Giáo án mầm non lớp chồi - Trường Mẫu Giáo Mỹ Hòa

1. Mục tiêu:

- Trẻ biết ngày 8/3 hàng năm là ngày lễ của các bà, các mẹ, các cô giáo, các chị và em gái. Trong ngày lễ mọi người thường dành những lời chúc tốt đẹp nhất để tỏ lòng biết ơn các bà, mẹ, cô giáo

- Trẻ hiểu được ý nghĩa của ngày lễ 8/3.

- Trẻ hứng thú tham gia học cùng cô. Giáo dục trẻ biết quan tâm đến bà, mẹ, cô giáo, chị và em gái của mình nhân ngày lễ 8/3.

2. Chuẩn bị:

- Tranh ảnh các hoạt động về ngày quốc tế phụ nữ 8/3.

3. Tổ chức hoạt động:

*Bé vui hát

- Cho cả lớp hát bài: “Bông hoa mừng cô”

- Các con vừa hát bài hát gì?

- Bài hát nói lên điều gì?

- Bạn nhỏ tặng gì cho cô giáo vào ngày 8/3?

- Các con phải làm gì để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với bà, mẹ, chị và em gái?

 

docx116 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Trường Mẫu Giáo Mỹ Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cách khéo léo. + Trẻ biết cầm truyện tranh kể cho bạn cùng nghe. Vệ sinh – Ăn Trưa – Ngủ Trưa - Trẻ biết rửa tay trước khi ăn. - Khi ăn trật tự, tự múc cơm ăn, ăn hết cơm không làm rơi vải cơm, thức ăn. - Biết giúp cô trải giường, nệm ngay ngắn. - Rèn cho trẻ xếp nệm ngay ngắn, để đúng nơi quy định. Chơi, Hoạt Động Theo Ý Thích * Tiết 2: BẬT XA 30CM – NÉM XA BẰNG MỘT TAY 1. Mục tiêu: - Trẻ biết lấy đà bật về phía trước, ném xa bằng 1 tay. - Trẻ biết dùng sức mạnh của tay để ném, biết đưa tay ra sau lấy đà để ném, định hướng được đích ném. Rèn luyện phản xạ nhanh, khéo léo. - Trẻ tham gia tích cực vào hoạt động, không xô đẩy bạn khi tập, khi chơi. 2. Chuẩn bị: - 10 trái bóng nhỏ. - Đích ném ; 2 cái đích đứng. - Đội hình 3 hàng ngang tập BTPTC; Đội hình 2 hàng ngang tập VĐCB. - Sân ( sàn nhà) rộng, sạch sẽ, an toàn, thoáng mát 3. Tổ chức hoạt động: - Trẻ đi thành vòng tròn đi bằng các kiểu chân theo yêu cầu của cô trên nền nhạc bài “Tập thể dục buổi sáng”: Đi thường – đi bằng mũi bàn chân – đi thường – đi bằng gót bàn chân – đi thường – chạy chậm – chạy nhanh – chạy chậm. Về 3 hàng . Bài tập phát triển chung: “Cá vàng bơi” + Hô hấp: Hai tay đưa ra, ra sau làm động tác cá bơi. + Tay vai: Hai tay đưa ra trước rồi giơ lên cao, sang ngang. + Bụng lườn: Nghiêng người sang bên. + Chân: Ngồi xổm, đứng lên + Bật: Bật tại chỗ. VĐCB: Bật xa 30cm – Ném xa bằng 1 tay - Các con ơi, trường chúng ta sắp mở hội thi bé khỏe, bé ngoan. Cô và các con cùng nhau tập luyện để tham gia thi thật tốt con nhé. Hôm nay, cô và các con hãy cùng tập luyện vận động “Bật xa 30cm – ném xa bằng 1 tay” nhé - Cả lớp nhắc lại tên vận động  - Để thực hiện đúng chính xác các con xem cô thực hiện trước  - Cô làm mẫu.  + Lần 1: Không giải thích.  + Lần 2: Vừa làm vừa giải thích. Ở tư thế chuẩn bị, cô đứng tại vạch, khi có hiệu lệnh “Bật” thì các con bật qua vạch, rồi đến lấy túi cát đứng với tư thế chân trước, chân sau. Chân trước sát vạch chuẩn.Tay cầm túi cát cùng phía với chân sau, mắt nhìn thẳng về phía trước. Khi có hiệu lệnh “ Ném”, tay cô cầm túi cát đưa từ trước, xuống dưới, ra sau, lên cao, dùng sức mạnh của vai và tay để ném túi cát đi xa về phía trước đồng thời bật chân sau về trước. - Cô vừa thực hiện xong động tác gì? Gọi 1-2 trẻ - Mời trẻ khá lên thực hiện lại vận động.  * Trẻ thực hành: - Cho cả lớp thực hiện 2 – 3 lần. - Cho từng tổ thực hiện vận động; kết hợp sửa sai. - Cho nhóm bạn trai/ gái thi đua. - Mời cá nhân thực hiện vận động - Cô bao quát sửa sai động viên trẻ. - Hoạt động kết thúc: Nhận xét tuyên dương *Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở sâu. Cô nhận xét khen ngợi trẻ. Cho trẻ ôn lại bài thơ, bài hát đã học. Cho trẻ chơi “Chi chi chành chành” Trẻ Chuẩn Bị Ra Về Và Trả Trẻ - Nêu gương: Đọc lại tiêu chuẩn bé ngoan; cá nhân nhận xét; cho trẻ nhận xét; cắm cờ. - Hướng dẫn cho trẻ làm vệ sinh cá nhân: Lau mặt, chải đầu, đeo cặp da, - Cho trẻ chơi với đồ chơi trẻ thích. - Trả trẻ. Nhận Xét ............................................................................................................................ Thứ ba, ngày 20 tháng 03 năm 2018 THƠ: RONG VÀ CÁ TÊN HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG GHI CHÚ Đón Trẻ, Chơi, Thể Dục Sáng * Đón trẻ: - Cô nhắc nhở trẻ sắp xếp cặp dép gọn gàng, đúng quy định. - Chào cha mẹ, chào cô khi đến lớp. - Hát “Cá vàng bơi” + Bài hát nhắc đến con vật gì? + Con cá có những đặc điểm gì? + Là động vật sống ở đâu? * Thể dục sáng: Khởi động: Kết hợp bài hát “Đồng hồ báo thức”: Trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu chân sau đó chuyển thành 3 hàng ngang. Trọng động: Bài tập phát triển chung, theo giai bài hát “Thật đáng yêu”. Trẻ hứng thú tập thể dục, phát triển cơ bắp, thực hiện đúng động tác theo yêu cầu của cô. + Hô hấp: Hai tay đưa ra trước miệng làm động tác thổi nơ. + Tay vai: Hai tay đưa lên trên và vỗ vào nhau. + Bụng lườn: Nghiêng người sang bên. + Chân: Đứng, một chân nâng cao – gập gối. + Bật: Bật sang bên trái, phải.. Hồi tĩnh: Hít thở nhẹ nhàng kết hợp đánh tay. Chơi Ngoài Trời 1. Quan sát thiên nhiên, sân trường, con cua - Quan sát về cảnh quan sân trường. - Quan sát con cua và đọc bài thơ “Con cua” - “Con cua tám cẳng 2 càng Một mai 2 mắt rõ ràng con cua” - “ Con cua hay cắp Nên càng nó to .chân cò” - Trò chuyện về con cua. + Con cua sống ở đâu? + Có đặc điểm như thế nào? 2. Chơi tập thể. Trò chơi “Ếch dưới ao” - Cách chơi: cho trẻ hát bài “chú ếch con” đứng vòng tròn. Mỗi lần 5-6 bạn lên chơi đến câu “ộp, ộp” thì nhảy theo phách bằng động tác nhảy giống như ếch. - Trẻ chơi: Cô bao quát trẻ chơi. 3. Chơi tự do. - Cô cho trẻ ra sân chơi với đồ chơi ngoài trời. * Khu vực 1: Chăm sóc cây cảnh, tưới cây (Biết chăm sóc, tưới nước cho cây, yêu thiên nhiên) * Khu vực 2: Khu vực chơi với nước, đất, cát: Đào cát, sàn cát, đong nước, ( trẻ biết rủ bạn cùng chơi) * Khu vực 3: Khu vực chơi với đồ chơi thiết bị trong trường: Cầu tuộc, xích đu,...(Trẻ biết chờ đến lượt không tranh giành đồ chơi với bạn) - Giáo viên quan sát trẻ khi chơi. - Nhận xét các hoạt động của trẻ. Hoạt Động Học Dạy đọc thơ: RONG VÀ CÁ 1. Mục tiêu: - Trẻ đọc thuộc thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ “Rong và cá là hai bạn cùng sống với nhau ở dưới nước rất vui vẽ”. - Luyện kỹ năng đọc thơ diễn cảm, rõ lời, trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc. - Trẻ biết yêu thương và bảo vệ loài cá. 2. Chuẩn bị: - Tranh minh họa bài thơ “Rong và cá” - Bài hát - Tranh về nội dung bài thơ. 3. Tổ chức hoạt động: * Bé vui đố: Đọc câu đố: Con gì có vẫy có vây Không sống trên cạn mà bơi