Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Bản thân bé - Chủ đề nhánh: Bé là ai?

I/. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ biết bật xa 50cm.

- Rèn kỹ năng khéo léo, kỹ năng bật xa đúng kĩ thuật.

- Giáo dục trẻ chơi ngoan.

II/. Chuẩn bị.

- Sân sạch sẽ, an toàn cho trẻ.

- Đồ chơi các góc vận động.

III/. Tổ chức hoạt động.

1. Bé cùng vận động.

- Trẻ cùng cô trò chuyện về chủ đề.

- Cô hướng dẫn trẻ bật xa 50cm.

Cô mời 1 đến 2 trẻ thực hiện mẫu.

- Trẻ cùng thực hiện, cô quan sát và sữa sai cho trẻ.

- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.

- Gợi ý trẻ tham gia trò chơi.

2. Trò chơi “Đập bóng”

- Cô giới thiệu về trò chơi “Đập bóng”

- Cách chơi: chia lớp thành 2 đội, trên tay bạn đầu tiên cầm gậy,chạy lên đập bóng, chạy về chuyền gậy cho bạn tiếp theo, đến hết đoạn nhạc, đội nào đập được nhiều bóng hơn sẽ chiến thắng

 

docx19 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 47040 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Bản thân bé - Chủ đề nhánh: Bé là ai?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề nhánh: BÉ LÀ AI? Thời gian thực hiện : Từ ngày 24/9/2018 đến ngày 28/09/2018 ****** Thứ hai, ngày 24 tháng 9 năm 2018 HOẠT ĐỘNG HỌC Phát triển nhận thức TÌM HIỂU VỀ BẢN THÂN TRẺ, GIỚI TÍNH VÀ NGƯỜI KHÁC I/. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức: - Trẻ biết được họ tên, ngày sinh, sở thích, của mình và các bạn trong lớp, biết tự giới thiệu về bản thân mình, biết những đặc điểm nổi bật của các bạn trong lớp. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát cho trẻ - Rèn khả năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3. Thái độ: - Trẻ có ý thức tham gia vào gjờ học - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ. II/. Chuẩn bị. 1. Đồ dùng của cô: - Máy chiếu, máy tính, các slide hình ảnh về bộ phận trên cơ thể. - Xắc xô, que chỉ. 2. Đồ dùng của trẻ: - Quần áo gọn gàng - Tâm thế thoải mái 3. Nội dung tích hợp: - Nhạc “Múa cho mẹ xem” 4. Hình thức tổ chức: - Đội hình tự do, chữ U. III/. Tổ chức hoạt động. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1/ Hoạt động 1: “ Bạn có biết tên tôi?” - Cô mở nhạc cho trẻ nghe hát bài “Bạn có biết tên tôi” và hỏi trẻ: + Các cháu vừa nghe bài hát gì? Bài hát nói lên điều gì? 2/ Hoạt động 2: Bé là ai? - Các bạn ạ! Lớp mình năm nay có rất nhiều bạn mới đấy và bây giờ cô các cháu tự giới thiệu cho các bạn biết về mình nhé. - Trước tiên cô tự giới thiệu vê họ tên, giới tính, ngày sinh nhật, sở thích của cô cho trẻ bắt chước nói theo. - Sau đó, cô cho lần lượt các trẻ giới thiệu đầy đủ họ tên, giới tính, ngày sinh, sở thích của mình cho các bạn trong lớp làm quen. - Những trẻ còn nhút nhát cô gợi ý để trẻ giới thiệu: + Con tên gì? Sinh nhật của con là ngày nào? + Con là nam hay nữ? + Con bao nhiêu tuổi? + Con học lớp nào? 3/Hoạt động 3: Mình cùng làm quen nhé! - Cho lần lược trẻ giới thiệu đến hết trẻ. - Chúng ta đã làm quen với nhau rồi, giờ các con hãy nói cho cô và các bạn biết sở thích của mình nào? - Cô mời trẻ đứng dậy hỏi về sở thích của trẻ: + Con thích chơi trò chơi