, kết hợp kiểng chân, gót chân, chạy nhanh chậm và đứng thành 3 hàng ngang.
b. Trọng động:
*. Bài tập phát triển chung
-Tay: Hai tay đưa ngang, lên cao.
- Bụng: Ngồi duỗi chân, 2 tay chạm ngón chân.
- Chân: Ngồi khuỵ gối.
- Bật: Bật tại chỗ.
*.Vận động cơ bản: “Đứng 1 chân và giữ thăng bằng trong 10s”
- Đội hình 2 hàng ngang đối diện cách nhau khoảng 3m.
+ Cô làm mẫu:
- Lần 1:Cô làm mẫu cho trẻ xem và cho trẻ thực hiện cùng cô
- Lần 2: Cô vừa làm mẫu vừa giải thích động tác.
- Sau khi cô làm mẫu xong cho cả lớp thực hiện
- Cô quan sát, theo dõi động viên trẻ.
- Cô chú ý: Khi trẻ thực hện cô luôn đi bên cạnh nhắc nhở động viên trẻ tự tin khi thực hiện bài tập.
- Củng cố: Cho trẻ nhắc lại tên vận động.
*. Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô nêu cách chơi và luật chơi
- Cho trẻ chơi 3-4 lần.
- Cô nhận xét sau mỗi lần chơi.
c. Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng.
3. Kết thúc
- Nhận xét tuyên dương
Lưu ý
Số cháu chưa đạt:../.
Tên cháu chưa đạt:..
.
.
.
.
.
Trẻ có khả năng vượt trội:
.
.
.
.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 5 ngày 11 tháng 10 năm 2018
Nội dung
Mục đích-yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Dạy trẻ NB chữ số 7, SL và STT trong phạm vi 7
Kiến thức
- Trẻ nhận biết được số 7
- Hiểu được mối liên kết giữa chữ số và nhóm đối tượng
- Trẻ xác định được vị trí của đối tượng trong nhóm 7
2. Kỹ năng
- Trẻ xếp được các đối tượng ra thành dãy
- Rèn khả năng đếm từ trái qua phải và ngược lại
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú với hoạt động
- Lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của cô
Địa điểm, đội hình: Trong lớp, ngồi theo đội hình chữ U
- Đồ dùng:
+ Đồ dùng của cô:
+ Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ 1 rổ gồm 7, 7. và các thẻ số từ 1 đến 7 (trong đó có 2 thẻ số 7)
1.Ổn định tổ chức:
- Cho trẻ hát bài
- Đàm thoại về nội dung bài hát và dẫn dắt vào bài.
2.Phương pháp,hình thức tổ chức:
PhÇn 1: Dạy trẻ NB chữ số 7, SL và STT trong phạm vi 7
- Cả lớp nhìn xem trong rổ có gì?
- Lấy nhóm đối tượng V trong rổ xếp thành dãy
V V V V V V
- Cho trẻ đếm từ trái qua phải
- Hỏi trẻ có bao nhiêu đối tượng V
- Cô lấy số 7 gắn lên nhóm đối tượng V
- Cô giới thiệu chữ số 7, cho trẻ đọc
- Cô cho trẻ xếp số từ 1-7 theo STT từ trái qua phải
- Đối tượng V đứng thư 7 trong dãy V theo thứ tự từ trái qua phải.
- Cô giải thích: Số 7 đứng sau số 6 nhưng nó lớn hơn số 6,
- Cô cho trẻ xếp nhóm đối tượng A và đếm
=> Số 7 dùng để chỉ nhóm đối tượng có số lượng là 7
Cô cho trẻ gắn đúng số tương ứng với SL nhóm
Cô cho trẻ đếm các đối tượng ở các góc, trong lớp
Cô cho trẻ thay đổi cách sắp xếp của các đối tượng và đếm từ phải qua trái
Hỏi trẻ sau khi thay đổi thì số lượng có thay đổi hay không? Và có mấy đối tượng
Số thứ tự của đối tượng đứng thứ 7 so với các đếm trước có thay đổi hay không?
Vị trí các đối tượng thay đổi nhưng số lượng thì không thay đổi, và số thứ tự của các đối tượng thay đổi theo các đếm
b) Phần 2: Luyện tập củng cố
* Trò chơi: Bé tinh mắt
- Cô phát cho mỗi nhóm 1 tờ bài tập yêu cầu bé tìm và khoanh các chữ số đã được học.