dưới hồ? + Các loài cá này giúp ích gì cho con người? ? Các chú cá giúp ích cho con người như là cung cấp nguồn dinh dưỡng, làm sạch môi trường. Chú Phạm Hổ có nói tới trong 1 bài thơ “Rong và cá”. Muốn biết đó là con cá gì, các con nghe cô đọc thơ nhé. - Cô đọc thơ cho trẻ nghe diễn cảm (lần 1). + Con cá gì được nói đến trong bài thơ? - Cô đọc lần 2 + tranh minh họa + Giải thích từ khó * Đàm thoại: + Cô vừa đọc các con nghe bài thơ gì? Tác giả là ai? + Cô rong xanh như thế nào? Câu thơ nào nói về vẽ đẹp của cô rong?(có cô rong xanh rất đẹp đang uốn lượn dưới nước.) Trích đoạn: “Có cô..uốn lượn.” + Ngoài rong ra còn có con gì nữa? - Đoạn thơ nào nói lên vẽ đẹp của con cá? (Ngoài ra còn có đàn cá xinh đang bơi dưới nước cùng với cô rong xanh múa hát.) Trích đoạn: “Một đànvăn công” Qua bài thơ con có nhận xét gì về cô rong và đàn cá? + Để bảo vệ các loài cá chúng mình phải làm gì? ? Giáo dục không làm ô nhiểm nguồn nước. * Ai đọc thơ hay: - Dạy trẻ đọc từng câu cho đến hết bài thơ. - Nhóm, tổ, cá nhân đọc thơ, kết hợp sửa sai - Hỏi lại tên bài thơ, tác giả và cho cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần * Trò chơi: Bé nhanh tay - Cô giải thích cách chơi: Cô chuẩn bị một số tranh vẽ về nội dung bài thơ, sau đó chia lớp thành 2 đội về dán trang trí tranh sao cho phù hợp với nội dung bài thơ và đẹp mắt + Luật chơi: Đội nào gắn đẹp và nhanh hơn thì đội đó thắng - Cô bao quát và nhận xét 2 đội chơi - Kết thúc đọc bài thơ: “ Rong và cá” - Kết thúc, nhận xét, tuyên dương. Chơi, Hoạt Động Ở Các Góc * Góc phân vai: Bán hàng thủy sản, nấu ăn. Chuẩn bị các ĐDĐC về chủ đề động vật cho trẻ phân vai, các tranh ảnh, truyện, - Gia đình: Trẻ biết nội trợ để nấu những món ăn được chế biến từ thủy sản. Trẻ có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và thực hiện các động tác vai chơi. - Bán hàng: Trẻ bán các mặt hàng thủy sản. (Trẻ biết phân vai chơi và thể hiện được một số hành động phù hợp với vai chơi đã nhận và phù hợp với chủ đề động vật) - Trẻ biết chơi cùng nhau, không tranh giành đồ chơi của bạn * Góc thư viện – học tâp: Sắp xếp phân chia nhóm, tô màu - Trẻ biết xếp các con vật thành nhóm, biết thực hiện các bài tập ở góc. - Tô màu: Trẻ biết chọn màu và tọa ra sản phẩm đẹp mắt ( cá, tôm, cua,) - Biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi qui định . Vệ sinh- Ăn Trưa Ngủ Trưa - Trẻ biết rửa tay trước khi ăn. - Khi ăn trật tự, tự múc cơm ăn, ăn hết cơm không làm rơi vải cơm, thức ăn. - Biết lấy đúng nệm, giúp cô trải nệm, gối và dọn dẹp gối khi ngủ dậy. Giờ ngủ không nói chuyện, đùa giỡn. Chơi, Hoạt Động Theo Ý Thích - Ôn lại bài thơ “Rong và cá” - Cho trẻ hát bài hát “Cá vàng bơi” - Cho trẻ ngắm sân trường buổi chiều. - Cho trẻ chơi “Xé lá cây thành hình động vật dưới nước” Trẻ Chuẩn Bị Ra Về Và Trả Trẻ - Đọc lại tiêu chuẩn bé ngoan, cá nhân nhận xét, cho trẻ nhận xét, cắm cờ. - Cho trẻ đi vệ sinh, chải tóc sửa sang quần áo, chuẩn bị trả trẻ - Nhắc trẻ chào bạn, cô khi về chào ông bà, cha mẹ. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khỏe của cháu trong ngày - Trả trẻ. Nhận Xét .......................................................................................................................... Thứ tư, ngày 21 tháng 03 năm 2018 Dạy hát: CÁ VÀNG BƠI Nghe hát: TÔM, CÁ, CUA THI TÀI Trò chơi âm nhạc: AI NHANH NHẤT TÊN HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG GHI CHÚ Đón Trẻ, Chơi, Thể Dục Sáng * Đón trẻ: - Cô nhắc nhở trẻ sắp xếp cặp dép gọn gàng, đúng quy định. - Chào cha mẹ, chào cô khi đến lớp. - Đọc thơ “Rong và cá” + Các con đọc bài thơ gì? + Bài thơ nói về con vật gì? Sống ở đâu? + Đặc điểm của con cá? * Thể dục sáng: Khởi động: Kết hợp bài hát “Đồng hồ báo thức”: Trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu chân sau đó chuyển thành 3 hàng ngang. Trọng động: Bài tập phát triển chung, theo giai bài hát “Thật đáng yêu”. Trẻ hứng thú tập thể dục, phát triển cơ bắp, thực hiện đúng động tác theo yêu cầu của cô. + Hô hấp: Hai tay đưa ra trước miệng làm động tác thổi nơ. + Tay vai: Hai tay đưa lên trên và vỗ vào nhau. + Bụng lườn: Nghiêng người sang bên. + Chân: Đứng, một chân nâng cao – gập gối. + Bật: Bật sang bên trái, phải.. Hồi tĩnh: Hít thở nhẹ nhàng kết hợp đánh tay. Chơi Ngoài Trời 1. Quan sát thời tiết sân trường. - Quan sát thời tiết hôm nay như thế nào? - Cảnh quan sân trường hôm nay như thế nào? - Trò chuyện về các chất dinh dưỡng của các con vật sống dưới nước cung cấp cho con người. + Tôm, cua, cá cung cấp cho ta nhiều chất gì? + Ăn nhiều sẽ giúp chúng ta như thế nào 2. Chơi tập thể. - TCDG: “Kéo cưa lừa xẻ” * Cách chơi: Hai người ngồi đối diện nhau, cầm chặt tay nhau. Vừa hát vừa kéo tay và đẩy qua đẩy trông như đang cưa một khúc gỗ ở giữa hai người. Mỗi lần hát một từ thì lại đẩy hoặc kéo về một lần. Kéo cưa lừa xẻ Ông thợ nào khỏe Về ăn cơm vua Ông thợ nào thua Về bú tí mẹ Hoặc: Kéo cưa lừa xẻ Làm ít ăn nhiều Nằm đâu ngủ đấy Nó lấy mất của Lấy gì mà kéo *Giáo dục trẻ: Chơi không được đùa giởn không xô đẩy bạn, không tranh giành đồ chơi, chơi xích du nhẹ nhàng không đưa nhanh - Nếu không nghe lời cô bị té ngã nguy hiểm nghe các con - Chơi xong đi vs và rữa tay sạch sẽ 3. Chơi tự do. - Cô cho trẻ ra sân chơi với đồ chơi ngoài trời. * Khu vực 1: Chăm sóc cây cảnh, tưới cây (Biết chăm sóc, tưới nước cho cây, yêu thiên nhiên) * Khu vực 2: Khu vực chơi ở các gian hàng (Trẻ biết rủ bạn cùng chơi, biết đóng vai thành người bán hàng, mua hàng) * Khu vực 3: Khu vực chơi với đồ chơi thiết bị trong trường: Cầu tuộc, xích đu,...(Trẻ biết chờ đến lượt không tranh giành đồ chơi với bạn) - Giáo viên quan sát trẻ khi chơi. - Nhận xét các hoạt động của trẻ. Hoạt Động Học Dạy hát: CÁ VÀNG BƠI 1. Mục tiêu: - Trẻ hát bài hát “Cá vàng bơi” rõ lời, đúng nhạc, nhớ tên bài hát. Trẻ nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô bài “Tôm, cá, cua thi tài”. - Rèn kỹ năng hát thể hiện tính chất vui tươi, nhịp nhàng. Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ. - Hứng thú được tham gia học, biết thể hiện cảm xúc theo giai điệu bài hát. - Giáo dục: Trẻ biết yêu quý và bảo vệ cá cảnh. 2. Chuẩn bị: - Một vòng tròn có gắn hình ảnh các con vật - Mũ cua, tôm, cá - Đàn ghi âm bài hát 3. Tổ chức hoạt động: * Bé đọc thơ: - Bé đọc bài thơ “Rong và cá”. + Các bạn vừa đọc bài thơ gì? + Bài thơ của tác giả nào? + Trong bài thơ có nhắc đến con vật nào? + Nó sống ở đâu? Cô biết 1 bài hát nói về con cá. Đó là bài hát “Cá vàng bơi” của tác giả Hà Hải. Hôm nay cô sẽ dạy cho các con hát bài hát này nhé. * Dạy hát - Cô cho trẻ nghe nhạc không lời bài hát “Cá vàng bơi” + Các con cảm nhận giai điệu bài hát này thế nào? Bài hát “Cá vàng bơi” có giai điệu vui tươi nói về con cá bơi múa trong bể nước, bắt bọ gậy cho nước thêm sạch. - Cô hát mẫu lần 1: + Cô vừa hát bài hát gì? + Bài hát của nhạc sĩ nào? - Cô hát mẫu lần 2: + Bài hát nói về con vật gì? + Con cá nó bơi như thế nào? Bơi bằng gì + Công việc của cá vàng là làm gì? Cá là loài động vật rất dễ thương đúng không. Nó cung cấp cho ta chất dinh dưỡng và có thể trang trí. Vì vậy, chúng ta phải biết yêu thương động vật và giữ gìn môi trường sạch cho nó sinh sống nhé. Dạy trẻ hát: + Bây giờ cô sẽ dạy cho các hát cùng cô nhe + Cô bắt nhịp dạy trẻ hát nhiều lần chậm theo cô + Chú ý sửa sai cho trẻ ( cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân hát) + Cho tổ hát theo hình thức tiếp nối. + Cho lớp hát kết hợp nhạc đệm ( cô sửa sai) + Cho nhóm 3 – 4 trẻ hát kết hợp với nhạc đệm. + Cho cá nhân hát kết hợp với nhạc đệm ( 1 - 2 trẻ) * Nghe hát - Cho trẻ nghe tiếng mưa rơi và đố trẻ đó là tiếng gì? ? Trời mưa nhưng vẫn diễn ra cuộc thi tài của tôm, cá, cua. - Cô hát cho trẻ nghe lần 1 kết hợp nhạc “Tôm, cá, cua thi tài” nhạc và lời của Hoàng Thị Dinh. + Cô vừa hát bài gì? Của tác giả nào? + Tôm, cá, cua có tài gì? (Kết hợp mang hình ảnh tôm, cá, cua) - Lần 2: Mở nhạc cô và trẻ cùng múa minh hoạ. * Trò chơi âm nhạc “Ai nhanh nhất” - Cô nhắc lại cách chơi và luật chơi cho trẻ cùng chơi. Cách chơi: Trẻ đứng thành vòng tròn, cô sẽ đặt 4 – 5 cái vòng. Các bạn sẽ đi vòng quanh những cái vòng cô đặt và vừa đi vừa hát 1 bài hát. Khi nghe tín hiệu của cô thì nhảy nhanh vào vòng. Bạn nào vào vòng thì thắng cuộc, bạn nào không nhanh chân thì sẽ bị nhảy lò cò nha. Chơi tiếp tục đến khi chỉ còn 1 vòng Cho trẻ chơi trò chơi 3-4 lần Cô bao quát theo dõi trẻ chơi ² Kết thúc: Trẻ hát bài “Cá vàng bơi” Chơi, Hoạt Động Ở Các Góc - Góc xây dựng, lắp ghép: Chuẩn bị: gạch, cây, hoa, con vật. + Xây: Công viên, vườn hoa + Lắp ghép: Trẻ lắp ghép cổng, hàng rào, đồ dùng đồ chơi theo ý thích. - Góc âm nhạc: Biểu diễn văn nghệ + Hát: hát các bài hát về chủ đề động vật (trẻ giới thiệu tên bài hát, hát nhịp nhàng các bài hát ) + Múa: Múa nhịp nhàng, đẹp mắt, động tác phù hợp Vệ sinh- Ăn Trưa Ngủ Trưa - Trẻ biết rửa tay trước khi ăn. - Khi ăn trật tự, tự múc cơm ăn, ăn hết cơm không làm rơi vải cơm, thức ăn. - Biết lấy đúng nệm, giúp cô trải nệm, gối và dọn dẹp gối khi ngủ dậy. Giờ ngủ không nói chuyện, đùa giỡn. Chơi, Hoạt Động Theo Ý Thích - Cho hát bài hát “Cá vàng bơi” - Dạo chơi sân trường. - Trò chuyện với trẻ về một số loài động vật sống dưới nước. - Cho trẻ chơi “Dung dăng dung dẻ” Trẻ Chuẩn Bị Ra Về Và Trả Trẻ - Đọc lại tiêu chuẩn bé ngoan, cá nhân nhận xét, cho trẻ nhận xét, cắm cờ. - Cho trẻ đi vệ sinh, chải tóc sửa sang quần áo, chuẩn bị trả trẻ - Nhắc trẻ chào bạn, cô khi về chào ông bà, cha mẹ. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khỏe của cháu trong ngày - Trả trẻ. Nhận Xét ............................................................................................................................ . Thứ năm, ngày 22 tháng 03 năm 2018 ÔN HÌNH TAM GIÁC, HÌNH TRÒN HÌNH VUÔNG, HÌNH CHỮ NHẬT TÊN HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG GHI CHÚ Đón Trẻ, Chơi, Thể Dục Sáng * Đón trẻ: - Nhắc nhở trẻ chào cô chào ba, mẹ khi đến lớp. - Cất đồ dùng đúng nơi qui định. - Trò chuyện cùng trẻ về động vật sống dưới nước. - Kể tên 1 số loài động vật sống dưới nước? - Cá bơi bằng gì? Thở bằng gì? - Đặc điểm hình dáng của con cá ? * Thể dục sáng: Khởi động: Kết hợp bài hát “Đồng hồ báo thức”: Trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu chân sau đó chuyển thành 3 hàng ngang. Trọng động: Bài tập phát triển chung, theo giai bài hát “Thật đáng yêu”. Trẻ hứng thú tập thể dục, phát triển cơ bắp, thực hiện đúng động tác theo yêu cầu của cô. + Hô hấp: Hai tay đưa ra trước miệng làm động tác thổi nơ. + Tay vai: Hai tay đưa lên trên và vỗ vào nhau. + Bụng lườn: Nghiêng người sang bên. + Chân: Đứng, một chân nâng cao – gập gối. + Bật: Bật sang bên trái, phải.. Hồi tĩnh: Hít thở nhẹ nhàng kết hợp đánh tay. Chơi Ngoài Trời 1. Dạo quanh sân trường. - Quan sát về đồ chơi sân trường. - Nhặt rác lá rụng ở sân trường. - Trẻ vừa đi vừa hát bài “Tôm cá cua thi tài” ngồi quanh cô ngoài sân - Cho trẻ kể tên các con vật sống dưới nước mà trẻ biết. 2. Chơi tập thể. TCDG: “Kéo cưa lừa xẻ” - Cho trẻ nhắc lại cách chơi 3. Chơi tự do. - Cô cho trẻ ra sân chơi với đồ chơi ngoài trời. * Khu vực 1: Chăm sóc cây cảnh, tưới cây (Biết chăm sóc, tưới nước cho cây, yêu thiên nhiên) * Khu vực 2: Khu vực chơi ở các gian hàng (Trẻ biết rủ bạn cùng chơi, biết đóng vai thành người bán hàng, mua hàng) * Khu vực 3: Khu vực chơi với đồ chơi thiết bị trong trường: Cầu tuộc, xích đu,...(Trẻ biết chờ đến lượt không tranh giành đồ chơi với bạn) - Giáo viên quan sát trẻ khi chơi. - Nhận xét các hoạt động của trẻ. Hoạt Động Học ÔN HÌNH TAM GIÁC, HÌNH TRÒN HÌNH VUÔNG, HÌNH CHỮ NHẬT 1. Mục tiêu: - Trẻ nhớ tên và nhận biết các tính chất cơ bản của các hình hình học: vuông, tròn, tam giác, chữ nhật; hình lăn được, không lăn được. - Phát triển khả năng nhận thức của trẻ ( tư duy, so sánh, trí nhớ). Biết tạo nhóm đồ vật theo dấu hiệu hình dạng. - Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động. - Giáo dục trẻ học ngoan, tập trung chú ý trả lời các câu hỏi 2. Chuẩn bị: - Các hình vuông, hình trong, hình tam giác và hình chữ nhật. 3. Tổ chức hoạt động: * Bé vui hát: - Cô và các con cùng chơi 1 trò chơi nhé “Quả lắc đồng hồ” - Đọc to “Tích tắc tích tác Đồng hồ quả lắc Kim ngắn chỉ giờ Kim dài chỉ phút Tích tắc, tích tắc” - Mình vừa chơi trò chơi gì? - Đồng hồ ở lớp mình có hình gì các con? * Ôn so sánh chiều dài của 2 đối tượng - Trò chơi “ Chiếc hộp diệu kì”: Cô sẽ gọi từng bạn lên, các bạn sẽ lấy ra và gọi tên hình đó: - Đây là hình gì? Nó có màu gì? - Hình này lăn được hay không? Tại sao? - Trẻ thực hiện kỹ năng nhớ lại, sờ, lăn cho các bạn xem. - Tương tự với các hình còn lại - Bây giờ, chú gà trống muốn về thăm ông bà, chú gà trống muốn mang nhiều đồ dùng đến để biếu cho ông bà nên phải dùng một chiếc ôtô để chở. Vì đường gồ ghề và vì chú gà trống đã không cẩn thận nên đã làm cho bánh xe ôtô bị văng ra. Chú gà tróng không thể tiếp tục đi được. Bây giờ các con hãy giúp chú ấy gắn lại bánh xe để bác tiếp tục đi nhé ! - Bạn nào lên chọn bánh xe hình vuông gắn cho xe thử xem nào. - Các con nghĩ xe sẽ chạy được không ? Tại sao ? ( Cho bé