Hoạt động có chủ đích
BÀI HÁT : “BẦU VÀ BÍ”
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời và thể hiện sắc thái của bài hát qua giọng hát, nét mặt (MT77)
- Luyện kĩ năng hát đúng giai điệu, hát rõ lời, thể hiện sắc thái của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ
- Trẻ hứng thú trong giờ học
II. Chuẩn bị:
- Đàn organ, xắc xô, loa
- Máy vi tính, chương trình powerpoint
III. Tiến hành hoạt động:
1.Ổn định : Gây hứng thú
- Cho trẻ kể về một số loại rau, củ, quả mà trẻ đã được tìm hiểu
- Cô đàm thoại, trò chuyện cùng trẻ
143 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề: Thế giới thực vật tết và mùa xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh hình học tập, sức khỏe của trẻ hằng ngày ở lớp
- Tổ chức cho trẻ trang trí lớp theo chủ đề
- Nhắc nhở trẻ sưu tầm hình ảnh về thế giới thực vật quanh bé
- Trao đổi với phụ huynh những nội dung cần tuyên truyền trong tháng
Ý kiến của HPCM Giáo viên lập kế hoạch
Nguyễn Thị Yến Trần Thị Châu Trinh
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ hai ngày 22 tháng 01 năm 2018
Hoạt động
Nội dung
Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh
- Cô đón trẻ vào lớp. Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, khả năng tham gia hoạt động học và chơi của một số trẻ, nhờ phụ huynh cung cấp thêm kiến thức cho trẻ khi ở nhà. Vận động phụ huynh ủng hộ thêm các vật liệu phục vụ cho chủ đề
- Hướng trẻ chơi tự do ở các góc chơi theo chủ đề. Trò chuyện cùng trẻ về các loài cây mà trẻ biết
- Điểm danh – nêu tiêu chuẩn bé ngoan.
Thể dục sáng
*Khởi động : Trẻ đi vòng tròn kết hợp với các kiểu đi và tập theo nhạc của chủ đề
*Trọng động: BTPTC
v Hô hấp :
TTCB N.1 N.2 N.3 N.4
v Tay vai:
TTCB N.1 N.2 N.3 N.4
v Chân:
TTCB N.1 N.2 N.3 N.4
v Bụng lườn:
TTCB N.1 N.2 N.3 N.4
v Bật nhảy:
.
TTCB N.1 N.2 N.3 N.4
*Hồi tĩnh : Hít thở tự do
Hoạt động có chủ đích
Hoạt động có chủ đích
Đề tài: CHUYỀN BÓNG BẰNG HAI TAY QUA ĐẦU
I. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ biết cầm bóng bằng 2 tay và chuyền bóng qua đầu cho bạn kế tiếp mình một cách khéo léo không làm rơi bóng (MT 13)
- Rèn kỹ năng nhanh nhẹn, khéo léo và phát triển thể lực cho trẻ
- Trẻ trật tự và hứng thú tham gia hoạt động
II. Chuẩn bị:
- Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ
- Bóng 2-4 quả, rổ đựng, các hộp quà để trẻ chơi trò chơi
III. Tiến trình hoạt động:
Ổn định:
- Cô cùng trẻ hát và vận động theo bài “quả bóng tròn tròn”
2. Nội dung:
2.1. Hoạt động 1: Khởi động
- Trẻ đi các kiểu đi - đi bằng mũi chân – đi thường – đi bằng gót chân – đi thường – chạy chậm – chạy nhanh – chạy chậm – đi thường – chuyển đội hình
2.2. Hoạt động 2: Trọng động
* Bài tập phát triển chung :
-Động tác tay vai: thực hiện 4 lần *4 nhịp
TTCB,4 Nhịp 1,3 Nhịp 2
-Động tác chân : Thực hiện 3 lần * 4 nhịp
TTCB,4 Nhịp 1,3 Nhịp 2
-Động tác lườn(bụng ):thực hiện 3 lần *4 nhịp
TTCB,4 Nhịp 1,3 Nhịp 2 Nhịp 2 (ngược lại )
-Động tác bật : thực hiện 3 lần *4 nhịp
Bật cao tại chỗ
-Hồi tĩnh : Hít thở nhẹ nhàng
* Vận động cơ bản : Chuyền bóng bằng hai tay qua đầu
- Cô giới thiệu tên vận động và dẫn dắt vào bài
- Cô làm mẫu
+ Lần 1 : Cô làm và không phân tích