- Tìm vị trí của các đối tượng trong dãy 6 đối tượng
3. Kết thúc
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
- Cho trẻ hát và vận động kết thúc giờ học
Lưu ý
.
.
.
.
.
.
.
.
.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 6 ngày 14 tháng 9 năm 2018
Nội dung
Mục đích-yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Tạo hình
Nặn món ăn yêu thích của bé
(Đề tài)
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên và hình dáng các món ăn mà bé thích
- Biết đượclợi ích của các món ăn
2. Kĩ năng:
- Trẻ biết phối hợp các nét vẽ, màu sắc, hinh dạng để nặn
- Sử dụng cách cách khác nhau để tạo nên sản phẩm
3. Thái độ:
- Trẻ yêu thích các hoạt động học
- Biết giữ gìn sản phẩm
- 1 số món ăn hàng ngày
- Bảng, đất nặn, đĩa bày sản phẩm,..
1.Ổn định tổ chức:
- Tập trung trẻ, ổn định lớp
- Hướng vào bài học
2.Phương pháp, hình thức tổ chức:
* Giới thiệu mẫu
- Cô đưa các món ăn đã chuẩn bị ( đĩa thức ăn thật)
+ Đĩa thức ăn có các loại quả
+ Đĩa thức ăn có nhiều rau xanh
+ Đĩa thức ăn các loại thịt, cá
- Giới thiệu lần lượt từng đĩa
- Cho trẻ nhận xét về các đĩa
- Trò chuyện với trẻ về các đĩa thức ăn
+ Đĩa này có những món ăn gì?
- Sau đó cô đưa ra vật mẫu cho trẻ quan sát
+ Cô nặn gì đây?
+ Các món ăn đó được nặn như thế nào?
+ Cô sử dụng nguyên liệu gì?
* Hỏi ý tưởng
- Con sẽ nặn món ăn nào con thích?
- Để nặn được con cần làm gì?
- Con sẽ sử dụng nguyên vật liệu như thế nào để tạo nên món ăn?
* Trẻ thực hiện
- Cất mẫu
- Cô cho trẻ về bàn
- Khi ngồi vẽ chúng mình sẽ ngồi như thế nào?
- Cô cho trẻ thực hiện.
- Trong quá trình trẻ vẽ cô quan sát hướng dẫn cho trẻ vẽ nhất là những trẻ còn yếu.
* Nhận xét sản phẩm
- Cô cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày
- Cho trẻ nhận xét sản phẩm của các bạn
- Cô cùng trẻ nhận xét bài của các bạn
*Trò chơi: Vận động theo nhạc
- Cô mở nhạc cho trẻ làm các động tác nặn:, xoay, lăn, ấn,
3. Kết thúc
- Nhận xét lớp
Lưu ý
.
.
.
.
.
.
.
.
.
TUẦN III: BÉ CHÀO ĐÓN NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 2 ngày 15 tháng 10 năm 2018
Tên hoạt động
Mục đích-yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Âm nhạc
NH: Con yêu mẹ
DH: Mẹ ơi có biết
TCAN: "Nghe tiếng hát thỏ nhảy vào chuồng"
1.Kiến thức:
-Trẻ biết tên bài hát,tên tác giả và hiểu đợc nội dung bài hát.
2.Kỹ năng:
-Trẻ hát đúng giai điệu bài hát
- Phát trển khả năng cảm thụ âm nhạc
3.Thái độ:
Trẻ hào hứng tham gia hoạt động.
*Đồ dùng của cô:
-Nhạc 2 bài hát trên.
-Xắc xô.
*Đồ dùng của trẻ:
-Một số nhác cụ: xắc xô, trống lắc,thanh gõ,lục lạp...
1.Ổn định tổ chức:
- Trò chuyện với trẻ về mẹ, cô
- Hướng trẻ vào hoạt động
2.Phương pháp,hình thức tổ chức:
* NH: Con yêu mẹ
- Bất kể ai cũng đều yêu thương cha mẹ của mình, đặc biệt là người mẹ, người mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày.
