1. Quan sát có chủ dịnh : Trò chuyện với trẻ về cách giữ gìn vệ sinh cơ thể
a. Mục tiêu:
- Trẻ có thói quen bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ thể
b. Chuẩn bị:
- Tranh về cơ thể bé
- Địa điểm: sân trường
c. Tổ chức thực hiện:
- Cô và trẻ hát bài: “Cái mũi”
+ Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề đang học
+ Cho trẻ q/s các bộ phận cơ thể và chức năng của chúng
+ Để các bộ phận trên cơ thể luôn sạch sẽ, khỏe mạnh thì chúng ta phải ntn?
+ Cách chăm sóc bảo vệ chúng ntn?
Cô GD trẻ
21 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 17919 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Bản thân - Chủ đề nhánh 3: Cơ thể tôi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận xét chung, khen ngợi trẻ
- Cho trẻ chơi tc: “Mũi – Cằm – Tai”
Cho trẻ chơi 3 – 4 lần
v HĐ3. Kết thúc
-Chuyển hđ
- Trẻ chơi tc
- Trẻ trả lời
- Trẻ biểu hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ q/s
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trưng bày sp
- Trẻ nhận xét
- Trẻ chơi tc
II, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Quan sát có mục đích: Vẽ khuôn mặt vui, buồn của bé
a. Mục tiêu:
- Trẻ biết vẽ mắt, mũi, miệng phù hợp với tâm trạng vui buồn
b. Chuẩn bị:
- Tranh khuôn mặt vui, buồn, mỗi trẻ 1viên phấn.
- Địa điểm: sân trường
c. Tổ chức thực hiện:
- Cô cùng trẻ hát bài: “Cháu vẽ ông mặt trời
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát
- Cô cho trẻ q/s tranh khuôn mặt vui, buồn
- Cho trẻ nhận xét về búc tranh:
+ Đây là búc tranh gì?
+ Khuôn mặt có cảm xúc gì?
+ Khi vui thì ntn?
+ Khuôn mặt có hình gì?
+ Khi cười miệng ntn?
+ Các con hãy cười lên nào?
+ Tương tự cho trẻ nhận xét về tranh khuôn mặt buồn
- Cô cho trẻ vẽ
- Cô quan sát, gợi ý, giúp đỡ trẻ khi cần
- Nhận xét khuyến khích trẻ
2. Trò chơi vận động: “Tìm bạn”
- Cô gt cách chơi và luật chơi.
- Cho trẻ chơi 4-5 lần
- Cô nhận xét sau mỗi lần chơi
3. Chơi tự do:
- Cho trẻ chơi tự do với các thiết bị ngoài trời
- Cô bao quát cho trẻ chơi theo ý thức và đảm bảo an toàn cho trẻ.
III, HOẠT ĐỘNG GÓC
* Nội dung:
- Góc xây dựng Xây dựng “khu vui chơi, giải trí”, xếp hình bé tập thể dục,
- Góc Phân vai : mẹ con, gia đình bé, phòng khám đa khoa, cửa hang ăn uống
- Góc sách truyện : xem tranh truyện về những hành vi tốt của bé với mọi người, cơ thể của bé
- Góc Tạo hình : Cắt dán, vẽ thêm vào các bộ phận còn thiếu. Tô màu, vẽ: chân dung bé, nặn búp bê, xé giấy làm váy
- Góc học tập : tìm hình theo yêu cầu , so sánh ít hơn nhiều hơn, ghép đôi , to nhỏ (Góc trọng tâm)
+ Chuẩn bị : phiếu bài tập cho trẻ, các đồ dùng trong lớp học , lô tô , hình
- Góc âm nhạc: Hát các bài hát theo chủ đề
IV, HOẠT ĐỘNG CHIỀU
* Làm quen bài mới: đọc bài thơ “ Cô và mẹ ”
+ Yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả.
- Đọc thơ theo cô
- Giáo dục trẻ biết lễ phép và biết ơn với mẹ và cô.
+ Nội dung: Cô đọc trẻ nghe 2 lần.
- Trẻ đọc thơ cùng cô và trả lời một số câu hỏi:
- Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Trong bài thơ nói về điều gì?
- Các con thường làm gì cho mẹ và cô vui lòng?
* Cùng cô trang trí lớp ngày 20/10
V. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3 ngày 16 tháng 10 năm 2018
I, HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH
Đề tài : Văn học :Thơ “ Tâm sự của cái mũi”
1. Mục đích - yêu cầu
a. Kiến thức:
- Giúp trẻ thuộc được bài thơ “Tâm sự của cái mũi”, nhớ được tên bài thơ, tên tác giả “
- Trẻ hiểu được nội dung bài thơ: mũi là giác quan của cơ thể, mũi để thở, để ngửi, cần phải giữ gìn vệ sinh để mũi luôn sạch sẽ.
b. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng nghe và cảm trả lời câu hỏi của cô đầy đủ rõ ràng.
- Trẻ thể hiện được âm điệu nhẹ nhàng, tình cảm của bài thơ khi đọc thơ cảm nhận được bài thơ qua giọng đọc, cử chỉ, điệu bộ.
c. Thái độ
- Trẻ biết tác dụng của cái mũi và các bộ phận khác trên cơ thể, biết bảo vệ sinh mũi và các bộ phận luôn sạch sẽ để cơ luôn khỏe mạnh.
- Trẻ có thái độ tích cực, hứng thú trong giờ học.
2. Chuẩn bị
- Nhạc bài hát “Cái mũi”, máy chiếu, loa mở nhạc.
- Hình ảnh minh họa bài thơ “Tâm sự của cái mũi”
- Cô đọc thuộc diễn cảm bài thơ.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú
- Cô gọi trẻ lại gần
- Ai giỏi kể về các bộ phận cơ trên cơ thể mình cho cô và các bạn cùng nghe nào?
(tác dụng của những bộ phận đó)
- Mũi xinh của chúng mình đâu?
- Mũi giúp chúng mình làm gì nhỉ?
(mũi không Chỉ giúp chúng mình ngửi, thở mà mũi còn làm cho khuôn mặt của chúng mình thêm xinh đấy)
- Có rất nhiều nhạc sĩ, nhà thơ đã sáng tác các bài hát, bài thơ nói về cái mũi. Ai biết có bài thơ nào nói về cái mũi không?
- Để biết cái mũi muốn tâm sự với chúng mình điều gì chúng mình cùng lắng nghe cô đọc bài thơ nhé.
* Hoạt động 1: Dạy trẻ đọc thơ
- Cô đọc bài thơ 1 lần (đọc diễn cảm)
+ Cô vừa đọc bài thơ gì?
+ Bài thơ do ai sáng tác?
+ Theo các con “ Tâm sự” có nghĩa là như thế nào?
(Tâm sự là có điều gì đó ở trong lòng muốn nói ra để mọi người cùng hiểu)
- Lớp chúng mình ai thuộc bài thơ này rồi?
+ Cả lớp đọc 1 lần (ngồi tại chỗ đọc)
+ Cả lớp đọc lần 2 (về chỗ ngồi)
- Cô thấy lớp chúng mình đọc thuộc bài thơ rồi, nhưng để bài thơ hay hơn thì khi đọc các con chú ý đọc với giọng vừa phải,nhẹ nhàng tình cảm.nhấn vào các từ: biết bao điều, ngạt ngào ..các con nhớ chưa nào.
+ Cô đọc cùng trẻ 1 lần
+ Cả lớp đọc (cô chú ý sửa sai nếu có)
- Bài thơ “Tâm sự của cái mũi” không chỉ có lời nói hay mà còn có những hình ảnh minh họa rất đẹp. Chúng mình cùng hướng lên màn hình và đọc thơ theo hình ảnh với cô nhé.
+ Đọc thơ theo hình ảnh minh họa
* Hoạt động 2: Đàm thoại trích dẫn
- Chúng mình vừa đọc bài thơ gì?
- Trong bài thơ cái mũi tâm sự với chúng mình điều gì?
- Mũi giúp chúng mình làm gì?
- Ai đọc câu thơ nói lên điều đó?
- Chiếc mũi giúp chúng mình ngửi những hương gì?
- Theo con hương ngạt ngào là mùi hương như thế nào?
(là mùi hương rất thơm lan tỏa ra khắp không gian rộng)
- Mũi giúp chúng mình ngửi, mũi còn giúp chúng mình làm gì nữa?
- Câu thơ nào thể hện điều đó?
- Mũi giúp chúng mình rất nhiều điều vậy để cái lưỡi thêm xinh, sạch sẽ thì chúng mình phải làm gì?
* Giáo dục: các con ạ! Trên cơ thể chúng mình, ngoài mũi ra còn có nhiều bộ phận khác nữa, mỗi bộ phận đều có những tác dụng riêng rất quan trọng. vì vậy hàng ngày các con phải vệ sinh các bộ phận và cơ thể luôn sạch sẽ, vệ sinh đúng cách để cơ thể luôn khỏe mạnh các con nhớ chưa nào?
- Bây giờ cô mời cả lớp chúng mình cùng đứng lên đọc bài thơ và cùng tâm sự với cái mũi nhé!
- Cả lớp đứng lên đọc (thể hiện điệu bộ, cử chỉ cùng cô)
- Đọc thi đua theo tổ ( chú ý sửa sai cho trẻ)
- Nhóm đọc bạn trai đọc (sửa sai cho trẻ)
- Nhóm bạn gái đọc (sửa sai cho trẻ)
- Cá nhân đọc (gọi 1- 3 trẻ lên đọc)
- Cả lớp đoc theo hình ảnh minh họa.
* Hoạt động 3: Kết thúc
- Nhận xét khen trẻ
- Bây giờ cô mời các con cùng đứng lên hát thật hay để ca ngợi cái mũi xinh của chúng mình nào!
- Cô mở nhạc, cô và trẻ cùng hát bài “Cái mũi”
Trẻ kể (chân, tay, mặt, mũi,)
- Trẻ chỉ vào mũi
- Ngửi, thở
- Trẻ lắng nghe cô nói
- Tâm sự của cái mũi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nghe cô đọc
- Tâm sự của cái mũi
- Cô Lê Thu Hương sưu tầm
- Trẻ trả lời theo ý hiểu
- Trẻ đọc
- Trẻ đứng lên đọc
- Trẻ lắng nghe cô nói
- Cả lớp đứng lên đọc
- Trẻ đọc thơ theo hình
- Tâm sự của cái mũi
- Tâm sự về cái mũi
- “Tôi là.. bao điều”
- Hương thơm của lúa hương ngạt ngào của hoa
- Trẻ trả lời theo ý hiểu
- Để thở
- “Như vậy...bạn thở”
- Phải vệ sinh sạch sẽ hàng ngày không lấy tay ngoáy mũi.
- Vâng ạ
- Cả lớp đọc, thể hiện các động tác minh họa
- Các tổ đọc
- Bạn trai đọc
- Bạn gái đọc
- Cá nhân đọc
- Cả lớp đọc
- Hát: “Cái mũi”
II HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Quan sát có chủ dịnh : Trò chuyện với trẻ về cách giữ gìn vệ sinh cơ thể
a. Mục tiêu:
- Trẻ có thói quen bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ thể
b. Chuẩn bị:
- Tranh về cơ thể bé
- Địa điểm: sân trường
c. Tổ chức thực hiện:
- Cô và trẻ hát bài: “Cái mũi”
+ Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề đang học
+ Cho trẻ q/s các bộ phận cơ thể và chức năng của chúng
+ Để các bộ phận trên cơ thể luôn sạch sẽ, khỏe mạnh thì chúng ta phải ntn?
+ Cách chăm sóc bảo vệ chúng ntn?
Cô GD trẻ
2. Trò chơi vận động: “Giúp cô tìm bạn”
- Cô gt tên trò chơi, luật chơi, cách chơi
- Cho trẻ chơi 3 - 4 lần
- Cô nhận xét sau mỗi lần chơi
3. Chơi tự do:
Cho trẻ chơi tự do với các thiết bị ngoài trời
- Cô bao quát cho trẻ chơi theo ý thức và đảm bảo an toàn cho trẻ.
III. HOẠT ĐỘNG GÓC
Nội dung:
- Góc xây dựng Xây dựng “khu vui chơi, giải trí”, xếp hình bé tập thể dục,
- Góc Phân vai : mẹ con, gia đình bé, phòng khám đa khoa, cửa hang ăn uống
- Góc sách truyện : xem tranh truyện về những hành vi tốt của bé với mọi người, cơ thể của bé
- Góc Tạo hình : Cắt dán, vẽ thêm vào các bộ phận còn thiếu. Tô màu, vẽ: chân dung bé, nặn búp bê, xé giấy làm váy
- Góc học tập : tìm hình theo yêu cầu , so sánh ít hơn nhiều hơn, ghép đôi , to nhỏ (Góc trọng tâm)
+ Chuẩn bị : phiếu bài tập cho trẻ, các đồ dùng trong lớp học , lô tô , hình
- Góc âm nhạc: Hát các bài hát theo chủ đề
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Học bài mới: Bài thơ “Bé ơi”
+ Yêu cầu: Trẻ thuộc thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ.
+ Nội dung:
- Cô trò chuyện với trẻ về bài thơ đã học
- Cho trẻ nêu tên tác giả và nội dung bài thơ
- Cô cho tổ, nhóm, cá nhân đọc
- Kết thúc cô nhận xét và tuyên dương trẻ.
2. Chơi tự do ở các góc: PV, Sách.
V. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
.........................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Thứ 4 ngày 17 tháng 10 năm 2018
I. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH
Đề tài :LQT: Đếm đến 3, Nhận biết các nhóm có 3 đối tượng
1. Mục đích yêu cầu:
a.Kiến thức
-Trẻ biết đếm đến 3, nhận biết các nhóm có 3 đối tượng, nhận biết được chữ số 3.
b. Kỹ năng
Luyện cho trẻ cách đếm, xếp từ trái qua phải cách bớt từ phải qua phải qua trái và kĩ năng xếp tương ứng 1:1
c. Thái độ
- Trẻ hứng thú với giờ học
2. Chẩn bị
-Slide cài trong máy tính
-Các nhóm đồ dùng, đồ chơi có số lượng trong phạm vi 3
- 2 rổ xanh, đỏ đựng đồ dùng và các loại thực phẩm cần cho bé
-Bảng, thước chì, chiếu
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định trò chuyện giới thiệu bài
-Cho trẻ hát bài “Tập đếm”
-Cô trò chuyện với trẻ giới thiệu bài
2.Nội dung
2.1 Hoạt động 1: Luyện tập nhận biết nhóm đồ vật có số lượng là 1,2
-Trẻ cùng cô chơi trò chơi “Đọc đồng dao về các giác quan”
-Trẻ tìm trên cơ thể mình những bộ phận có số lượng 1,2
-Cho trẻ vận động theo yêu cầu của cô: Gật đầu 2 cái, vỗ tay 2 cái, kí chân 2 cái
2.2 Hoạt động 2: Dạy trẻ nhận biết đếm đúng các đúng nhóm có 3 đối tượng
-Các con xem trong rổ của các con có những gì?
Đã đến giờ đi học các con cho bạn trai ra xếp thẳng hàng nào?
-Các bạn trai rủ thêm 2 bạn gái cùng đi học
Các con thấy nhóm bạn trai và nhóm bạn gái như thế nào với nhau?
+Nhóm nào nhiều hơn?
Nhiều hơn là mấy?
+Nhóm nào ít hơn? Ít hơn là mấy?
+Có bao nhiêu bạn trai?
+Có bao nhiêu bạn gái (Cho trẻ đếm)
-Muốn cho hai nhóm bằng nhau và đều bằng 3 ta phải làm như thế?
-Cho trẻ thêm 1 bạn gái (cô và trẻ cùng thực hiện)
+ 2 bạn gái thêm 1 bạn gái bằng mấy bạn gái?
+ 2 thêm 1 bằng mấy? (Cho trẻ nhắc lại nhiều lần)
-Cô cho trẻ đếm lần lượt nhóm bạn trai và nhóm bạn gái
+ 2 nhóm bây giờ như thế nào với nhau?
+Đều bằng mấy?
+Để biểu thị nhóm bạn trai và nhóm bạn gái đều có số lượng là 3 chúng mình phải sử dụng chữ số mấy?
+Ai biết chữ số 3 rồi lên chọn giúp cô nào?
+Cô nhận xét chữ số 3
+Cho cả lớp đọc đồng thanh (Chữ số 3)
-Đã hết giờ học, mời các bạn nam về lớp
+ 3 bạn trai bớt 1 còn mấy?
+ 2 bạn trai bớt 1 còn mấy?
+ 1 bạn trai bớt 1 còn mấy?
+Còn lại nhóm gì?
+ 3 bạn gái bớt 1 còn mấy?
+ 2 bạn gái bớt 1 còn mấy?
+ 1 bạn gái bớt 1 còn mấy?
-Các con đã về lớp hết rồi đấy?
2.3 Luyện tập củng cố
-Trò chơi 1:Thi ai nhanh
-Cho 2 đội thi đua gắn thực phẩm có số lượng là 3
-Trò chơi 2: “Tìm nhóm có số lượng 3”
-Cho trẻ lên tìm nhóm có số lượng 3 ở xung quanh lớp
- Hát và trò chuyện cùng cô
- Trẻ quan sát và trả lời
- Trẻ thực hiện.
Trẻ trả lời
- Thực hiện theo yêu cầu của cô
- Hào hứng tham gia trò chơi.
- Hào hứng tham gia trò chơi
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Quan sát có mục đích : Giải câu đố về các bộ phận cơ thể
a. Mục tiêu:
- Trẻ biết và giải đc 1 số câu đố về bộ phận cơ thể
b. Chuẩn bị:
- Các câu đố về bộ phận cơ thể
- Phấn, bóng, vòng, đ/d, đ/c thiết bị ngoài trời
c. Tổ chức thực hiện:
- Cô cho trẻ ra ngoài sân trường và đố trẻ
Lắng nghe tiếng mẹ, tiếng cô
Âm thanh, tiếng động nhỏ to quanh mình
Là cái gì?
(Cái tai)
Nhô cao giữa mặt một mình
Hít thở lại giỏi, lại tinh ngửi mùi
Đố là cái gì?
(Cái mũi)
Cùng ngủ cùng thức
Hai bạn xinh xinh
Nhìn rõ mọi thứ
Nhưng không thấy mình
Là cái gì?
(Đôi mắt)
Chẳng mọc mà thành mái
Chẳng cấy mà mọc đều
Già thì trắng phau phau
Non thì đen kin kít
(Mái tóc)
2. Trò chơi vận động: “Đổi đồ chơi cho bạn”
- Cô gt cách chơi và luật chơi.
- Cho trẻ chơi 4-5 lần.
- Cô nhận xét sau mỗi lần chơi.
3. Chơi tự do:
- Chơi với vòng, bóng, đ/d, đ/c thiết bị ngoài trời
- Cô bao quát và đảm bảo an toàn cho trẻ.
III. HOẠT ĐỘNG GÓC
Nội dung :
- Góc xây dựng Xây dựng “khu vui chơi, giải trí”, xếp hình bé tập thể dục,
- Góc Phân vai : mẹ con, gia đình bé, phòng khám đa khoa, cửa hang ăn uống
- Góc sách truyện : xem tranh truyện về những hành vi tốt của bé với mọi người, cơ thể của bé
- Góc Tạo hình : Cắt dán, vẽ thêm vào các bộ phận còn thiếu. Tô màu, vẽ: chân dung bé, nặn búp bê, xé giấy làm váy
- Góc học tập : tìm hình theo yêu cầu , so sánh ít hơn nhiều hơn, ghép đôi , to nhỏ (Góc trọng tâm)
+ Chuẩn bị : phiếu bài tập cho trẻ, các đồ dùng trong lớp học , lô tô , hình
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Cho trẻ làm vòng tay tặng bà tặng mẹ
Yêu cầu : trẻ làm ra sản phẩm là chiếc vòng tay hoàn chỉnh để mang về tặng bà tặng mẹ nhân ngày 20/10
Nội dung:
- cô hỏi trẻ sắp tới ngày gì?
- Trẻ sẽ làm gì để tặng quà cho bà cho mẹ nhân ngày 20/10
- Cô hướng dẫn trẻ làm
- Cô bao quát giúp đỡ trẻ
2. Chơi tự do:
- Trẻ chơi ở các góc.
V. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 5 ngày 18 tháng 10 năm 2018
I. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH
Đề tài : KPKH : Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Đề tài: Trò chuyện về cái mũi của bé
HĐ Tích hợp: Âm nhạc, văn học
1.Mục đích , yêu cầu
a. Kiến thức:
-Trẻ biết về hình dáng, đặc điểm của cái mũi
- Trẻ biết tác dụng của cái mũi dùng để thở, ngửi, để duy trì sự sống của cơ thể
b. Kĩ năng:
- Rèn luyện cơ tay cho trẻ
- Biết vận động theo nhạc bài hát “Tóm được rồi”
c. Thái độ:
- Trẻ có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ thể
2.Chuẩn bị.:
-Tranh vẽ hình ảnh em bé, gương
3.Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ôn định tổ chức
- Cô và trẻ cùng hát bài : “ Cái mũi”
- Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát
- Cô dẫn vào bài
2. HĐ2:Nội dung
* HĐ2.1. Đàm thoại, quan sát cái mũi
- Cô cho trẻ ngửi mùi nước hoa
- Con ngửi thấy mùi gì?
- Con dùng cái gì để ngửi?
- Cái mũi nằm ở đâu trên khuôn mặt?
- Cái mũi nằm ở đâu?
- Cô cho trẻ soi gương để quan sát, sờ, miêu tả về cái mũi của mình
- Mũi dùng để làm gì?
- Cho trẻ bịt mũi mím môi lại
- Con cảm thấy thế nào?
- Con thả tay ra và thở sâu
- Con thấy thế nào?
- Cô khái quát: Nhờ có cái mũi mà chúng ta có thể ngửi được mùi, thở được. Vì vậy mũi rất quan trọng đối với chúng ta
- Các con phải giữ gìn và bảo vệ mũi ntn?
→ Các con phải giữ gìn cơ thể sạch sẽ, gữ ấm cho cơ thể để ko bị ngạt mũi, sổ mũi
*HĐ2.3. Trò chơi tạo hình
- Trò chơi 1: “Ai đoán giỏi”
- Trò chơi 2: “Ai khéo tay"
+ Cô nêu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi
+ Cho trẻ chơi 3 – 4 lần
+ Cô nhận xét
3. HĐ3.Kết thúc
- Cô và trẻ hát vận động bài: “Tóm được rồi”
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
Trẻ vận động cùng cô
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ lăng nghe
II.HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích: Vẽ hoa tặng mẹ
a. Mục tiêu:
- Trẻ biết dùng những kỹ năng đã học để vẽ được hoa tặng mẹ.
- Trẻ biết chơi trò chơi và chơi đúng luật
- Trẻ được vui chơi thoải mái.
b. Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ 1 viên phấn
c. Tổ chức thực hiện:
- Cho trẻ hát bài: “Cô và mẹ”
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Các con có biết hôm nay là ngày gì ko?
- Ngày 20/10 là ngày gì?
- Để nhớ ơn bà, mẹ, côthì các con phải ntn?
- Hôm nay cô sẽ cho các con vẽ hoa để tặng cho mẹ nhé
- Cô cho trẻ q/s tranh, đàm thoại về 1số loài hoa
- Cho trẻ vẽ
- Cô gợi ý, giúp đỡ trẻ khi cần
- Cô nhận xét, động viên trẻ
2. Trò chơi vận động: “Mèo đuổi chuột”
- Cô gt cách chơi và luật chơi.
- Cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
- Cô nhận xét sau mỗi lần chơi.
3. Chơi tự do
- Chơi với vòng, bóng, đ/d, đ/c thiết bị ngoài trời
- Cô bao quát và đảm bảo an toàn cho trẻ.
III. HOẠT ĐỘNG GÓC
Nội dung :
- Góc xây dựng Xây dựng “khu vui chơi, giải trí”, xếp hình bé tập thể dục,
- Góc Phân vai : mẹ con, gia đình bé, phòng khám đa khoa, cửa hang ăn uống
- Góc sách truyện : xem tranh truyện về những hành vi tốt của bé với mọi người, cơ thể của bé
- Góc Tạo hình : Cắt dán, vẽ thêm vào các bộ phận còn thiếu. Tô màu, vẽ: chân dung bé, nặn búp bê, xé giấy làm váy
- Góc học tập : tìm hình theo yêu cầu , so sánh ít hơn nhiều hơn, ghép đôi , to nhỏ (Góc trọng tâm)
+ Chuẩn bị : phiếu bài tập cho trẻ, các đồ dùng trong lớp học , lô tô , hình
- Góc âm nhạc: Hát các bài hát theo chủ đề
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Làm quen bài mới: Hát “Cái mũi”.
a.Yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên bài hát, thuộc bài hát.
b. Nội dung:
- Cô trò chuyện với trẻ về trường mình đang học
- Cô giới thiệu bài hát.