gì? + Thích ăn món ăn gì? Thích học gì nhất? - Giáo dục trẻ biết yêu thương đoàn kết, biết giúp đỡ các bạn. 4/Hoạt động 4: Bạn ơi cùng chơi - Trò chơi 1: Làm theo hiệu lệnh - Cách chơi: Cô nói bạn trai đâu thì tất cả các bạn trai đứng dậy và ngược lại các bạn gái. - Luật chơi: Bạn nào đứng lên sai hiệu lệnh của cô sẽ nhảy lò cò. - Trò chơi 2: Tìm bạn thân - Hôm nay cô thấy các con ai cũng giỏi tự giới thiệu được họ tên, sở thích của mình cho các bạn biết, cô sẽ thưởng cho các cháu một trò chơi “Tìm bạn thân”. + Cô nêu cách chơi, luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi. Kết thúc hoạt động. -Trẻ hát cùng cô -Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe -Trẻ giới thiệu -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe cách chơi, luật chơi -Trẻ tham gia chơi -Trẻ tham gia chơi HOẠT ĐỘNG CHƠI NGOÀI TRỜI Nội dung Đọc đồng dao chi chi chành chành Chơi trò chơi dân gian “Ve ùm” Chơi tự do. I/. Mục đích yêu cầu. - Trẻ biết tên bài đồng dao - Rèn kỹ năng chơi trò chơi khéo léo và tinh mắt. - Giáo dục trẻ biết yêu bản thân và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho cơ thể của mình. II/. Chuẩn bị. - Sân sạch sẽ, an toàn cho trẻ. - hình ảnh về bạn trai và bạn gái. III/. Tổ chức hoạt động. 1. Trò chuyện về bài đồng dao “ Chi chi chành chành” - Cô giới thiệu trẻ bài đồng dao “Chi chi chành chành” - Cho trẻ về nhóm cùng đọc bài đồng dao. - Gợi ý trẻ tham gia trò chơi. 2. Trò chơi “Ve ùm”. - Cô giới thiệu về trò chơi “Ve ùm”. - Cho 1 hay 2 trẻ thực hiện mẫu. - Trẻ cùng tham gia. - Cô nhận xét và tuyên dương trẻ. - Cô gợi ý trẻ tham gia hoạt động 3. 3. Chơi tự do. - Cô cho trẻ chơi với các đồ chơi đã chuẩn bị ở khu vận động. - Cô nhận xét chung về hoạt động. - Nhắc trẻ vệ sinh trước khi vào lớp. *CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC - Phân vai: Mẹ con, gia đình, của hàng siêu thị. BTLNT pha nước cam - Học tập: Đoán tên, đoán bạn, nhận biết tên, họ và tên, làm sách tranh theo chủ đề, kể chuyện theo tranh, thực hiện vở tạo hình, vở LQVT. - Nghệ thuật: Sử dụng nguyên vật liệu tạo sàn phẩm đơn giản. Biễu diễn văn nghệ về chủ đề. - Xây dựng: Xây nhà của tôi - Thiên nhiên: Chơi cát nước, lao động chăm sóc cây. I/. Mục đích yêu cầu. 1.Kiến thức - Trẻ biết tên các trò chơi ở các góc theo chủ đề Bản thân: Trò chơi gia đình, mẹ con, bé tập làm nội trợ pha nước cam. Biết tô màu tranh, biết đoán tên, đoán bạn. Xem sách tranh truyện về bản thân. Tô chữ cái, chữ số, thực hiện vở tập tô, tô màu tranh về bản thân của bé. 2.Kỹ năng - Thể hiện được vai trò trách nhiệm của Bố Mẹ trong gia đình, Mẹ đi chợ, nấu ăn, chăm sóc gia đình. Rèn kỷ năng tô, vẽ, cắt, xé nặn.. 3.Thái độ - Trẻ biết phối hợp cùng các nhóm, phục vụ cho gia đình. Biết giữ tập vở sạch đẹp. II/. Chuẩn bị. + Góc phân vai: - Trẻ thể hiện được vai trong gia đình và vai mẹ con, bé tập làm nội trợ trong gia đình pha nước cam. + Góc xây dựng : - Trẻ xây dựng được ngôi nhà của bé, xây hàng rào, cổng, vườn, sân nhà, cây xanh... - Trẻ sắp xếp công trình nhà của bé sáng tạo. + Góc nghệ thuật: - Trẻ biết tô màu về cơ thể của bé, biết sử dụng đất