Giáo án mầm non lớp chồi - Trường Mầm non An Phú Tân

Đón trẻ vào lớp, nhắc cháu chào cô, chào bạn, cất đồ dùng. Điểm danh, giáo dục vệ sinh. Mở nhạc nền cho trẻ nghe: Tay thơm tay ngoan, cái mũi

* Trò chuyện:

Thứ hai và thứ ba:

- Trò chuyện về cái chén và đôi đũa:

 + Cô đọc cho lớp nghe bài thơ “Cái bát xinh xinh”

 Đàm thoại qua bài thơ

 Bài thơ nói đến cái gì vậy các con?

 Vậy nói đến cái bát như thế nào?

 Cái bát là gì trong gia đình?

 Cái bát dung để làm gì?

 Các con nhìn xem cô có gì nửa?

 Đôi đũa được làm bằng gì?

 Đôi đũa dung để làm gì?

 Đôi đũa và cái chén(cái bát) đều dung để ăn cơm và không thể thiếu trong mỗi gia đình, vậy khi sử dụng xong thì các con phải rữa cho thật sạch và để ngăn nắp sạch sẽ nhe!

 

doc82 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Trường Mầm non An Phú Tân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của đôi tay khi vẽ hình tròn -Trẻ hứng thú tham gia học tập, biết giữ gin sản phẩm của mình làm ra, biết yêu thương, lễ phép với người thân trong gia đình. - Nhận biết công việc của những người thân trong gia đình thông qua tranh ảnh, trò chuyện và giao tiếp cùng bạn khi xem tranh. - Tô màu không lem và biết phối hợp nhiều màu sắc - Phân công công việc cho các bạn trong nhóm, trẻ biết lấy một số đồ dùng lắp ghép để xây hàng rào, liên kết với các bạn trong nhóm chơi II. CHUẨN BỊ: - Đồ dùng của cô và trẻ: + Tranh mẫu của cô, bài hát “Cô và mẹ”, giấy và bút màu cho cô và trẻ - Đồ dùng cho các góc: + Xem tranh về công việc của những người thân trong gia đình + Bút màu, giấy vẽ cho trẻ tô + Một số đồ dùng lắp ghép để xây hàng rào + Trống lắc, hoa tay III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Đón trẻ - trò chuyện tiếng việt: “Công việc cả mẹ” 2. Thể dục sáng: 3 Hoạt động chung có mục đích học tập: a Mở đầu hoạt động: Cả lớp hát bài “Cô và mẹ” Các con vừa hát bài hát gì? Cô và Mẹ như thế nào vậy các con? Cô và mẹ giống như là hai mẹ hiền của các con vậy, vì ở nhà thì các con được mẹ chăm sóc còn khi ở lớp có Cô lo lắng và yêu thương các con. Để tỏ lòng biết ơn thì các con phải làm chút gì đó để đền đáp công ơn của mẹ , vậy để tỏ lòng biết ơn và hiếu thảo thì hôm nay Cô sẽ dạy cho các con vẽ hình tròn để tặng cho mẹ mình nhe! b. Hoạt động trọng tâm Cô cho trẻ lặp lại vài lần Nhìn xem! Nhìn xem! Xem Cô có tranh gì? À! Đây là những loại hình tròn, các con nhìn xem có nhiều loại bánh vừa to, vừa nhỏ có nhiều chấm và nhiều màu nữa. Vậy để biết cách vẽ như thế nào thì bây giờ các con nhìn xem Cô vẽ nhe Cô vẽ lần một không giải thích Cô vẽ lần hai kết hợp giải thích: Trước tiên Cô vẽ hình tròn, Cô vẽ một vòng từ trái qua phải, như vậy Cô đã có được hình tròn rồi, Cô sẽ chấm nhiều chấm bên trong hình tròn sau đó Cô tô màu và Cô sẽ vẽ thêm nhiều hình tròn nữa Bảo thổi! Bảo thổi! Thổi giấy và bút màu của các con lên phía trước, các con sẽ vẽ những hình tròn vào giấy của mình, các con có thể vẽ nhiều thứ bánh nhưng phải có dạng hình tròn và khi tô các con sẽ tô màu nào mà các con thích. Cô cho trẻ nhắc lại cách cầm bút và tư thế ngồi Trẻ tiến hành vẽ - Cô quan sát Trưng bày sản phẩm sau khi vẽ xong Nhận xét sản phẩm c. Kết thúc hoạt động: Hôm nay Cô đã dạy cho các con vẽ những hình tròn, về nhà các