Giáo án Lớp Một - Tuần 30

 TOÁN

Tiết 119: Các ngày trong tuần lễ

A. Mục tiêu

- Giúp học sinh làm quen với các đơn vị đo thời gian : Ngày và tuần lễ. Nhận biết 1 tuần có 7 ngày. Biết gọi tên các ngày trong tuần : Chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy.

- Biết đọc thứ, ngày, tháng trên 1 tờ lịch bóc hàng ngày

- Bước đầu làm quen với lịch học tập ( hoặc các công việc cá nhân) trong tuần

B. Đồ dùng

+ Một quyển lịch bóc hàng ngày và 1 thời khoá biểu của lớp

+ Bảng phụ ghi bài tập 1, 2 ( TR 161)

 

doc40 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 736 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp Một - Tuần 30, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sai, sửa bên lề vở - GV chữa trên bảng những lỗi phổ biến. - GV chấm 1 số bài - Nhận xét 5. HD làm bài tập chính tả a, Điền vần uôc hay uôt b, Điền c hay k IV. Củng cố - Khen những HS học tốt, chép bài đúng, đẹp. V. Dặn dò Chép lại đoạn thơ cho đúng. HS đọc tên bài: Chuyện ở lớp - HS đọc bài viết - HS tự phát hiện từ dễ viết sai - HS luyện đọc, phân tích cấu tạo tiếng khó - HS tập viết bảng các tiếng, từ khó - HS chép bài vào vở - HS dùng bút chì soát bài viết của mình - HS ghi số lỗi ra lề vở - HS đổi vở sửa lỗi cho nhau - HS làm bảng con - 2 nhóm HS lên bảng điền b... tóc ch.... đồng túi ...ẹo quả ...am - HS nhắc lại quy tắc chính tả k - c Tập viết Bài 6: Tô chữ hoa O, Ô, Ơ, P A.Mục đích yêu cầu - HS biết tô các chữ hoa: O, Ô, Ơ, P - Luyện kĩ năng viết đúng các vần uôt, uôc,ưu, ươu; các từ: chải chuốt, thuộc bài, con cừu, ốc bươu. - Giáo dục ý thức cẩn thận, rèn chữ giữ vở cho hs. * Trọng tâm: - Biết tô các chữ : O, Ô, Ơ, P - Viết đúng các vần và từ ứng dụng B. Đồ dùng - Chữ mẫu, bài viết mẫu Bảng con, vở tập viết. C. Các hoạt động dạy học I. ổn định tổ chức HS hát II. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - HS viết bảng: hoa sen, nhoẻn cười. III.Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: Bằng bài viết mẫu 2. Hướng dẫn tô chữ hoa. *GV gắn bảng chữ mẫu: O, P - Nhận xét về số lượng nét, kiểu nét: - GV tô lại chữ mẫu trong khung - GV viết mẫu * Hướng dẫn tô chữ: Ô, Ơ tương tự. 3. Hướng dẫn viết vần và từ ngữ ứng dụng - GV đưa bài viết mẫu 4. Hướng dẫn viết vở: a, Tô chữ hoa * Lưu ý tô theo đúng quy trình b, Viết vần, từ ứng dụng * Lưu ý viết đúng kỹ thuật, đúng khoảng cách các chữ. 5. Chấm - chữa bài - GV chấm 1 số bài - Nhận xét - HS đọc bài. - HS quan sát nhận xét. Chữ O gồm 1 nét cong Chữ P gồm nét móc và nét cong - HS đồ chữ theo GV - HS so sánh Ô, Ơ + Giống nhau: đều có nét cong + Khác: Dấu mũ, dâu chữ ơ - HS đọc bài viết - HS nêu các kỹ thuật viết trong các từ ngữ. - HS tập viết bảng con - Đọc lại bài viết - Tô chữ hoa - Viết vần, từ IV. Củng cố Trò chơi “ Viết tiếp sức’’ Mỗi nhóm 3 HS - Viết “ Em thuộc bài” V. Dặn dò - Về tập viết bảng con các chữ hoa đã học Đạo đức Tiết 30: Bài 14. Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng A. Mục tiêu - HS hiểu: Lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống con người. - HS biết cách bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. - Biết tỏ thái độ trước những việc đúng để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. * Trọng tâm: HS nắm được lợi ích của cây và hoa nơi công cộng; cách bảo vệ chúng. B. Đồ dùng GV: Tranh vẽ minh họa bài học, bài hát : “ Ra chơi vườn hoa” HS: Vở bài tập Đạo đức. C.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục - Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tình huống để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. - Kĩ năng tư duy phê phán những hành vi phá hoại cây và hoa nơi công cộng D. Các hoạt động dạy học I. ổn định lớp Hát. II. Bài cũ - Cần chào hỏi, tạm biệt khi nào? - Cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay. III. Bài mới Hoạt động 1: Quan sát - Đàm thoại theo câu hỏi. + Chơi ở sân trường, vườn hoa, công viên em có thích không? + Nơi đó có đẹp và mát không? + Để nơi này thêm đẹp, mát em phải làm gì? * GVKL: + Cây và hoa làm cho cuộc sống thêm đẹp, không khí trong lành, mát mẻ. + Các em cần chăm sóc bảo vệ cây và hoa. Các em có quyền được sống trong môi trường trong lành, an toàn. Hoạt động 2: Bài tập 1. + Các bạn nhỏ đang làm gì? + + Việc làm đó có tác dụng gì? + Em làm được như các bạn đó không? *GVKL: Các em biết tưới cây, rào cây, nhổ cỏ, bắt sâu. Đó là những việc làm nhằm bảo vệ, chăm sóc cây và hoa nơi công cộng, làm cho trường em, nơi em sống thêm trong lành. Hoạt động 3: Bài tập 2. - Thảo luận nhóm đôi. + Các bạn đang làm gì? + Em tán thành việc làm nào? tại sao? - Tô màu bạn có hành động đúng trong tranh. * GVKL: - Biết nhắc nhở, khuyên ngăn bạn không phá hại cây, là hành động đúng. - Bẻ cành đu cây là hành động sai. IV. Củng cố - Nêu lại nôị dung bài - Nhận xét giờ học V. Dặn dò - Về học và vận dụng bài học vào thực tế - Cho HS quan sát: Quan sát cây và hoa ở vườn trường ( hoặc qua tranh ảnh) - Một số HS trả lời. - HS khác bổ sung. - HS nhắc lại KL trên + Rào cây, tưới cây.... + Chăm sóc và bảo vệ cây. - HS nhắc lại KL trên. - Đại diện nhóm đôi trình bày. - Lớp nhận xét. + Các bạn đang trèo cây, bẻ cành. - HS nhắc lại - Đọc lại các KL trên - Xem trước bài tập 3 – 4. Thứ tư ngày 11 tháng 4 năm 2012 Tập đọc Bài 16 : mèo con đi học A. Mục đích yêu cầu - HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng : buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu, be toáng. Rèn đọc ngắt nghỉ đúng sau dấu (?). Hiểu nội dung bài: Bài thơ kể chuyện Mèo lười học kiếm cớ nghỉ ở nhà. Cừu dọa cắt đuôi làm Mèo sợ không dám nghỉ nữa. - Ôn vần ưu, ươu. Thuộc lòng bài thơ. - Biết hỏi đáp tự nhiên về chủ đề : “ Vì sao bạn thích đi học” * Trọng tâm: - HS đọc đúng, đọc trơn toàn bài. - Rèn đọc và tìm hiểu nội dung bài. B. Đồ dùng GV: Tranh minh hoạ HS: sgk C. Các hoạt động dạy học I. ổn định tổ chức: - HS hát II. Kiểm tra bài cũ: - Đọc lại bài “ Chuyện ở lớp” SGK và trả lời câu hỏi III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài : 2. Hướng dẫn luyện đọc a, GV đọc mẫu: Giọng hồn nhiên, nghịch ngợm b, HD luyện đọc - GV gạch trên bảng các từ: buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu, be toáng - GV giảng từ: + buồn bực: buồn và khó chịu + kiếm cớ: tìm lý do + be toáng: kêu ầm ĩ 3. Ôn vần ưu, ươu a, Tìm tiếng trong bài có vần ưu b, Tìm tiếng ngoài bài có vần ưu, ươu. c, Nói câu chứa tiếng có vần ưu, ươu Tiết 2 4. Tìm hiểu bài và luyện đọc a. Tìm hiẻu bài C1: Mèo kiếm cớ gì