nặn, nặn đồ chơi tặng bạn. - Trẻ biết biểu diễn các tiết mục văn nghệ góp vui cho các bạn. - Biết vẽ và tô màu phù hợp cho bức tranh. + Góc học tập và sách: - Trẻ biết cắt dán, làm sách tranh truyện theo chủ đề, làm thẻ tên, xếp đúng tên của tôi. - Trẻ thực hiện vở tập tô, tô màu tranh tôi là ai. Xem tranh ảnh theo chủ đề. - Trò chơi kidmart ngôi nhà toán học của sammy. + Góc thiên nhiên: - Trẻ biết chăm sóc tưới hoa, lau lá, nhặt lá khô. - Nội dung tích hợp : Toán , văn học , âm nhạc, MTXQ - Hình thức tổ chức : Nhiều hình thức . III/. Tổ chức hoạt động. Hoạt động của cô Hoạt động trẻ 1. Hoạt động 1: Bé cùng trò chuyện. - Cô cho trẻ xem hình bạn trai và bạn gái. - Cô mời một bạn gái và hỏi cả lớp. - Đây là bạn trai hay bạn gái? - Cô giáo dục trẻ phải biết ăn uống đủ chất để có sức khoẻ và học tập thật giỏi. - Ở trường mẫu giáo mình có rất nhiều đồ chơi nè. Khi chơi các con chơi cẩn thận không dành đồ chơi với bạn và phải biết nhường nhịn nhau trong khi chơi nha các con. - Cô giới thiệu 5 góc chơi cho trẻ. Gợi ý trẻ nhìn xung quanh các góc và kể ở các góc chơi có những đồ chơi mới gì? - Cô hướng dẫn cho trẻ về các góc và quan sát giúp đỡ trẻ trong khi chơi. 2. Hoạt động 2: Bé tham gia chơi. - Cô đến các góc chơi, gợi ý và tham gia chơi cùng trẻ. - Cô cùng tham gia, hỏi trẻ đang chơi gì? Gợi ý trẻ giao lưu với các góc chơi. - Cô tập họp trẻ lại và cùng nhận xét. 3.Hoạt động 3: Bé cùng tham quan. - Cô cùng với trẻ tham quan các góc chơi và nhận xét sản phẩm của các góc. - Nhận xét xong các góc cô mời trẻ tập trung lại góc chính “Góc nghệ thuật” Các bạn nhỏ sẽ tham gia tiết mục văn nghệ và tham gia đêm hội ca nhạc của lớp lá 1. - Cô cho trẻ biểu diễn. Sau đó cô nhận xét và tuyên dương trẻ. - Cả lớp cùng cô dọn đồ chơi. Kết thúc hoạt động. - Trẻ xem và trả lời - Trẻ tham gia trò chuyện cùng cô - Trẻ tham gia cùng cô - Trẻ lắng nghe -Trẻ tham quan các góc chơi CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH Trò chơi “về đúng nhà” I/. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. 2. Kỹ năng: - Trẻ có kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết nhường nhịn bạn, hòa đồng với bạn. II/. Chuẩn bị. -Cổng nhà -Vòng tròn -Còi III/. Tổ chức hoạt động. 1. Ổn định. - Cho trẻ về vòng tròn và hát bài hát “tay ngoan” 2. Giới thiệu và hướng dẫn. -Cách chơi: Trẻ vào trong vòng tròn, khi nhạc lên trẻ vỗ tay đi xung quanh vòng tròn, nhạc tắt trẻ phải về đúng ngôi nhà theo kí hiệu trên bản tên của trẻ, -Luật chơi: Kết thúc nhạc trẻ chưa chọn được nha hoặc về sai nhà sẽ nhảy lò cò quanh vòng tròn. Kết thúc hoạt động. ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Thứ ba ngày 25 tháng 09 năm 2018 HOẠT ĐỘNG HỌC Phát triển thẩm mỹ VẼ TÔ MÀU CHÂN DUNG CỦA BÉ. I/ Mục đích yêu cầu 1/ Kiến thức: Biết được chân dung của mình. 2/Kỹ năng: Rèn kỹ năng vẽ các nét cơ bản biết phối hợp màu sắc, bố cục cân đối, sáng tạo... 3/ Thái độ: Biết cùng chơi với bạn, hoàn thành sản phẩm không bỏ dở, yêu thương, hòa đồng với bạn bè. II / Chuẩn bị 1/Đổ dung của cô : -Tranh vẽ bé: 3 tranh . -Hình ảnh hoạt động của các bé trên Powerpoint -Bàn ghế , giá vẽ . -Giá trưng bày sản phẩm . -Máy casset . 