con nhớ vẽ lại cho cha mẹ xem. Các con ơi khi các con lớn thì các con phải biết nghe lời và biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ của mình nhe! - Nhận xét tuyên dương 4. Hoạt động ngoài trời: Chơi “Xì bùm” 5. Hoạt động góc: - Học tập: Xem tranh về Công việc của những người thân trong gia đình - Âm nhạc: Hát múa bài hát về chủ điểm - Xây dựng: Xây hàng rào 6. Nêu gương, trả trẻ: Trẻ tham gia trò chuyện cùng cô Trẻ thực hiện Lớp hát Cô và mẹ Hai mẹ hiền Trẻ lắng nghe và trả lời Trẻ lặp lại Xem gì? Xem gì? Tranh vẽ hình tròn Trẻ lắng nghe Trẻ quan sát Trẻ quan sát và lắng nghe Thổi gì? Thổi gì? Trẻ thực hiện Trẻ vẽ Trẻ trưng bày Trẻ lắng nghe Ø Nội dung đánh giá cuối buổi: + Hoạt động chung: .. + Hoạt động khác: .. Sỉ số: Bé đến lớp: Bé vắng: .. Lý do:... .. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT BUỔI Thứ tư ngày 29 tháng 10 năm 2014 Hoạt động chung: Phát triển ngôn ngữ Đề tài: Ba cô tiên Tô màu đồ dùng tặng câu bé tí hon I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ hiểu nội dung câu chuyện - Trẻ biết và nhớ tên các nhân vật trong chuyện - Trẻ hứng thú tham gia học tập, trẻ biết vâng lời ông bà, cha mẹ và cô giáo - Phối hợp và tích cực tham gia vào các hoạt động - Nhận biết công việc của những người thân trong gia đình thông qua tranh ảnh, trò chuyện và giao tiếp cùng bạn khi xem tranh. - Tô màu không lem và biết phối hợp nhiều màu sắc - Phân công công việc cho các bạn trong nhóm, trẻ biết lấy một số đồ dùng lắp ghép để xây hàng rào, liên kết với các bạn trong nhóm chơi II. CHUẨN BỊ: - Đồ dùng của cô và trẻ: + Tranh về nội dung câu chuyện, giấy và bút màu - Đồ dùng cho các góc: + Xem tranh về công việc của những người thân trong gia đình + Bút màu, giấy vẽ cho trẻ tô + Một số đồ dùng lắp ghép để xây hàng rào III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Đón trẻ - trò chuyện tiếng việt: “Trò chuyện về công việc của ba” 2. Thể dục sáng: 3 Hoạt động chung có mục đích học tập a Mở đầu hoạt động: - Nhìn xem! Nhìn xem! Xem Cô có gì? Các con nhìn xem hai bạn búp bê này như thế nào với nhau? Một bạn thì lớn còn một bạn thì nhỏ chỉ bằng ngón tay phải không? Và nếu như nhìn qua thì người ta sẽ gọi đó là Tí Hon, Cô có một câu chuyện nói về một cậu bé Tí Hon, tuy nhỏ bé nhưng lại rất thương yêu Bố Mẹ, Tí Hon đã phụ Bố Mẹ làm những công việc của người lớn và còn làm rất là giỏi nữa. Cậu bé Tí Hon mà Cô vừa nói với các con có trong câu chuyện “Ba Cô Tiên” mà hôm nay Cô sẽ kể cho các con nghe b. Hoạt động trọng tâm: Cô cho trẻ lặp lại vài lần Cô kể diển cảm lần một và tóm tắt nội dung Cơ kể diễn cảm lần hai có tranh kết hợp giải thích tranh Tại sao mọi người gọi cậu là cậu bé Tí Hon? Ai đã giúp đở Tí Hon? Vì sao Tí Hon được Ba Cô tiên giúp đở? Vì Tí Hon hiền lành và tốt bụng nên đã được Ba Cô Tiên giúp đở, người thì cho nhà, người cho quần áo mới, người cho ruộng đồng, vậy còn các con có muốn tặng món quà gì đó cho Tí Hon không? Vậy thì Cô và các con sẽ tặng choTí Hon nhiều quần áo mới nhe! Cô có nhiều quần áo mới mà Cô chưa tô màu, vậy bây giờ Cô sẽ cho các con tô màu sau đó sẽ tặng cho bạn Tí Hon nhe Bảo thổi! Bảo thổi! Thổi giấy và bút màu của các con lên phía trước, các con sẽ tô màu quần áo theo màu nào tùy theo ý thích của các con, Cô cho trẻ nhắc lại cách cầm bút và tư thế ngồi Trẻ tiến hành tô – Cô quan sát Trưng bày sản phẩm sau khi tô xong Nhận xét sản phẩm c. Kết thúc hoạt động: Hôm nay, Cô đă cho đã kể cho các con nghe câu chuyện “Ba Cô Tiên”. Qua câu chuyện muốn nhắc nhở với các con là phải ngoan, biết giúp đở, yêu thương cha mẹ! - Nhận xét tuyên dương 4. Hoạt động ngoài trời: Chơi “Xì bùm” 5. Hoạt động góc: - Học tập: Xem tranh về Công việc của những người thân trong gia đình - Nghệ thuật: Tô màu ttranh gia đình - Xây dựng: Xây hàng rào 6. Nêu gương, trả trẻ: Trẻ tham gia trò chuyện cùng cô Trẻ thực hiện Xem gì? Xem gì? Hai bạn búp bê Trẻ lắng nghe Trẻ lặp lại Trẻ lắng nghe Trẻ lắng nghe và quan sát Vì Tí Hon nhỏ bé Ba Cô Tiên Vì Tí Hon hiềnvà tốt bụng Trẻ lắng nghe và trả lời Thổi gì? Thổi gì? Trẻ thực hiện Trẻ tô Trẻ trưng bày Trẻ lắngnghe Ø Nội dung đánh giá cuối buổi: + Hoạt động chung: .. + Hoạt động khác: Sỉ số: Bé đến lớp: Bé vắng: . Lý do:. . KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT BUỔI Thứ năm ngày 30 tháng 10 năm 2014 Hoạt động chung: Phát triển thể chất Đề tài: Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh Trò chơi: Đội nào nhanh hơn I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết cách thực hiện đúng yêu cầu của vận động, biết lắng nghe hiệu lệnh và đi đúng theo hiệu lệnh của cô rẻ thực hiện tốt , tự tin - Trẻ hứng thú tham gia học tập, tập thể dục để có sức khỏe tốt - Luyện khả năng quan sát, nhận xét. Mạnh dạn đưa tay phát biểu bài - Trẻ hứng thú tham gia học tập, trẻ biết giữ tay chân và cơ thể sạch sẽ - Phối hợp và tích cực tham gia vào các hoạt động - Nhận biết công việc của những người thân trong gia đình thông qua tranh ảnh, trò chuyện và giao tiếp cùng bạn khi xem tranh. - Trẻ thích hát và hát tự nhiên về các bài hát về chủ điểm - Phân công công việc cho các bạn trong nhóm, trẻ biết lấy một số đồ dùng lắp ghép để xây hàng rào, liên kết với các bạn trong nhóm chơi II. CHUẨN BỊ: - Đồ dùng của cô và trẻ: + Sàn nhà sạch sẽ, an toàn cho trẻ, quả bóng - Đồ dùng cho các góc: + Xem tranh về công việc của những người thân trong gia đình + Trống lắc, hoa tay + Một số đồ dùng lắp ghép để xây hàng rào III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Đón trẻ - trò chuyện tiếng việt: “Công việc của mẹ trong ngày” 2. Thể dục sáng: 3 Hoạt động chung có mục đích học tập a Mở đầu hoạt động: Cô mở nhạc cho trẻ nghe bài “Vườn cây của ba” Đàm thoại qua bài hát Các con ơi ba làm việc vấc vã để nuôi các con khôn lớn, tuy ba làm rất mệt nhưng ba rất vui vì ba lo cho gia đình nên ba không một lời than thở, vậy các con có muốn phụ giúp ba mình không? Muốn giúp được ba thì các con phải ăn nhiều cho mau lớn và phải thường xuyên tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh nữa, vì vậy hang ngay các con phải thường xuyên tập thể dục cho có sức khỏe, vậy thì bây giờ cô cháu mình cùng tập thể dục nhe! b. Hoạt động trọng tâm: «.Khởi động: Cho trẻ đi thành vòng tròn và đi theo hiệu lệnh của cô: Đi lên dốc, xuống dốc, đi trong đường hẹp «.Trọng động: - Về đội hình của mình để thực hiện bài tập phát triển chung: Động tác: Tay vai 1: Hai tay đưa lên ca, ra phía trước, dang ngang Lưng bụng 3: Đứng quay người sang bên Chân 