để trốn học? C2: Cừu nói gì khiến Mèo phải đi học ngay? - GV đọc mẫu lần 2. b. Học thuộc lòng bài thơ c. Luyện nói IV. Củng cố * Em có nên bắt chước bạn Mèo không? Vì sao? - Nêu lại nôi dung bài V. Dặn dò Ôn bài, chuẩn bị bài: “Người bạn tốt” HS đọc: Mèo con đi học - HS đọc thầm - HS đọc cả bài - HS tự phát hiện từ khó đọc - HS luyện đọc, phân tích cấu tạo tiếng khó - HS luyện đọc từng câu - Đoạn - Đọc đồng thanh cả bài - 1 HS đọc cả bài * HS mở SGK - cừu -HS nối tiếp mỗi em nói 1 tiếng ( từ) - Mỗi HS nói 1 câu - HS đọc 4 dòng thơ đầu + Mèo kêu đuôi ốm - HS đọc 6 dòng cuối + Cừu nói muốn nghỉ học thì hãy cắt đuôi Mèo. Mèo vội xin đi học ngay. - HS đọc theo nhóm đôi - Đọc nối tiếp - Đọc CN - 1 em kể lại nội dung bài - Vì sao bạn thích đi học? - HS quan sát tranh và luyện nói + A: Vì sao bạn thích đi học? + B: Vì ở trường có nhiều bạn, mỗi ngày được học 1 bài mới... * Luân phiên nhiệm vụ giữa 2 bạn A và B - HS đọc lại bài - Không nên vì bạn ấy muốn trốn học. Tự nhiên xã hội Tiết 30: Trời nắng - trời mưa A. Mục tiêu - Biết được những dấu hiệu chính của trời nắng – trời mưa. Nắng mưa là những yếu tố của môi trường tự nhiên. Nắng mưa có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống con người. - Biết sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa. - Có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi gặp trời nắng, trời mưa. * Trọng tâm: Biết được những dấu hiệu chính của trời nắng – trời mưa. B. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Các hình vẽ SGK 2. Học sinh: SGK, vở bài tập. C. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục - Kĩ năng ra quyết định : Nên hay không nên làm gì khi trời nóng , trời rét. - Kĩ năng tự bảo vệ : Bảo vệ sức khoẻ của bản thân ( ăn mặc phù hợp với trời nắng và rét) - Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập. D. Các hoạt động dạy học I. ổn định tổ chức II.Kiểm tra bài cũ - Kể tên một số loại cây và con vật mà em đã học. III. Bài mới *HĐ1: Làm việc với vật mẫu và tranh ảnh - Mục tiêu: Giúp học sinh biết các dấu hiệu của trời nắng và trời mưa. * GV giới thiệu thêm các hình ảnh lũ lụt, cây cối khô héo do thiếu nước. GVKL: - Khi trời nắng bầu trời trong xanh, có mây trắng, mặt trời sáng chói, có nắng vàng chiếu xuống. - Khi trời mưa có nhiều giọt mưa rơi, bầu trời phủ đầy mây xám nên thường không nhìn thấy mặt trời. ? Hình nào cho ta biết đó là trời mưa. Tại sao em biết? ? Hôm nay trời nắng hay trời mưa? * HĐ2: Thảo luận - Mục tiêu: Học sinh có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới trời nắng, trời mưa. ? Tại sao khi đi dưới trời nắng bạn phải đội mũ, nón.... ? Để không bị ướt bạn phải mặc gì khi đi dưới trời mưa. GVKL: Khi đi dưới trời nắng ta phải đội mũ, nón còn khi đi dưới trời mưa ta phải đội nón và mặc áo mưa để ta khỏi bị ốm. IV.Củng cố - Kể các dấu hiệu về trời nắng, ( trời mưa)? V. Dặn dò Ôn bài + Thực hành quan sát bầu trời Hát - 2,3 HS kể - Tiến hành: Thảo luận nhóm. - Cho HS sưu tầm và phân loại tranh mình sưu tầm về trời nằng, trời mưa. - Gọi đại diện các nhóm nêu các dấu hiệu của trời nắng và trời mưa. - Học sinh nhắc lại KL - Hình 2 - Tiến hành: Học sinh thảo luận - Để che nắng - Mặc áo mưa, đội mũ nón Thủ công Tiết 27: Cắt, dán hàng