2. Hoạt động 2: Bé nghe kể chuyện
- Giới thiệu tên câu chuyện: “Đôi bạn nhỏ”.
- Cô kể lần 1: Cô kể diễn cảm bằng lời kết hợp với cử chỉ, điệu bộ.
- Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì?
- Câu chuyện còn hay hơn khi cô và các con cùng đến khu vườn, nơi ở của bạn gà con và vịt con xem 2 bạn kiếm ăn như thế nào.
- Cô kể lần 2: Kết hợp tranh minh họa.
- Đàm thoại nội dung câu chuyện:
+ Trong câu chuyện có những ai?
+ Bạn gà và bạn vịt rủ nhau đi đâu?
+ Ai đã làm cho gà con sợ hãi?
+ Ai đã cứu gà con thoát khỏi Cáo?
- Giáo dục: Bạn vịt đã biết giúp đỡ bạn khi gặp nguy hiểm. Là bạn học cùng lớp các con phải ngoan, giúp đỡ nhau, không đánh bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn. Như vậy mới là những người bạn tốt, những em bé ngoan.
- Cho trẻ xem video kể chuyện “Đôi bạn nhỏ”.
12 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 2089 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Lĩnh vực: Phát triển nhận thức - Hoạt động: Bé và các bạn của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH NGÀY
]]]]&&&]]]]
Thứ hai, ngày 10 tháng 09 năm 2018
A/ HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Hoạt động: Bé và các bạn của bé
Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Trẻ biết và nói được tên tuổi, sở thích của mình.
- Trẻ nhận biết và gọi được tên một số bạn trong lớp.
Kỹ năng:
Trẻ tự giới thiệu tên, tuổi, sở thích của mình cho các bạn cùng nghe.
Rèn khả năng ghi nhớ cho trẻ về tên các bạn trong lớp.
Trẻ trả lời rõ ràng các câu hỏi của cô.
Thái độ:
Mạnh dạn, tự tin, thích chơi cùng bạn
Giáo dục trẻ yêu trường lớp và yêu bạn bè chơi vui vẻ đoàn kết với bạn.
Chuẩn bị:
- Đoạn clip về hình ảnh của bé và các bạn đang sinh hoạt ở lớp.
- Máy hát, đĩa nhạc.
Tiến hành:
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
Cho trẻ xem đoạn clip về cảnh sinh hoạt của trẻ và các bạn ở lớp.
Cô trò chuyện với trẻ về trường mầm non: Đến trường mầm non có nhiều đồ chơi đẹp, có cô giáo yêu thương chăm sóc các con, có nhiều bạn trong lớp chơi với nhau rất vui vẻ. Hôm nay các con cùng cô trò chuyện về các bạn thân yêu của mình nhé!
Hoạt động 2: Bé là ai?
Cô tự giới thiệu về mình (Tên, tuổi, sở thích) của cô cho trẻ nghe.
Cô khuyến khích trẻ mạnh dạn tự giới thiệu về tên, tuổi sở thích của trẻ cho cô và các bạn cùng nghe.
Ví dụ: Chào các bạn, mình tên là mình 2 tuổi, mình rất thích ăn bánh, uống sữa.
Cứ như thế cô lần lượt cho trẻ tự nói tên, tuổi, sở thích của mình. Nếu trẻ không nói được thì cô tập cho trẻ nói.
+ Con tên gì?
+ Con bao nhiêu tuổi?
+ Con học lớp nào?
+ Học trường gì?
Con kể tên các bạn trong lớp mình có những bạn nào. (Cô gợi ý cho trẻ kểt tên một số bạn trong lớp).
Giáo dục trẻ yêu quí bạn bè, biết chơi vui vẻ đoàn kết với bạn.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Lộn cầu vồng”
Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi và cách chơi.
Cách chơi: Hai bạn đứng đối mặt nhau, nắm tay nhau cùng lắc tay theo nhịp của bài.
Bài đồng dao:
“Lộn cầu vồng
Nước trong nước chảy
Có cô mười bảy
Có chị mười ba
Hai chị em ta cùng lộn cầu vồng”
Hát đến “cùng lộn cầu vồng” hai bạn cùng xoay người và lộn đầu qua tay của bạn kia. Sau câu hát hai bạn sẽ đứng quay lưng vào nhau. Tiếp tục hát bài đồng dao rồi quay trở lại vị trí cũ.