2/ Đồ dung cũa trẻ -Giấy vẽ , bút màu . -Hình ảnh trên Powerpoin Nội dung tích hợp : Âm nhạc , văn học , MTXQ . Hình thức tổ chức : Đội hình tự do , ngồi bàn . III/. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1./ Hoạt động 1 : Bé và những người bạn - Cho trẻ đọc thơ “ Bạn mới” trò chuyện về chủ đề. - Bài thơ nói về điều gì? - Bé tự giới thiệu về mình. - Bé có thích vẽ chân dung của mình không? 2./Hoạt động 2 :Bé vui học hỏi - xem hình ảnh trên popewpoint Cô gợi hỏi các hình ảnh trên máy * Quan sát tranh - Để vẽ được chân dung của bé, cô mời các bé nhìn xem tranh mẫu của cô nhé ! - Cô gắn các bức tranh vẽ bé cho trẻ quan sát , gợi hỏi theo nội dung tranh . - Bức tranh vẽ ai? Có những chi tiết gì? Được phối màu như thế nào?Gồm những bộ phận nào? - Hướng dẫn các nét vẽ hình dáng bạn thân. - Cho trẻ hát bài vườn trường mùa thu 3./Hoạt động 3 : Bé làm họa sĩ - Cô quan sát gợi cho trẻ vẽ chân dung bạn thân mà trẻ thích: đường nét , bố cục , màu sắc , trẻ biết tự sáng tạo cho bức tranh thêm phong phú . 4./ Hoạt động 4 : Ai khéo nhất. - Mời trẻ nhận xét tranh mình , tranh bạn nêu đựơc bố cục , màu sắc , đường nét của bức tranh . - Cô nhận xét chung khen cháu ngoan động viên cháu yếu . Chọn tranh đẹp trưng bày góc bé khéo tay . Kết thúc tiết học - Trẻ đọc thơ và tham gia trò chuyện theo chủ đề . - Trẻ trả lời tự do. - Trẻ xem và trả lời - Trẻ trả lời theo ý thích . - Cá nhân 2, 3 bé. - Trẻ hát vào bàn ngồi . - Cả lớp cùng vẽ . - Trẻ tham gia nhận xét HOẠT ĐỘNG CHƠI NGOÀI TRỜI Nội dung Bật xa 50cm. Chơi trò chơi “Đập bóng”. Chơi tự do. I/. Mục đích yêu cầu. - Trẻ biết bật xa 50cm. - Rèn kỹ năng khéo léo, kỹ năng bật xa đúng kĩ thuật. - Giáo dục trẻ chơi ngoan. II/. Chuẩn bị. - Sân sạch sẽ, an toàn cho trẻ. - Đồ chơi các góc vận động. III/. Tổ chức hoạt động. 1. Bé cùng vận động. - Trẻ cùng cô trò chuyện về chủ đề. - Cô hướng dẫn trẻ bật xa 50cm. Cô mời 1 đến 2 trẻ thực hiện mẫu. - Trẻ cùng thực hiện, cô quan sát và sữa sai cho trẻ. - Cô nhận xét và tuyên dương trẻ. - Gợi ý trẻ tham gia trò chơi. 2. Trò chơi “Đập bóng” - Cô giới thiệu về trò chơi “Đập bóng” - Cách chơi: chia lớp thành 2 đội, trên tay bạn đầu tiên cầm gậy,chạy lên đập bóng, chạy về chuyền gậy cho bạn tiếp theo, đến hết đoạn nhạc, đội nào đập được nhiều bóng hơn sẽ chiến thắng - Luật chơi: trẻ đập không bể bóng đập lại đến khi bể bóng 3. Chơi tự do. - Cô cho trẻ tham gia chơi ở khu vận động. - Cô nhận xét chung và nhắc nhở trẻ trước khi lên lớp. CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH Chơi tự do ở các góc I. Mục đích yêu cầu - Trẻ biết các góc chơi - Biết phối hợp vui chơi cùng bạn. - Trật tự trong giờ chơi. II. Chuẩn bị - Đồ chơi ở các góc - Bàn ghế III. Tổ chức hoạt động -Cho trẻ nêu tên đồ chơi nổi bật ở các góc, trẻ nêu lên mình muốn chơi ở góc nào và chơi gì, cho trẻ tự do lựa chọn góc chơi mà trẻ thích -Cô quan sát giúp đỡ trẻ khi cần -Trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động -Giáo dục trẻ giữ gìn đồ chơi. ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY Thứ tư, ngày 26 tháng 09 năm 208 HOẠT ĐỘNG HỌC Phát triển ngôn ngữ Làm quen văn học CHUYỆN CỦA DÊ CON I/. Mục đích yêu cầu 1.Kiến thức - Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, biết đánh giá nhân vật trong truyện. 2.Kỹ năng - Trẻ kể lại truyện cùng cô, biết giả giọng tính cách của nhân vật.Biết kể chuyện sáng tạo dựa theo cốt truyện đã được nghe và nội dung bức tranh trẻ tạo ra. 3.Thái độ - Giáo dục trẻ phải biết giúp đỡ bạn bè, biết lắng nghe ý kiến của người khác, vâng lời người khác dặn dò dù là người lớn hay là bạn bè, không được phép đi theo người lạ, không được tự ý nhận quà bánh của người khác. II/. Chuẩn bị 1/. Đồ dùng của cô - Giáo án powerpoint - Máy chiếu 2/. Đồ dùng của trẻ Mỗi trẻ một cái mũ con vật. Bức tranh hình nền và hình ảnh rời để trẻ gắn hình. III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1/. Hoạt động 1: Hát “ Thật đáng yêu” Cho trẻ hát bài “ Thật đáng yêu” Trò chuyện về chủ đề dẫn vào câu chuyện 2/. Hoạt động 2: “ Bé yêu chuyện” Cô kể lần 1 xem máy chiếu. Tóm tắt nội dung câu chuyện.. Cô kể lần 2 giải thích từ khó, đàm thoại 3/. Hoạt động 3: Ai nhanh nhất Cô đàm thoại theo nội dung câu chuyện bằng hình thức thi đua ai phát tín hiệu nhanh được trả lời trước. 4/. Hoạt động 4: “Khu rừng cổ tích” Cô chia ra 3 nhóm. Mỗi nhóm là 8 bạn làm một bức tranh, cc sẽ gắn hình ành rời lên hình nền khu rừng, sau đó trong nhóm cử ra một bạn đứng lên kể lại nội dung của bức tranh đó. Cô cho 3 nhóm tự tạo bức tranh và kể chuyện sáng tạo. Kết thúc: Cô khen ngợi và động viên trẻ - Trẻ tham gia hát cùng cô - Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ trả lời - Trẻ tham gia CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Nội dung Bài hát “thật đáng yêu” Chơi trò chơi dân gian “ném bóng vào rỗ” Chơi tự do I. Mục đích yêu cầu - Trẻ thuộc bài hát, hát vận động nhịp nhàng - Thích tham gia trò chơi. Biết cách chơi - Trật tự, kỷ luật khi chơi II. Chuẩn bị - Địa điểm : Sân chơi bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ, an toàn cho trẻ. - Trang phục: Cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động. Ổn định trẻ trước khi ra sân - Trước khi ra ngoài trời cô nói rõ địa điểm và mục đích buổi đi dạo. III. Tổ chức hoạt động 1.Hoạt động 1:Hát mời bạn ăn - Cô cho trẻ hát theo tổ nhóm, cá nhân. - Tổ chức cho các đội thi đua - Nhận xét tuyên dương 2.Hoạt động 2. Trò chơi “Ném bóng vào rỗ” - Cách chơi: Lớp chia thành 2 đội, lần lược mỗi thành viên trong đội sẽ ném 1 quả bóng vào rỗ rồi chạy về cuối hàng cho bạn tiếp theo ném, đến hết đoạn nhạc, đội nào có nhiều bóng trong rỗ hơn đội đó là đội chiến thắng - Luật chơi : 1 quả bóng được ném vào rỗ sẽ được 1 điểm, bóng rơi ra ngoài không tính điểm. - Cho trẻ chơi. 3.Hoạt động 3. Chơi tự do - Khi trẻ chơi, cô quan sát, theo dõi để đảm bảo an toàn CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH Giáo dục kỹ năng tự nhận thức về bản I/. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức: - Trẻ biết một số kỹ năng tự nhận thức về bản thân: giới tính, khả năng, hành vi đúng sai 2. Kỹ năng: - Trẻ phân biệt được bản thân với người khác, phân biệt được những hành vi đúng sai. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. II/. Chuẩn bị. 1. Đồ dùng của cô: - Nhạc các bài hát trong chủ đề. 2. Đồ dùng của trẻ: - Lớp học sạch sẽ, gọn gàng. 3. Nội dung tích hợp: - Bài thơ và bài hát. 4. Hình thức tổ chức: - Đội hình tự do. III/. Tổ chức hoạt động. 1. Ổn định. - Cho trẻ hát bài “Múa cho mẹ xem” - Trò chuyện về cơ thể của bé. - Dẫn dắt trẻ sang hoạt động 2. 2. Giới thiệu và hướng dẫn. - Cô cho trẻ giới thiệu về bản thân trẻ - Cô đặt câu hỏi để trẻ hiểu sâu hơn về bản thân trẻ, biết được giới tính, khả năng, sở thích của mình và, sự khác nhau giữa mình với bạn - Cho lần lược từng trẻ giới thiệu - Lắng nghe gợi mở giúp đỡ trẻ khi cần thiết ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY Thứ năm , ngày 13 tháng 10 năm 2016 HOẠT ĐỘNG HỌC Vệ sinh răng miệng LÀM THẾ NÀO ĐỂ RĂNG SẠCH? I/. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức: - Trẻ biết các cách giữ gìn hàm răng sạch khỏe 2. Kỹ năng: - Trẻ có kỹ năng chải răng theo các bước -Trẻ phân biệt được những việc làm nào đúng, sai khi bảo về răng miệng 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. II/. Chuẩn bị. 1. Đồ dùng của cô: - Mô hình hàm răng - Bàn chải - Giáo án điện tử 2. Đồ dùng của trẻ: - Bàn chải - Ca, khăn 3. Nội dung tích hợp: - Thơ “tay ngoan” 4. Hình thức tổ chức: - Đội hình tự do. III/. Tổ chức hoạt động. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1/ Hoạt động 1: Khám phá - Cô và trẻ cùng đọc thơ “tay ngoan”. - Đố các con lớp mình vừa đọc bài thơ gì? - Trong bài thơ có nhắc đến bộ phận nào trên cơ thể? - Ngoài những bộ phận đó các con còn biết bộ phận nào trên cơ thể? - Vậy bên trong miệng mình có gì? - À vậy làm thế nào để răng miệng của chúng ta sạch khỏe các cô cùng cô tìm hiểu nhé 2/ Hoạt động 2: Bác sĩ nhí - Cô cho trẻ xem một đoạn bác sĩ khám răng và dặn dò trẻ giữ gìn vệ sinh răng miệng - Các con vừa xem đoạn phim nói về điều gì? - Vậy bác sĩ có nói ăn những thực phẩm nào dễ bị hư răng? - Vậy để răng sạch khỏe chúng ta cần làm gì? - Đánh răng vào khi nào? - Bạn nào giỏi nhắc lại cho cô và các bạn các bươc đánh răng xem? - Cô vừa nhắc lại các bước đánh răng vừa thực hiện trên mô hình hàm răng. - Giáo dục: các con nhớ để có được hàm răng sạch khỏe, các con hạn chế ăn đồ ngọt như kẹo bánh ngọt,và nhớ là phải đánh răng mỗi sáng thức dậy. sau khi ăn và mỗi buổi tối trước khi đi ngủ nha! 3/ Hoạt động 3: Bé yêu trổ tài - Các con đã được bác sĩ và cô dạy cho các con cách làm thế nào để giữ răng miệng sạch sẽ, và các bước đánh răng đúng cách, vậy bây giờ lớp mình cùng thực hiện nhé! - Cô cho trẻ lấy dụng cụ và ra thực hiện đánh răng - Cô quan sát sửa sai cho trẻ. 4/ Hoạt động 4: Bé tự tin - Các con đã được đánh răng sạch sẽ rồi, bây giờ các con đã đủ tự tin hát một bài hát để kết thúc hoạt động không nào? - Cô và trẻ cùng hát bài hát “Bé tập đánh răng” Kết thúc hoạt động. - Trẻ cùng đọc thơ. - Trẻ tham gia trả lời. -Trẻ chú ý xem video -Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe và trả lời -Trẻ chú ý xem cô thực hiện -Trẻ lấy dụng cụ và thực hiện đánh răng -Bé hát cùng cô