4: Đứng nâng cao chân, gập gối. «. Vận động cơ bản : Các con ơi! Hôm nay, Cô sẽ dạy cho các con bài thể dục “Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh” nhe! Cô làm mẫu lần một không giải thích Cô làm mẫu lần hai vừa làm cô vừa giải thích: Các con sẽ đứng sau vạch chuẩn tay thả xuôi, khi có hiệu lệnh của cô thì các con sẽ đi và đi theo hiệu lệnh như là đi chậm, đi nhanh Cô mời một trẻ lên đi cho cả lớp xem Cô mời lần lược cho đến hết lớp Cô cho lớp tập lại lần nữa Cô thấy các con tập rất giỏi, để thưởng cho các con, Cô sẽ cho các con chơi trò chơi “Đội nào nhanh hơn” Cô giải thích trò chơi : Cô chia hai tổ và mỗi tổ sẽ chuyền bóng theo hàng ngang, đội nào chuyền nhanh hơn đội đó sẽ thắng, đội nào về sau thì thua sẽ bị phạt Cho trẻ chơi thử Trẻ tiến hành chơi Nhận xét sau khi chơi «. Hồi tỉnh : Cho trẻ đi nhẹ nhàng vài vòng c. Kết thúc hoạt động: Hôm nay, Cô đă dạy cho các con bài thể dục “Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh”. Tập thể dục giúp cho các con có được cơ thể khỏe mạnh và cơ bắp phát triển. Vì vậy các con phải tập thể dục với Cô vào mỗi buổi sáng nhe! - Nhận xét tuyên dương 4. Hoạt động ngoài trời: Chơi tự do 5. Hoạt động góc: - Học tập: Xem tranh về Công việc của những người thân trong gia đình - Âm nhạc: Ca hát về chủ điểm - Xây dựng: Xây hàng rào 6. Nêu gương, trả trẻ: Trẻ tham gia trò chuyện cùng cô Trẻ thực hiện Nghe nhạc Trẻ đàm thoại cùng cô Trẻ lắng nghe Trẻ lắng nghe Trẻ thực hiện Trẻ thực hiện 2 lần 4 nhịp 2 lần 4 nhịp. 4 lần 4 nhịp Trẻ quan sát Trẻ quan sát và lắng nghe Cá nhân thực hiện Lớp thực hiện Lớp thực hiện lại Trẻ lắng nghe Trẻ chơi thử Trẻ chơi Trẻ thực hiện Trẻ lắng nghe Ø Nội dung đánh giá cuối buổi: + Hoạt động chung: .. + Hoạt động khác: Sỉ số: Bé đến lớp: Bé vắng: Lý do:. . KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT BUỔI Thứ Sáu ngày 31 tháng 10 năm 2014 Hoạt động chung: Phát triển nhận thức Đề tài: Nhận biết sự khác nhau rõ nét về độ lớn giữa hai đối tượng, sử dụng đúng từ: To hơn – Nhỏ hơn Tô màu đồ dùng trong gia đình I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ nhận biết sự khác biệt về độ lớn giữa hai đồ vật, sử dụng đúng từ to hơn – nhỏ hơn - Trẻ ghi nhớ một cách có chủ định, húng thú trả lời câu hỏi của Cô, rèn luyện tính nhanh nhẹn cho trẻ - Luyện khả năng quan sát, nhận xét. Mạnh dạn đưa tay phát biểu bài - Trẻ hứng thú tham gia học tập, trẻ biết giữ gìn đồ dùng sạch sẽ, ngăn nắp - Phối hợp và tích cực tham gia vào các hoạt động - Nhận biết công việc của những người thân trong gia đình thông qua tranh ảnh, trò chuyện và giao tiếp cùng bạn khi xem tranh. - Tô màu không lem và biết phối hợp nhiều màu sắc - Phân công công việc cho các bạn trong nhóm, trẻ biết lấy một số đồ dùng lắp ghép để xây hàng rào, liên kết với các bạn trong nhóm chơi II. CHUẨN BỊ: - Đồ dùng của cô và trẻ: + Một số đồ dùng trong gia đình (Chén, ly, dĩa, ), giấy và bút màu - Đồ dùng cho các góc: + Xem tranh về công việc của những người thân trong gia đình + Bút màu, giấy vẽ cho trẻ tô + Một số đồ dùng lắp ghép để xây hàng rào III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Đón trẻ - trò chuyện tiếng việt: “Trò chuyện về công việc của ba mẹ” 2. Thể dục sáng: 3 Hoạt động chung có