Luật chơi: Khi đọc đến tiếng cuối cùng của bài đồng dao thì cả hai bạn cùng xoay nửa vòng tròn để lộn cầu vòng.
Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
Kết thúc: Cô nhận xét – tuyên dương.
B/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU: Tập cho trẻ biết chào hỏi
Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết chào hỏi lễ phép với người lớn.
- Biết sử dụng một số từ chào hỏi lễ phép phù hợp với tình huống khi giao tiếp với mọi người.
- Giáo dục yêu quý, lễ phép với ông bà, cha mẹ, cô giáo và mọi người xung quanh.
Tiến hành
+ Dạy trẻ cách chào hỏi người lớn!
- Khi gặp cô giáo, bố mẹ các con chào như thế nào?
- Cô làm mẫu: Con chào cô ạ!
Con chào bố ạ!
Con chào mẹ ạ!
(Khoanh tay trước ngực, đầu hơi cúi, miệng cười tươi, giọng nói phải to, rõ ràng)
- Vậy khi gia đình mình có khách thì con có chào không?
- Các con chào như thế nào?
- Khi đi học về các con chào ai? Chào như thế nào? (Chào ông/bà/bố/mẹ/anh/chị. Cháu/con/em đi học về ạ!
+ Dạy trẻ cách chào hỏi bạn bè!
- Khi gặp người lớn các con vòng tay lại chào, đầu hơi cúi, thế khi gặp các bạn của mình thì sao? Các con chào như thế nào?
- Cô làm mẫu: Nhìn thẳng vào bạn và vui tươi đưa tay ngang tầm mắt vẫy chào “Mình chào bạn”.
- Bây giờ các con có muốn trở thành một em bé ngoan được mọi người yêu quý không?
C/ ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY
KẾ HOẠCH NGÀY
]]]]&&&]]]]
Thứ ba, ngày 11 tháng 09 năm 2018
A/ HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực: Phát triển thể chất
Hoạt động: Đi theo hiệu lệnh
Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Trẻ biết đi theo hiệu lệnh của cô, đầu không cúi, không giẫm lên vạch.
- Trẻ biết tên trò chơi “lăn bóng”, biết cách chơi trò chơi cùng cô.
Kỹ năng:
- Trẻ thực hiện được kĩ năng đi theo hiệu lệnh: xếp hàng đi nhanh - chậm đi sang phải - sang trái theo hiệu lệnh của cô, khi đi không cúi đầu và giữ thăng bằng.
- Trẻ chơi trò chơi vận động đúng cách chơi, luật chơi.
Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động.
Chuẩn bị:
- Bóng, xắc xô
- Mô hình nhà bạn búp bê.
Tiến hành:
Hoạt động 1: Khởi động
Cho trẻ đi chạy cùng cô rồi đứng lại vòng tròn.
Đi bình thường, nhanh dần, chậm dần sau đó đừng thành vòng tròn để thực hiện bài tập.
Hoạt động 2: Trọng động
Bài tập phát triển chung: Thổi bóng (Mỗi động tác tập 2 lần 8 nhịp).
Hô hấp: Thổi bóng
Tay: Đưa bóng lên cao
Bụng: Cầm bóng lên cao
Chân: Bóng nẩy
Cô và trẻ cùng thực hiện bài tập.
Vận động cơ bản: Đi theo hiệu lệnh
- Giới thiệu với trẻ các mô hình nhà bạn búp bê.
- Làm mẫu cho trẻ xem 2 lần kết hợp với giải thích.
- Luyện tập cho từng trẻ.
- Hướng trẻ đi, chạy theo hiệu lệnh của cô, không cúi đầu không giẫm chân lên vạch.
- Cho trẻ đi theo từng lượt 2-3 trẻ. Hỏi trẻ tên vận động vừa thực hiện.
- Cuối cùng cho cả nhóm cùng thực hiện.
- Cô thực hiện lại một lần cho trẻ xem.
Trò chơi vận động: Lăn bóng
- Cô nêu tên trò chơi, cách chơi và cùng tham gia chơi vói trẻ.
- Hôm nay cô cho các con chơi trò chơi “lăn bóng” 2 cô cho trẻ ngồi vòng tròn mỗi cô lăn bóng cho một nữa số trẻ ở vòng tròn khi nhận được bóng trẻ lăn lại cho cô cứ luân phiên cho từng trẻ mỗi trẻ 2 - 3lần.
