MT24: Trẻ biết về nhu cầu gia đình, nhận ra một số đồ dùng trong gia đình + Gia đình là nơi ăn ngủ, nghỉ ngơi, giải trí, quan tâm yêu thương và chăm sóc lẫn nhau.
MT25: Phối hợp các giác quan để xem xét sự vật, hiện tượng. để tìm hiểu đặc điểm của đối tượng. + Nhận biết đặc điểm bên ngoài của con vật, cây, hoa, quả gần gũi, biết được ích lợi và tác hại đối với con người.
+ Biết nhận xét một số đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi.
MT33: Nói tên và địa chỉ của trường và một số công việc của cô giáo và các bác công nhân viên trong trường + Nói được một số thông tin tên lớp/ trường trẻ
học
+ Tên và công việc của cô giáo và các cô bác ở trường khi được hỏi, trò chuyện.
100 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 8968 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp ghép (lớp 3 tuổi + lớp 4 tuổi) - Chủ đề: Nghề nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n Tý trong bài thơ không?
- Để trở thành người có ích cho xã hội thì các con phải biết chịu khó chăm chỉ làm việc. Có một câu truyện nói về ba anh em chon nghề cho mình, các con muốn biết ba anh em đã học nghề gì cùng nghe cô kể câu chuyện “ ba anh em” nhé
Hoạt động 1: Kể chuyện- đàm thoại.
*Kể chuyện
- Cô kể chuyện lần 1
- Tóm tắt nội dung câu chuyện :
- Kể lần hai kết hợp cho trẻ xem tranh. Cho trẻ xem tranh, nhận xét về nội dung tranh.
* Hát bài : Cô giáo .
*TCTV: Vị đại thần, phục vụ, đóng móng ngựa, hòa thuận, trổ tài
*Đàm thoại :
+ 3-4 tuổi: Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì ?
+ 4 tuổi: Câu chuyện có những ai ?
+ 3 tuổi: Cụ già có mấy người con?
+ 4 tuổi: Cụ sẽ thưởng gì cho người con nào tỏ ra tài giỏi nhất?
+ 4 Anh cả học nghề gì?
+ 3 Anh thứ hai học nghề gì?
+ 4 Người em út học nghề gì?
+ 4 Thấy con thỏ chạy qua người anh cả đã làm gì?
+ 3 Thấy cỗ xe ngựa chạy qua người anh thứ hai đã làm gì?
+ 4 Trời bắt đầu mưa, người em út làm gì?
+ 4-3 Mọi người đồng ý thưởng ngôi nhà cho ai?
= > Giáo dục : biết yêu thương lẫn nhau, biết kiên trì nhẫn nại khi lam bất cứ việc gì.
*Đặt tên truyện: Theo con thì con sẽ đặt tên câu chuyện này như thế nào ?
- Cho trẻ cùng đặt tên và cùng thống nhất tên truyện:
* Đọc bài thơ " bé làm bao nhiêu nghề "
Hoạt động 2:Trẻ kể truyện
- Cô là người dẫn truyện cả lớp tập kể theo nội dung truyện
- Cá nhân trẻ kể truyện
- Nhóm trẻ lên đóng vai nhân vật theo cốt truyện
Hoạt động 3: Chơi trò chơi học tập “cái gì biến mất "
- Cô giới thiệu trò chơi.
- Hướng dẫn cách chơi
- Cho trẻ tham gia chơi, động viên trẻ chơi nhiệt tình,thoải mái, chơi đúng cách chơi, luật chơi.
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
* Tình trạng sức khỏe của trẻ:
* Kiến thức, kỹ năng
* Trạng thái, cảm xúc,thái độ, hành vi của trẻ
Thứ 6 ngày 24 tháng 11 năm 2017
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Đề tài:Tạo hình Làm thiệp tặng cô (MT102, MT80)
I/ Mục đích yêu cầu:
1- Kiến thức
- 3 tuổi: Trẻ biết cách cầm bút vẽ các nét để tạo ra sản phẩm
- 4 tuổi: Trẻ biết kết hợp các nét vẽ và biết phối hợp màu để vẽ tranh về người thân
- 3-4 tuổi : biết tên các loài hoa
2-Kỹ năng
- Trẻ vẽ người thân trong gia đình, biết sử dụng màu hợp lí để tô cho bức tranh.
3- Giáo dục:
- Trẻ luôn yêu quí, kính trọng, vâng lời và luôn biết giúp đỡ các cô, thương yêu các bạn.
4. Phương pháp :
- Trực quan
- Dùng lời
- Thực hành
II/ Chuẩn bị:
- Tranh vẽ ,xé dán minh hoạ một số loại hoa.
- Giấy vẽ, bút màu, giấy màu, đất nặn
IV- Tổ chức hoạt động:
*Ôn định trò chuyện:
- Cho trẻ hát bài: Cô và mẹ.
- Các con vừa hát bài gì?
- Bài hát nói về ai?
- Ở nhà ai chăm sóc các con?
- Đến lớp ai chăm sóc các con?
- À, đúng rồi các cô rất yêu thương và chăm sóc các con. các con có biết ngày hội của các cô là ngày gì không?
- Đó là ngày nhà giáo VN 20- 11 đấy.
- Để tỏ lòng biết ơn cô giáo nhân ngày 20 tháng 11 này các con sẽ làm gì để tặng cô giáo.
* Hát bài : Hoa trường em
Hoạt động 1: Quan sát, đàm thoại.
- Trẻ quan sát khám phá một số hoa: Hoa cúc, Hoa hồng
- Cho trẻ quan sát và nhận xét về đặc điểm, màu sắc, kỹ năng vẽ một số loại hoa:
+3 tuổi: Hoa này tên gọi là gì?
+ 4 tuổi: Đặc điểm cánh hoa như thế nào?
* Chơi trò chơi: Hoa nở.
- Cho trẻ quan sát tranh vẽ một số loại hoa:
+4 tuổi: Các cháu xem tranh vẽ gì?
+ 3 tuổi:Tranh vẽ những hoa gì? Đặc điểm như thế nào?
+ 4 tuổi:Dùng kỹ năng gì để vẽ?
- Cho trẻ quan sát tranh xé dán một số loại hoa:
+3 tuổi:Các cháu xem tranh xé dán gì?
+4 tuổi :Tranh xé dán những hoa gì? Đặc điểm như thế nào?
+4 tuổi: Dùng kỹ năng gì để xé dán?
- Cho trẻ quan sát tranh nặn một số loại hoa:
+ 3 tuổi:Các cháu xem tranh nặn gì?
+ 4 tuôi:Tranh nặn những hoa gì? Đặc điểm như thế nào
+ 4 tuổi:Dùng kỹ năng gì để nặn?
- Cô trao đổi cùng trẻ về ý định vẽ,xé dán,nặn của trẻ.
Hỏi trẻ nào muốn vẽ,trẻ nào muốn nặn,trẻ nào xé dán làm thiệp tặng cô?
* Đọc thơ: Cô giáo em.
*TCTV: ngày 20/11, thiệp, kỹ năng, đặc điểm, nặn
Hoạt động 2: Trẻ thực hiện.
- Cô giới thiệu với trẻ về bố cục tranh
- Cho trẻ về từng nhóm thực hiện. Cô động viên, khuyến khích trẻ vẽ,xé dán,nặn và chọn màu phù hợp
* Hát “Bông hồng tặng cô”.
Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm.
- Cho trẻ trưng bày sản phẩm.
- Cho trẻ tự nhận xét sản phẩm. Cô nhận xét chung.
* Kết thúc : Thu dọn đồ dùng.
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
* Tình trạng sức khỏe của trẻ:
* Kiến thức, kỹ năng
* Trạng thái, cảm xúc,thái độ, hành vi của trẻ
*************************
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 3
ĐỀ TÀI: NGHỀ SẢN XUẤT
Thực hiện từ ngày 27 tháng 11đến ngày 01 tháng 12 năm 2017
HOẠT ĐỘNG
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ
MT33 (4T)
MT39 (3T)
Đón trẻ trao đổi với phụ huynh tình hinh sức khỏe của trẻ
Cho trẻ quan sát và hỏi trẻ có nhận thấy điều gì đặc biệt ở góc chơi
( cô trang trí hình ảnh về chủ đề nghề nghiệp)
Điểm danh trẻ.
*TCTV: nghề nghiệp, phổ biến, nông dân
Thể dục sáng
MT1 (4T)
MT1(3T)
-THỂ DỤC SÁNG:
-Địa điểm : ngoài sân trường
-Thiết bị sử dụng : bông tua
-Hình thức tổ chức: cả lớp
* khởi động: Cô tập trung trẻ dưới sân và đi vòng tròn theo nhạc bài hát: “Cháu yêu cô chú công nhân”
* Trọng động: tập theo nhạc bài: “Cô giáo miền xuôi”
* BTPTC:-Hô hấp 2 :Thổi bóng bay
- Tay 3 : Tay đưa ngang gập khuỷu tay trên vai
- Chân 4 : Nâng cao chân, gập gối.
- Bụng 2: Đứng quay người sang hai bên
- Bật 3 : Bật bước đệm trên một chân
* Hồi tĩnh:cho trẻ làm động tác điều hòa và cùng cô thu dọn đồ dùng, sau đó đi nhẹ nhàng vào lớp.
Hoạt động ngoài trời
MT24 (4T)
MT4 (4T)
MT25 (3T)
MT3 (3T)
- Cho trẻ trò chuyện và quan sát thiên nhiên, quan sát quang cảnh bầu trời và thời tiết trong ngày. Trẻ nhận ra sự thay đổi của thời tiết theo ngày.
- Trẻ tiếp xúc với thiên nhiên và quan sát các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên và ngoài xã hội.
- Trẻ biết cảm nhận về quang cảnh trong sân trường.
* Dạo chơi và hoạt động có chủ đích:
+ TCVĐ: “Vận chuyển thuốc”
+ TCDG: “Lộn cầu vòng”
- Chơi tự do: Trẻ chơi với bóng, cát, nhặt lá vàng, vẽ tự do trên sânCô quan sát và nhắc nhở trẻ khi chơi.
*TCTV: quan sát, bầu trời, thời tiết, hiện tượng, thiên nhiên
Mô hinh phát triển vận động:
+Góc vận động: cô cho trẻ chơi với bóng, gậy
+Khu vận động:Cô ch o trẻ hoạt động thêm 15 phút ở khu vận động vào sáng thứ 6.
Hoạt động có chủ đích
Phát triển vận động
Chuyền bắt bóng qua đầu qua chân
MT5 (4T)
MT17 (3T)
*TCTV:
Qua đầu, qua chân, chuyền bóng, bắt bóng, tương đối
Phát triển nhận thức
Bé yêu cô chú công nhân
MT30 (4T) MT41 (3T)
*TCTV:
Trát tường, vật liệu, xi măng, viên gạch, thước xây
Phát triển ngôn ngữ
Thơ: Cái bát xinh xinh
MT58 (4T)
MT45 (3)
*TCTV:
Cái bát, nâng niu, rung rinh, nhà máy, hoa văn
Phát triển tình cảm xã hội
Truyện: “ba điều ước”
MT74 (4T) MT68 (3T)
* TCTV:
Lang thang, rình rập, ăn không ngồi rồi, bồng bềnh, tấp nập
Phát triển thẩm mỹ
Cắt dán hình vuông to, nhỏ
MT95 (4T)
MT76 (3T)
*TCTV:
Công trình, xen kẻ, hình vuông, hình chữ nhật, kỳ lạ
Hoạt động góc:
4T: MT25, MT73, MT81
3T: MT28, MT71, MT76
- Góc phân vai: Bán hàng, gia đình, bác sĩ, người đưa thư
- Góc xây dựng: Xây dựng bênh viện
- Góc học tập: Xem tranh ảnh về một số nghề, làm sách truyện về nghề nghiệp.
- Góc nghệ thuật: Tô màu, nặn, vẽ một số dụng cụ của nghề nghiệp.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, chơi với cát.
*TCTV: xây dựng, bán hàng, gia đình, nghệ thuật, tạo hình
Vệ sinh ăn trưa,ngủ trưa.
4T: MT8, MT9,MT18
3T: MT9, MT15
- Cô hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ, đúng cách trước khi ăn cơm.
- Cô giới thiệu món ăn của ngày hôm nay. Cô động viên trẻ ăn hết suất
- Cho trẻ lau miệng sau khi ăn và rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh
- Khi trẻ ngủ, cô mở cửa cho thoáng mát, ánh sáng vừa đủ. Quan sát khi trẻ ngủ
*TCTV: Mời cô, mời bạn, canh, trứng, rau
Hoạt động theo ý thích
-Trẻ ôn bài buổi sáng.
- Cho trẻ xếp, nối hình dụng cụ các nghề
- Đọc các bài thơ, câu chuyện về nghề nghiệp
- Tham gia hoạt động theo ý thích.
trả trẻ
- Cho trẻ chơi tự do
- Trẻ làm vệ sinh sạch sẽ ra về .
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
MT24, MT4 (4T)
MT25, MT3 (3T)
I/Mục đích yêu cầu:
1/Kiến thức:
- Trẻ biết không khí, bầu trời, thời tiết trong ngày.
2/Kỹ năng:
- Phát triển các kĩ năng quan sát, ghi nhớ, tư duy
3/Thái độ:
- Trẻ có tinh thần hợp tác với bạn bè, hòa đồng, vui chơi tích cực.
4.Phương pháp: Quan sát, đàm thoại.
II/Chuẩn bị:
- Đồ chơi tự do, dây thừng
III. Tiến hành:
1. ổn định tổ chức
Cô cho trẻ xếp thành 3 hàng và đi theo vòng tròn vừa đi vừa hát các bài hát về chủ điểm
- Trẻ được vận động và vui chơi nhằm mục đích chuẩn bị tâm lí cho trẻ vào giờ học.
- Cô hướng trẻ vào chủ đề chơi. Cô giới thiệu hoạt động và dẫn trẻ đi tham quan xung quanh sân trường và trò chuyện cùng trẻ về công việc và các hoạt động của các nghề khác nhau trong xã hội và cụ thể là các nghề giúp đỡ cộng đồng.
*TCTV: quan sát, bầu trời, thời tiết, hiện tượng, thiên nhiên
2.Nội dung chính
+ Chơi trò chơi VĐ: “Vận chuyển thuốc”
Luật chơi:Ai chuyển nhiều và nhanh thì chiến thắng
Cách chơi: Chia làm 2 đội chơi đi qua đường zích zắc để mang thuốc về
+ Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng
- Chơi với đồ chơi, thiết bị ngoài trời: Cầu trượt, xích đu..một cách hào hứng.
- Chăm sóc cây cối trong sân trường: Không hái hoa, bẻ cành
- Chơi tự do: Trẻ chơi với bóng, cát, nhặt lá vàng, vẽ tự do trên sânCô quan sát và nhắc nhở trẻ khi chơi.
3. Kết thúc:
Nhận xét, thu dọn đồ dùng đồ chơi, vệ sinh và nhẹ nhàng đi vào lớp
************************
HOẠT ĐỘNG GÓC
MT25, MT73, MT81(4T)
MT28, MT71, MT76 (3T)
- Góc phân vai: Bán hàng, gia đình, bác sĩ, người đưa thư
- Góc xây dựng: Xây dựng bênh viện
- Góc học tập: Xem tranh ảnh về một số nghề, làm sách truyện về nghề nghiệp.
- Góc nghệ thuật: Tô màu, nặn, vẽ một số dụng cụ của nghề nghiệp.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, chơi với cát.
I.Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: Trẻ tham gia chơi và thực hiện một cách thành thạo và hoàn chỉnh.
- Biết tự thỏa thuận nhận vai chơi,biết liên kết các góc chơi với nhau.
-Biết sử dụng các nguyên vật liệu ,các đồ dùng, đồ chơi xây dựng,học tập, bán hàng, nấu ăn, bác sĩ để thực hiện ý định chơi.
2. Kĩ năng : Nhằm phát triền khả năng giao tiếp,ứng xử cho trẻ.
-Rèn khả năng chơi ở các góc.Trẻ chơi và phản ánh rõ các công việc của người xây dựng bác sĩ, bán hàng, nấu ăn, chăm sóc cây
-Rèn mối quan hệ chơi giữa các góc chơi và phát triển khả năng giao tiếp trong khi chơi cho những trẻ còn nhút nhát.
3. Thái độ: Biết đoàn kết và cẩn thận trong khi chơi
Thiết lap mối quan hệ qua lại giữa các nhóm chơi.
II. Chuẩn bị.
-Một số đồ dùng,đồ chơi cho nhóm xây dựng như : hàng rào, gạch, cỏ, các loại cây xanh, cây hoa, ô tô,
-Bộ xếp hình theo mục đích của trò chơi.
-Môt số tranh ảnh về cảnh sinh hoạt trong gia đình.
-các nhạc cụ trống lắc,phách tre, xắc xô
-Tranh cho trẻ tô màu về gia đình, bút chì, màu
III.Tiến hành hoạt động
1.Thỏa thuận vai chơi.
-Trẻ trò chuyện về chủ đề,tự chọn góc chơi , thảo luận nội dung chơi ,vai chơi,
-Cô dẫn dắt trò chuyện hướng trẻ vào góc chơi.
-Cho trẻ kể tên các góc chơi của lớp.
+ Vậy bạn nào cho cô biết lớp mình có những góc chơi nào?
+ Bạn nào thích chơi ở góc xây dựng, góc học tập, góc nghệ thuật, góc thiên nhiên, góc tạo hình.
Cô gợi hỏi trẻ về góc chơi và trẻ nhận vai chơi của mình.
+ Hôm nay các bác xây dựng định làm gì? Cô bán hàng phải làm gì? Ai thích mua sắm vai cô cửa hàng trưởng, ai thích làm nhân viên.
-Ai thích làm bác sĩ ? Bác sĩ làm những công việc gì ?.....
-Bây giờ lớp mình về góc chơi và thỏa thuận vai chơi với nhau nhé! Bạn nào thích chơi ở nhóm nào thì về ở nhóm đó chơi.
*TCTV: xây dựng, bán hàng, gia đình, nghệ thuật, tạo hình
2. Qúa trình chơi:
- Cô cùng nhập vai chơi với trẻ,gợi ý HD trẻ chơi,cô tạo tình huống ở các góc chơi.
- Trẻ tham gia chơi và thể hiện các hành động phù hợp với vai chơi của mình.
- Cô giúp trẻ xây dựng sáng tạo hơn so với những lần chơi trước.
- Các góc chơi phải liên kết với nhau. Sử dụng ngôn ngữ giao tiếp văn minh.
3. Nhận xét sau khi chơi
- Cho trẻ dừng chơi.
-Cô cho trẻ đến góc bác sĩ cho trẻ nhận xét cô bổ sung.
-Sau đó cô dẫn trẻ đi đến các góc,cho trẻ nhận xét,cô nhận xét lại
Cô tập trung trẻ về góc xây dựng và gợi ý cho trẻ tự nhận xét về vai chơi của nhóm,chơi liên kết với nhóm chơi nào.
-Mời nhóm trưởng giới thiệu về công trình của nhóm mình.
-Cô nhận xét khen ngợi động viên trẻ .
- Cho trẻ về góc âm nhac xem biểu diễn văn nghệ.
-Cho trẻ thu dọn đồ chơi vào các góc chơi gọn gàng.
******************************
Thứ 2 ngày 27 tháng 11 năm 2017
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Đề tài: Chuyền bắt bóng qua đầu qua chân
MT5 (4T)
MT17 (3T)
I.Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- 3, 4 trẻ nói được tên vận động và biết cầm bóng bằng 2 tay và chuyền qua đầu, qua chân và bắt bóng bằng 2 tay và không làm rơi bóng.
2. Kĩ năng:
- Trẻ biết đứng 2 chân rộng bằng vai, cầm bóng bằng 2 tay chuyền qua đầu, qua chân và bắt bóng bằng 2 tay và không làm rơi bóng.
- Rèn cho trẻ kỹ năng chuyền và bắt bóng qua đầu qua chân không làm rơi bóng
3. Thái độ:
- Rèn luyện cho trẻ hứng thú tập luyện mạnh dạn và tự tin.
- Giáo dục trẻ ý thức tập thể dục theo cô.
4. Phương pháp:
Trực quan ,dùng lời ,đàm thoại, thực hành
II. Chuẩn bị:
- Nội dung, bài tập phát triển chung
- Trò chơi: “Thi xem ai nhanh”
- Sân tập sạch sẽ, thoáng mát.
- Hai rổ lớn có nhiều quả bóng, 2 rổ nhựa đựng túi cát
III. Tiến trình hoạt động:
1. Khởi động:
- Cho trẻ đi vòng tròn vừa đi vừa hát bài “hạt gạo làng ta” kết hợp với các kiểu đi nhanh, đi chậm, lên dốc, xuống dốc
- Cho trẻ về đứng thành 3 hàng ngang giản cách nhau
2. Trọng động:
* Hoạt động 1: Bài tập phát triển chung tập theo nhạc bài “Cháu yêu cô chú công nhân”
+ Động tác tay 3: Hai tay đưa ngang và đưa về trước
- TTCB: Đứng thẳng tay thả xuôi
- Nhịp 1: Bước chân trái sang trái một bước, hai tay đưa ngang lòng bàn tay ngửa lên.
- Nhịp 2: Hai tay đưa về trước lòng bàn tay úp xuống.
- Nhịp 3: Như nhịp1.
- Nhịp 4: Về TTCB.
- Nhịp 5,6,7,8, tương tự đổi chân
+ Động tác chân 5: Khụy gối
- TTCB: Đứng thẳng tay thả xuôi
- Nhịp 1: Hai tay chống hông, đồng thời bước 1 chân về trước.
- Nhịp 2: Khụy gối chân trước, chân sau thẳng
- Nhịp 3: Như nhịp 1.
- Nhịp 4: Về TTCB.
- Nhịp 5,6,7,8, tương tự đổi chân.
+ Động tác bụng 3: Hai tay đưa lên cao nghiên sang trái, sang phải.
- TTCB: Đứng thẳng tay thả xuôi.
- Nhịp 1: Bước chân trái sang trái một bước, đồng thời đưa hai tay lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau.
- Nhịp 2: Nghiên người sang trái.
- Nhịp 3: Như nhịp 1.
- Nhịp 4: về TTCB.
- Nhịp 5,6,7,8, tương tự đổi bên.
+ Động tác bật 1: Bật tại chỗ.
- Thực hiện: Cho trẻ hai tay chống hông bật liên tục theo nhịp 2- 8.
* Hoạt động 2: Vận động cơ bản “Chuyền qua đầu, qua chân”.
- Cho trẻ di chuyển đội hình thành 2 hàng dọc.
- Cô nói: Các con thấy cơ thể mình đã khỏe mạnh hơn chưa. Vậy bây giờ chúng ta bước vào hội thi nhé.
- Phần thi thứ nhất có tên “Chuyền qua đầu, qua chân”.
- Cô cho trẻ nói đồng thanh “Chuyền qua đầu, qua chân”. 2 lần.
- Để bước vào phần thi đạt kết quả lớp mình chú ý xem 3 bạn làm mẫu nhé
- Làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích động tác chuyền.
