Giáo án mầm non lớp mầm - Làm quen với tác phẩm văn học - Tên bài: “Gấu con bị sâu răng”

1. Hoạt động 1: Trò chuyện, gây hứng thú:

- Xúm xít, xúm xít! Hôm nay có các cô cùng tới dự học với chúng mình. Chúng ta cùng chào đón các cô bằng một tràng pháo tay nào.

- Cô có một điều bất ngờ dành cho các con, các con có muốn biết đó là gì không? Chúng mình cùng nhắm mắt lại nào! 1, 2, 3.

 - Các bạn có biết tôi là ai không? Tôi có một câu chuyện rất hay muốn kể cho các bạn nghe. Đó là câu chuyện “Gấu con bị đau răng”.

 

docx4 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 9093 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Làm quen với tác phẩm văn học - Tên bài: “Gấu con bị sâu răng”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Hoạt động: Làm quen với tác phẩm văn học Tên bài: “Gấu con bị sâu răng” Lứa tuổi: 3 – 4 tuổi. Thời gian: 15 – 20 phút. Người thực hiện: I. Mục đích, yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên truyện, các nhân vật trong truyện. - Trẻ hiểu được nội dung câu truyện (Gấu con lười đánh răng nên bị đau răng, sau khi đến gặp bác sĩ, gấu con nhận ra đánh răng sẽ giúp cho hàm răng trắng đẹp và chắc khỏe từ đó Gấu con đã chăm chỉ đánh răng hàng ngày). 2. Kỹ năng: - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. - Trẻ biết trả lời câu hỏi của cô. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh răng miệng, chăm chỉ đánh răng hàng ngày. - Biết ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng, không ăn bánh kẹo nhiều. II. Chuẩn bị: - Hình ảnh và nội dung câu chuyện: “Gấu con bị đau răng”. - Giáo án điện tử, máy chiếu, nhạc bài hát “Chúc mừng sinh nhật”, hộp quà. - Sa bàn rối rẹt. * Nội dung tích hợp: - Giáo dục thể chất. - Giáo dục trẻ kỹ năng sống vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Trò chuyện, gây hứng thú: - Xúm xít, xúm xít! Hôm nay có các cô cùng tới dự học với chúng mình. Chúng ta cùng chào đón các cô bằng một tràng pháo tay nào. - Cô có một điều bất ngờ dành cho các con, các con có muốn biết đó là gì không? Chúng mình cùng nhắm mắt lại nào! 1, 2, 3. - Các bạn có biết tôi là ai không? Tôi có một câu chuyện rất hay muốn kể cho các bạn nghe. Đó là câu chuyện “Gấu con bị đau răng”. 2. Hoạt động 2: Kể chuyện “Gấu con bị đau răng”: * Cô kể diễn cảm lần 1: Kết hợp cử chỉ, điệu bộ. - Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì? - Trong câu chuyện có những ai? * Cô kể chuyện lần 2: (Kể trên Powerpoint) Đàm thoại, trích dẫn, giảng giải từ khó. - Cô kể từ: “Tôi là một con sâu răng cảm ơn các bạn”. - Cô kể tiếp: “Khi buổi sinh nhật Gấu bị sâu răng tấn công”. - Cô kể: “Bác sĩ đã khám cho Gấu con đến hết” * Đàm thoại: - Câu chuyện cô vừa kể có tên là gì? - Có những ai đến dự sinh nhật của bạn Gấu? Các bạn tặng quà gì? - Điều gì xảy ra với Gấu con sau buổi sinh nhật? - Giải thích từ ngữ: “Tiệc linh đình”: Là bữa tiệc lớn, có nhiều thức ăn ngon. - Nghe lời bác sĩ dặn Gấu con đã làm gì? => Giáo dục trẻ: Biết giữ gìn vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể sạch sẽ. * Cho trẻ chơi: Gấu con tập đánh răng. * Cô kể chuyện lần 3: Sử dụng sa bàn và rối rẹt - Vì sao Gấu con có được hàm răng đẹp và chắc khỏe. 3. Hoạt động 3: Kết thúc. * Trò chơi: Thi xem ai nhanh. - Hôm nay là sinh nhật của bạn Búp bê. Các con có muốn tham dự tiệc sinh nhật cùng bạn ý không? - Cô phổ biến cách chơi và luật chơi: + Cách chơi: Cô chia lớp mình thành hai đội: Đội kẹo Sôcôla và đội Kẹo màu sắc, mỗi bạn ở hai đội cùng thi đua nhau lên lấy hộp quà và bật qua con suối nhỏ này để đem quà tặng cho Búp bê. Thời gian của trò chơi này được tính bằng một bản nhạc. Khi bản nhạc kết thúc, các con cùng xem đội nào tặng quà cho Búp bê nhiều hơn. + Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được lấy 1 hộp quà và phải bật qua con suối. - Cô tổ chức cho trẻ chơi, sau khi chơi xong cô kiểm tra số quà của hai đội đạt được. - Giáo dục trẻ: Khi ăn xong phải bỏ bác vào thùng, khi ăn kẹo ngọt phải đánh răng, - Hát bài hát “Chúc mừng sinh nhật”. - Nhận xét tuyên dương cả lớp. - Trẻ lại gần cô. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trẻ lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe cách chơi và luật chơi. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hát.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxmam non Truyen gau con bi dau rang_12413868.docx