Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề: Nghề Nghiệp - Đề tài: Tách một nhóm đối tượng trong phạm vi 6 thành 2 nhóm nhỏ

HĐ 1: Gây hứng thú:

- Cô cùng trẻ hát bài “ Ơn bác nông dân ”.

- Bài hát nói về ai?

- Bác nông dân làm ra sản phẩm gì?

- Chúng mình phải làm gì để biết ơn bác nông dân?

 GD trẻ biết yêu quý các sản phẩm mà bác nông dân làm ra.

- Cô KĐ lại: Bác nông dân rất vất vả để làm ra những sản phẩm nuôi sống con người. Vì vậy các con phải biết quý trọng công sức lao động và sản phẩm của bác nông dân.

* HĐ 2: Bài mới: Ôn gộp 6 đối tượng:

- Cô tặng cho 3 đội mỗi đội 1 túi quà, chúng mình lên lấy quà và về nhóm thảo luận xem trong túi quà có gì?

- Các tổ tự giới thiệu phần quà của mình.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 18150 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề: Nghề Nghiệp - Đề tài: Tách một nhóm đối tượng trong phạm vi 6 thành 2 nhóm nhỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Chủ đề: Nghề Nghiệp Đề tài: Tách một nhóm đối tượng trong phạm vi 6 thành 2 nhóm nhỏ Đối tượng: 5- 6 tuổi Số lượng trẻ: 30- 35 trẻ Thời gian: 30- 35 phút Ngày soạn: 21/ 12/ 2016 Ngày dạy: 29/12/ 2016 Người dạy: I. Mục đích, yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết tách nhóm có 4 đối tượng thành 2 nhóm với các cách khác nhau. Nhận biết các số từ 1- 4. - Trẻ biết tạo nhóm đồ vật có số lượng 4, - Trẻ tích cực tham gia các hoạt động, biết chơi trò chơi 2. Kỹ năng: - Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát, ghi nhớ. - Có kĩ năng tách ra thành 2 nhóm nhỏ và biết cách gộp 2 nhóm trong phạm vi 4 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ quý trọng các sản phẩm của bác nông dân. - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động học tập, trò chơi. II. Chuẩn bị: - Máy tính. - Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng, 6 chú gà, các thẻ số 1- 6. Đồ dùng của cô giống đồ dùng của trẻ. - Tranh về các động vật ( Gà, mèo, bò đều có số lượng là 6). Bút sáp. - Nhạc bài hát “Ơn bác nông dân”. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt dộng của cô Hoạt động của trẻ * HĐ 1: Gây hứng thú: - Cô cùng trẻ hát bài “ Ơn bác nông dân ”. - Bài hát nói về ai? - Bác nông dân làm ra sản phẩm gì? - Chúng mình phải làm gì để biết ơn bác nông dân? GD trẻ biết yêu quý các sản phẩm mà bác nông dân làm ra. - Cô KĐ lại: Bác nông dân rất vất vả để làm ra những sản phẩm nuôi sống con người. Vì vậy các con phải biết quý trọng công sức lao động và sản phẩm của bác nông dân. * HĐ 2: Bài mới: Ôn gộp 6 đối tượng: - Cô tặng cho 3 đội mỗi đội 1 túi quà, chúng mình lên lấy quà và về nhóm thảo luận xem trong túi quà có gì? - Các tổ tự giới thiệu phần quà của mình. - Trẻ thực hiện gộp 2 nhóm đối tượng tạo thành nhóm có số lượng là 6. 