Cô chia lớp mình thành hai nhóm có số bạn bằng nhau, đứng thành hai hàng dọc khoảng cách tương đối, bạn đứng đầu cầm một quả bóng. Khi có hiệu lệnh “Chuyền bóng” thì bạn đứng đầu cầm bóng đưa lên đầu chuyền cho bạn thứ 2. Bạn thứ 2 cầm bóng bằng hai tay sau đó lại tiếp tục chuyền cho bạn thứ 3 cứ như vậy lần lượt cho đến cuối hàng. Bạn đứng cuối hàng cầm bóng chạy lên trên. Đội nào chuyền bóng nhanh và cầm bóng lên trước nhất là đội đó thắng cuộc và sẽ được nhận 1 món quà từ ban tổ chức trò chơi.
*TCTV: Qua đầu, qua chân, chuyền bóng, bắt bóng, tương đối
*Trẻ thực hiện:
- Cô cho trẻ lần lượt lên tập
- Cô quan sát nhắc nhở, sửa sai và động viên trẻ.
- Cho trẻ tập dưới hình thức thi đua các tổ.
* Hoạt động 3: Trò chơi “Thi xem ai nhanh”
- cô hướng dẫn trò chơi nói cách chơi và luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần
- Cô quan sát nhắc nhỡ trẻ
3. Hồi tĩnh:
- Các con đi nhẹ nhàng 1 – 2 vòng theo nhạc không lời bài hát “lớn lên cháu lái máy
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
* Tình trạng sức khỏe của trẻ:
* Kiến thức, kỹ năng
* Trạng thái, cảm xúc,thái độ, hành vi của trẻ
Thứ 3ngày 28 tháng 11 năm 2017
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài: Bé yêu cô chú công nhân
MT38 (4T)
MT42 (3T)
I/Mục đích yêu cầu
1/Kiến thức:
- 3 tuổi: Trẻ có hiểu biết về nghề làm công nhân.
- 4 tuổi: Trẻ biết một số dụng cụ, vật liệu mà chú công nhân dùng.
2/Kỹ năng:
- Rèn khả năng quan sát, chú ý có chủ định.
3/Thái độ:
- Trẻ yêu quí các nghề trong xã hội, quí trọng công việc của người lớn. Biết giữ gìn trường lớp sạch sẽ.
4. Phương pháp:
- Trực quan ,dùng lời ,đàm thoại, quan sát
II/Chuẩn bị:
- Hình ảnh nhà xây, bệnh viện, công viên
- Hình ảnh công nhân đang làm việc, một số nguyên vật liệu xây dựng, dụng cụ lao động.
III/Tiến trình hoạt động
*Gây hứng thú:
- Cho cả lớp hát lại bài “Cháu yêu cô chú công nhân”.
- Đàm thoại với trẻ về bài hát. Cho trẻ xem những hình ảnh về những sản phẩm của cô chú công nhân đã làm như là: Trát tường, chở gạch, xây
- Làm thế nào để các cô chú xây được ngôi nhà? Giờ lớp cùng đi tìm hiểu với cô nhé.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về công việc của chú công nhân
- Cô đố, cô đố?
+Cô chiếu hình ảnh lên cho trẻ xem: Viên gạch. Đây là gì vậy? Dùng để làm gì?
+Cô chiếu tiếp hình ảnh xi măng, cát: Đây là gì? Dùng làm gì?
*Mở rộng: Mở hình ảnh sắt, thép, gạch hoa.. lên cho trẻ xem. Ngoài gạch, cát ra còn có rất nhiều đồ dùng khác như là thước xây, bàn xoa, xô
+ Hỏi trẻ: Các con có yêu quí nghề xây dựng này không? Ngoài ra con còn biết nghề nào nữa? Sau này lớn lên con muốn làm nghề gì?
*Giáo dục: Các con ạ, trong xã hội có rất nhiều nghề cao quí, nghề nào cũng được quí trọng. Vì thế các con phải biết ơn người lớn, những người lao động đã mang lại giá trị cuộc sống cho chúng ta.
*TCTV: trát tường, vật liệu, xi măng, viên gạch, thước dây
Hoạt động 2: Trò chơi “Thi xem ai nhanh”
- Cô cho mỗi trẻ 1 cái rổ.
+ Chọn cho cô viên gạch để xây nhà.
+ Chọn cho cô cái xô để múc nước.
+ Chọn cho cô cái thước xây.
*Kết thúc:
- Hôm nay các con rất giỏi đã chọn rất đúng và chính xác những đồ dùng để xây nhà, cô rất cảm ơn các con. Cho trẻ đi vệ sinh và thư giãn.
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
* Tình trạng sức khỏe của trẻ:
* Kiến thức, kỹ năng
* Trạng thái, cảm xúc,thái độ, hành vi của trẻ
**************************
Thứ 4 ngày 29 tháng 11 năm 2017
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đề tài: “ CÁI BÁT XINH XINH”
MT61 (4T)
MT52 (3T)
I.Mục đích yêu cầu :
1)Kiến thức:
-3 tuổi: Trẻ nhớ tên bài thơ, nhớ tên tác giả, biết đọc thơ theo cô và theo anh chị.