- Sau mỗi lần chơi cô hỏi trẻ các con vừa chơi trò chơi gì? Cô nhắc lại tên trò chơi
- Cô cùng chơi với trẻ 2-3 lần.
Hoạt động 3: Hồi tĩnh
Hướng dẫn trẻ đi nhẹ nhàng quanh phòng 1 phút.
B/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU: Hát “Quả bóng”
Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết tên bài hát, hát đúng giai điệu, biết vận động minh họa theo lời bài hát.
- Rèn kỹ năng hát vận động theo lời bài hát và thể hiện cảm xúc của mình khi hát.
- Hứng thú tham gia hát vận động cùng cô.
Tiến hành
- Cô hát trên nền nhạc 1 lần.
- Cô giới thiệu tên bài hát và tên tác giả.
- Cô cùng trẻ hát.
- Trẻ hát theo tổ.
- Nhận xét khen trẻ.
- Trẻ hát theo nhóm 3 - 4 bạn.
- Mời cá nhân trẻ lên hát.
C/ ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY
...........................................................................................................................................
KẾ HOẠCH NGÀY
]]]]&&&]]]]
Thứ tư, ngày 12 tháng 09 năm 2018
A/ HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Hoạt động: Kể chuyện “Đôi bạn nhỏ”
Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Trẻ biết tên chuyện “Đôi bạn nhỏ’’.
- Trẻ biết tên các nhân vật trong chuyện: Gà con, Vịt con, Cáo ác.
- Trẻ hiểu một số chi tiết trong nội dung chuyện.
Kỹ năng:
Trẻ bắt chước được giọng một số nhân vật trong chuyện.
Trẻ có kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định.
Trẻ mạnh dạn trả lời câu hỏi.
Thái độ:
Trẻ hứng thú nghe cô kể chuyện.
Giáo dục trẻ biết yêu thương giúp đỡ bạn bè.
Chuẩn bị:
Các nhân vật cắt rời, mô hình.
Video nội dung chuyện.
Nhạc bài hát: Một con vịt, Tìm bạn thân.
Tiến hành:
Hoạt động 1: Trò chuyện cùng trẻ
Cô cho trẻ hát bài hát “Một con vịt” và hỏi trẻ:
+ Cô và các con vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói về những con vật nào?
+ Con vật nào biết bơi dưới nước?
Có một câu chuyện rất hay kể về con vật nay. Để biết chú vịt đó làm những việc gì thì các con cùng lắng nghe cô kể câu chuyện “Đôi bạn nhỏ” nhé!
Hoạt động 2: Bé nghe kể chuyện
- Giới thiệu tên câu chuyện: “Đôi bạn nhỏ”.
- Cô kể lần 1: Cô kể diễn cảm bằng lời kết hợp với cử chỉ, điệu bộ.
- Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì?
- Câu chuyện còn hay hơn khi cô và các con cùng đến khu vườn, nơi ở của bạn gà con và vịt con xem 2 bạn kiếm ăn như thế nào.
- Cô kể lần 2: Kết hợp tranh minh họa.
- Đàm thoại nội dung câu chuyện:
+ Trong câu chuyện có những ai?
+ Bạn gà và bạn vịt rủ nhau đi đâu?
+ Ai đã làm cho gà con sợ hãi?
+ Ai đã cứu gà con thoát khỏi Cáo?
- Giáo dục: Bạn vịt đã biết giúp đỡ bạn khi gặp nguy hiểm. Là bạn học cùng lớp các con phải ngoan, giúp đỡ nhau, không đánh bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn. Như vậy mới là những người bạn tốt, những em bé ngoan.
- Cho trẻ xem video kể chuyện “Đôi bạn nhỏ”.
Hoạt động 3: Tìm bạn thân
- Để ca ngợi tình bạn của bạn gà con và vịt con, cô và các con cùng vận động theo nhạc bài hát “Tìm bạn thân” nhé.
- Cô củng cố, nhận xét, tuyên dương.
B/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU: Tô màu chiếc váy
Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết cách di màu theo sự hướng dẫn của cô.
- Rèn luyện sự khéo léo khi tô màu.
- Trẻ yêu mếm bạn mình trong lớp.