+ Lần 2 : Phân tích động tác: Khi có hiệu lệnh của cô, bạn đứng ở đầu hàng cầm bóng bằng hai tay đưa lên cao, chuyền qua đầu bằng hai tay cho bạn đứng sau mình (không được xoay người lại), bạn đứng phía sau mắt nhìn theo bóng, đưa hai tay cao lên đầu chuẩn bị nhận bóng từ bạn đứng trước và chuyền cho bạn kế tiếp cứ như thế cho tới hết lượt
- Cho 1 - 2 trẻ thực hiện thử ®cả lớp nhận xét
- Cô cho trẻ thực hiện theo tổ, nhóm
- Cô quan sát sửa sai
- Phút thể dục
- Sau đó chia lớp làm 2 đội thi đua nhau dưới hình thức “Thi xem đội nào nhanh”
2.3. Hoạt động 3: Trò chơi “Chuyền quà”
- Cô giới thiệu luật chơi và cách chơi
- Cô cho trẻ chơi vài lần
3. Kết thúc: Hồi tỉnh
Đi nhẹ nhàng quanh sân tập (2,3 phút)
- Cho trẻ làm chim bay, đi lại nhẹ nhàng hít thở sâu
- Cô nhận xét, tuyên dương, động viên và giáo dục trẻ
Hoạt động chuyển tiếp
- Cô và trẻ cùng làm động tác hít thở nhẹ nhàng rồi ra sân
Hoạt động ngoài trời
HĐCMĐ: Quan sát cây bàng
- Cô cho trẻ ra sân, quan sát và gọi tên các loại cây có trong sân trường
- Cô đưa trẻ tới cây bàng, hướng dẫn trẻ quan sát và đàm thoại cùng trẻ:
+ Đây là cây gì? (Cô cho trẻ gọi tên của cây)
+ Thân cây như thế nào?
+ Lá cây có màu gì? Lá bàng có hình dáng như thế nào?
+ Cây bàng cho ta cái gì? (Bóng mát)
=> Cô giáo dục trẻ: Biết chăm sóc và bảo vệ cây, không ngắt lá, bẻ cành
- TCVĐ: “Kéo co”
- Chơi tự do : chơi với các đồ chơi ngoài sân trường
Hoạt động góc
v Góc trọng tâm : Góc phân vai : Bán hàng, nấu ăn
* Yêu cầu: Trẻ biết thể hiện vai chơi người bán hàng, biết tỏ thái độ lịch sự, nhẹ nhàng với khách mua hàng. Nấu ăn biết chế biến các món ăn từ rau, củ, quả. Trẻ sử dụng được các loại câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định (MT 54)
* Chuẩn bị: Các loại rau, củ, quả bằng nhựa, bộ đồ nấu ăn
* Nội dung:
- Cô và cháu cùng thỏa thuận vai chơi, các cháu sẽ nhận vai chơi của mình
- Con sẽ đóng vai gì? Người đầu bếp/Bán hàng sẽ làm những công việc gì?
v Góc kết hợp :
- Góc xây dựng: Xây công viên cây xanh
- Góc nghệ thuật: Cắt dán, nặn, vẽ theo chủ đề
- Góc học tập: Chơi lô tô về thế giới thực vật, bù chữ còn thiếu và sao chép từ, xem tranh ảnh về thực vật
- Góc thiên nhiên: Trẻ chăm sóc cây ở góc thiên nhiên
Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa
- Dạy trẻ có thói quen vệ sinh răng miệng sau khi ăn
- Khuyến khích trẻ tự xúc ăn và cầm muỗng bằng tay phải
- Giờ ngủ ngoan , không làm ồn
- Ăn chiều ngoan, hết suất
Hoạt động chiều
Cô cùng trẻ làm quen với bài học mới
Cho trẻ về góc chơi cô bao quát trẻ
v TCHT: Tìm lá cho cây
Xem sách bài hát,thơ truyện trang 34
Vệ sinh , trả trẻ
- Vệ sinh cá nhân – nêu gương bé ngoan
-Trò chuyện với phụ huynh về nế nếp học tập của trẻ ở lớp
- Trẻ chơi tự do các góc
- Nhắc nhở phụ huynh về biểu hiện của một số cháu trong ngày
Đánh giá hoạt động trong ngày
..
.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ ba ngày 23 tháng 01 năm 2018
Hoạt động
Nội dung
Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh
- Cô đón trẻ vào lớp và cho trẻ chơi tự do ở các góc
- Trò chuyện với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập ở lớp
- Cô trò chuyện với trẻ về một số công việc mà trẻ đã làm ở nhà
- Điểm danh – nêu tiêu chuẩn bé ngoan.