-4 tuổi: Dạy trẻ đọc thuộc thơ và thể hiện ngữ điệu, sắc thái của bài thơ.
2)Kỹ năng:
-Trẻ đọc thuộc thơ. Biết sử dụng các động tác minh họa khi đọc thơ.
3 Thái độ:
- Cháu biết giữ gìn sản phẩm lao động.
4) Phương pháp :
- Trực quan ,dùng lời ,đàm thoại
II. Chuẩn bị :
- Tranh minh hoạ, thơ chữ to, bút lông, vòng thể dục.
- Một số hình học, giấy, hồ dán. cái Bát thật với nhiều hoa văn khác nhau.
- Câu hỏi đàm thoại về nội dung.
- Đĩa nhạc
IV.Tổ chức hoạt động:
1. Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú.
- Đọc thơ : Làm nghề như bố.
- Trò chuyện với trẻ về nghề nghiệp của ba mẹ
+ Ba mẹ con làm nghề gì?
+ Nghề của ba mẹ con làm ra những sản phẩm gì?...
- Trong xã hội có rất nhiều nghề mỗi nghề đều làm ra những sản phẩm khác nhau, tất cả các nghề đều có ích cho xã hội
- Nghề gốm là nghề làm ra những cái bát, đĩa cho các con ăn hàng ngày. Có bài thơ nào nói về cái bát, của tác giả nào? Cho trẻ nhắc lại tên bài thơ “Cái bát xinh xinh” của tác giả Thanh Hoà .
2 Hoạt động 2: Hoạt động trọng tâm:
* Đọc thơ.
- Cô đọc bài thơ lần 1.
- Tóm tắt nội dung bài thơ : Cho trẻ xem nhận xét về những chiếc bát thật.
- Cô đọc lần 2 đọc thơ chữ to và kết hợp xem tranh .
+ Trò chuyện với trẻ về nội dung tranh: Cho trẻ quan sát nhận xét về nội dung tranh.
- Giải thích cho trẻ biết Nhà máy Bát Tràng là nơi chuyên sản xuất các loại đồ dùng bằng sứ như bát, đĩa, ấm, chén
*TCTV: cái bát, nâng niu, rung rinh, nhà máy, hoa văn
* Chơi trò chơi " Trời tối, trời sáng"
- Cho cả lớp nhắc tên bài thơ, tên tác giả.
- Cô cho cả lớp đọc thơ 1-2 lần
- Các bạn trai, bạn gái đọc nối tiếp nhau .
- Ở gia đình các con có những loại bát nào? - Cho các tổ đọc .
- Nhóm đọc nối nhau :3 - 4 nhóm - Cá nhân đọc: 3 - 4 cá nhân
- Cô chú ý bao quát trẻ đọc to, rõ ràng ,diễn cảm .
*Câu hỏi đàm thoại :
- 3 tuổi: Các con vừa đọc bài thơ gì?
- 3 tuổi: Sáng tác của ai?
- 4 tuổi: Ai làm ra cái bát đẹp và làm ở đâu?
- 4 tuổi: Cái bát của ba mẹ mang về đẹp như thế nào?
- 4 tuổi: Làm được cái bát vất vả như thế nào?
- 3 tuổi: Khi dùng bát bé phải như thế nào?
- Trẻ liên hệ ở lớp, ở nhà có những loại bát khác nhau với các loại hoa văn khác nhau.
=> Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng , biết ơn ba mẹ và biết giữ gìn sản phẩm lao động, đặt biệt là yêu quí biết ơn cô chú công nhân.
- Cho cả lớp cùng đọc lại bài thơ “ Cái bát xinh xinh”
3. Hoạt động 3: Cho trẻ nặn cái bát
- Trẻ ngồi thành nhóm và nặn thi đua và thành nhiều kiểu bát khác nhau
*/Kết thúc : Thu dọn đồ dùng.
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
* Tình trạng sức khỏe của trẻ:
* Kiến thức, kỹ năng
* Trạng thái, cảm xúc,thái độ, hành vi của trẻ
=========================
Thứ 5 ngày 30 tháng 11 năm 2017
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
Đề tài:Truyện: Ba điều ước
MT75 (4T)
MT70 (3T)
I. Mục đích yêu cầu :
1 .Kiến thức:
- 3 tuổi: trẻ biết tên truyện, các nhân vật trong truyện.
- 4 tuổi: Trẻ hiểu nội dung truyện, nắm trình tự nội dung truyện.
2.Kỹ năng:
-Biết trả lời câu hỏi của cô rõ ràng mạc lạc theo tính cách nhân vât, nội dung câu chuyện.
3- Giáo dục:
- Trẻ biết tôn trọng nghề gia truyền,biết yêu lao động
4 –Phương pháp :
Trực quan ,dùng lời ,đàm thoại, trò chuyện
II.Chuẩn bị :
- Tranh truyện, câu hỏi đàm thoại,
III. Tổ chức hoạt động:
*): Ổn định, trò chuyện.
