* Hoạt động 1: Cho trẻ hát bài”Sắp đến tết rồi”.
Trò chuyện với trẻ: các con vừa hát bài gì? Bạn nào giỏi có thể kể những món ăn trong ngày tết cổ truyền? cho 2-3 trẻ kể về các món ăn mà trẻ biết.
Cô giới thiệu: Hôm nay cô cho cả lớp khám phá về sự kỳ diệu của một loại củ mà không thể thiếu trong ngày tết.
* Hoạt động 2: Sự kỳ diệu của củ gừng.
Cho trẻ vừa đi vừa đọc bài tết đang vào nhà và về 3 nhóm quan sát, thảo luận, sờ ngửi, nếm về củ gừng
- Sau khi quan sát, thảo luận cô cho trẻ nhận xét những gì trẻ nhìn thấy.
- Để biết rỏ hơn về sự kỳ diệu của củ gừng cô mời lớp mình cùng hướng lên trên bàn.
- Cô cho xuất hiện củ gừng và hỏi trẻ:
+ Đây là gì.?
+ Cô khái quát lại về đặc điểm củ gừng(Có dạng tròn, bên ngoài có vỏ màu trắng tro hay vàng nhạt, vỏ mỏng, có mùi thơm, xung quanh có nhiều khúc,, có nhiều đốt, nhiều nhánh, có vết nhăn dọc, ở đầu đốt có vết tích của thân cây đã rụng, trên các đốt có vết sẹo của các lá đã khô rụng, phía trong khi cắt hoặt bẻ ra thấy màu trắng tro hay màu vàng ngà, lõi tròn, có nhiều xơ, có mùi thơm, có vị cay nòng .).
2 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1648 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Khám phá khoa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.Mục đích yêu cầu:
- Giáo dục trẻ tính chăm chỉ, đoàn kết, có ý thức trong học tập. Biết yêu quý và tôn trọng ngày tết cổ truyền, và các món ăn trong ngày tết.
- Rèn kỹ năng chú ý, quan sát, ghi nhớ. rèn kỹ năng nhanh nhạy khi chơi trò chơi.
- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, nơi sống,màu sắc, hình dạng,công dụng , ích lợi các món ăn được chế biến từ củ gừng trong ngày tết, biết quy trình làm mít gừng.
II.Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô:
Máy vi tính
Cây gừng, củ gừng, mít gừng...
Nhạc bài hát”Sắp đến tết ròi, Ngày tết quê em, Mùa xuân ơi.
Đồ dùng của trẻ:
Củ gừng, giỏ đụng củ gừng, mít gừng, dĩa đựng, tăm.
Hộp chơi trò chơi, bao gói
Nguyên vật liệu cho trẻ tạo hình củ gừng: keo xốp, xốp len màu, hạt đậu, cát, mùn cưa...
III.Cách tiến hành hoạt động:
* Hoạt động 1: Cho trẻ hát bài”Sắp đến tết rồi”.
Trò chuyện với trẻ: các con vừa hát bài gì? Bạn nào giỏi có thể kể những món ăn trong ngày tết cổ truyền? cho 2-3 trẻ kể về các món ăn mà trẻ biết.
Cô giới thiệu: Hôm nay cô cho cả lớp khám phá về sự kỳ diệu của một loại củ mà không thể thiếu trong ngày tết.
* Hoạt động 2: Sự kỳ diệu của củ gừng.
Cho trẻ vừa đi vừa đọc bài tết đang vào nhà và về 3 nhóm quan sát, thảo luận, sờ ngửi, nếm về củ gừng
- Sau khi quan sát, thảo luận cô cho trẻ nhận xét những gì trẻ nhìn thấy.
- Để biết rỏ hơn về sự kỳ diệu của củ gừng cô mời lớp mình cùng hướng lên trên bàn.
Cô cho xuất hiện củ gừng và hỏi trẻ:
+ Đây là gì.....?
+ Cô khái quát lại về đặc điểm củ gừng(Có dạng tròn, bên ngoài có vỏ màu trắng tro hay vàng nhạt, vỏ mỏng, có mùi thơm, xung quanh có nhiều khúc,, có nhiều đốt, nhiều nhánh, có vết nhăn dọc, ở đầu đốt có vết tích của thân cây đã rụng, trên các đốt có vết sẹo của các lá đã khô rụng, phía trong khi cắt hoặt bẻ ra thấy màu trắng tro hay màu vàng ngà, lõi tròn, có nhiều xơ, có mùi thơm, có vị cay nòng..).
- ích lợi của củ gừng như thế nào? ( Làm gia vị trong các món ăn trong ngày tết như nước mắm gừng,kho thịt vịt, cá, chè gừng, trà gừng, đặc biệt làm mít gừng trong ngày tết ăn vào giúp ấm bụng và kích thích tiêu hóa)
+ Củ gừng có công dụng gì?( chử bệnh như bệnh ho trẻ em ,cảm lạnh khi đi chơi ngày tết, chống say xe, nôn, trúng gió
+ Mở rộng: Xem quy trình làm mít gừng.
Cho trẻ nếm mít gừng.
Cô giáo dục trẻ: Trong ngày tết đi chơi nhiều , ăn nhiều món ăn nên cần ăn uống cẩn thận, khi ăn uống khó tiêu hóa cần ăn ít lát mít gừng hoặc uống trà gừng giúp tiêu hóa tốt hơn.
* Hoạt động 3: Ai thông minh
+ Trò chơi 1: Đi siêu thị ngày tết.
Cho trẻ chia ra làm 2 đội.
Cô giới thiệu tên trò chơi, nêu cách chơi, luật chơi: Để chuẩn bị cho tết nguyên đán, nên cúng ta sẻ làm ít món ăn từ gừng vì vậy yêu cầu của cô hai đội sẻ thi đua nhau đi siêu thị và mua gừng . Một bạn một lần chơi chỉ chọn được 1 củ gừng.
- Kiểm tra kết quả hai đội chơi.Động viên khuyến khích trẻ chơi,
+ Trò chơi 2: Ai khéo tay.
Cho trẻ về các nhóm làm những củ gừng bằng những nguyên vật liệu khác nhau.
Nhóm 1: Làm củ gừng bằng cát, mủn cưa.
Nhóm 2: Làm củ gừng bằng len hoặc bằng ốc.
Nhóm 3: Đóng gói mít gừng tặng cho các bạn vùng sâu vùng xa đón tết cổ truyền.
Cho trẻ trưng bày sản phẩm và nhận xét về sản phẩm của mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này: