2.2 Hoạt động 1: Xếp những từ ngữ sau vào hai nhóm
- Giáo viên cho 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Giáo viên trình chiếu slide có ghi sẵn các từ ngữ đã cho.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Bài tập 1 yêu cầu chúng ta làm gì?
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài theo nhóm bàn: 2 nhóm làm vào giấy khổ to, các nhóm còn lại làm vào phiếu bài tập.
(Bây giờ, cả lớp hãy thảo luận theo nhóm bàn làm bài tập 1 vào phiếu bài tập và cô mời 2 nhóm sẽ làm vào giấy khổ to.)
- Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả.
(Thời gian làm bài đã kết thúc, 2 nhóm làm vào giấy khổ to hãy đưa bài làm của nhóm lên treo trên bảng để cô và cả lớp theo dõi. Và 2 nhóm hãy cử ra đại diện để trình bày kết quả. Sau đó yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét về bài làm của nhóm mình nhé!)
5 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 785 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Luyện từ và câu 3: Từ ngữ về: quê hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm
Tiết LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ : QUÊ HƯƠNG
I.Mục đích- yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Hiểu và sắp xếp đúng vào hai nhóm một số từ ngữ về quê hương (BT1) .
- Biết dùng từ cùng nghĩa thích hợp thay thế từ quê hương trong đoạn văn (BT2).
- Nhận biết được các câu theo mẫu: Ai làm gì? Và tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai? hoặc Làm gì?
- Đặt được 4 câu theo mẫu Ai làm gì? với 4 từ ngữ cho trước.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng tìm từ nhanh, đúng theo yêu câu của chủ điểm.
- Rèn kỹ năng đặt câu theo mẫu câu: Ai làm gì?
- Hình thành kỹ năng tư duy.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, đất nước.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
- Giáo dục học sinh học tập và xây dựng bài tích cực.
II.Chuẩn bị:
Chuẩn bị của giáo viên
Chuẩn bị của học sinh
- Giáo án trình chiếu điện tử
- Giấy khổ to ghi sẵn bt1,bt3
- Phiếu bài tập
- Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3
- Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3
- Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định ( 2p’):
- Giáo viên yêu cầu lớp trưởng lên điều hành lớp hát bài “ Quê hương tươi đẹp”.
2. Bài mới: (25p’) Từ ngữ về: Quê hương- Ôn tập mẫu câu: Ai làm gì?
2.1 Giới thiệu bài mới:
- Giáo viên đặt câu hỏi: Bạn nào hãy kể tên những bài Tập đọc chúng ta học trong tuần 10 và tuần 11 cho cô và cả lớp biết nào?
- Giáo viên đặt câu hỏi: Vậy những bài Tập đọc đó thuộc chủ điểm nào?
=) Vào bài: Các em ạ! Để nói về chủ điểm “ quê hương” thì chúng ta cần có một vốn từ ngữ thật là phong phú và đa dạng. Tiết học Luyện từ và câu hôm nay sẽ giúp các em được biết thêm nhiều từ ngữ về chủ điểm “quê hương” và giúp các em nói về chủ điểm “ quê hương” một cách linh hoạt và sinh động.
- Giáo viên ghi tựa bài lên bảng.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại tên bài học.
(Cô mời 3 bạn nối tiếp hàng dọc nêu lại tên bài học, bắt đầu từ bạn nào!)
- Giáo viên nói: Đồng thời, trong tiết học hôm nay, chúng ta cũng ôn tập lại mẫu câu “ Ai làm gì?” nhé!
2.2 Hoạt động 1: Xếp những từ ngữ sau vào hai nhóm
- Giáo viên cho 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Giáo viên trình chiếu slide có ghi sẵn các từ ngữ đã cho.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Bài tập 1 yêu cầu chúng ta làm gì?
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài theo nhóm bàn: 2 nhóm làm vào giấy khổ to, các nhóm còn lại làm vào phiếu bài tập.
(Bây giờ, cả lớp hãy thảo luận theo nhóm bàn làm bài tập 1 vào phiếu bài tập và cô mời 2 nhóm sẽ làm vào giấy khổ to.)
- Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả.
(Thời gian làm bài đã kết thúc, 2 nhóm làm vào giấy khổ to hãy đưa bài làm của nhóm lên treo trên bảng để cô và cả lớp theo dõi. Và 2 nhóm hãy cử ra đại diện để trình bày kết quả. Sau đó yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét về bài làm của nhóm mình nhé!)
- Giáo viên cho học sinh nhận xét bài làm của các nhóm.
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên trình chiếu kết quả và một số tranh minh họa về quê hương.( mái đình, dòng sông, cây đa,....)
- Giáo viên cho học sinh tự đặt 1 câu có chứa 1 từ trong bài tập 1.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm thêm những từ chỉ sự vật ở quê hương và những từ chỉ tình cảm đối với quê hương.
=) Chốt: Vậy sau khi làm bài tập 1, chúng ta đã biết và hiểu một số từ ngữ chỉ sự vật ở quê hương như cây đa, con đò, dòng sông, mái đình, và một số từ ngữ chỉ tình cảm đối với quê hương như gắn bó, yêu quý, tự hào,.
=) Chuyển ý: Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu thêm nhiều từ ngữ về quê hương hơn nữa và có thể vận dụng những từ ngữ đó thật là chính xác. Chúng ta hãy cùng đi vào tìm hiểu bài tập 2 để hiểu rõ hơn những từ ngữ về quê hương.
2.3 Hoạt động 2: Tìm từ ngữ trong ngoặc đơn có thể thay thế cho quê hương ở đoạn văn.
- Giáo viên cho 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài cá nhân vào vở bài tập.
- Giáo viên mời 1 học sinh lên làm vào bảng phụ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo kết quả.
- Giáo viên cho học sinh đặt câu hỏi chất vấn.
- Giáo viên nhận xét và chốt lại đáp án đúng: Các từ ngữ có thể thay thế cho từ “ quê hương” là “ quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn”.
- Giáo viên cho học sinh kiểm tra bài làm trong vở bài tập.
=) Chuyển ý: Sau khi được mở rộng thêm từ ngữ về quê hương thì trong tiết học hôm nay, chúng ta cũng sẽ ôn tập lại mẫu câu “ Ai làm gì?”. Các em hãy luyện tập mẫu câu “ Ai làm gì?” trong bài tập 3 và bài tập 4.
2.4 Hoạt động 3:
2.4.1 Những câu nào trong đoạn văn được viết theo mẫu Ai làm gì? Hãy chỉ rõ mỗi bộ phận của câu trả lời câu hỏi “ Ai?” hoặc “ Làm gì?”
- Giáo viên cho 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Giáo viên đặt câu hỏi: Bộ phận trả lời câu hỏi “Ai” có chứa từ chỉ gì? Bộ phận trả lời câu hỏi “ Làm gì” có chứa từ chỉ gì?
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài theo nhóm bàn vào phiếu bài tập và 1 nhóm làm vào giấy khổ to.
- Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả.
(Thời gian làm bài đã kết thúc, nhóm làm vào giấy khổ to hãy đưa bài làm của nhóm lên treo trên bảng để cô và cả lớp theo dõi. Và nhóm hãy cử ra đại diện để trình bày kết quả. Sau đó yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét về bài làm của nhóm mình nhé!)
- Giáo viên nhận xét và chốt lại đáp án: Bài tập 3 thì có 4 câu được viết theo mẫu “ Ai làm gì?”. ( câu 2,3,4,5)
Ai?
Làm gì?
(2)
Cha
làm cho tôi chiếc chổi
(3)
Mẹ
đựng hạt giống đầy móm.
(4)
Chị tôi
đan nón lá cọ.
(5)
Chúng tôi
rủ nhau đi nhặt
=) Chuyển ý: Ở bài tập 3 thì chúng ta đã được ôn tập lại bộ phận câu trả lời câu hỏi “ Ai?” hoặc “Làm gì?”. Và bây giờ chúng ta sẽ đặt câu theo mẫu “ Ai làm gì” trong bài tập 4 nhé!