Đọc thơ “Hạt gạo làng ta”
Hoạt động 1: Kể chuyện- đàm thoại.
*Kể chuyện
- Cô kể chuyện lần 1
- Tóm tắt nội dung câu chuyện :
- Kể lần hai kết hợp cho trẻ xem tranh. Cho trẻ xem tranh, nhận xét về nội dung tranh.
* Hát “gánh gánh gồng gồng”
*Đàm thoại :
-3 tuổi: Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì ?
- 4 tuổi: Câu chuyện có những ai ?
- 4 tuổi:Sau khi cha nuôi qua đời thì Gít làm gì?
- 3 tuổi: Ai đã cho Git ba bông hoa để ước?
- 4 tuổi: Git đã ước những gì?
- 4 tuổi: Gít có vui vì điều ước của mình không?
- 4 tuổi:Cuối cùng Gít đã làm gì?
-3-4tuổi :Nếu con là Gít con sẽ làm gì?
= > Giáo dục :Lao động giúp cho cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa,cơ thể khỏe mạnh, làm giàu cho xã hội và chính chúng ta.Vì vậy, các con phải biết yêu quý lao đông, không được lười biếng mà phải làm những công việc vưa với sức mình để giúp bố mẹ nhé.
*TCTV: lang thang, rình rập, ăn không ngồi rồi, bồng bềnh, tấp nập
*Đặt tên truyện: Theo con thì con sẽ đặt tên câu chuyện này như thế nào ?
- Cho trẻ cùng đặt tên và cùng thống nhất tên truyện: “Ba điều ước”
Hoạt động 2: Trò chơi: Cái gì biến mất
- Cô phổ biến luật chơi, cách chơi
+ Cách chơi, luật chơi:
+ Tổ chức cho trẻ chơi.
( Cô động viên khen trẻ.)
Hoạt động 3 : Tập kể chuyện.
- Lần lượt cho các cháu lên tập kể lại từng đoạn của câu chuyện, cô gợi ý cho 3- 4 trẻ kể
* Kết thúc: thu dọn đồ đạt
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
* Tình trạng sức khỏe của trẻ:
* Kiến thức, kỹ năng
* Trạng thái, cảm xúc,thái độ, hành vi của trẻ
********************
Thứ 6 ngày 01 tháng 12 năm 2017
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ :
Đề tài: Cắt dán hình vuông to, nhỏ.
MT95 (4T)
MT82 (3T)
I. Mục đích yêu cầu :
1- Kiến thức:
- 3 tuổi: Trẻ bôi hồ vào mặt sau hình để dán
- 4 tuổi: Trẻ cắt đôi tờ giấy hình chữ nhật to, nhỏ khác nhau thành những hình vuông to, nhỏ khác nhau.
2- Kỹ năng
- Luyện cách cầm kéo và cắt thẳng, biết phết hồ và dán
3- Giáo dục
- Các cháu trật tự, không vứt rác biết bỏ rác đúng nơi qui định, giữ gìn trường lớp sạch sẽ.
4 –Phương pháp :
Trực quan ,dùng lời ,đàm thoại
II. Chuẩn bị :
- Mẫu của cô
- Băng giấy 5x10cm ; 4 x 8cm ; 3 x 6cm cho mỗi trẻ.
- Vở, kéo, hồ dán đủ cho trẻ
III/ Tổ chức hoạt động:
*Ôn định trò chuyện:
- Hát “ Cháu yêu cô chú công nhân”.
- Trò chuyện về công việc của chú công nhân
Hoạt động 1:. Quan sát mẫu
- Cho trẻ chơi trò chơi : Chiếc hộp kỳ lạ
- 3 tuổi: Cháu lên chơi thò tay vào hộp lấy ra và nói xem là hình gì?
- 4 tuổi: Cháu xem trong hộp có mấy hình vuông, hình vuông có mấy cạnh, các cạnh của hình vuông như thế nào?
* Chơi trời tối, trời sáng.
- 4 tuổi: Các cháu xem chú công nhân đã dùng những hình vuông to, nhỏ xây nên những công trình gì? ( Cho trẻ xem và nhận xét về nhiều kiểu cắt dán khác nhau).
- Cho cháu quan sát nhận xét tranh tranh cắt dán.
- 3 tuổi: Tranh dán những hình gì, có mấy hình vuông, các hình vuông như thế nào?
=> Cô gợi ý cho cháu nhận xét về cách cắt, dán, dán xen kẽ các hình vuông to, nhỏ, các màu sắc khác nhau Cắt băng giấy hình chữ nhật, sau đó cắt đôi hình chữ nhật ta được hình vuông.
* Hát bài : Lái
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CĐ- NGHE NGHIEP CHỒI GHÉP 2018.doc