thực hiện kỹ năng lăn ) - Còn hình nào cũng có góc cạnh nữa ? ( hình tam giác ) - Mời 1 bạn lên lấy bánh xe hình tam giác để gắn lên xe nào. Ôtô lúc này đã chạy được chưa ? Tại sao ? - Còn hình nào có góc cạnh nữa không? (hình chữ nhật) - Vậy xe có thể lăn bánh được không? - Vậy thì phải thay bánh bằng hình gì thì mới lăn được? - Mời 1 bé lên lấy bánh xe hình tròn để gắn. - Tại sao bánh xe có dạng hình tròn thì lăn được? - Tại sao bánh xe có dạng hình vuông, tam giác, chữ nhật thì không lăn được? * Luyện tập: Làm theo yêu cầu của cô Cô phát cho mỗi bạn 1 rổ đồ dùng, cô nói hình dáng, đặc điểm của các hình. Các bạn sẽ tìm ra hình đó giơ cao và nói to tên hình đó nhé. - Hình nào có thể lăn được? - Hình nào không lăn được? - Hình nào có 3 cạnh? Có lăn được không? Tại sao? - Hình nào có 4 cạnh? Có lăn được không? Tại sao? * Trò chơi: Đội nào giỏi - Chia lớp thành 2 đội và mỗi đội sẽ có 1 rổ đồ dùng (hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác). Sau khi có hiệu lệnh của cô, bạn đầu hàng của mỗi đội sẽ lấy 1 hình và nhanh chân chạy lên dán vào bảng, lần lượt các bạn tiếp theo. Nhưng phải phân loại ra, bảng bên trái là hình lăn được và bên phải là không lăn được. Đội nào dán đúng và nhanh nhất sẽ là đội chiến thắng. Chơi, Hoạt Động Ở Các Góc Góc học tập, thư viện: Xem truyện tranh, vẽ và tô. Thư viện: Làm sách, xem truyện tranh theo chủ đề động vật. - Học tập: Phân nhóm các con vật có 2 chân và 4 chân. Tô màu các hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật. Góc phân vai: Nấu ăn, bán hàng thủy sản Phân vai nấu ăn: Trẻ biết đóng vai thành thành người nấu ăn. Trẻ có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của vai chơi. Bán hàng: Bán hàng thủy sản. Rèn cho trẻ kĩ năng giao tiếp giữa người bán hàng và người mua (Giao tiếp giữa các bạn trong nhóm) Vệ sinh- Ăn Trưa Ngủ Trưa - Trẻ biết rửa tay trước khi ăn. - Khi ăn trật tự, tự múc cơm ăn, ăn hết cơm không làm rơi vãi cơm, thức ăn. - Biết lấy đúng nệm,giúp cô trải nệm, gối và dọn dẹp gối khi ngủ dậy. Giờ ngủ không nói chuyện, đùa giỡn. Chơi, Hoạt Động Theo Ý Thích - Cho trẻ ôn lại bài thơ “Rong và cá”. - Đọc bài thơ “Nàng tiên ốc” - Cho trẻ xem tranh ảnh về các loại ốc. - Lồng ghép chuyên đề TNMTBĐ: Giáo dục trẻ biết yêu và bảo vệ tài nguyên, môi trường và biển đảo. - Cho trẻ chơi trò chơi vận động: Ném xa bằng 1 tay. Trẻ Chuẩn Bị Ra Về Và Trả Trẻ - Đọc lại tiêu chuẩn bé ngoan, cá nhân nhận xét, cho trẻ nhận xét, cắm cờ. - Cho trẻ đi vệ sinh, chải tóc sửa sang quần áo, chuẩn bị trả trẻ - Nhắc trẻ chào bạn, cô khi về chào ông bà, cha mẹ. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khỏe của cháu trong ngày - Trả trẻ. Nhận Xét Thứ sáu, ngày 23 tháng 03 năm 2018 TẠO HÌNH: DÁN HÌNH CON CÁ TRUYỆN: CÁ RÔ CON LÊN BỜ TÊN HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG GHI CHÚ Đón Trẻ, Chơi, Thể Dục Sáng * Đón trẻ: - Cô nhắc nhở trẻ sắp xếp cặp dép gọn gàng, đúng quy định. - Cho trẻ xem tranh các loài cá nước ngọt, nước mặn và trò chuyện: + Đây là loài cá gì? Sống ở nước ngọt hay nước mặn? + Nó có đặc điểm như thể nào? + Làm sao để bơi? Thở bằng gì? * Thể dục sáng: Khởi động: Kết hợp bài hát “Đòng hồ bổi sáng”: Trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu chân sau đó chuyển thành 3 hàng