Giáo án lớp nhà trẻ - Dạy vận động múa hát bài: Múa cho mẹ xem

• Câu 4: Khi em giơ tay xuống là con bướm đậu trên cành hồng. Ở câu hát “ Khi em giơ tay xuống” tay cô để trước ngực, “ là con bướm đậu trên cành hồng” tay cô vòng lên trên đầu đồng thời ngửa tay.

- Cô múa lại kết hợp với nhạc.

- Vừa rồi cô vừa thực hiện xong các động tác múa của bài hát “Múa cho mẹ xem” các bạn thấy cô múa có đẹp không nhỉ? Vậy chúng mình có muốn múa cùng cô không?

- Vậy cô và chúng mình cùng múa nhé.

- Cô chia cả lớp thành 2 - 3 nhóm, tổ.

- Cô cho trẻ múa cả lớp3-4 lần. ( lần 1-2 không có nhạc, lần 3-4 có nhạc)

 

docx4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 9157 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp nhà trẻ - Dạy vận động múa hát bài: Múa cho mẹ xem, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạy Vận Động Múa Hát Bài: MÚA CHO MẸ XEM Nội Dung Kết Hợp: Nghe Hát: CHO CON Trò chơi âm nhạc: Hát Theo Hình Vẽ Mục Đích – Yêu Cầu Kiến thức - Trẻ biết tên bài hát Múa cho mẹ xem, biết tên tác giả ( nhạc và lời: Xuân Giao); làm quen giai điệu bài hát Cho Con. - Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình dành cho mẹ qua giai điệu của bài hát. - Trẻ chơi đúng yêu cầu của trò chơi. Kĩ năng - Rèn kĩ năng múa cho trẻ 3. Thái độ: . - Trẻ chơi trò chơi một cách hào hứng, vui tươi, và thành thạo Trẻ biết yêu quý gia đình, yêu quý mẹ. Trẻ chú ý trong giờ học. Chuẩn Bị Đồ dùng của cô Đàn, đài, băng đĩa bài hát Múa cho mẹ xem, Cho Con. Cây hoa âm nhạc Đồ dùng của trẻ - Đồ dùng cho trẻ biểu diễn ( hoa đeo cổ tay) - Các dụng cụ âm nhạc để gõ đệm: mõ, phách tre.. Đội hình Trẻ ngồi hình chữ U, không gian phía trên làm sân khấu. Phương pháp Phương pháp dùng lời, Phương pháp dạy vận động. Cách Tiến Hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Ổn định tổ chức, gây hứng thú. Cô và trẻ độc bài thơ Yêu mẹ. Cô và các con vừa đọc bài thơ gì nhỉ? Trong bài thơ nói về ai? Bận nào giỏi lên kể cho nghe về mẹ của mình nảo? Tình cảm của mình dành cho mẹ như thế nào nhỉ? Dể thể hiện tình cảm của mình đối với bố mẹ, chúng mình phải làm như thế nào? Cô giáo dục trẻ: Bố mẹ chúng mình đã rất vất vả để nuôi dạy, chăm sóc chúng mình vì vậy chúng mình phải biết yêu thương, giúp đỡ và nghe lời bố mẹ nhé! Dạy vận động. Tình cảm của con dành cho bố mẹ được thể hiện qua rất nhiều tác phẩm văn học. Cũng có nhiều bài hát rất hay nói về tình cảm con dành cho mẹ. Bài hát “ Múa cho mẹ xem “ cũng là một tác phẩm như thế! Chúng mình có muốn cùng cô hát thật hay bài hất này không? Vậy cô và chúng mình cùng hát nào? Bài hát có những giai điệu rất là hay còn có điệu múa rất đẹp nữa đấy! Chúng mình có muốn múa thật dẹp để về múa cho mẹ chúng mình xem không nhỉ ? Cô múa lần 1 kết hợp