Cô hát cho trẻ nghe bà con yêu mẹ
+ Lần 1: Cô hát với nhạc và biểu cảm
+ Lần 2: Cô cho trẻ xem video
+ Lần 3: Cô múa cho trẻ xem
+ Lần 4: Cô hát kết hợp múa
=> Giáo dục trẻ: Bài hát nói về tình cảm của các bạn với mẹ của mình. Qua đó chúng mình biết cảm ơn các bà, các mẹ đã hi sinh đã cố gắng tảo tần nuôi lớn chúng ta.
* DH: Mẹ ơi có biết
- Cô hát cho trẻ nghe
- Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung bài hát
- Cô dạy trẻ hát
- Cho trẻ hát cùng cô
- Cho trẻ hát thi đua theo nhóm và theo tổ, cá nhân
* Trò chơi"Nghe tiếng hát thỏ nhảy vào chuồng"
Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi
- Cho trẻ chơi trong khoảng 3-5 phút.
3.Kết thúc:
Giáo dục trẻ biết giữ gìn đôi bàn tay luôn sạch sẽ.
Chuyển hoạt động.
Lưu ý
.
.
.
.
.
.
.
.
.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 3 ngày 16 tháng 10 năm 2018
Nội dung
Mục đích-yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Khám phá
Ngày hội của cô và mẹ
1.Kiến thức:
Trẻ biết ngày 20 -10 là ngày phụ nữ Việt Nam và ý nghĩa của ngày lễ này.
- Trẻ biết các hoạt động diễn ra trong ngày 20/10.
2. Kĩ năng:
Trẻ trả lời đủ câu, rõ ý.
- Thể hiện được rõ ràng lời chúc của mình với bà và mẹ.
- Nhanh nhẹn mạnh dạn trong các hoạt động theo yêu cầu của cô
3.Thái độ:
Trẻ biết yêu thương, thể hiện tình cảm của mình với bà, mẹ. cô giáo, các bạn gái qua những lời chúc , cảm xúc khi biểu diễn các bài hát, bài thơ
Vi deo về ngày 20.10
Hệ thống câu hỏi đàm thoại
- Hệ thống câu hỏi và câu trả lời để chơi trò chơi.
1. Ổn định tổ chức:
-Cô cho trẻ xúm xít quanh cô hát bài “Tay thơm tay ngoan”
+Trong tháng 10 này có một ngày lễ rất có ý nghĩa, các con có biết đó là ngày gì không? ngày hội 20.10 đấy . Và hôm nay cô muốn tổ chức một buổi giao lưu, trò chuyện cùng tìm hiểu về ngày 20.10, các con có đồng ý không
2. Phương pháp hình thức tổ chức:
*Tìm hiểu về ngày 20.10
Phần thứ nhất trong chương trình giao lưu cô mời các con đến với đoạn băng ngắn sau đây:
Đàm thoại:
+ Chúng mình vừa xem đoạn băng nói về ngày gì vậy?
+ Trong đoạn băng vừa rồi các con thấy những ai xuất hiện nhiều nhất?
+ Các con có biết tại sao họ lại được nhắc đến nhiều như vây?
+ Các con biết gì về ngày 20-10? (ngày dành cho những ai?)
+ Mọi người thể hiện sự quan tâm bằng cách nào?
+ Vào ngày đó thì có những hoạt động gì diễn ra?
+ Ở trong gia đình, ai thường vào bếp trong những ngày này?
+ Ở gia đình các con vào ngày này bố và các con sẽ chuẩn bị quà gì dành tặng bà và mẹ, em gái hoăc chị gái của con?
+ Lớp mình vào ngày đó các bạn trai sẽ chuẩn bị quà gì để tặng các bạn gái và chúc bạn gái điều gì?
(Cô gọi 1-2 trẻ trai trả lời )
+Các con sẽ có những lời chúc gì với các cô giáo ở lớp,bà và mẹ của con ở nhà ?
*Cô khái quát nói nội dung ý nghĩa ngày 20-10.
Các con ạ, ngày 20.10 là ngày Phụ nữ Việt nam. đây là lễ kỷ niệm có rất nhièu hoạt động diễn ra dành tặng và tôn vinh những người phụ nữ.
Những người phụ nữ đó là ai:Là bà , mẹ, cô giáo ,các bạn gái bên cạnh các con .