rào đơn giản (tiết 1) A. Mục tiêu: - HS biết cắt, các nan giấy. - Cắt, dán các nan giấy và dán thành hàng rào đơn giản. - Yêu thích cái đẹp từ đó cắt, dán hàng rào đẹp. * Trọng tâm: Biết cách, cắt, dán các nan giấy. .B. Đồ dùng dạy học: - Mẫu các nan giấy và hàng rào - 1 tờ giấy kẻ ô, bút chì, kéo, hồ dán,.. C. Hoạt động dạy học: - Giấy màu có kẻ ô, thước, bút chì, kéo, hồ dán. - Vở thủ công I. ổn định tổ chức: II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng của HS. III. Bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2.Dạy bài mới: a. Luyện tập: Hoạt động 1: - Hướng dẫn quan sát, nhận xét: + Cho quan sát hình mẫu + Định hướng cho HS thấy - Số nan giấy có mấy nan - Số nan ngang có mấy nan? - Khoảng cách giữa các nan giấy đứng? - Nan ngang cách mấy ô? Hoạt động 2: - Hướng dẫn HS kẻ cắt nan giấy - Cho HS thực hành theo luôn (GV thao tác chậm để HS quan sát và thực hành cho đúng) - Cho HS thực hành cắt - GV đi từng bàn hướng dẫn HS cắt - Quan sát giúp HS làm IV. Củng cố: - Nhắc lại nội dung bài. - Nhận xét, khen ngợi những HS cắt hàng rào đều, đẹp. V. Dặn dò: -Về nhà chuẩn bị dụng cụ bút chì, thớc kẻ, kéo, giấy để tiết sau Hát. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. * Cả lớp quan sát- nhận xét + Cạnh của các nan giấy. + hàng rào nào được dán bởi các nan giấy - Có 4 nan - Có 2 nan - Cách 1ô - Cách 2ô - Cả lớp quan sát GV làm mẫu - Quan sát và thực hành vào giấy - Thực hành cắt - 2 HS nhắc lại nội dung bài - Lắng nghe - Cắt, dán hàng rào đơn giản Thứ năm ngày 12 tháng 4 năm 2012 Tập đọc Bài 17 : người bạn tốt A. Mục đích yêu cầu - HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng: liền, sửa lại, nắm, ngượng nghịu. Tập đọc các đoạn đối thoại. Hiểu nội dung bài: Nhận ra cách cư sử ích kỉ của Cúc; thái độ giúp đỡ bạn hồn nhiên, chân thành của Nụ và Hà. Nụ và Hà là những người bạn tốt. - Ôn các vần uc, ut. - Biết hỏi đáp tự nhiên về chủ đề : “Kể về người bạn tốt của em” * Trọng tâm: - HS đọc đúng, đọc trơn toàn bài. - Rèn đọc và tìm hiểu nội dung bài. B. Đồ dùng GV: Tranh minh hoạ HS: sgk C. Các hoạt động dạy học I. ổn định tổ chức: - HS hát II. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài “Mèo con đi học” và trả lời câu hỏi III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài : 2. Hướng dẫn luyện đọc a, GV đọc mẫu: Đổi giọng khi đọc đoạn đối thoại b, HD luyện đọc - GV gạch trên bảng các từ: liền, sửa lại, nắm, ngượng nghịu 3. Ôn vần ưu, ươu a, Tìm tiếng trong bài có vần uc b, Nói câu chứa tiếng có vần uc, ut Tiết 2 4. Tìm hiểu bài và luyện đọc a. Tìm hiẻu bài C1: Hà hỏi mượn bút, ai đã giúp Hà? C2: Bạn nào giúp Cúc sửa lại dây đeo cặp? C3: Em hiểu thế nào là người bạn tốt? - GV đọc mẫu lần 2. b. Luyện nói Đề tài: Kể về người bạn tốt của em IV. Củng cố * Nhìn tranh minh họa kể lại 2 bạn đã giúp đỡ nhau như thế nào? V. Dặn dò Ôn bài, chuẩn bị bài: “Ngưỡng cửa” HS đọc: Người bạn tốt - HS đọc thầm - HS đọc cả bài - HS tự phát hiện từ khó đọc - HS luyện đọc, phân tích cấu tạo tiếng khó - HS luyện đọc từng câu: Câu đề nghị của Hà, câu trả lời của Cúc - Luyện đọc đoạn, bài: Đoạn 1 đọc theo cách phân vai- đoạn đối thoại - Đọc đồng thanh cả bài - 1 HS đọc cả bài * HS mở SGK - Cúc, bút - Mỗi HS nói 1 câu - HS đọc đoạn 1 + Hà hỏi mượn bút Cúc từ chối, Nụ cho Hà mượn. - HS đọc đoạn 2 + Hà tự đến giúp Cúc sửa lại dây đeo cặp. - HS đọc cả bài + Người bạn tốt là người sẵn sàng giúp đỡ bạn - HS đọc theo nhóm đôi - Đọc nối tiếp - Đọc CN - HS quan sát tranh, dựa vào thực tế và luyện nói + Trời mưa Tùng rủ Tuấn cùng khoác áo mưa đi về. + Phương giúp Liên học ôn. Hai bạn đều được điểm 10 - HS đọc lại bài - Hà tự đến giúp Cúc sửa lại dây đeo cặp. Toán Tiết 119: Các ngày trong tuần lễ A. Mục tiêu - Giúp học sinh làm quen với các đơn vị đo thời gian : Ngày và tuần lễ. Nhận biết 1 tuần có 7 ngày. Biết gọi tên các ngày trong tuần : Chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy. - Biết đọc thứ, ngày, tháng trên 1 tờ lịch bóc hàng ngày - Bước đầu làm quen với lịch học tập ( hoặc các công việc cá nhân) trong tuần B. Đồ dùng + Một quyển lịch bóc hàng ngày và 1 thời khoá biểu của lớp + Bảng phụ ghi bài tập 1, 2 ( TR 161) C. Các hoạt động dạy học I ổn định lớp II. Kiểm tra bài III. Bài mới Hoạt động1: Giới thiệu các ngày trong tuần Mt: Học sinh nhận biết 1 tuần có 7 ngày, biết các ngày trong tuần biết đọc thứ ngày tháng trên tờ lịch hàng ngày 1a) GV treo bảng quyển lịch bóc hàng ngày, chỉ vào tờ lịch ngày hôm nay và hỏi : - Hôm nay là thứ mấy ? b) Giới thiệu tên các ngày trong tuần: Chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy. - Vậy 1 tuần lễ có mấy ngày ? c) Giới thiệu ngày trên tờ lịch: Chỉ vào tờ lịch của ngày hôm nay và hỏi : Hôm nay là ngày bao nhiêu ? - Quan sát trên đầu cùng của tờ lịch ghi gì ? - Vậy trên mỗi tờ lịch có những phần nào ? * GV chốt bài : Một tuần lễ có 7 ngày, là các ngày chủ nhật , thứ hai Trên mỗi tờ lịch bóc hàng ngày đều có ghi thứ, ngày, tháng để ta biết được thời gian chích xác. Hoạt động 2 : Thực hành . Mt : Học sinh biết lịch học tập trong tuần Bài 1: Trong mỗi tuần lễ: a) Em đi học vào các ngày: b) Em được nghỉ các ngày: Bài 2 : Cho học sinh nêu yêu cầu - GV cho HS quan sát tờ lịch ngày hôm nay và tờ lịch của ngày mai . Bài 3 : Hướng dẫn học sinh tự chép “ Thời khóa biểu”của lớp IV. Củng cố - Một tuần có mấy ngày? - Hãy kể tên các ngày trong tuần? V. Dặn dò Ôn bài, chuẩn bị bài: Cộng, trừ trong phạm vi 100 - HS hát - HS làm bảng 65 - 25 32- 10 94 - 3 24 - 2 - Hôm nay là thứ sáu - Cho vài học sinh lặp lại. - Có 7 ngày : Chủ nhật, thứ hai.... - Vài học sinh lặp lại. - Học sinh tìm ra số chỉ ngày trên tờ lịch và trả lời Ví dụ : Hôm nay là ngày 17 - Ghi tháng tư - Tờ lịch có ghi tháng, ngày , thứ - Học sinh lắng nghe, ghi nhớ - Học sinh đọc yêu cầu của bài - 2 em trả lời trong tuần lễ a) Em đi học các ngày : thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu. b) Em được nghỉ các ngày ; thứ bảy và chủ nhật - HS làm vào vở * Hôm nay là ngày tháng *Ngày mai là ngày tháng - Mỗi nhóm 5 em, mỗi em chép 1 ngày - 2 HS trả lời Thứ sáu ngày 13 tháng 4 năm 2012 Chính tả Tiết 12 : Mèo con đi học A. Mục đích yêu cầu - HS chép lại chính xác, trình bày đúng 8 dòng đầu bài thơ “Mèo con đi học” - Làm đúng bài tập chính tả: Điền iên hay in; điền r, d hay gi. - Rèn viết đúng cự ly, tốc độ các chữ đều và đẹp. * Trọng tâm: HS chép lại chính xác, trình bày đúng 8 dòng đầu bài thơ “ Mèo con đi học” B. Đồ dùng GV: Bài viết mẫu, bài tập chính tả HS: bảng, vở C. Các hoạt động dạy học I. ổn định tổ chức: - HS hát II. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét bài viết tiết trước. - HS chữa bài tập - Viết bảng: túi kẹo, quả cam III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài : 2. Hướng dẫn HS viết a, GV đọc mẫu b, HD viết - Mèo kiếm cớ gì để trốn học? - GV phân tích trên bảng: + buồn: b + uôn + huyền + kiếm: k + iêm + sắc + cừu : c + ưu + huyền + toáng: t + oang + sắc + chữa: ch + ưa + ngã 3. HS viết bài. - GV nhắc HS về cách trình bày: các chữ đầu dòng viết hoa, lưu ý các dấu chấm than, gạch đầu dòng, dấu hai chấm. 4. Chữa lỗi - GV đọc soát lỗi: Đọc thong thả, dừng lại ở chữ khó viết. - Hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa bên lề vở - GV chấm 1 số bài - Nhận xét 5. HD làm bài tập chính tả a, Điền vần iên hay in b, Điền r, d hay gi IV. Củng cố - Khen những HS học tốt, viết bài đúng, đẹp. V. Dặn dò Chép lại đoạn thơ cho đúng. HS đọc tên bài: Mèo con đi học - HS đọc bài viết - Kêu cái đuôi bị ốm. - HS tự phát hiện từ dễ viết sai - HS luyện đọc, phân tích cấu tạo tiếng khó - HS tập viết bảng các tiếng, từ khó - HS chép bài vào vở - HS dùng bút chì soát bài viết của mình - HS ghi số lỗi ra lề vở - HS đổi vở sửa lỗi cho nhau - HS làm bảng con - 2 nhóm HS lên bảng điền Đàn k.... đang đi Ông đọc bảng t ... - Thầy ...áo dạy học - Bé nhảy ....ây - Đàn cá ...ô lội nước Kể chuyện Tiết 5: Sói và Sóc A. Mục đích yêu cầu - HS nghe GV kể nhớ và kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh và gợi ý dưới tranh. Sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện. Hiểu nội dung câu chuyện: Sóc là con vật thông minh nên đã thoát khỏi tình thế nguy hiểm. - Rèn hs biết kể chuyện phân vai nhân vật. - Giáo dục hs có ý thức bảo vệ các con vật và tránh xa các con vật nguy hiểm. * Trọng tâm: HS biết kể lại câu chuyện theo gợi ý dưới tranh. B. Đồ dùng - Tranh minh họa truyện kể SGK. C. Các hoạt động dạy học I. ổn định tổ chức - Hát. II. Bài cũ - Nêu ý nghĩa câu chuyện? - Kể lại chuyện: “ Niềm vui bất ngờ” III. Bài mới 1) Giới thiệu bài 2) GV kể chuyện: Giọng kể chậm, rõ ràng + Lời người dẫn chuyện: Thong thả + Lời Sóc ban đầu mềm mỏng. Lúc sau ôn tồn nhưng rắn rỏi + Lời Sói thể hiện sự băn khoăn. - Kể lần 1: Kể toàn bộ câu chuyện - Kể lần 2: Kể từng đoạn 3) Hướng dẫn hs kể. - Hướng dẫn kể từng đoạn theo tranh. (*) Tranh 1: - Vẽ cảnh gì? - Câu hỏi dưới tranh là gì? (*) Tiếp tục tranh đoạn 2, 3, 4. (Làm tương tự tranh 1) - Kể lại toàn bộ câu chuyện. - Tập kể phân vai 4) Giúp hs hiểu ý nghĩa truyện. Hỏi: Sói và Sóc ai là người thông minh? Nêu sự việc chứng tỏ sự thông minh đó? - Kết hợp với tranh minh họa. - Quan sát tranh sgk. - Sóc đang chuyền cành rơi trúng 1 con Sói đang ngủ dưới gốc cây. “ Chuyện gì xảy ra khi Sóc đang chuyền trên cành cây?” - Đại diện nhóm thi kể. - 1, 2 HS kể - 3 nhóm, mỗi nhóm 1 vai: Người dẫn chuyện, Sói và Sóc - Sóc là nhân vật thông minh. Khi Sói hỏi, Sóc hứa trả lời nhưng đòi được thả trước. Nhờ vậy mà Sóc thoát nạn. IV. Củng cố - Nêu lại nội dung bài học - Nhận xét chung. - Sự thông minh đã cứu thoát khỏi tình thế nguy hiểm - Bình chọn HS kể chuyện hay. V. Dặn dò - Về nhà tập kể lại chuyện. - Chuẩn bị bài