với nhạc. Cô và các bạn vừa hát bài gì nhỉ? Do ai sang tác? Để bài hát được hay hơn, hấp dẫn hơn chúng ta cùng kết hợp với các động tác múa thật duyên dáng. Cô làm mẫu làm 2. Không kết hợp với nhạc. Cô múa và phân tích động tác : Câu 1: Hai bàn tay của em đây em múa cho mẹ xem. Ở câu “ Hai bàn tay của em” cô đưa tay ra phía trước úp mở, “đây em múa cho mẹ xem” cô hái đào hai bên đồng thời kết hợp nhúng chân. Câu 2: Hai bàn tay của em như hai con bướm xinh xinh. Ở câu “hai bàn tay của em” cô tiếp tục đưa tay ra phía trước úp mở, “như hai con bướm xinh xinh” cô đưa tay sang hai bên kết hợp nhún chân. Câu 3: Khi en giơ tay lên là bướm xinh bay múa. Ở câu “ Khi em đưa tay lên” tay cô đưa lên đâu đồng thời tay để ngửa, “là bướm xinh bay múa” cô nghiêng người sang hai bên. Câu 4: Khi em giơ tay xuống là con bướm đậu trên cành hồng. Ở câu hát “ Khi em giơ tay xuống” tay cô để trước ngực, “ là con bướm đậu trên cành hồng” tay cô vòng lên trên đầu đồng thời ngửa tay. Cô múa lại kết hợp với nhạc. Vừa rồi cô vừa thực hiện xong các động tác múa của bài hát “Múa cho mẹ xem” các bạn thấy cô múa có đẹp không nhỉ? Vậy chúng mình có muốn múa cùng cô không? Vậy cô và chúng mình cùng múa nhé. Cô chia cả lớp thành 2 - 3 nhóm, tổ. Cô cho trẻ múa cả lớp3-4 lần. ( lần 1-2 không có nhạc, lần 3-4 có nhạc) Cô cho trẻ múa theo tổ, nhóm, và cá nhân. (cô chú ý sửa sai cho trẻ) Cô khuyên khích, động viên, khen trẻ. Cô nhận xét từng tổ, nhóm, cá nhân. Nghe hát Để không phụ lòng yêu thương mà con cái dành cho cha mẹ, cô cũng có một bài hát rất hay nói về tình cảm của cha mẹ dành cho con. Đó là bài hát “ Cho con”, Của tác giả Phạm Trọng Cầu. Chúng mình cùng chú ý nghe cô hát nhé. Cô hát lần 1 Cô hát lần 2 : Đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát. ( Các con biết không gia đình là cái nôi tình cảm chắp cánh cho chúng ta đến trọn cuộc đời, đó là tình cảm thiêng  liêng của cha, của mẹ  dành cho các con điều đó được thể hiện qua bài hát “ Cho con” đấy) Lần 3 cho trẻ nghe nhạc. Trò chơi âm nhạc: Hát theo hình vẽ Cô giới thiệu về cách chơi và luật chơi. Trẻ lên hái hoa trên cây âm nhạc, trong bông hoa có nội dung bài hát. Trẻ hái được bông hoa nào sẽ phải hát bài hát có nội dung như hình vẽ. Nếu không hát được sẽ phải hát một bài hát trong chủ điểm. Cô cho trẻ chơi3-4 lần. Hoạt động tiếp nối Cho trẻ ra sân vẽ về mẹ mình. - Yêu mẹ. - Trẻ trả lời. - Trẻ kể - Trẻ trả lời. -Có ạ! - Trẻ và cô hát 2-3 lần -Có ạ! -Trẻ trả lời -Trẻ quan sát - Trẻ chú ý quan sát - Trẻ trả lời -Trẻ múa cả lớp - Trẻ múa dưới nhiều hình thức. -Trẻ chú ý nghe cô hát -Trẻ chú ý nghe nhạc Trẻ chơi 3-4 lần.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxphat trien tinh cam tham mi 2 tuoi_12519012.docx
Tài liệu liên quan