Thể dục sáng
Giống ngày thứ 2
Hoạt động có chủ đích
Hoạt động chủ đích:
TRUYỆN: “CÂY KHẾ”
I. Mục đích ,yêu cầu :
- Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện, hiểu được nội dung câu chuyện, biết kể lại sự việc theo trình tự (MT 55)
- Phát triển kỹ năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ và rèn kỹ năng kể chuyện diễn cảm cho trẻ
- Giáo dục trẻ chăm chỉ thật thà biết giúp đỡ mọi người
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ truyện
- Giáo án điện tử Powpoint
III. Tiến trình tổ chức :
1.Ổn định :
- Nghe bài hát “ Quả”
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát
2.Nội dung :
2.1 Hoạt động 1 : Kể chuyện cho trẻ nghe
- Cô giới thiệu và kể cho trẻ nghe
- Cô kể lần 1:kể chuyện diễn cảm bằng lời
- Cô kể chuyện lần 2: có hình ảnh minh họa trên màn hình
- Hỏi trẻ tên truyện?
* Giảng giải nội dung:
Câu chuyện kể về gia đình có hai anh em ruột nhưng người anh lam tham và lười biếng, chiếm hết của cải, gia tài cha mẹ để lại, chỉ chia cho người em một túp lều nhỏ, một mảnh vườn có cây khế
- Giảng thích từ khó: “Gia tài” có nghĩa là như thế nào?
(“Gia tài” có nghĩa là của cải cha mẹ để lại như ruộng vườn, nhà cửa, trâu bò...)
* Trích dẫn + Đàm thoại:
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Người anh đã phân chia tài sản do cha mẹ để lại như thế nào?
+ Người em thì được chia những gì?
- “Người em nuôi thân. Năm ấy đong gạo.”
+ Nhưng điều gì đã xảy ra với cây khế của người em?
+ Thấy chim ăn khế, người em đã nói gì với chim? Ai nhắc lại lời của người em nào?
+ Chim Phượng Hoàng đã nói gì với người em?
- “Người em nghe chim nói cũng đành để cho chim ăn khế và về nhà may túi 3 gang. Mấy hôm sau.chia cho những người nghèo khổ”
+ Điều đó thể hiện người em là người như thế nào?
+ Nghe tin người em giàu có người anh đã làm gì?
+ Vì tham lam nên người anh đã bị trừng phạt như thế nào?
+ Trong câu chuyện này con học tập ai? Vì sao?
- Giáo dục trẻ: Trong câu chuyện Cây khế, người anh vì tham lam độc ác nên đã bị con chim hất xuống biển. Còn người em thật thà nên được giúp đỡ và có cuộc sống sung sướng hạnh phúc.
- Chúng ta sống phải biết yêu thương nhau, nhất là anh em trong gia đình chúng ta phải biết yêu thương, nhường nhịn, giúp đỡ nhau.
- Bây giờ chúng mình cùng đứng lên giúp người em làm đất để trồng cây khế nào
2.2.Hoạt động 2 : Trẻ kể chuyện cùng cô
3.Kết thúc :
- Cô nhận xét giờ học và tuyên dương trẻ
Hoạt động chuyển tiếp
- Cho cháu làm những chú chim bay ra sân.
Hoạt động ngoài trời
HĐCMĐ: Nhặt lá đếm theo khả năng
- Hỏi trẻ thấy sân trường có gì?
- Để sân trường sạch sẽ các con làm gì?
- Cho trẻ nhặt lá theo nhóm và cá nhân (ý thích)
- Khi có hiệu lệnh tập trung, mời các nhóm, cá nhân trẻ đếm số lá vừa nhặt được (cả lớp kiểm tra)
- Cô hỏi trẻ nhặt được bao nhiêu lá, những loại lá gì?