Vào ngày này những người thân thường thể hiện tình cảm của mình qua những món quà, những lời chúc ,tổ chức các hoạt động ý nghĩa dành tặng những người phụ nữ mà mình yêu thương như bà và mẹ , để cảm ơn và thể hiện sự chia sẻ những khó khăn vất vả hàng ngày đấy .
* Hỏi nhanh – đáp nhanh
Qua những gì chúng mình vừa được xem, được nghe, được trò chuyện cùng cô về ngày 20.10, bây giờ cô sẽ thử tài hiểu biết của các con qua phần Hỏi – đáp nhé.
(Cô chuẩn bị 4 câu hỏi trên màn hình với phương án trả lời 1, 2, 3. Nhiệm vụ của các con sẽ chọn đáp án đúng cho câu hỏi đó. , sau 4 câu hỏi đội nào nhanh có nhiều câu trả lời chính xác đội đó sẽ chiến thắng)
Cô tổ chức cho trẻ chơi 4 câu hỏi.
Câu 1 : Ngày 20.10 là ngày của :
1. Thầy thuốc
2. Quân đội
3. Ngày Phụ nữ Việt Nam
Câu 2 : Ngày 20.10 là ngày tôn vinh
1. Chú công an
2. Thầy giáo
3. Chị em phụ nữ
Câu 3. Các hoạt động thường diễn ra trong ngày 20.10 là :
1. Bắn súng
2. Cắm hoa, nấu ăn
3.Đồng diễn thể dục
Câu 4. Loại quà thường được tặng cho chị em phụ nữ phổ biến là :
1. Quần áo, giày dép
2. Thiệp và hoa
3. Tivi
* Trao tặng yêu thương
+Hỏi lại trẻ cảm xúc khi đến ngày 20.10 ? những lời chúc ý nghĩa tặng Bà, mẹ ,cô giáo và các bạn gái ?
Cô mời một số trẻ lên đóng vai bà, mẹ, cô giáo, bạn gái.một số trẻ đóng vai con, cháu.. lên chọn quà tặng và gửi lời chúc thân thương.
* Hoạt động chào mừng 20.10
+ Ngoài những món quà, những lời chúc có ý nghĩa còn có những hoạt động khác để chào mừng ngày 20.10 nữa đấy. Ngay sau đây chúng ta sẽ cùng thể hiện cảm xúc của mình trong ngày 20.10 thông qua một số tiết mục văn nghệ
(Cô cho các đội thể hiện bằng các tiết mục hát, đọc thơ chủ đề về Bà, mẹ, cô giáo)
3. Kết thúc
- Nhận xét - tuyên dương
Lưu ý
.
.
.
.
.
.
.
.
.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 4 ngày 17 tháng 10 năm 2018
Nội dung
Mục đích-yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
LQCV
TCCC o,ô,ơ.
Tập tô CC: o ô, ơ
1.Kiến thức:
- Trẻ nhận ra và phát âm đúng các chữ cái O,Ô,Ơ.
- Trẻ nhận các chữ cái đó trong các từ,tiếng: "Cô giáo","kéo co","lá cờ"
- Trẻ biết tô chữ cái o, ô ơ theo nét chấm mờ
2.Kỹ năng:
- Phát triển nhận thức và ngôn ngữ cho trẻ.
- Phát triển óc quan sát và ghi nhớ có chủ định
- Trẻ có kỹ năng tô chữ theo nét chấm mờ
- Trẻ biết chiều tô các chữ
3.Thái độ:
Trẻ tham gia tích cực vào hoạt động.
*Đồ dùng của cô:
- Không gian tổ chức tại lớp.
- Tranh vẽ con gà trống đang gáy có gắn chữ ò..ó..o.
- Tranh vẽ có gắn các từ: "cô giáo","kéo co","lá cờ".
- Cô có 1 rổ đồ chơi gồm các chữ cái:O,Ô,Ơ.
- 3 ngôi nhà có gắn các chữ cái O,Ô,Ơ.
* Đồ dùng của trẻ:
mỗi trẻ có 1 rổ đồ chơi gồm các chữ cái:O,Ô,Ơ.