ngang. Trọng động: Bài tập phát triển chung, theo giai bài hát “Thật đáng yêu”. Trẻ hứng thú tập thể dục, phát triển cơ bắp, thực hiện đúng động tác theo yêu cầu của cô. + Hô hấp: Hai tay đưa ra trước miệng làm động tác thổi nơ. + Tay vai: Hai tay đưa lên trên và vỗ vào nhau. + Bụng lườn: Nghiêng người sang bên. + Chân: Đứng, một chân nâng cao – gập gối. + Bật: Bật sang bên trái, phải.. Hồi tĩnh: Hít thở nhẹ nhàng kết hợp đánh tay. Chơi Ngoài Trời 1. Quan sát thiên nhiên. - Cho trẻ quan sát thiên nhiên, quan cảnh trường. - Cho trẻ quan sát con tôm + Con tôm có hình dáng như thế nào? Đặc điểm như thế nào? + Cung cấp dinh dưỡng nhiều chất gì cho con người? 2. Chơi tập thể. TCDG: “Trời nắng trời mưa” * Cách chơi: - Cô giáo chuẩn bị vẽ những vòng tròn trên sân. Sao cho vòng này các vòng kia từ 30 – 40 cm để làm nơi trú mưa. Số vòng ít hơn số trẻ chơi từ 3 – 4 vòng. - Trẻ đóng vai học trò đi học, vừa đi vừa hát. Khi nghe hiệu lệnh của cô “Trời mưa” thì mỗi trẻ phải tìm 1 nơi trú mưa nấp cho khỏi bị ướt (có nghĩa là chạy vào vòng tròn). Trẻ nào chạy chậm không tìm được nơi để nấp thì sẽ bị ướt và phải chạy ra ngoài một lần chơi.  - Trò chơi tiếp tục, cô giáo ra lệnh “trời nắng” thì các trẻ đi ra xa vòng tròn. Hiệu lệnh “trời mưa” lại được hô lên thì trẻ phải tìm đường trú mưa. - Cho trẻ chơi 2 – 3 lần 3. Chơi tự do. - Cô cho trẻ ra sân chơi với đồ chơi ngoài trời. * Khu vực 1: Chăm sóc cây cảnh, tưới cây (Biết chăm sóc, tưới nước cho cây, yêu thiên nhiên) * Khu vực 2: Khu vực chơi ở các gian hàng (Trẻ biết rủ bạn cùng chơi, biết đóng vai thành người bán hàng, mua hàng) * Khu vực 3: Khu vực chơi với đồ chơi thiết bị trong trường: Cầu tuộc, xích đu,...(Trẻ biết chờ đến lượt không tranh giành đồ chơi với bạn) - Giáo viên quan sát trẻ khi chơi. - Nhận xét các hoạt động của trẻ. Hoạt Động Học Tiết 1: DÁN HÌNH CON CÁ 1. Mục tiêu: - Trẻ biết xé dán hình con cá, biết bổ sung thêm các chi tiết nhỏ để hoàn thành bức tranh đàn cá bơi. - Trẻ biết phối hợp các thao tác xé dán và sắp xếp bố cục tranh thật hài hòa. - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, biết quí trọng sản phẩm do mình và bạn làm ra. 2. Chuẩn bị: - Kéo hồ dán , giấy màu. - Tập tạo hình, góc sản phẩm. 3. Tổ chức hoạt động: * Bé vui hát: - Cho trẻ hát và vận động bài hát “Cá vàng vơi” - Bé vừa hát bài gì? - Trong bài hát có nói đến con vật gì? - Con có thấy con cá vàng chưa? - Cho trẻ xem tranh con cá vàng - Con thấy hình dáng của con cá vàng thế nào? - Con có biết cá thở bằng gì không? - Cá ăn gì để sống? - Ngoài cá vàng ra con còn biết cá gì? - Con thấy cá vàng trong tranh của cô có những bộ phận nào? * Quan sát tranh mẫu: - Cho trẻ quan sát cá - Con thấy cá bơi như thế nào ? - Con thấy cá bơi thành từng đàn thế này có đẹp không? - Vậy muốn tạo hình đàn cá ta làm bằng cách nào? - Theo con mình làm sao xé dán? - Cô cho trẻ xem tranh xé dán của cô - Cho trẻ xem và nhận xét tranh của cô * Trẻ thực hiện: - Cô bao quát lớp, gợi mở cách dán hình con cá cho trẻ. - Cô nhắc trẻ tư thế ngồi, cách thoa hồ, quan sát trẻ dán, hướng dẫn và gợi ý những trẻ còn lúng túng. - Khuyến khích, động viên trẻ sáng tạo. - Trong khi vẽ, cô bật nhạc bài “To

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxchu de dong vat_12327418.docx