- Kết thúc cho trẻ chọn những chiếc lá mà trẻ thích để vào rổ, các lá mà trẻ không chọn -> bỏ vào thùng rác. Những chiếc lá được chọn để gọn giờ sau xếp con vật từ những chiếc lá
- Cô cho trẻ rửa tay sạch sẽ
v TCVĐ: “Thả đĩa ba ba”
Chơi tự do: Chơi với vòng, bóng, phấn, các đồ chơi trong sân trường
Hoạt động góc
v Góc trọng tâm Góc xây dựng: xây công viên cây xanh
* Yêu cầu :
- Trẻ biết bố cục mô hình hợp lý, cân đối, đẹp. Biết chơi liên kết với các nhóm chơi khác để hoàn thành công trình của mình
- Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau, những khối gỗ, tấm gỗ nhỏ để lắp ghép các mô hình nhà đơn giản bằng các nguyên liệu tận dụng, các mô hình xây dựng để lắp ghép thành một công viên cây xanh
- Trẻ cùng nhau xây dựng và biết hỗ trợ nhau khi chơi
- Biết nhận xét sản phẩm, ý tưởng của mình sau khi lắp ghép
* Chuẩn bị : Gạch, hột hạt, sỏi, hàng rào, thảm cỏ, cây xanh
* Nội dung : Động viên khuyến khích trẻ chơi biết sáng tạo và biết bố cục mô hình hợp lý, biết sử dụng những viên gạch nhỏ xây hàng rào bao quanh tạo thành một công viên cây xanh
v Góc kết hợp:
- Góc nghệ thuật: Cắt dán, nặn, vẽ theo chủ đề
- Góc học tập: Chơi lô tô về thế giới thực vật, bù chữ còn thiếu và sao chép từ, xem tranh ảnh về thực vật
- Góc thiên nhiên: Trẻ chăm sóc cây ở góc thiên nhiên
- Góc phân vai: Bán hàng, nấu ăn
Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa
- Dạy trẻ có thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn,vệ sinh răng miệng sau khi ăn (MT 20)
- Hướng dẫn trẻ cách sử dụng bát, thìa đúng cách khi ăn cơm Khuyến khích trẻ tự xúc ăn và cầm thìa bằng tay phải
- Giờ ngủ ngoan, không làm ồn
- Ăn chiều ngoan, hết suất
Hoạt động chiều
Cho trẻ kể lại câu chuyện “Cây khế”
v TCHT : Đi chợ
- Nêu gương - cắm cờ
- Vệ sinh cá nhân
*Nêu gương cuối ngày
Vệ sinh , trả trẻ
- Vệ sinh cá nhân – nêu gương bé ngoan
-Trò chuyện với phụ huynh về nế nếp học tập của trẻ ở lớp
- Trẻ chơi tự do các góc
- Nhắc nhở phụ huynh mang đồng phục cho cháu.
Đánh giá hoạt động trong ngày
......
.
.
.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ tư ngày 24 tháng 01 năm 20178
Hoạt động
Nội dung
Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh
- Cô đón trẻ vào lớp, trò chuyện cùng trẻ về về nội dung học trong ngày và nhắc nhở một số trẻ khi đến lớp chưa ngoan
- Kết hợp với phụ huynh để nắm bắt thêm về tình hình của cháu khi ở nhà
- Trò chuyện với trẻ về một số loài cây mà trẻ biết
- Điểm danh – nêu tiêu chuẩn bé ngoan
Thể dục sáng
Giống ngày thứ 2
Hoạt động có chủ đích
v Hoạt động có chủ đích
KPKH: TÌM HIỂU VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
CỦA CÂY
Mục đích - yêu cầu:
Trẻ biết được cây được lớn lên qua các giai đoạn gieo hạt, nảy mầm, ra lábiết được cây được lớn lên nhờ có đất, nước, ánh sáng, không khí (MT 38)
Phát triển kỹ năng quan sát, tư duy, ghi nhớ có chủ định cho trẻ. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây xanh
II. Chuẩn bị:
- Các chậu cây từ lúc reo hạt đến cây trưởng thành cho trẻ quan sát
- Tranh ảnh về quá tình phát triển của cây
III. Tiến trình hoạt động:
Ổn định:
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ để
Nội dung:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự phát triển của cây
- Cho trẻ chơi trò chơi: Gieo hạt
- Cây được phát triển lớn lên phải trải qua các giai đoạn nào?
- Đầu tiên chúng ta phải làm gì?
- Cô gọi trẻ nêu các giai đoạn phát triển của cây. Đồng thời đưa ra cho trẻ quan sát theo tùng giai đoạn phát triển của cây (quan sát quá trình làm đất gieo hạt, nẩy mầm thành cây, ra lá, cây lớn lên)
- Gieo hạt xong thì điều gì sẽ sảy ra?
- Để nẩy mầm được cần phải làm gì?
- Mầm được chăm sóc phát triển thành gì? Có mấy lá?
- Cô cho trẻ nêu nhận xét tiếp
- Thế các con có yêu cây xanh không? Các con phải làm gì?
- Cô giáo dục trẻ có ý thức trồng và bảo vệ cây xanh
2.2 Hoạt động 2: Cho trẻ chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”
- Yêu cầu trẻ chơi phải xếp đúng thứ tự quá trình phát triển của cây
- Cô bao quát động viên trẻ chơi
v Kết thúc:
- Nhận xét giờ học
- Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ cây xanh
Hoạt động chuyển tiếp
Cho trẻ làm những chú vịt di chuyển ra sân
Hoạt động ngoài trời
HĐCMĐ: Quan sát tranh ảnh về các loài cây
- Trẻ hát bài: “Lý cây xanh”
- Cho trẻ quan sát tranh và nêu nhận xét
- Tại sao chúng ta phải trồng nhiều cây xanh?