mục đích học tập a Mở đầu hoạt động: Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ “Cái bát xinh xinh” Trong bài thơ có nói đến cái gì vậy các con? Cái bác là cách gọi ở miền Bắc còn ở miền Nam gọi là cái chén đó các con. Vậy các con nhìn xem trên tay cô có gì? Hai cái chén có bằng nhau không các con? À! Để biết nó có bằng nhau không thì bây giờ các con nhìn cô đặt hai cái chén lồng vào nhau coi bằng không và hỏi lại trẻ. Vậy để nhận biết rỏ hơn về to hơn nhỏ hơn thì hôm nay Cô sẽ cho các con nhận biết sự khác nhau rỏ nét về độ lớn của hai đối tượng, sử dụng đúng từ to hơn – nhỏ hơn nhe! b. Hoạt động trọng tâm: Cho trẻ lặp lại vài lần Cô cho hai bạn lên phía trên (1 bạn ốm và bạn mập) sau đó Cô cho bạn ốm ra sau lưng bạn mập đứng, Cô hỏi trẻ xem có nhìn thấy bạn phía sau không vì sao? Cô đổi ngược chổ hai bạn với nhau và hỏi trẻ xem có nhìn thấy bạn phía sau không? Vì sao? Cô cho vài trẻ lên cho các cháu phía dưới nhận xét Cô để thêm hai cái ly cho trẻ nhận xét Cho trẻ nhận xét thêm vài đồ dùng nữa như: Dĩa, tô, rỗ, Cô cho trẻ chọn theo hiệu lệnh của Cô: Khi Cô nói nhỏ hơn thì các con sẽ chọn nhỏ hơn và đưa lên, khi Cô nói to hơn thì các con sẽ chọn to hơn và đưa lên. Cô quan sát khi trẻ đưa không đúng (Cho trẻ thực hiện vài lần) Năy giờ Cô thấy các con học rất giỏi để thưởng cho các con Cô sẽ cho các con chơi trò chơi “Về đúng nhà” nhe! Cô giải thích trò chơi: Cô có hai ngôi nhà cô đã vẽ và trong ngôi nhà đó thì có một đồ dùng nhỏ hơn và một đồ dùng lớn hơn, cô cũng sẽ cho các con cầm 1 đồ dùng lớn hoặc nhỏ và cho đi xung quanh lớp vừa đi vừa hát, khi cô lắc trống tì bạn nào cằm đồ dùng to hơn thì về nhà có đồ dùng to hơn, còn bạn nào cầm đồ dùng nhỏ hơn sẽ về nhà có đồ dùng nhỏ hơn. Cho trẻ tiến hành chơi Nhận xét sau khi chơi Cho trẻ về nhóm để thực hiện hoạt động nhóm Cô giải thích: + Nhóm 1,2: Tô màu đồ dùng to hơn + Nhóm 3,4: Tô màu đồ dùng nhỏ hơn Trẻ thực hiện Trưng bày sản phẩm sau khi thực hiện xong Nhận xét sản phẩm c. Kết thúc hoạt động: Hôm nay Cô đă cho các con nhận biết sự khác nhau rỏ nét về độ lớn của hai đối tượng, sử dụng đúng từ to hơn – nhỏ hơn. Về nhà các con nhớ tìm xung quanh nhà của mình xem đồ dùng, đồ chơi nào to hơn và đồ dùng, đồ chơi nào nhỏ hơn nhe đồng thời các con phải biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ. - Nhận xét tuyên dương 4. Hoạt động ngoài trời: Oẳn tù tì 5. Hoạt động góc: - Học tập: Xem tranh về Công việc của những người thân trong gia đình - Nghệ thuật: Tô màu ttranh gia đình - Xây dựng: Xây hàng rào 6. Nêu gương, trả trẻ: Trẻ tham gia trò chuyện cùng cô Trẻ thực hiện Trẻ lắng nghe Cái Bát Trẻ lắng nghe Hai cái chén Trẻ trả lời Trẻ quan sát và trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ lặp lại Vì bạn phía trước to hơn còn bạn phía sau nhỏ hơn Vì bạn phía trước nhỏ hơn nên nhìn thấy bạn phía sau Trẻ nhận xét Trẻ nhận xét Trẻ thực hiện Trẻ lắng nghe và thực hiện Trẻ lắng nghe Trẻ chơi Trẻ lắng nghe Trẻ thực hiện Trẻ trưng bày Trẻ lắng nghe Ø Nội dung đánh giá cuối buổi: + Hoạt động chung: .. + Hoạt động khác: Duyệt, ngày Tổ trưởng Lê Thị Nhi KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 10 Chủ đề: ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH YÊU CẦU Trẻ biết cách thực hiện đúng yêu cầu của vận động, biết ném xa bằng một tay Trẻ trẻ thực hiện tốt, biết dùng sức của đôi tay để ném xa và chính xác, tự tin Trẻ hứng thú tham gia học tập, tập thể dục để có sức khỏe tốt Trẻ hát cùng cô và hát đúng lời của bài hát Trẻ hát bài hát tự tin và thể hiện cảm xúc vui tươi khi hát Trẻ hứng thú tham gia học tập, trẻ biết giữ gìn đồ dùng sạch sẽ, ngăn nắp Trẻ nhận biết được các chất liệu đồ vật Trẻ ghi nhớ một cách có chủ định, húng thú trả lời câu hỏi của Cô, rèn luyện tính nhanh nhẹn cho trẻ Luyện khả năng quan sát, nhận xét. Mạnh dạn đưa tay phát biểu bài Trẻ hứng thú tham gia học tập, trẻ biết giữ gìn đồ dùng sạch sẽ Trẻ biết nặn nhiều quả to nhỏ. Mở rộng vốn hiểu biết về tên 1 số loại quả có dạng hình tròn Rèn kĩ năng nặng, nặn được nhiều quả đẹp Trẻ hứng thú tham gia học tập, biết giữ gìn sản phẩm của mình làm ra, biết yêu thương, lễ phép với người thân trong gia đình. Trẻ hiểu nội dung bài thơ và đọc theo Cô từng câu Trẻ đọc thuộc thơ và đọc đúng nhịp điệu bài thơ Trẻ hứng thú tham gia học tập, trẻ biết vâng lời ông bà, cha mẹ và cô giáo Tham gia tốt các hoạt động Biết biết yêu mến gia đình của mình, biết kính trọng và nhớ ơn những người thân trong gia đình Phát triển nhận thức, tình cảm xã hội, ngôn ngữ, thẩm mĩ, thể chất, khả năng cảm thụ âm nhạc CHUẨN BỊ * Đồ dùng đồ chơi cho cô và trẻ: - Sân bải sạch sẽ, túi cát - Tranh ảnh về đồ dùng trong gia đình, . Đồ dùng trong gia đình. - Một số câu đố, bài hát, bài thơ, câu chuyện về chủ đề . Tranh về nội dung bài thơ Chiếc khăn tay, trống lắc + máy nghe nhạc - Một cái nồi, chảo, ly, chén, một số đồ dùng ở các góc chơi - Vật mẫu của cô, một số loại quả. Đất nặn và bảng con cho trẻ Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ * Đón trẻ vào lớp, nhắc cháu chào cô, chào bạn, cất đồ dùng. Điểm danh, giáo dục vệ sinh. Mở nhạc nền cho trẻ nghe: Tay thơm tay ngoan, cái mũi * Trò chuyện: Thứ hai và thứ ba: - Trò chuyện về cái chén và đôi đũa: + Cô đọc cho lớp nghe bài thơ “Cái bát xinh xinh” Đàm thoại qua bài thơ Bài thơ nói đến cái gì vậy các con? Vậy nói đến cái bát như thế nào? Cái bát là gì trong gia đình? Cái bát dung để làm gì? Các con nhìn xem cô có gì nửa? Đôi đũa được làm bằng gì? Đôi đũa dung để làm gì? Đôi đũa và cái chén(cái bát) đều dung để ăn cơm và không thể thiếu trong mỗi gia đình, vậy khi sử dụng xong thì các con phải rữa cho thật sạch và để ngăn nắp sạch sẽ nhe! * Thứ tư: - Trò chuyện về đồ dùng để nấu ăn: + Nhìn xem! Nhìn xem! + Xem cô có gì? + Cái nồi dùng để làm gì? + Cái nồi đươc làm bằng chất liệu gì? + Là gì trong gia đình? + Các con nhìn xem cô có gì nữa? + Cái chảo dùng để làm gì? + Cái chảo được làm bằng gì? + Cái chảo hay cái nồi đều là đồ dùng nấu ăn của mẹ hàng ngày, các con còn nhỏ thì nên nhìn mẹ nấu chứ các con không được nấu sẽ dễ bị phỏng, sau này các con lớn thì các con có thể tập nấu với mẹ mình nhe! * Thứ năm: - Trò chuyện về đồ dùng để uống: + Nhìn xem! Nhìn xem! + Xem cô có gì? + Cái ly dùng để làm gì? + Cái ly được làm bằng chất liệu gì? + Ly thì có ly mũ (hay nhựa) có ly làm bằng thủy tinh, vậy khi các con cầm ly thủy tinh thì các con phải cầm cẩn thận không làm vỡ sẽ bị đứt tay, và khi sử dụng xong thì các con phải để vào cho ngăn