2.4.1 Dùng mỗi từ ngữ để đặt theo mẫu câu “ Ai làm gì?”
- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu vào vở bài tập.
- Giáo viên gọi 2-3 học sinh đọc câu đã đặt.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét và chiếu một số câu ví dụ
3. Củng cố- dặn dò: (8p’)
- Giáo viên đặt câu hỏi: Một bạn nhắc lại cho cô biết, chúng ta vừa học bài học gì nào?
=) Vậy bây giờ, lớp chúng ta có muốn chơi một trò chơi không nào?
- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?
- Giáo viên nêu luật chơi và cách chơi: Các em hãy nhìn lên màn hình, cô có 5 từ. Các em hãy suy nghĩ và chỉ ra từ nào là từ ngữ về quê hương. Bạn nào trả lời nhanh nhất và chính xác nhất cô sẽ tặng mỗi bạn một món quà.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Các em đã hiểu chưa nào?
- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi.
- Giáo viên dặn dò học sinh chuẩn bị bài học tiếp theo.
- Cả lớp cùng hát
- Học sinh trả lời: Thưa cô! Trong tuần 10 chúng ta đã học bài “ Giọng quê hương” và bài “Quê hương”. Tuần 11 chúng ta học bài “ Đất quý, đất yêu” và bài “ Vẽ quê hương” ạ.
- Học sinh trả lời: Dạ, thưa cô những bài tập đọc đó thuộc chủ điểm “ Quê hương”.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh thực hiện yêu cầu.
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Học sinh trả lời: Bài tập 1 yêu cầu chúng ta xếp từ ngữ đã cho thành 2 nhóm; nhóm 1 chỉ sự vật ở quê hương, nhóm 2 chỉ tình cảm đối với quê hương.
- Học sinh nghe lệnh và thực hiện.
- Học sinh cử đại diện nhóm trình bày kết quả.
Nhóm
Từ ngữ
1. Chỉ sự vật ở quê hương
Cây đa, dòng sông, con đò, mái đình, ngọn núi, phố phường.
2. Chỉ tình cảm đối với quê hương
Gắn bó, nhớ thương, yêu quý, bùi ngùi, tự hào.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh thực hiện
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp thực hiện.
- 1 học sinh làm.
- Học sinh trình bày kết quả và yêu cầu các bạn nhận xét và đặt câu hỏi. ( Vd: Vì sao bạn lại lựa chọn từ “quê quán” để thay thế cho từ “ quê hương”?...)
- Học sinh báo cáo kết quả.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Học sinh kiểm tra bài bằng cách đổi bài cho bạn bên cạnh để kiểm tra bài.
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Học sinh trả lời: Bài tập 3 yêu cầu chúng ta tìm các câu văn được viết theo mẫu câu Ai làm gì? có trong đoạn văn. Và sau đó chỉ rõ bộ phận câu trả lời câu hỏi “ Ai?”, bộ phận câu trả lời câu hỏi “ Làm gì?”
- Học sinh trả lời: Thưa cô, bộ phận trả lời câu hỏi “ Ai” có chứa từ chỉ người. Bộ phận trả lời câu hỏi “ Làm gì” có chứa từ chỉ hoạt động.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh trình bày kết quả.
Ai?
Làm gì?
(2)
Cha
làm cho tôi chiếc chổi
(3)
Mẹ
đựng hạt giống đầy móm.
(4)
Chị tôi
đan nón lá cọ.
(5)
Chúng tôi
rủ nhau đi nhặt
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh thực hiện cá nhân.
- Học sinh trình bày.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh làm vào vở bài tập.
- Học sinh trả lời: Thưa cô, chúng ta vừa học bài “ Từ ngữ về quê hương” ạ
- Học sinh trả lời.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh chơi trò chơi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 11 MRVT Que huong On tap cau Ai lam gi_12506762.doc