? Giáo dục trẻ biết bảo vệ, chăm sóc cây xanh, không ngắt lá, bẻ cành, có ý thức bảo vệ môi trường
TCVĐ: Kéo co
Chơi tự do: Chơi với nguyên vật liệu thiên nhiên, đồ chơi ngoài trời trên sân trường
Hoạt động góc
v Góc trọng tâm : Góc học tập, sách: Xem tranh ảnh về thế giới thực vật, tìm chữ cái đã học trong tranh, kể chuyện theo tranh
* Nội dung : Trẻ biết xếp lô tô và phân nhóm các loại rau, củ, quả theo yêu cầu. Biết gắn chữ số còn thiếu và gắn nhóm rau củ có số lượng là 4. Phát triển ngôn ngữ, xây dựng vốn từ mới, biết tên gọi các loại rau củ
* Chuẩn bị : Tranh, bút màu, bút chì cho trẻ, lô tô các loại rau, củ, quả, thẻ chữ số
* Nội dung : Trẻ về góc chơi theo ý thích của mình và phân thành nhiều nhóm chơi
- Cô theo dõi và hướng dẫn trẻ cách thực hiện các bài tập ở góc
v Góc kết hợp:
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc bảo vệ cây xanh, quan sát sự nảy mầm tại vườn rau của bé
- Góc xây dựng: Xây công viên cây xanh
- Góc tạo hình : Vẽ, cắt, xé dán, nặn một số loại rau, củ, quả
- Góc âm nhạc : Hát múa các bài hát trong chủ đề
Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa
- Dạy trẻ có thói quen vệ sinh răng miệng sau khi ăn
- Khuyến khích trẻ tự xúc ăn và cầm muỗng bằng tay phải
- Giờ ngủ ngoan, không làm ồn
- Ăn chiều ngoan, hết suất
Hoạt động chiều
Hoạt động có chủ đích
Nha học đường
- Tập cho trẻ chải răng đúng phương pháp
- Cô thao tác mẫu
- Trẻ thực hiện
TCHT: “Gieo hạt” (Xem sách “trò chơi, câu đố cho trẻ mầm non” trang 33)
Vệ sinh , trả trẻ
- Trò chuyện với phụ huynh về tình hình sức khỏe của một số cháu bị bệnh.
- Trẻ chơi tự do các góc
- Nhắc nhở phụ huynh về giờ giấc đưa đón cháu
Đánh giá hoạt động trong ngày
..
.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ năm ngày 25 tháng 01 năm 2018
Hoạt động
Nội dung
Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh
- Cô đón cháu vào lớp hướng cháu vào góc chơi tự do
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ trong tuần
- Cô trò chuyện với trẻ về những việc mà trẻ sẽ làm để bảo vệ rừng
- Điểm danh – Nêu tiêu chuẩn bé ngoan
Thể dục sáng
Giống ngày thứ 2
Hoạt động có chủ đích
Hoạt động có chủ đích
Đề tài: TẠO NHÓM CÓ SỐ LƯỢNG 5
I. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ biết tạo nhóm vật có số lượng 5, biết cách chia nhóm, tách gộp nhóm có số lượng 5 (MT45)
- Rèn cho trẻ kĩ năng phân nhóm, tách gộp các đối tượng có số lượng 5, phát triển tư duy, óc sáng tạo, trí nhớ, ngôn ngữ toán học cho trẻ
- Trẻ lắng nghe cô, mạnh dạn phát biểu, tích cực hoạt động
II. Chuẩn bị:
- Mô hình vườn hoa, hoa rời (5 cái), rổ đựng, tranh vẽ các loại hoa
- Hoa rời trong rổ hơn 5 cái cho trẻ
- Bài hát: “Màu hoa”
III. Tiến trình hoạt động:
Ổn định:
- Cô cho trẻ chơi trò chơi: Ai tìm nhanh
- Cô và trẻ hát bài hát : Màu hoa
- C/c vừa hát bài hát gì ?
- cô và c/c cùng nhau đi thăm vườn hoa nhé !
- Trong vườn hoa c/c thấy có những loại hoa gì ?
Nội dung:
Hoạt động 1 : Tạo nhóm có số lượng 5
- Các loại hoa trong vườn cô trồng có số lượng như thế nào?
- C/c có nhận xét gì về vườn hoa này?