- Cô hát cho trẻ nghe, giảng nội dung bài hát.
- Cô dạy trẻ hát.
2. Chơi tự do:
- Trẻ chơi ở các góc.
V. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 6 ngày 19 tháng 10 năm 2018
I. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH
Đề tài : Âm nhạc : VĐTN: “ Cái mũi”
NH : “ Đường và chân”
TCAN : “ Nghe tiếng hát tìm đồ vật”
1. Mục đích- yêu cầu
a.Kiến thức
- Trẻ nhớ được các vận động phối hợp tay và chân để minh họa cho bài “ cái mũi”
- Trẻ hiểu nội dung bài hát, cảm nhận được giai điệu vui nhộn của bài hát.
b. Kỹ năng
- Trẻ biết quan sát lắng nghe và hát được theo yêu cầu của cô
- Phát triển tai nghe khả năng cảm thụ âm nhạc ở trẻ thông qua tính chất của bài hát và bài nghe hát, biểu diễn đúng cách.
- Trẻ chơi được trò chơi theo yêu cầu của cô.
- Trẻ biết cách thể hiện đúng những kỹ năng biểu diễn: cầm mic sát miệng, khi hát mắt nhìn xuống khán giả.
c.Thái độ:
- Trẻ yêu thích giờ hoạt động âm nhạc
- Trẻ biết yêu trường, yêu lớp và thích đi học hơn
2. Chuẩn bị
-Nhạc không lời bài hát chào ngày mới, đi học.
-Dụng cụ âm nhạc.
- Mũ Chóp.
3. Tiến hành hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: (Ổn định tổ chức – dẫn dắt vào bài)
-Chơi trò chơi dân gian”oản tù ti”cho trẻ chơi2-3 lần)các con chơi rất giỏi cô khen cả lớp mình nào.
-Cô có cái gì đây?(cô đưa 1 hộp quà ra)
-Các con ngửi thấy mùi gì?
-Thế các con có đoán được mùi thơm của cái gì không?
À đây là chiếc hộp đựng ha hồng đấy, bong hoa hồng dẹp này đê chngs ta có thể tặng mẹ, tặng bà, tặng cô, tặng các bạn gái nhân ngày 20-10 đấy.
Thế các con có biết chúng ta ngửi được mùi bánh là nhờ vào đâu không?
À đúng rùi, nhờ có mũi mà chúng mình có thể ngửi được mùi thơm của hoa đấy.Thế hôm trước cô đã dạy các con bài hát gì nói về cái mũi?
-Cô và trẻ cùng hát 1 lần(có nhạc đệm).Hỏi trẻ bài hát do ai sáng tác?lời việt:Thu Hiền-Lê Đức)
-Các con cùng cô hát lại bài hát nào!
-Để bài hát “Cái mũi “ được hay hơn ,sinh động hơn hôm nay cô sẽ dạy các con vận động minh họa bài hát “cái mũi”nhé!-Để bài hát “Cái mũi “ được hay hơn ,sinh động hơn hôm nay cô dạy các con vận động minh họa theo bài hát “Cái mũi “ nhé!
*Hoạt động 2:dạy trẻ vận động
Cô làm mẫu
Các con hãy chú ý xem cô làm mẫu nhé!
+Lần 1:cô làm mẫu kết hợp với nhạc đệm.
Cô đã làm mẫu xong rồi ,cô sẽ làm lại 1 lần nữa.
+Lần 2:cô làm mẫu chậm( không nhạc)
Phân tích động tác:
“Nào bạn ơi ra đây xem ta 1 cái mũi “
Khi vẫy tay các con kết hợp nhún chân và chỉ vào mũi của
mình.
“Nào bạn ơi ra đây ta xem phình cái mũi”
Các con vẫy tay kết
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao an chu de ban than tuan 3 45 tuoi_12452924.doc