1.Ổn định tổ chức:
- Cho trẻ hát bài hát “Đàn gà trong sân”
- Đàm thoại về nội dung bài hát
- Dẫn dắt đến bài học.
2. Phương pháp,hỡnh thức tổ chức:
* Cho trẻ ôn lại các chữ cái o, ô ,ơ
- Cô treo tranh gà trống đang gáy "ò...ó...o..." và hỏi trẻ trong bức tranh trờn có chữ cái gì trẻ đó được học và cho trẻ phát âm.
- Cô hỏi trẻ để trẻ nhắc lại cấu tạo của chữ cái đó.
- Tạo hình chữ cái bằng các bộ phận trên cơ thể.
- Tiến hành tương tự với chữ Ô,Ơ.
*Trò chơi
+ Tìm đúng chữ cái theo hiệu lệnh
- Cô gọi tên chữ cái cho trẻ tìm ,giơ lên và phát âm lại.
- Cô nêu cấu tạo của chữ cho trẻ tìm,giơ lên và phát âm lại
+ Tìm đúng nhà
Cho mỗi trẻ chọn cho mình 1 chữ cái mà trẻ thích sau đó chơi trò chơi "tìm đúng nhà":trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh "tìm nhà" trẻ về đúng ngôi nhà có chữ cái giống chữ cái trên tay trẻ và phát âm lại chữ cái đó.(cho trẻ đổi hẻ chữ cho nhau vàtiếp tục chơi trong khoảng 3-5 phút)
+ Đoàn tàu chữ cái
- Cô phát cho trẻ thẻ chữ o, ô, ơ, mỗi bạn chỉ nhận 1 chữ cái sau đó nối đuôi nhau thành đoàn tàu đi quanh lớp khí cô nói: hành khách ga chữ o xuống tàu thì tất cả các bạn cầm thẻ chữ o phải xuống tàu.
Tương tự với các chữ cái khác
* Tập tô chữ cái o ô, ơ
- Cô giới thiệu các chữ cá chấm mờ cho trẻ nhận xét chữ
- Cô giới thiệu chiều tô và tô mẫu cho trẻ
- Cho trẻ tô chữ trên không
- Cho trẻ về bàn tô
3.Kết thúc:
Nhận xét chơi và chuyển hoạt động.
Lưu ý
.
.
.
.
.
.
.
.
.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 5 ngày 18 tháng 10 năm 2018
Nội dung
Mục đích-yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Toán
“Tách 7 đối tượng làm 2 phần bằng các cách khác nhau”
(ĐGMT 54)
1.Kiến thức:
Lắng nghe và nhận xét ý kiến của người đối thoại.
- Trẻ nhận ra và gọi tên các hình cơ bản qua các đồ dùng trong lớp.
2. Kỹ năng
- Thông qua hoạt động nhận biết về hình vuông, tròn, tam giác, chữ nhật rèn kỹ năng tạo nhóm, xếp theo mẫu, xếp tương ứng, xếp từng phần thành toàn bộ.
3. Thái độ
Trẻ tích cúc tham gia hoạt động
Đối tượng A mỗi trẻ 7
- Bảng
- Thẻ số
- Sách bài tập
1.Ổn định tổ chức:
- Cô ổn định lớp
2.Phương pháp,hình thức tổ chức:
* Ôn số lượng và chữ số trong phạm vi 7
- Cô cho trẻ tìm các nhóm đố tượng có số lượng là 7 trong lớp, các góc
- Tìm và nhận ra chữ số 6 ở các đồ dùng đồ chơi
* Tách gộp nhóm phạm vi 7 thành 2 phần bằng các cách khác nhau
- Cho trẻ xếp đối tượng ra bảng
- Hỏi trẻ số lượng của nhóm và gắn thẻ tương ứng
+ Cho trẻ tách và gộp tự do
- Cho trẻ tách các đối tượng trong phạm vi 7 thành 2 phần theo ý thích của trẻ và gắn sô tương ứng với nhóm mà trẻ đã tách
- Cô hỏi trẻ cách tách của trẻ
- Hỏi cả lớp xem có những bạn nào cùng cách tách của trẻ
- Tiếp tục hỏi với những trẻ khác
- Cô cho từng nhóm những bạn tách giống nhau gộp lại lần lượt
+ Tách gộp theo yêu cầu
- Cách 1; 1 – 6
- Cho trẻ tách theo cô sau đó nhắc lại cách tách
- Sau đó cho trẻ gộp 2 nhóm lại
- Tương tự với các cách khác
- 2 – 5
- 3 – 4
- Cho trẻ nhắc các cách tách gộp
=> Như vậy để tách và gộp nhóm trong phạm vi 7 thành 2 phần có 3 cách: 1-6, 2-5, 3-4
* Trò chơi: Bé nhanh trí
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 bài tập
- yêu cầu trẻ tách nhóm 7 thành 2 phần theo 3 cách cô vừa dạy
+ TC 2: Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có 7 bạn và yêu cầu trẻ tách theo hiệu lệnh của cô
3. Kết thúc
- Chuyển hoạt động.