- Cô mời một bạn lên chỉ cho cô xem loài hoa nào có số lượng 5?
- Tại sao con biết hoa này có số lượng 5?
- Tại sao con không chọn loại hoa kia mà chọn loại hoa này?
- Vậy cô làm sao để nhóm hoa này có số lượng 5?
- Trong lớp mình có nhóm đồ chơi nào có số lượng 5?
- Lớp mình đã biết số 5 chưa? Chỉ cho cô xem số 5 ở đâu trong lớp mình nào
2.2. Hoạt động 2: Tách gộp trong phạm vi 5
- Cô mời cả lớp hát bài hát “Lý cây bông”
- Trong bài hát có mấy loài hoa?
- Cô gắn các loại hoa lên bảng
- Bây giờ cô muốn tặng cho cô hiệu trưởng một nửa số hoa, cô sẽ chia số hoa như thế nào?
- Mời trẻ đoán xem có mấy cách chia thành 2 nhóm?
- Ở đây cô có rất nhiều hoa ở trong rổ, cô mời c/c lên lấy hoa
- Bây giờ cô mời c/c hãy chọn ra cho cô 5 bông hoa
- Cô muốn c/c chia 5 bông hoa thành 2 nhóm nữa
- Cô mời 2 - 3 trẻ lên nói lại cách chia
- Vậy mình có mấy cách chia?
- Cô chia 1 – 4, một bên 1 và một bên 4 bông hoa, khi cô gộp lại thì cô có bao nhiêu bông hoa?
- Bây giờ cô sẽ chia theo cách khác 2- 3; 3 – 2
- Tổ chức cho trẻ chia theo nhóm
2.3. Hoạt động 3: Trò chơi : Ai thông minh hơn
- Cô phát cho mỗi nhóm 1 tờ A3 vẽ các loài hoa có số lượng khác nhau
- Yêu cầu : trẻ dùng bút màu đỏ khoanh tròn nhóm có số lượng 5, dùng bút màu xanh chia nhóm có số lượng 5 theo các cách chia mà trẻ đã biết
- Cô cho trẻ thực hiện
vKết thúc:
- Cô nhận xét giờ học, tuyên dương trẻ
Hoạt động chuyển tiếp
Chơi trò chơi "cỏ thấp cây cao" chuyển hoạt động
Hoạt động ngoài trời
HĐCMĐ: Vẽ theo ý thích các loài cây xanh
- Cô trò chuyện cùng trẻ về các loài cây có trong sân trường
- Cô cho trẻ lấy phấn và vẽ hình các loài cây lên sân trường
- Cô đi quan sát, hỏi trẻ vẽ gì?
- Cô gợi ý những trẻ còn lúng túng
- KT: Nhận xét tuyên dương trẻ có hình vẽ đẹp
- TCVĐ : Mèo đuổi chuột
v Chơi tự do :
- Chơi với cát, sỏi, các đồ chơi ngoài sân trường
Hoạt động góc
v Góc trọng tâm : Góc nghệ thuật: Vẽ nặn, xếp, in hình, gấp hình, tô màu về các loại rau, củ, quả. Làm các loại rau, củ, quả từ nguyên phế liệu đơn giản
* Yêu cầu :
- Trẻ biết sử dụng các kỹ năng tạo hình để vẽ, nặn, cắt, xé, xếp hình tạo ra sản phẩm
- Trẻ biết sử dụng các hộp thải để làm thành các loại rau, củ, quả khác nhau
- Trẻ sử dụng các kĩ năng đã học để vẽ, cắt, nặn, xé dán thành những sản phẩm về các loại rau, củ, quả
* Chuẩn bị : Giấy vẽ, bút màu, tập kê, giấy màu, đất nặn, bảng con, sản phẩm mẫu của cô.