5 - 1; 4 –2; 3 – 3 - Cô khẳng định lại: Để gộp 2 nhóm đối tượng có số lượng là 6 chúng ta có 3 cách gộp. 5 - 1 ; 2 – 4; 3 – 3 dù thay đổi các nhóm ở vị trí nào đều cho ta một kết quả đúng là 6. Hoạt động 3: Tách 6 đối tượng thành 2 phần - Cô cho trẻ lên lấy rổ đồ dùng. - Hỏi trẻ trong rổ có những gì? - Hôm nay trời đẹp, chúng mình hãy giúp bác nông dân đưa các chú gà ra sân. Khi đi các chú đi rất thẳng hàng, đi từ trái sang phải. - Chúng mình hãy đếm cùng cô xem có tất cả bao nhiêu chú gà? - Có 6 chú gà tương ứng với số mấy? - Chúng mình hãy tách nhóm gà ra thành 2 nhóm bằng các cách khác nhau mà chúng mình thích và đặt số tương ứng. + Trẻ tách theo ý thích: - Cho trẻ tách. - Hỏi trẻ kết quả tách( gọi 2-3 trẻ) - Cô khẳng định lại: Các bạn tách rất đúng rồi đấy với 6 đối tượng chúng ta có 3 cách tách. 5 - 1; 2 - 4; 3 - 3. + Tách theo yêu cầu: - Cô cho trẻ tách 6 chú gà thành 2 phần: 1 phần là 5 , 1 phần là mấy?( 1) - Trẻ tách và đặt số tương ứng. - Cô cho trẻ gộp 2 nhóm gà đếmvà đặt số tương ứng. - Ngoài cách tách của cô bạn nào còn có cách tách khác nữa.( Gọi 2-3 trẻ ) - Cô khẳng định lại. - Trẻ tách theo cách của bạn: 1 phần là 4, 1 phần là 2. - Tìm thẻ số tương ứng. - Cô cho trẻ gộp các chú gà đếm và đặt số tương ứng. - Bạn nào có cách tách khác? (Gọi 2-3 trẻ) ( 1 phần 3, và phần còn lại cũng là 3) 3-3: - Trẻ tách xong đếm và đặt số tương ứng. - Cô cho trẻ gộp các chú gà và đếm, cô và trẻ vừa cất vừa đếm cất vào rổ. - Cô hỏi trẻ khi chúng ta tách 6 đối tượng tách thành 2 phần có mấy cách tách? - Cô hỏi 2-3 trẻ trả lời. - Cô khẳng định lại: Khi tách 6 đối tượng tách thành 2 phần có 3 cách tách: 5 - 1 1 - 5 4 - 2 2 - 4 3 - 3 3 - 3 - Dù các nhóm có thay đổi vị trí như thế nào cũng đều cho ta một kết quả đúng. * Hoạt động 4: Trò chơi. - Trò chơi 1: “Làm theo hiệu lệnh”. * Cách chơi: - Cô chia lớp thành nhiều đội chơi, mỗi đội có 6 bạn. Nhiệm vụ các đội như sau: + Khi có hiệu lệnh kết nhóm, tách nhóm chúng mình hãy kết nhóm hoặc tách thành 2 nhóm theo đúng yêu cầu của cô. + Luật chơi: Đội nào tách chưa đúng sẽ phải nhảy lò cò. - Cho trẻ chơi. Cô bao quát trẻ. - Cô nhận xét trẻ chơi. * Trò chơi 2: “ Ai nhanh nhất”. - Cách chơi: Cô sẽ tặng cho mỗi bạn 1 bức tranh, trong bức tranh có hình ảnh các nhóm con vật có số lượng là 6. Nhiệm vụ của chúng mình như sau: + Chúng mình hãy tách các nhóm con vật này thành 2 phần theo các cách tách khác nhau, bằng cách dùng bút, khoanh tròn các nhóm. + Sau khi tách xong chúng mình hãy đếm và nối số lượng con vật ở mỗi nhóm với số tương ứng ở các ô vuông. - Luật chơi: + Thời gian cho các con chơi là 1 bản nhạc. Kết thúc bản nhạc, bạn nào làm nhanh nhất, chính xác nhất bạn đó sẽ trở thành người chiến thắng. - Cho trẻ chơi cô bao quát. - Cô nhận xét kết quả chơi của 3 đội. + Kết thúc: Cô cùng trẻ đọc đồng dao “ Tay đẹp” rồi chuyển hoạt động. Trẻ hát cùng cô Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe. - Trẻ lên nhận quà. - Trẻ giới thiệu phần quà. - Trẻ thực hiện. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lên lây đồ dùng. - Trẻ trả lời. - Trẻ đếm . - Trẻ đặt số 6 tương ứng. - Trẻ tách theo ý thích của trẻ và đặt số tương ưng - Trẻ trả lời - Trẻ tách, đặt số tương ứng. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ thực hiện. - Trẻ trả lời - Trẻ tách, đặt số tương ứng. - Trẻ gộp. - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe. - Trẻ thực hiện. - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện. Trẻ trả lời. Trẻ lắng nghe. Trẻ tìm số. Trẻ thực hiện. Trẻ lắng nghe. Trẻ lắng nghe Trẻ chơi trò chơi Trẻ chơi trò chơi. Trẻ lắng nghe. Trẻ đọc đồng dao.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao an gv gioi k huyền (3).doc