sau. Dê con nghe lời mẹ Toán Tiết 120: Cộng trừ (không nhớ) trong phạm vi 100 A. Mục tiêu - Giúp học sinh củng cố kỹ năng làm tính cộng và tính trừ các số trong phạm vi 100 (cộng trừ không nhớ ) - Rèn kỹ năng làm tính nhẩm .Nhận biết bước đầu (thông qua các trường hợp cụ thể ) về quan hệ giữa 2 phép tính cộng và trừ - Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức toán học vào cuộc sống. * Trọng tâm : Củng cố về làm tính cộng, trừ trong phạm vi 100 B. Đồ dùng +GV : Viết trước bài tập 4( Trang 162) + HS : Bảng, vở C. Các hoạt động dạy học I ổn định lớp II. Kiểm tra bài - 1 tuần có mấy ngày? Em đi học những ngày nào? III. Bài mới Hoạt động 1 :Giới thiệu bài Mt: Học sinh nắm tên bài học , nhớ kỹ thuật cộng trừ các số trong phạm vi 100 - Nêu lại cách cộng trừ các số tròn chục, cộng trừ số có 2 chữ số với số có 1 chữ số . Hoạt động 2 : Thực hành . Mt : Rèn luyện kỹ năng làm toán. Nhận biết bước đầu quan hệ cộng trừ Bài 1 : Tính nhẩm - GV hướng dẫn HS nhận biết quan hệ giữa phép tính cộng, tính trừ Bài 2 : Đặt tính rồi tính - Gọi HS nêu lại cách đặt tính - Cho HS nhận xét các phép tính để nhận ra quan hệ giữa tính cộng và tính trừ : Phép trừ là phép tính ngược lại với phép tính cộng Bài 3 : Giải toán Tóm tắt : Hà có : 35 que tính ? que tính Lan có : 43 que tính Bài 4 : Hướng dẫn tương tự Tóm tắt: Tất cả có : 68 bông hoa Hà có : 34 bông hoa Lan có : bông hoa ? Hoạt động3: Trò chơi “ Đố - Giải” IV. Củng cố - HS nêu cách nhẩm V. Dặn dò Ôn bài, chuẩn bị bài: Luyện tập - HS hát - 2 HS trả lời - HS nhớ lại kỹ thuật cộng trừ: Đơn vị cộng(trừ) đơn vị, chục cộng(trừ )với chục. Luôn thực hiện từ phải sang trái. Chữ số cột đơn vị luôn ở bên phải, chữ số hàng chục luôn luôn ở bên trái số hàng đơn vị - Học sinh tự nêu yêu cầu bài tập - Cho HS làm bài trên bảng con - 3 em lên bảng sửa bài nêu cách nhẩm 80 + 10 = 30 + 40 = 90 - 80 = 70 - 30 = 90 - 10 = 70 - 40 = - HS làm vở 36 + 12 65 + 22 48 - 36 87 - 65 48 - 12 87 - 22 - Học sinh tự đọc bài toán rồi đọc tóm tắt - 1 HS lên bảng giải Bài giải : Số que tính hai bạn có là : 35 + 43 = 78 ( que tính ) Đáp số : 78 que tính - HS giải vào vở Bài giải Số bông hoa Lan có là : 68 – 34 = 34 ( bông hoa ) Đáp số : 34 bông hoa Bạn A: 43 + 20 Bạn B: Bằng 63 * Luân phiên nhiệm vụ 80 - 20 = 74 - 4 = Tuần 30 Thứ ba ngày 10 tháng 4 năm 2012 TậP ĐọC Ôn bài : Chuyện ở lớp A. Mục đích yêu cầu: - HS đọc trơn tốt cả bài, đọc đúng các từ ngữ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc. Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ. Ôn vần uôt, uôc.. - Rèn kĩ năng đọc đúng, biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ. - Giáo dục HS phải biết ngoan, vâng lời thầy cô. * Trọng tâm: HS đọc đúng, to rõ ràng và hiểu nội dung bài. B. Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh vẽ SGK. - HS: SGK, bảng, vở bài tập. C. Các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức: - Hát. II. Bài cũ: - Gọi HS đọc bài. - Chú công. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Giảng bài: a. Hướng dẫn luyện đọc: - GV đọc mẫu. b. HS luyện đọc. * Luyện đọc từ khó. + Cho HS đọc – phân tích. * Luyện đọc câu. * Luyện đọc đoạn, bài. c. Ôn vần: uôc, uôc. - Tìm tiếng trong bài có vần uôt. - Tìm tiếng ngòai bài có vần uôc ,uôt. - GV cho HS chơi trò chơi - Bạn nhỏ kể những chuyện gì? - Mẹ em nói gì với bạn nhỏ? Chuyện ở lớp. - Lắng nghe - 1 HS đọc,lớp đọc thầm. - Gạch chân: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc. - HS đọc cá nhân, tổ, nhóm - Cả lớp nhẩm từng câu, đọc nối tiếp. - Tìm đoạn - đọc thi theo nhóm. - Đọc cả bài - đồng thanh. - “vuốt” - HS chơi truyền điện: + Uôc: luộc rau, buộc tóc, cuốc đất. + Uôt: tuốt lúa, chuột đồng, trắng muốt. - Chuyện Hoa không thuộc bài, bạn Hùng trêu con? - Mẹ muốn nghe bạn nhỏ kể chuyện về mình. IV. Củng cố: - Nêu nội dung bài. - Nhận xét tuyên dương những em đọc tốt. - Đọc lại bài. - Lắng nghe. V. Dặn dò: - Về học lại bài. - Chuẩn bị bài sau: - Đọc lại bài. Mèo con đi học. toán Luyện tập: Phép trừ trong phạm vi 100 A. Mục tiêu: - Củng cố để HS nắm chắc cách đặt tính rồi làm tính trừ (không nhớ) trong phạm vi 100. Củng cố về giải toán. - Rèn kĩ năng làm tính và giải toán. - Giáo dục HS say mê học tập để học tốt môn toán. * Trọng tâm: Biết làm tính trừ không nhớ trong phạm vi 100. B. Đồ dùng dạy học: - GV: Hệ thống bài tập, các bố que tính. - HS: Bảng,phấn, vở bài tập. C. Các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức: - Hát – kiểm tra sĩ số. II. Bài cũ: - Làm bảng con. 45 + 12 = 34 + 4 = III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Giảng bài Giới thiệu cách làm tính trừ dạng: 57- 23 - Cho HS nhắc lại cách làm tính trừ trong phạm vi 100 - Gọi 2 HS nhắc lại cách làm phép tính 57 - 23 3. Thực hành. - Cho HS làm bảng lớp, bảng con Bài 1: a) Tính. b) Đặt tính. Bài 2: Điền Đ là đúng, S là sai. - Hướng dẫn: HS nhẩm lại từng phép tính. - Gọi HS lên bảng làm Bài 3: GV nêu đề bài - HS làm xong đọc to phần tóm tắt và bài giải của mình. Hoạt động cả lớp Bước 1: lấy 5 bó que tính và 7 que tính rời - Viết 5 ở cột chục, viết 7 ở cột đơn vị - lấy 2 bó que tính và 3 que tính rời - Viết 2 ở dưới 5, viết 3 ở dưới 7 Bước 2: Làm tính Trừ từ trái sang phải 57 * 7 trừ 3 bằng 4: Viết 4 - 23 34 * 5 trừ 2 bằng 3: Viết 3 * Vậy: 57 – 23 = 34 - Nhắc lại cách trừ. - HS lên bảng làm dưới lớp làm bảng con. 85 68 95 78 - 63 - 26 -74 - 25 - Cho hs nêu lại cách trừ. * Lu ý: Khi đặt tính các số phải thẳng hàng, cột với nhau. - Làm bảng con. 85 68 - 64 - 21 - Làm vở bài tập HS làm xong tự nói cách làm và nói tại sao đúng? Sai? 87 68 - 35 - 21 52 46 - HS đọc đề tóm tắt rồi giải. - Làm vở - đổi kiểm tra. Có: 64 trang. Đã đọc: 24 trang. Còn: trang? Bài giải Lan còn phải đọc là: 64 – 24 = 40 (trang) Đáp số: 40 trang. IV. Củng cố: - Nêu lại nội dung bài. - Nhận xét tiết học - Nêu lại cách trừ. - Lắng nghe. V. Dặn dò: - Về học bài và chuẩn bị bài. - Chuẩn bị bài sau. - Luyện tập. Thứ năm ngày 12 tháng 4 năm 2011 Tập đọc Ôn bài: Mèo con đi học+ Rèn viết A. Mục đích yêu cầu: - HS đọc trơn tốt cả bài. Phát âm đúng các tiếng khó: buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu. - Rèn HS đọc ngắt nghỉ đúng sau dấu hỏi. Ôn vần ưu,ươu. - Giáo dục HS không bắt chước Mèo lười kiếm cớ nghỉ học. * Trọng tâm: Luyện đọc trơn tốt cả bài và phát âm đúng các từ khó đọc trong bài. B. Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh minh hoạ bài, SGK - HS

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuan 30.doc