* Nội dung :
- Hướng dẫn trẻ sử dụng kỹ năng tạo hình để vẽ nặn, xếp, in hình, gấp hình, tô màu về các loại rau, củ, quả
- Khuyến khích trẻ tạo ra sản phẩm sáng tạo và hoàn thành tốt sản phẩm của mình. Cô hướng trẻ vào nội dung của góc chơi, tự lấy đồ dùng để tạo nên những sản phẩm theo trí tưởng tượng của trẻ
v Góc kết hợp :
- Góc xây dựng: Xây công viên cây xanh
- Góc âm nhạc : Hát múa các bài hát trong chủ đề
- Góc học tập: Xem tranh ảnh về thế giới thực vật, tìm chữ cái đã học trong tranh, tạo nhóm cây có số lượng trong phạm vi 5
- Góc thiên nhiên : Chăm sóc bảo vệ cây xanh, quan sát sự nảy mầm tại vườn rau của bé
- Góc phân vai: Cửa hàng bán rau, củ, quả
Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa
- Trẻ biết rửa tay trước và sau khi ăn, rửa sạch xà phòng
- Dạy trẻ có thói quen vệ sinh răng miệng sau khi ăn
- Khuyến khích trẻ tự xúc ăn và cầm thìa bằng tay phải
- Giờ ngủ ngoan, không làm ồn
Hoạt động chiều
Thực hiện vở “Bé vui học toán”
Cho trẻ ôn lại tạo nhóm trong phạm vi 5
Cô hướng dẫn trẻ thực hiện
Vệ sinh , trả trẻ
- Trò chuyện với phụ huynh về tình hình sức khỏe của một số cháu bị bệnh
- Trẻ chơi tự do các góc
- Nhắc nhở phụ huynh về giờ giấc đưa đón cháu
Đánh giá hoạt động trong ngày
..
.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ sáu ngày 26 tháng 01 năm 2018
Hoạt động
Nội dung
Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh
- Cô đón cháu vào lớp hướng cháu vào góc chơi tự do
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ trong tuần
- Cô trò chuyện với trẻ về các loài cây mà trẻ biết
- Điểm danh – Nêu tiêu chuẩn bé ngoan
Thể dục sáng
Giống ngày thứ 2
Hoạt động có chủ đích
Hoạt động có chủ đích:
DẠY HÁT: “EM YÊU CÂY XANH”
I. Mục đích ,yêu cầu :
- Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời và thể hiện sắc thái của bài hát qua giọng hát, nét mặt(MT77)
- Rèn kỹ năng hát thể hiện tính chất vui tươi, nhịp nhàng. Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ
- Trẻ hứng thú trong giờ học, giáo dục trẻ biết bảo vệ cây xanh
Chuẩn bị:
- Đàn organ, xắc xô, loa
- Máy vi tính, chương trình powerpoint
III. Tiến trình tổ chức :
1.Ổn định :
- Cho trẻ quan sát cây xanh
- Cả lớp nhìn xem cô có gì đây?
- Ai biết gì về cây xanh? (Cây có rễ, có thân, cành và lá, lá màu xanh..,)
- Thế khi trời nắng, chúng mình được ngồi dưới gốc cây có tán lá to thì chúng mình thấy thế nào?
- Cây cho bóng mát, ngoài ra cây còn cho gì nữa? (Cây cho quả)
- Cây có nhiều tác dụng như vậy, chúng mình có yêu cây xanh không?
- Hôm nay, cô sẽ dạy cho cả lớp mình bài hát “Em yêu cây xanh” do nhạc sĩ Hoàng Văn Yến sáng tác đấy!
2.Nội dung :
2.1 Hoạt động 1 : Dạy hát: “Em yêu cây xanh”
* Cô hát mẫu: L1 không nhạc
- L2: kết hợp với nhạc
- Cô vừa hát bài hát có tên là gì?
- Do ai sáng tác?
- Giai điệu của bài hát này như thế nào?
- Giảng giải nội dung bài hát: có giai điệu vui tươi, trong sáng nói về các em nhỏ rất thích trồng cây, để cho cây xanh tốt, có nhiều chim hót líu lo và cây cho chúng ta nhiều bóng mát
- Cho cả lớp hát 2 - 3 lần
- Cho tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát
- Cô động viên, khen ngợi trẻ
- Cho cả lớp hát lại 1 - 2 lần
- Hỏi lại trẻ tên bài hát, tên tác giả?
2.2.Hoạt động 2: Nghe hát: “Lý cây bông” ( Dân ca Nam Bộ )
- Cô hát lần 1: Giới thiệu tên bài hát
- Lần 2 kết hợp cử chỉ điệu bộ
* Nội dung bài hát có giai điệu tha thiết, mượt mà nói về màu sắc các loại bông hoa
- Lần 3: Trẻ cùng hưởng ứng theo nhịp điệu bài hát cùng cô
- Hỏi lại trẻ tên bài hát, tên làn điệu dân ca?