Lưu ý
Số cháu chưa đạt:../.
Tên cháu chưa đạt:..
.
.
.
.
.
Trẻ có khả năng vượt trội:
.
.
.
.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 6 ngày 19 tháng10 năm 2018
Nội dung
Mục đích-yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
TH:
Làm tranh tặng mẹ bằng cách in bàn tay
(Mẫu)
Kiên thức:
-Trẻ biết in hình bàn tay, biết sáng tạo ra các hình từ in bàn tay làm thiệp
2. Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng chấm màu, in màu
-Phát triển sự khéo léo, khả năng thẩm mỹ.
3. Thái độ:
. -Giáo dục trẻ giữ cho đơi tay luôn sạch sẽ.
1. Đồ dùng của cô.
Tranh mẫu, nhạc không lời
2. Đồ dùng của trẻ.
- Giấy vẽ vẽ, hộp màu.
1. Ổn định tổ chức
- Cho trẻ hát bài: “ Tay thơm , tay ngoan”.
- Đàm thoại về bài hát.
2: Phương pháp,hình thức tổ chức
* Quan sát, Đàm thoại
- Cô cho trẻ xem tranh mẫu:
- Đây là bức tranh gì?
- Tranh có hình gì?
- Bàn tay trang trí tạo ra bức tranh gì?
- Bức tranh có màu sắc như thế nào? Được trang trí như thế nào?
- Bạn nào biết làm cách nào cô có được tranh bàn tay đẹp như thế này?
- Các con làm bức tranh này tặng ai? Vì sao?
* Làm mẫu
- Cô vừa làm mẫu vừa giải thích rõ ràng : Đầu tiên cô đặt bàn tay trái vào khay màu xong cô nhấc tay ra đặt lên trên giấy. Cô đã có hình bàn tay, bây giờ cô lau sạch tay và tiếp tục dùng các ngón tay để tạo nên các điểm chi tiết để tạo thành: hoa, con vật để bức tranh thật đẹp.
* Hỏi ý tưởng của trẻ:
+Hôm nay các con sẽ làm tranh gì?
- Con làm như thế nào?.
* Trẻ thực hiện:
- Cho trẻ về bàn ngồi vẽ.
- Nhắc trẻ tư thế ngồi
- Cô bao quát trẻ làm và hướng dẫn trẻ yếu giúp đỡ trẻ.
* Nhận xét sản phẩm:
- Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm
- Cho 2-3 trẻ vẽ đẹp tự nhận xét bài của mình, của bạn
- Cô nhận xét chung cả lớp và tuyên dương trẻ
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét trẻ thông qua bài dạy
Lưu ý
.
.
.
.
.
:
.
.
.
.
TUẦN 4 : SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TÔI VÀ BẠN
Thứ 2 ngày 22 tháng 10 năm 2018
Nội dung
Mục đích-yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Văn học
Dạy trẻ đọc thơ "Tay ngoan"
1.Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ ,tên tác giả và hiểu được nội dungbài thơ.
2.Kỹ năng:
- Trẻ kể tên được các việc mà tay ngoan nên làm được nhắc đến trong bài thơ.
3.Thái độ:
- Trẻ hào hứng tham gia hoạt động.
Biết ngoan ngoãn vâng lời người lớn.
*Đồ dựng của cô:
Tranh minh hoạ nội dung bài thơ.
* Đồ dựng của trẻ:
Bàn ghế,giấy vẽ,bút
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lam quen voi toan 5 tuoi_12506881.doc