Giáo án lớp Lá - Tìm hiểu một số đồ dùng trong gia đình (Đồ dùng để ăn, để uống, để nấu)

a. Quan sát trò chuyện

Cô mời một bạn lên khám phá .

* Đồ dùng để ăn

- Khám phá Cái bát

- Ai có nhận xét gì về cái bát ?

- Cái bát này có đặc điểm gì? ( dạ thưa cô cái bát có miệng hình tròn,bát được trang trí thêm hoa văn,cái bát này làm bằng sứ và được dùng để ăn)

+ Tại sao bát lại đứng được ? ( dạ thưa cô vì có cái đế bát ạ)

+ Chiếc bát này được làm từ chất liệu gì ?

* Mở rộng

- Ngoài bát làm bằng sứ con biết bát làm bằng gì ?( bằng inoc,bàng thủy tinh,bằng nhựa)

- Cho trẻ kể một số đồ dùng để ăn mà trẻ biết.( thìa,đĩa,tô)

- Cô mở rộng một số đồ dùng để ăn trên máy chiếu.

 

doc4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 6926 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp Lá - Tìm hiểu một số đồ dùng trong gia đình (Đồ dùng để ăn, để uống, để nấu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO HUYỆN KRÔNG NĂNG TRƯỜNG MẪU GIÁO HOA HUỆ ------—&–------ Giáo án : Thi GV dạy giỏi cấp trường Hoạt động khám phá khoa học Chủ đề :Gia đình Tên bài : Tìm hiểu một số đồ dùng trong gia đình( Đồ dùng để ăn, để uống, để nấu ) Đối tượng : Trẻ 4-5 tuổi Lớp : Chồi 3 Thời gian :25-30 phút Người soạn và dạy : Nguyễn Thị Anh Ngày soạn:14/10/2018 Ngày dạy :18/10/2018 Năm học :2018-2019 Giáo án Hoạt động khám phá khoa học Chủ đề :Gia đình Tên bài : Tìm hiểu một số đồ dùng trong gia đình( Đồ dùng để ăn, để uống, để mặc) Đối tượng : Trẻ 4-5 tuổi Lớp : Chồi 3 Thời gian :25-30 phút Người soạn và dạy : Nguyễn Thị Anh Ngày soạn:14/10/2018 Ngày dạy :18/10/2018 I.Mục đích- yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ nhận biết, gọi tên một số đồ dùng để ăn, để uống, để nấu trong gia đình. - Trẻ biết đặc điểm, công dụng của một số đồ dùng đó. 2. Kỹ năng - Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ và diễn đạt mạch lạc. - Trẻ biết so sánh, phân nhóm đồ dùng theo công dụng, chất liệu. - Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt ý của mình. 3. Thái độ - Trẻ hứng thú và tham gia tích cực hoạt động. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo quản đồ dùng sạch sẽ, gọn gàng, cẩn thận khi sử dụng. II. Chuẩn bị Máy tính, silde các đồ dùng gia đình cho trẻ xem mở rộng. Đồ dùng để ăn, để uống, để mặc thật : Bát, cốc, nồi. Hình ảnh đồ dùng trong gia đình cho trẻ chơi trò chơi III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. ổn đinh Trẻ xúm xít bên cô. - các con ơi, các con có hay đi siêu thị không? Vậy hôm nay các con có muốn cùng cô anh đi siêu thị không nào?( dạ có ạ) Khi đến siêu thị các con phải như thế nào( không được chạy lung tung,không được tự ý lấy đồ) À đúng rồi vậy các con cùng gọi tắc xi đi cùng cô nào( cả lớp vừa đi vừa hát bài tắc xi) À chúng ta tới đâu rồi nhỉ( tới siêu thị ạ). các con chào cô bán hàng nào. Các con nhìn thấy có những món hàng gì được bày bán đây nhỉ?( trẻ kể một số mặt hàng. Cô bán hàng tặng cho các bạn một món quà,một số đồ dùng trong gia đình, vậy các con cùng cô khám phá món quà về một số đồ dùng trong gia đình này là gì nhé . 