Giáo án lớp Mầm - Chủ đề: Động vật - Đề tài: Quan sát con cua

Hoạt động 3: Trò chơi tự do.

- Các con ơi trên sân trường có rất nhiều đồ chơi như: Tô màu, đất nặn, trò chơi bắt bươm bướm, chuồn chuồn, trò chơi câu cá, trò chơi bé nhanh nhẹn tinh mắt. Trò chơi bé khéo tay. Trò chơi đổ nước vào chai. Và rất nhiều đồ chơi xích đu, thuyền rồng, bập bênh, thú nhún các con thích trò chơi nào thì chơi trò chơi đó. Khi chơi các con nhớ phải đoàn kết, giúp đỡ nhau, không được giành đồ chơi của nhau.

- Cô bao quát trẻ chơi, theo dõi nhắc nhở trẻ. Cô có thể chơi cùng trẻ.

- Giáo dục trẻ: trong khi chơi phải đoàn kết, hợp tác, giúp đở nhau. Không giành đồ chơi, xô đẩy nhau.

 

doc3 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 858 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp Mầm - Chủ đề: Động vật - Đề tài: Quan sát con cua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DỰ THI HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Chủ đề : Động vật Đề tài: Quan sát con cua Thời gian dạy: 30 - 40 phút Giáo viên dạy thi: Nguyễn Kiều Định Ngày dạy thi: Ngày 20 tháng 12 năm 2018 I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1 Kiến thức. - Trẻ biết tên và một số đặc điểm nổi bật của con cua. - Trẻ biết một số con vật sống dưới nước. 2 Kỹ năng. - Phát triển kỹ năng quan sát, hứng thú tham gia các hoạt động. - Phát triển thể lực qua các trò chơi. 3 Thái độ - Rèn trẻ tính mạnh dạn tự tin. - Giáo dục trẻ đoàn kết, hợp tác với bạn khi tham gia trò chơi. - Giáo dục trẻ ăn nhiều chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh. II CHUẨN BỊ. - Con cua. - Sân chơi sạch sẽ, thoáng mát. - Một số đồ chơi ngoài trời. - Nhạc em đi câu cá. III TIẾN HÀNH. Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ * Ổn định, gây hứng thú. - Hát “ Em đi câu cá” - Các con vừa hát bài hát gì? - Bài hát có nhắc tới những con vật gì? - Các con còn biết con vật nào sống dưới nước? - Hôm nay cô cũng mang tới cho lớp mình một con vật các con quan sát cùng cô nhé! * Hoạt động 1: Quan sát có mục đích. * Quan sát con cua : - Đây là con vật gì? - Con cua là con vật sống ở đâu? - Con cua có đặc điểm gì ? - Con cua có những bộ phận nào ? - Hai chiếc càng của con cua như thế nào ? - Mắt cua thì như thế nào ? - Con cua bò như thế nào ? - Cô khái quát: Cua là con vật sống dưới nước, có 2 chiếc càng, một càng to và một càng nhỏ, cua có 8 chân. Cua có 2 mắt lồi gần mai, mai cua rất cứng. phía dưới bụng cua có một chiếc yếm. Cua có đặc điểm là bò ngang. Thịt cua có nhiều chất dinh dưỡng vì thế các con nên ăn nhiều thịt cua để cơ thể khỏe mạnh và mau lớn. * Hoạt động 2: Trò chơi vận động Cách chơi:  - Cô chuẩn bị 1  vòng tròn nhỏ làm vô lăng. Cô có vẽ hai cạnh đường giới hạn làm đường ô tô, hai bên là vỉa hè. Khi cô cầm vòng tròn xoay xoay giả làm động tác lái "ô tô", thì các con giả làm "chim sẻ". Các con "chim sẻ" phải nhảy kiếm ăn trên mặt đường, vừa nhảy vừa thỉnh thoảng ngồi xuống giả vờ mổ thóc ăn. Giáo viên hướng dẫn giả tiếng ô tô kêu "bim bim" và chạy đến. Chim sẻ ( trẻ chơi) phải nhanh chân bay ( chạy) nhanh lên các vòm cây bên đường ( ra ngoài lằn kẻ đường chạy ô tô). Khi "ô tô" đã chạy qua rồi, "chim sẻ" lại xuống đường vừa nhảy vừa mổ thóc ăn. Luật chơi:   _Khi nghe thấy tiếng còi kêu:"bim, bim" trẻ phải nhảy tránh sang hai bên kia đường. - Cho trẻ chơi nhiều lần. - Cô quan sát, động viên, khích lệ, tuyên dương trẻ. * Trò chơi dân gian: Kéo co Cách chơi: Chia trẻ thành hai nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn một cháu khoẻ nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm tay nhau. Khi có hiệu lệnh của cô thì tất cả các bạn ôm chặt eo bạn mình và kéo mạnh về phía mình. Nếu người đứng đầu hàng nhóm nào dẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc. Luật chơi: Bên nào giẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc - Cô quan sát nhận xét và tuyên dương ,động viên trẻ. * Hoạt động 3: Trò chơi tự do. - Các con ơi trên sân trường có rất nhiều đồ chơi như: Tô màu, đất nặn, trò chơi bắt bươm bướm, chuồn chuồn, trò chơi câu cá, trò chơi bé nhanh nhẹn tinh mắt. Trò chơi bé khéo tay. Trò chơi đổ nước vào chai. Và rất nhiều đồ chơi xích đu, thuyền rồng, bập bênh, thú nhún các con thích trò chơi nào thì chơi trò chơi đó. Khi chơi các con nhớ phải đoàn kết, giúp đỡ nhau, không được giành đồ chơi của nhau. - Cô bao quát trẻ chơi, theo dõi nhắc nhở trẻ. Cô có thể chơi cùng trẻ. - Giáo dục trẻ: trong khi chơi phải đoàn kết, hợp tác, giúp đở nhau. Không giành đồ chơi, xô đẩy nhau. * Kết thúc: - Điểm danh trẻ. - Cô nhận xét buổi hoạt động và gợi mở trẻ hướng chơi tốt trong giờ sau.. - Giáo dục vệ sinh - Trẻ hát. - Trẻ lắng nghe. -Trẻ quan sát. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi. - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi. - Trẻ lắng nghe. Giáo viên soạn Ban giám hiệu Nguyễn Kiều Định

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docquan sat con cua hdnt 3 tuoi_12505839.doc
Tài liệu liên quan