2. Tiến hành
- Cô giới thiệu mẫu.
- Cô khái quat lại: Khi di màu chúng ta phải cầm bút tay phải (tay xúc cơm) cầm bút bằng ba ngón tay. Tay trái giữ vở, khi di, di nhẹ nhàng, di từ trên xuống dưới, di đều tay, di khéo không để mầu chờm ra ngoài.
- Trẻ thực hiện.
- Trưng bày sản phẩm.
- Cô nhận xét tuyên dương những tranh đẹp, sáng tạo, động viên những tranh chưa hoàn thiện, chưa đẹp cố gắng lần sau.
C/ ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY
KẾ HOẠCH NGÀY
]]]]&&&]]]]
Thứ năm, ngày 13 tháng 09 năm 2018
A/ HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực: Phát triển tình cảm xã hội – thẩm mỹ
Hoạt động: Nghe hát “Tìm bạn thân”
VĐTN “Cùng múa vui”
Trò chơi âm nhạc “Tai ai tinh”
Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài hát nhớ tên bài hát, hiểu nội dung bài hát.
Kỹ năng:
Trẻ hát theo cô và vỗ tay theo nhịp bài hát.
Thái độ:
Trẻ yêu thương và thích chơi cùng bạn.
Chuẩn bị:
- Máy hát, đĩa nhạc bài hát: Cùng múa vui.
- Hoa đeo tay, xắc xô cho cô và trẻ.
Tiến hành:
Hoạt động 1: Bé là ai?
- Cô tập trung trẻ lại và hỏi trẻ tên trường, và gợi ý trẻ tự giới thiệu tên trẻ, tuổi, giới tính.
Hoạt động 2: Vận động theo nhạc “Cùng múa vui”
- Giới thiệu tên bài hát: Cùng múa vui.
- Múa mẫu cho trẻ xem 3 lần.
- Giải thích động tác.
- Cô hát và múa cùng với trẻ vài lần. Hỏi trẻ tên bài hát.
- Cho trẻ thực hiện theo tốp. Chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cô mở máy và cùng trẻ thực hiện bài VĐTN bài hát: Cùng múa vui.
Hoạt động 3: Nghe hát “Tìm bạn thân”
- Cô giới thiệu tên bài hát “Tìm bạn thân” và hát cho trẻ nghe 1-2 lần.
- Hỏi trẻ tên bài hát và nội dung bài hát sau đó cô cho trẻ hát tập thể 2 lần.
- Hát theo tốp 3 - 4 trẻ.
4. Hoạt động 4: Trò chơi “Tai ai tinh”
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cô nêu cách chơi : Cô mời một trẻ lên đội mũ chóp che kín mắt. Sau đó mời 1 bạn khác đứng dậy hát 1 bài hát bất kì. Cô yêu cầu trẻ đội mũ chóp đoán tên bạn nào đã hát. Trẻ đoán đúng tên thì bạn hát sẽ lên thay bạn đội mũ chóp, nếu đoán sai thì sẽ phạt nhảy l cò.
- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
B/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU: Hướng dẫn trẻ rửa tay
Mục đích yêu cầu
Trẻ biết rửa tay trước khi ăn, khi tay bẩn, sau khi đi vệ sinh, sau khi dạo chơi ngoài trời.
Trẻ biết rửa tay bằng xà phòng, dưới vòi nước chảy theo sự hướng dẫn của cô. Rửa xong biết lau khô tay.
Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn tay sạch sẽ.
Tiến hành
Cô cho cháu xếp 2 hàng dọc.
Cô rửa tay sạch bằng xà phòng, sau đó mời từng cháu lên rửa tay.
Mời từng cháu lên rửa tay.
+ Tay trái cô giữ tay trẻ, tay phải lấy xà phòng.
+ Cô thoa xà phòng lên tay cháu, kỳ rửa cổ tay đến mu bàn tay, kẽ ngón tay, ngón tay. Sau đó cô lật ngửa tay trẻ lên và rửa cổ tay, lòng bàn tay và ngón tay. Cô vuốt nhẹ nước 2-3 lần. Sau đó thực hiện thao tác rửa tay bên kia, tương tự.
+ Rửa tay xong , cháu lau tay bằng khăn khô.
Cô thực hiện thao tác lần lượt cho các cháu còn lại đến hết lớp.
C/ ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY
KẾ HOẠCH NGÀY
]]]]&&&]]]]
Thứ sáu, ngày 14 tháng 09 năm 2018
A/ HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực: Phát triển thể chất
Hoạt động: Xâu vòng tặng bạn
Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
Trẻ nhận biết được màu vàng.
Trẻ biết tay phải cầm dây xâu, tay trái cầm hạt để xâu.
Trẻ biết xau dây vào lỗ của 3 – 4 hạt để tạo thành vòng.
Kỹ năng:
Rèn vận động khéo léo, linh hoạt của tay và ngón tay.
Biết phối hợp hoạt động mắt và tay để xâu được vòng.
Thái độ:
Giáo dục trẻ biết giữ gìn thành quả của mình và của bạn.
Trẻ biết yêu quý và đoàn kết với các bạn trong lớp.
Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ một rổ đựng hạt màu vàng và một ít hạt màu đỏ hoặc xanh.
- Dây xâu.
Tiến hành:
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
- Cô cùng trẻ nghe bài hát: “Trường chúng cháu là trường mầm non”
- Đến trường có vui không các con?
- Con có yêu quý bạn của mình không?
- Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con xâu những chiếc vòng thật xinh để tặng bạn của mình nhé!
Hoạt động 2: Quan sát mẫu
- Trốn cô, trốn cô nào!
- Cô đâu, cô đâu?
- Cô có gì đây nào?
- Chiếc vòng này có màu gì?
- Cô có chiếc vòng màu vàng rất xinh xắn, thế các con có muốn xâu được một chiếc vòng để tặng bạn không?
- Muốn xâu được vòng đẹp các con chú ý nhìn cô xâu mẫu nhé!
- Cô có một sợi dây và một rổ hạt.
- Hạt có màu gì các con?
- Dây có màu gì?
- Cô cầm dây xâu bằng tay phải, cô cầm vào đầu dây không có thắt nút (cô giơ cho trẻ xem). Sau đó cô cầm hạt bằng tay trái, cầm hạt bằng hai đầu ngón tay trỏ và tay cái,cầm sao cho hở lỗ để xâu dây qua từ từ. Cô xâu dây qua lỗ hạt rồi thì cầm vào đầu dây để cho hạt không bị rơi rồi cô kéo hạt xuống. Thế là cô đã xâu được một hạt rồi. Và cô tiếp tục xâu thêm các hạt khác. Cô buộc dây lại, thế là cô đã xâu được chiếc vòng màu vàng rồi.
- Vòng có đẹp không các con?
- Bây giờ các con cùng xâu vòng với cô nhé.
Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
- Cô phát rổ hạt và dây xâu cho trẻ
- Trong rổ của các con có gì?
- Hạt màu gì?
- Bây giờ các con hãy cầm dây và cầm hạt lên để xâu nào, thi xem ai xâu được vòng màu vàng nhanh để tặng bạn nhé!
- Trẻ xâu vòng: cô đi bao quát gợi ý nhắc nhở trẻ
+ Con đang làm gì thế?
+ Con xâu vòng màu gì?
+ Con xâu vòng để tặng ai?
- Khi trẻ xâu xong cô thắt nút giúp trẻ.
- Nhận xét sản phẩm.
- Hôm nay cô thấy các con xâu được rất nhiều vòng đẹp để tặng bạn.
- Các con xâu vòng có màu gì nhỉ? Thế khi tặng bạn các con sẽ nói như thế nào?
- Cô tin là khi nhận được vòng các bạn sẽ rất vui và cảm ơn các con đấy, các con hãy tặng vòng cho bạn mà các con có thích nào!
- Cùng cô thu dọn đồ dùng, đồ chơi và chuyển hoạt động.
B/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU: Luyện tập xâu vòng
Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết lấy dây xâu qua con vật để tạo thành vòng.
- Rèn sự phát triển và khéo léo của đôi bàn tay.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý và giữ gìn sản phẩm của mình làm ra.
Tiến hành
- Cô phát đồ dùng cho trẻ xâu.
- Trong quá trình trẻ xâu cô bao quát, động viên khuyến khích trẻ xâu.
- Cô cho trẻ nhận xét sản phẩm của trẻ.
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
C/ ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoat dong nhan biet 2 tuoi_12450617.docx