2. Nội dung a. Quan sát trò chuyện Cô mời một bạn lên khám phá . * Đồ dùng để ăn - Khám phá Cái bát - Ai có nhận xét gì về cái bát ? - Cái bát này có đặc điểm gì? ( dạ thưa cô cái bát có miệng hình tròn,bát được trang trí thêm hoa văn,cái bát này làm bằng sứ và được dùng để ăn) + Tại sao bát lại đứng được ? ( dạ thưa cô vì có cái đế bát ạ) + Chiếc bát này được làm từ chất liệu gì ? * Mở rộng - Ngoài bát làm bằng sứ con biết bát làm bằng gì ?( bằng inoc,bàng thủy tinh,bằng nhựa) - Cho trẻ kể một số đồ dùng để ăn mà trẻ biết.( thìa,đĩa,tô) - Cô mở rộng một số đồ dùng để ăn trên máy chiếu. * Đồ dùng để uống -Khám phá cái cốc Đây là cái gì ? - Ai có nhận xét gì về cái cốc ? + Miệng cốc có dạng hình gì ? +Cô chỉ vào quai cốc và hỏi trẻ : Đây là cái gì ?Quai cốc để làm gì ? + Cốc có màu gì ? + Cốc dùng để làm gì ? + Chiếc cốc này được làm từ chất liệu gì ?Khi sử dụng các con phải làm gì ? -Cô khẳng định lại và giáo dục trẻ. Khi sử dụng bát không được làm rơi bát. *Mở rộng - Ngoài cốc được làm từ nhựa cốc còn được làm từ chất liệu gì ? -Mở rộng một số đồ dùng để uống : Ấm trà, chén, phích nước, bình nước. Khi sử dụng cốc k làm rơi cốc. * Đồ dùng để nấu - Cô đưa cái xong và hỏi trẻ : Đây là cái gì ? - Cái xong dùng để làm gì ? Cái xong có đặc điểm gì?( Cái xong dùng để nấu, còn có cái nắp xong,có hai cái quai để cầm) - Cái xong được làm từ chất liệu gì ?( bằng nhôm) - Cô khẳng định lại và giáo dục trẻ.các con không được tự ý nấu ăn, phải nhờ bố mẹ nấu khi nấu pải sử dụng lửa và điện rất nguy hiểm nhé, * Mở rộng : - Ngoài xong được làm từ nhôm , xong còn được làm từ chất liệu gì ? -Mở rộng một số đồ dùng để nấu: chảo,nồi cơm điện, - Ngoài đồ dùng để ăn, để uống, để nấu còn một số đồ dùng gì trong gia đình mà các con biết nữa ? - Cô khẳng định lại - Cô cho trẻ xem một số đồ dùng trong gia đình :Đài, tủ lạnh, giường, quạt, tivi. b. So sánh cái bát,cái cốc,cái nồi - Các đồ dùng này có điểm gì giống và khác nhau ? * Giống nhau : - Đều là đồ dùng trong gia đình - Đều rất cần thiết trong đời sống con người. * Khác nhau - Khác nhau về tên gọi : Cái bát, cái cốc, cái xong. - Khác nhau về công dụng : Bát để ăn, cốc để uống nước, xong dùng để nấu - Khác nhau về chất liệu : Cái bát làm bắng sứ, cái cốc làm bằng nhựa, cái xong làm bằng nhôm c. Trò chơi củng cố * TC1: Tìm cho đúng Cô chuẩn bị cho mỗi cháu một rổ có đựng các đồ dùng trong gia đình ( Cốc,bát, áo) khi cô nói tên gọi hoặc đặc điểm của đồ vật nào thì trẻ phải tìm đồ vật đó giơ lên và gọi tên đồ vật đó. *TC2 : Bé bày bàn tiệc Cách chơi : Cô chuẩn bị các con rất nhiều đồ dùng trong gia đình ở trò chơi này cô chia lớp thành 3 đội yêu cầu các con chọn và xếp các đồ dùng để phục vụ cho một bữa tiệc. Thời gian cho trò chơi này là một bản nhạc.đội Bạn nào mang đúng và được nhiều hơn đội đó giành chiến thắng. -Trẻ chơi 3.Kết thúc Củng cố- NXTD - Trẻ hát vận động : Cả nhà tương nhau Eatan, ngày 20 tháng 10 năm 2018 Người soạn Nguyễn Thị Anh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockham pha khoa hoc 4 tuoi_12487164.doc
Tài liệu liên quan