2.3. Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc “Ai nhanh nhất”
- Cô nhắc lại cách chơi và luật chơi cho trẻ cùng chơi
Cho trẻ chơi trò chơi 3-4 lần
Cô bao quát theo dõi trẻ chơi
3.Kết thúc :
- Cô nhận xét giờ học, nhắc nhở những trẻ chưa chú ý lần sau cố gắng hơn, tuyên dương những trẻ tích cực tham gia hoạt động
Hoạt động chuyển tiếp
Cô cho trẻ hát bài “đi chơi” và ra ngoài sân
Hoạt động ngoài trời
HĐCMĐ: Rèn kĩ năng xé dán cho trẻ
- Cô phát giấy cho trẻ và cùng trò chuyện với trẻ
- Cô hướng dẫn trẻ kĩ năng xé
+ xé theo viền khung: chụm ba đầu ngón tay trái và phải để xé từng nhát theo đường viền khung từ trên xuống dưới
+ xé đường tròn: gấp đôi mảnh giấy và xé lượn vòng cung từ mép phải sang mép trái
+ xé tua xung quanh hình tròn: xé từng nhát cách đều xung quanh hình tròn được cắt sẵn
- Cô cho trẻ thực hiện xé
- Cô quan sát và giúp đỡ trẻ
- Cô giáo dục trẻ
TCVĐ: Lộn cầu vồng
Chơi tự do : Chơi với bóng bay, đồ chơi ngoài sân trường
Hoạt động góc
v Góc trọng tâm : Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây
* Nội dung : Trẻ biết cách chăm sóc cây, có ý thức bảo vệ cây xanh
* Chuẩn bị : Khăn, bình tưới nước, xẻng xúc đất
* Nội dung : Cô hướng dẫn trẻ cách chăm sóc, tưới nước, lau lá cho cây. Khi trẻ thực hiện cô chú ý bao quát giúp đỡ trẻ
v Góc kết hợp:
- Góc phân vai : Cửa hàng bán cây cảnh, nấu ăn
- Góc xây dựng: Xây công viên cây xanh
- Góc học tập, sách: Chơi lô tô, làm các bài tập ở góc. Đếm, làm quen với các phép tính thêm, bớt trong phạm vi 5
- Góc âm nhạc: Hát múa các bài hát trong chủ đề
Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa
- Trẻ biết rửa tay trước và sau khi ăn, rửa sạch xà phòng.
- Dạy trẻ có thói quen vệ sinh răng miệng sau khi ăn
- Khuyến khích trẻ tự xúc ăn và cầm muỗng bằng tay phải
- Giờ ngủ ngoan, không làm ồn
Hoạt động chiều
Ôn lại bài hát “Em yêu cây xanh”
Trò chuyện về các loài cây mà trẻ đã được tìm hiểu
Vệ sinh, trả trẻ
- Trò chuyện với phụ huynh về tình hình sức khỏe của một số cháu bị bệnh
- Trẻ chơi tự do các góc
- Nhắc nhở phụ huynh về giờ giấc đưa đón cháu
Đánh giá hoạt động trong ngày
..
.
KẾ HOẠCH TUẦN 3
Chủ đề nhánh: MÙA XUÂN ĐẾN RỒI (1 tuần)
Thực hiện 1 tuần từ ngày 29/01 đến ngày 02/02/2018
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN
STT
MỤC TIÊU
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG
MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
1
Trẻ thực hiện được các động tác trong bài tập thể dục theo hướng dẫn của cô
- Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp: Tay, bụng, lườn, chân.
- Kết hợp tay, chân tập đúng động tác.
- Tập nhịp nhàng kết hợp theo nhạc
- Cô chuẩn bị tốt sân bãi cho trẻ thực hiện các động tác thể dục bổi sáng và BTPTC theo nhạc.
- Trẻ thực hiện đều, đúng các động tác theo cô.
- Tổ chức hoạt động thể dục sáng
20
Trẻ biết tự rửa tay bằng xà phòng, tự lau mặt, đánh răng, tự thay quần áo khi ướt
- Tập đánh răng, lau mặt
- Rèn luyện thao tác rửa tay bằng xà phòng
- Tự thay quần áo khi ướt, bẩn
Hướng dẫn trẻ các thao tác rửa tay đúng cách
Nhắc nhở trẻ giữ gìn vệ sinh các nhân sạch sẽ
- Tổ chức hoạt động vệ sinh
11
Trẻ biết phối hợp tay mắt khi thực hiện kĩ năng ném
Ném trúng đích thẳng đứng (Xa 1,5 m x cao 1,2 m)
Ném trúng đích nằm ngang (xa 2m)
Ném xa
Tổ chức cho trê ném xa bằng một tay
Tổ chức hoạt động học
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
40
Trẻ nhận biết về các hiện tượng tự nhiên, ngày và đêm, thời tiết, thứ tự các mùa trong năm
- Một số hiện tượng thời tiết theo mùa và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt con người
- Sự khác nhau giữa ngày và đêm
- Tổ chức cho trẻ khám phá về t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- THUC VAT_12300861.docx