nắp không được làm dơ nhe! * Thứ sáu: - Trò chuyện về đồ dùng để ngủ: + Nhìn xem! Nhìn xem! + Xem cô có gì? + Cái giường dùng để làm gì? + Cô cho trẻ xem cái gối và cái mền, trẻ quan sát và trò chuyện + Giường, mền, gối đó là những đồ dung để ngủ, vậy khi ngủ dậy thì các con phải xếp lại cho ngăn nắp và không được làm dơ nhe! THỂ DỤC BUỔI SÁNG * Khởi động: cho trẻ đi vòng tròn và đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh, trở về đội hình ba hàng ngang * Trọng động: thực hiện bài tập phát triển chung - Tay vai 1: Hai tay đưa lên cao, ra phía trước, dang ngang: + Đứng thẳng, hai chân ngang vai + Hai tay đưa thẳng lên cao quá đầu + Đưa thẳng ra phía trước, ngang vai + Hạ xuống xuôi theo người Lưng bụng 1: Đứng chân rộng bằng vai, cúi người về trước, tay chạm ngón chân + Hai tay đưa thẳng lên cao, hai chân ngang vai + Cúi xuống, hai tay chạm đất + Đứng lên hai tay giơ thẳng lên cao + Hai tay hạ xuống xuôi theo người, chân khép lại Chân 4: Đứng nâng cao chân, gập gối. + Đứng hai chân ngang vai, một chân làm trụ, chân kia co cao đầu gối + Đổi chân. - Động tác bật 1: Bật tại chỗ ( Thực hiện mỗi động tác 4 lần 4 nhịp) * Hồi tỉnh: Cho cháu đi vòng tròn kết hợp hít thở nhẹ nhàng HOẠT ĐỘNG CHUNG CÓ MỤC ĐÍCH HỌC TẬP - PTNT: Nhận biết chất liệu đồ vật “ nhựa, gổ, vải, thủy tinh” Tích hợp: Tô màu đồ dùng trong gia đình - PTTM: Dạy hát “Chiếc khăn tay” Nghe:Chỉ có một trên đời Trò chơi: Tai ai tinh - PTNN: Dạy thơ “ Chiếc quạt nan” Tích hợp: Dán trang trí chiếc quạt - PTTC: Ném xa bằng một tay - Tích hợp: Ai đi nhanh hơn - PTTM: Nặn quả tròn tặng bố mẹ -Hợp: Quan sát quả tròn HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Xì bùm Mèo đuổi chuột Về đúng nhà Xì bùm Oẳn tù tì HOẠT ĐỘNG GÓC Tên góc Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành - Học tập: Về đồ dùng trong gia đình - Nghệ thuật: tô màu đồ dùng trong gia đình - Phân vai: Cửa hàng bán quần áo và đồ dùng - Văn nghệ: Hát bài hát về chủ điểm - Trẻ nhận biết các loại đồ dùng trong gia đình, tham gia trò chuyện với bạn trong nhóm - Tô màu không lem và biết phối hợp nhiều màu sắc - Biết làm công việc của người bán hàng: Mời gọi mọi người và nói chuyện vui vẽ với người mua hàng - Trẻ biết biểu diễn tự tin với các bài hát về chủ đề - Tranh vẽ các loại đồ dùng trong gia đình - Bút màu, tranh các loại dùng trong gia đình chưa tô màu - Một số đồ dùng trong gia đình và quần áo - Máy vi tính, xắc xô, hoa đeo tay và nơ * Thoả thuận: cho trẻ về góc chơi, tự nhận vai chơi * Quá trình chơi: Khi trẻ về góc chơi,cô quan sát và dàn xếp các góc chơi sao cho số trẻ ở các góc hợp lí - Nếu thấy cha hợp lí thì bằng những câu hỏi gợi ý cô dẫn dắt trẻ sang nhóm khác chơi 1 cách khéo léo, tránh áp đặt trẻ - Cô quan sát trẻ chơi và giúp đỡ trẻ khi thấy cần thiết, trong các tình huống sau: + Trẻ tranh dành đồ chơi của nhau + Nội dung chơi còn nghèo nàn, chơi lặp đi lặp lại 1 vài thao tác đơn giản + Trẻ cha biết liên kết các nhóm chơi (cô bao quát chung và khuyến khích trẻ mạnh dạn thể hiện vai chơi và liên kết các nhóm chơi với nhau) * Nhận xét : Cuối buổi chơi cô nhận xét vai chơi, góc chơi, khuyến khích động viên trẻ để trẻ thể hiện vai chơi tốt hơn HOẠT ĐỘNG NÊU GƯƠNG - Vệ sinh tay chân, đầu tóc sạch sẽ, gọn