HOẠT ĐỘNG CHƠI NGOÀI TRỜI Nội dung Trẻ kể về bản thân, những người bạn, người thân xung quanh bé Chơi trò chơi “Múa lân” Chơi tự do. I/. Mục đích yêu cầu. - Trẻ biết kể về bản thân, những người bạn, người thân xung quanh bé - Rèn kỹ năng múa đúng nhịp. - Giáo dục trẻ biết nhường nhịn nhau trong khi chơi. II/. Chuẩn bị. - Sân sạch sẽ, an toàn cho trẻ. - Mão lân. III/. Tổ chức hoạt động. 1. Bé cùng tìm hiểu. - Cô dẫn trẻ đi dạo và hỏi trẻ về bản thân, những người bạn, người thân xung quanh bé. - Cô lắng nghe, gợi mở cho trẻ mạnh dạn tự tin khi đứng nói trước đám đông. - Cô hỏi trẻ về những người bạn, người thân của bé - Cô tạo bầu không khí trò chuyện thân mật, vui vẻ. 2. Trò chơi “Múa lân”. - Cô giới thiệu về trò chơi “Múa lân”. - Cô hướng dẫn điệu múa. - Cô mời trẻ thực hiện mẫu. - Trẻ cùng tham gia. - Cô và cả lớp cổ vũ bạn chơi. - Cô gợi ý trẻ tham gia hoạt động 3. 3. Chơi tự do. - Cô cho trẻ tham gia chơi ở khu vận động. - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH Nghe hát cát bài hát trong chủ đề I/ Mục đích yêu cầu - Trẻ nhớ được nội dung bài hát trong chủ đề - Thích trả lời các câu hỏi của cô - Trật tự trong giờ chơi. II/ Chuẩn bị - Nhạc các bài hát trong chủ đề III/ Tổ chức hoạt động - Giới thiệu một số bài hát trong chủ đè cho trẻ - Cho trẻ cùng hát theo các bài hát được nghe - Trẻ vận động đúng nhịp điệu bài hát - Cô quan sát tổ chức cho trẻ hoạt động vui vẻ, trẻ hứng thú tham gia thể hiện các bài hát. Nhận xét hoạt động ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY Thứ sáu ngày 14 tháng 10 năm 2016 HOẠT ĐỘNG HỌC Phát triển ngôn ngữ TẬP TÔ A, Ă, Â I/. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết chính xác tên chữ a, ă, â. Nhận biết nét chữ a, ă, â. - Trẻ biết cách tô chữ a, ă, â theo mẫu ( đúng qui trình của con chữ). - Trẻ biết tô từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. 2. Kỹ năng: - Trẻ biết ngồi đúng tư thế, biết cách cầm bút, đặt vở khi tập tô chữ a,ă,â. - Thông qua trò chơi, luyện phát âm và nhận biết chữ a,ă,â. 3. Thái độ: - Trẻ có ý thức kỷ luật. - Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động. II/. Chuẩn bị. Đồ dùng của cô: - Giáo án poewpoit, ti vi, máy tính, đầu lọc. 2. Đồ dùng của trẻ: - Tâm thế thoải mái, quần áo gọn gàng. 3. Nội dung tích hợp: - Phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ. 4. Hình thức tổ chức: - Đội hình tự do. III/. Tổ chức hoạt động. Hoạt động của cô Hoạt dộng của trẻ 1/ Hoạt động 1: Bé yêu cùng chơi nhe! - Cô và trẻ cùng tham gia chơi trò chơi “mắt, mũi, miệng, tai”. - Các con vừa chơi trò chơi có nhắc đến bộ phận nào trên cơ thể của mình. - Trên cơ thể của mình có các bộ phận như mắt, mũi, miệng, tai, đôi tay, đôi chân nè. Vậy để cho những bộ phận trên cơ thể của mình được khẻo mạnh các con sẽ làm gì? - Àh! Đúng rồi mình phải thường xuyên vệ sinh cơ thể mình sạch sẽ và ăn, uống đầy đủ chất dinh dưỡng nha các con. 2/ Hoạt động 2: Bé cùng tìm hiểu. - Bây giờ Cô thưởng cho lớp 1 trò chơi có tên “Tìm chữ” + Cách chơi: - Trên màn hình của cô có hình ảnh và lời bài thơ “Chiếc bóng” trong lời bài thơ đó có nhiều từ mang chữ cái a, ă, â các con cùng đọc và quan sát thật kỹ, trong thời gian 5 giây đội nào phát tín hiệu nhanh cô sẽ mời lên clich chuột chọn những chữ cái a, ă, â. Nếu chọn đúng sẽ được khen nha. + Luật chơi: - Không phát tín hiệu trước 5 giây nếu ai phát tín hiệu trước sẽ mất quyền ưu tiên trả lời. - Mời trẻ chơi. Kiểm tra kết quả. 3/ Hoạt động 3: Bé thử tài. - Cô tô mẫu cho trẻ xem. - Muốn tô chữ a, ă, â đều và đẹp các con phải ngồi như thế nào? - Cô sẽ tổ chức cho các con thi đua tô chữ a, ă, â nhé. Trẻ thực hiện - Cho trẻ hát bài “Thật đáng yêu” ngồi vào bàn để tô chữ. - Cô bao quát trẻ, chú ý chỉnh sửa tư thế ngồi và cách cầm bút cho trẻ. - Khi trẻ tô chữ a xong cho dừng bút cử động đôi tay rồi tô tiếp chữ ă, â. - Cô hướng dẫn những trẻ chậm. 4/ Hoạt động 4: Bé giỏi. - Cô nhận xét vở tập tô của trẻ. - Cô khen ngợi những bài tô đẹp và cho cả lớp cùng quan sát bài của bạn. - Cô tuyên dương khen trẻ. Kết thúc hoạt động. - Trẻ tham gia cùng cô. - Trẻ tham gia trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ tham gia trò chơi. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ quan sát. - Trẻ vào bàn. - Trẻ nêu nhận xét. - Trẻ lắng nghe. HOẠT ĐỘNG CHƠI NGOÀI TRỜI Nội dung So sánh độ cao- thấp của bản thân trẻ với bạn Chơi dân gian “ Mèo đuổi chuột” Chơi tự do I/ Mục đích yêu cầu - Trẻ biết so sanh độ cao-thấp của bản thân trẻ với bạn - Biết cách chơi trò chơi: mèo đuổi chuột - Giáo dục trẻ biết rủ bạn cùng chơi. II/ Chuẩn bị - Trang phục cô và trẻ gọn gang - Sân trường sạch, thoáng mát III/ Tổ chức hoạt động 1/ So sánh độ cao- thấp của bản thân trẻ với bạn - Cô cho trẻ tự ghép đôi với bạn, mỗi nhóm 2 bạn, cô chọn 1 nhóm so sánh mẫu - Hỏi trẻ con cao hơn hay thấp hơn bạn - Để biết chính sát con đứng sát cạnh bạn, so vai bạn và vai mình, nếu vai mình thấp hơn thì mình thấp hơn bạn, nếu vai mình cao hơn thì mình cao hơn bạn - Cho các nhóm thực hiện so sánh và nêu lên kết quả. 2/Trò chơi mèo đuổi chuột - Cô cho trẻ ra sân. - Giới thiệu cách chơi, luật chơi cho trẻ nắm. - Tổ chức cho trẻ chơi 1-3 lần 3/ Chơi tự do -Cho trẻ chơi các đồ chơi trên sân trường, cô quan sát đảm bảo an toàn cho trẻ, dặn trẻ khi chơi không tranh giành đồ chơi với bạn CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH Trò chơi “tìm bạn” I/. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức: - Trẻ biết chơi trò chơi “tìm bạn” 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng nhanh nhẹn, khéo léo. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ trật tự, học ngoan. II/. Chuẩn bị. 1. Đồ dùng của cô: - Còi. 2. Đồ dùng của trẻ: - Thẻ tên - Nhạc bài hát “Thật đáng yêu” III/. Tổ chức hoạt động. - Cách chơi: Mỗi trẻ được đeo 1 thẻ tên trên cổ, trên đó có các kí hiệu, trẻ đi vòng tròn và hát 1 bài hát, khi nghe tiếng còi, trẻ phải tìm được bạn có mang thẻ giống mình. - Luật chơi: sau 5 tiếng đếm bạn nào chưa tìm được bạn sẽ thua. - Kiểm tra kết quả. - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN Ngày 17 tháng 09 năm 2018 TTCM Nguyễn Ngọc Trâm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxgiao an tuan 1 ban than lop la_12419283.docx