gàng. - Nhận xét, nêu gương bé ngoan cuối buổi. - Nhắc nhở cháu về nhà ăn cơm, ngủ trưa, đánh răng trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Cháu chào cô, chào ông bà, cha mẹ khi đi học về. Sỉ số: Bé đến lớp: Bé vắng: Lý do:. . KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT BUỔI Thứ hai ngày 03 tháng 11 năm 2014 Hoạt động chung: Phát triển nhận thức Đề tài: Một số đồ dùng trong gia đình Trò chơi: Ai nhanh nhất I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ nói đúng tên và nói được công dụng chất liệu của một số đồ dùng trong gia đình: nồi, chén, ca, ly, lược, phích. - Dạy trẻ quan sát nhận xét được những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa hai đồ dùng (màu sắc, công dụng, chất liệu, cấu tạo). - Giáo dục trẻ biết yêu quý những người lao động đã làm ra những đồ dùng đó và biết giữ gìn cẩn thận, không làm rơi vở những đồ dễ vở (thuỷ tinh, sành sứ). - Biết yêu thương đoàn kết lẫn nhau, biết chia sẽ, trò chuyện vui vẽ cùng nhau với các bạn. - Phối hợp và tích cực tham gia vào các hoạt động - Trẻ nhận biết được một số đồ dùng trong gia đình thông qua tranh ảnh, trò chuyện và giao tiếp cùng bạn khi xem tranh - Tô màu kín và phối hợp các màu khi tô - Phân công công việc cho các bạn trong nhóm, thực hành được một số công việc của người bán hàng, liên kết với các bạn trong nhóm chơi II. CHUẨN BỊ: - Đồ dùng của cô và trẻ: + Một nồi bằng nhôm, một chén bằng sứ, một ly bằng thuỷ tinh, một ấm bằng nhôm. - Đồ dùng cho các góc: + Tranh về một số đồ dùng trong gia đình + Bút màu cho trẻ tô màu + Một số quần áo và đồ dùng trong gia đình TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Đón trẻ - trò chuyện tiếng việt: “Trò chuyện về đồ dùng phục vụ việc ăn” 2. Thể dục sáng: 3 Hoạt động chung có mục đích học tập a Mở đầu hoạt động: - Cô đọc cho cả lớp nghe bài thơ bài thơ“ Cái Bát xinh xinh” Đàm thoại qua bài thơ? Trong bài thơ có nói đến gì vậy các con? Cái Bát cò gọi là cái gì? Là đồ gì trong gia đình? Ngoài cái Bát có trong bài thơ thì các con còn biết cái gì cũng là đồ dùng trong gia đình nữa? Trong gia đình thì có nhiều đồ dùng khác nhau, vậy thì hôm nay cô và các con sẽ cùng làm quen với một số đồ dùng trong gia đình nhe! b/ Hoạt động trọng tâm : Cô cho trẻ lặp lại vài lần Nhìn xem! Nhìn xem! Các con ơi! Hôm qua cô đi chợ mua được rất nhiều thứ, các con xem cô mua được gì? - Cô giơ từng cái lên hỏi trẻ. - Cô có cái gì đây? - Thế cái nồi dùng để làm gì? - Cái nồi được làm bằng gì? - Đâu các con thử sờ xem có đúng bằng nhôm không? Có màu gì? - Cô còn mua được cái gì nữa? - Cái chén dùng để làm gì? - Chén này làm bằng gì? - À chén này dùng làm bằng sứ rất dễ vở nên khi các con sử dụng những đồ dùng này phải cẩn thận nhẹ nhàng. - Khi có chén dùng để ăn cơm, vậy mình còn dùng cái gì để xúc cơm ăn? - Còn cái dĩa thì dùng để làm gì? - Thế khi khát nước thì con dùng cái gì để uống? - À, ly uống nước được dùng làm bằng gì vậy các con? - Còn đây là cái gì vậy các con? - À, ấm nước được làm bằng gì? - Cô còn có đồ dùng này các con xem là gì nhé? - À, đúng rồi! Thế cái chảo dùng để làm gì? - Thế ngoài những đồ dùng này ra thì các con còn biết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an chu de gia dinh_12427430.doc