1.Về mục tiêu chủ đề:
- Các mục tiêu đã thực hiện tốt:
Phát triển thể chất.
Phát triển nhận thức.
Phát triển ngôn ngữ.
Phát triển thẩm mĩ (âm nhạc).
Phát triển tình cảm - xã hội.
- Các mục tiêu đặt ra chưa thực hiện được hoặc chưa phù hợp và lý do:
. Phát triển thẩm mĩ (tạo hình)
. Lý do: Vì thời tiết lạnh trẻ nghỉ học nhiều vì bị đau. Vì vậy việc thực hiện các tiết tạo hình còn cần nhiều đến sự giúp đỡ hướng dẫn của cô giáo, cơ tay của trẻ còn yếu ớt nên trẻ cầm bút còn chưa thạo, vì đi học chưa đều nên có những tiết còn thiếu và phải bù vào các buổi chiều mà cháu đi học.
- Những trẻ chưa đạt được các mục tiêu và lý do:
. Cháu Đông Phi, Nguyễn Gia Huy, Phan Gia Huy, Nguyễn Bảo ngọc.những cháu này cơ tay còn yếu nên thực hiện chưa đạt được các tiết tạo hình trong chủ đề
. Cháu Hoàng Việt, Gia Hưng, Bảo Châu Tô màu còn lem quá nhiều ra ngoài
2. Về nội dung chủ đề:
- Nhìn chung các cháu trong lớp đều biết tên trường, tên lớp, tên cô giáo và tên các bạn
- Trẻ biết một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp cũng như ngoài sân trường, các hoạt động của trường, lớp
109 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 897 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Bản thân - Trường mầm non Họa Mi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n có cách chia nào nữa?
* Cách 2: Nhóm thứ nhất có 3 cái bát, nhóm thứ 2 có 2 cái bát.
(hướng dẫn trẻ như cách 1)
- Như vậy từ 5 cái bát các con đã tách thành 2 nhóm nhỏ với 2 cách khác nhau ( 4-1,3-2). Và khi gộp 2 nhóm nhỏ này lại thì sẽ được số nhóm ban đầu là 5.
● Tách gộp theo yêu cầu:
- Cô vừa thực hiện vừa cho trẻ tách gộp 6 cái bát thành 2 nhóm nhỏ bằng 2 cách: 4-1 3-2.
- Cô hướng dẫn và bao quát trẻ thực hiện.
- Cho trẻ đếm số hạt lạc trong rổ, yêu cầu trẻ tách-gộp 5 hạt lạc thành 2 nhóm nhỏ theo yêu cầu của cô.
- Cô nhận xét khen ngợi trẻ.
+ Khi tách 5 đối tượng thành 2 nhóm nhỏ gồm có những cách chia nào?
- Cô chốt: Khi tách gộp 5 đối tượng thành 2 nhóm nhỏ gồm có 2 cách chia:
+ Cách 1: 4-1 hoặc 1-4
+ Cách 2: 3-2 hoặc 2-3
+ Khi gộp 2 nhóm nhỏ lại thì cho ta kết quả ban đầu là 6.
*Hoạt động 3: Củng cố - Luyện tập:
* Trò chơi 1: Thử tài của bé
- Cô phát cho mỗi trẻ một tranh vẽ 6 cái ấm, yêu cầu trẻ tách gộp bằng cách khoanh tròn số lượng cái ấm thành 2 nhóm và ghi kết quả của 2 nhóm vào 2 ô vuông, và ghi tổng số 2 nhóm vào ô tròn.
- Cô hướng dẫn trẻ bằng tranh của cô.
- Trẻ thực hiện và cô quan sát , nhận xét trẻ.
* Trò chơi 2: Kết nhóm
- Cách chơi: Cô cho trẻ đi thành vòng tròn vừa đi vừa hát bài “ Cả nhà thương nhau ”.Khi nghe thấy hiệu lệnh “ Kết nhóm ”,Trẻ sẽ nói “ Nhóm mấy ”,Cô nói nhóm có 5 bạn.Khi trẻ tạo được nhóm có 5 bạn rồi thì cô hô tiếp “ Chia rẽ” thì trẻ sẽ tách nhóm theo ý thích, có thể nhóm có 1 bạn hoặc nhóm có 4 bạn, nhóm có 2 bạn và nhóm có 3 bạnvà tiếp tục cô hô “ Kết nhóm ” thì từ các nhóm nhỏ trẻ gộp lại thành một nhóm có số lượng là 5.
- Cô đi kiểm tra và nhận xét trẻ.
- Luật chơi: Nếu trẻ nào tách nhóm chậm hoặc không biết tạo nhóm sẽ phải ra ngoài một lượt chơi.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần, cô quan sát và hướng dẫn trẻ chơi.
3. Kết thúc:
- Cô hỏi lại đề tài.
- Cô nhận xét tiết học.
- Cho trẻ đọc bài thơ “Làm anh ”..
- Trẻ hát và lên thăm quan mô hình.
- Cửa hàng bán các đồ dùng gia đình ạ!
- Trẻ kể
- Trẻ quan sát đồ dùng gia đình.
- Có 5 cái thìa ạ.
- Có 4 cái bát ạ
- Số thìa nhiều hơn số bát là 1, vì thừa ra 1 cái thìa dưới mỗi 1 cái bát ạ.
-Số bát ít hơn số thìa là 1. Vì thiếu 1 cái bát dưới 1 cái thìa ạ.
- Cho thêm 1 bát ạ.
- 2 nhóm đã bằng nhau, và cùng bằng 5 ạ.
- Có ạ.
- Giữ gìn đồ dùng ạ
- Có ạ.
- Xem gì! Xem gì!
- Có bát ạ.
- Bát dùng để đựng cơm,canh
- Có tất cả 6 bát ạ.
- 6 bát tương ứng thẻ số 6 ạ.
- Trẻ xếp bát ra trước mặt.
- Vâng ạ.
- Có ạ.
- Khi gộp 2 nhóm lại sẽ cho kết quả như ban đầu là bằng 5 ạ.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ chơi trò chơi nối.
- Trẻ chơi trò chơi tạo nhóm.
-Trẻ nghe cô nhận xét
- Đọc bài thơ “ Làm anh ”
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ TRẺ
- Tình trạng sức khỏe trẻ: ....................................................................................................
..............................................................................................................................................
- Trạng thái, cảm xúc và hành vi của trẻ: ............................................................................
..............................................................................................................................................
- Kiến thức và kĩ năng: ........................................................................................................
..............................................................................................................................................
- Biện pháp và những vấn đề cần lưu ý: ..............................................................................
Thứ 4 ngày 26 tháng 10 năm 2016
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
TÊN BÀI DẠY: ĐI TRÊN GHẾ THỂ DỤC ĐẦU ĐỘI TÚI CÁT
Động tác hỗ trợ: chân 3
Đội hình: 2 hàng ngang
Trò chơi: nhảy tiếp sức
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
* Kiến thức: - Trẻ biết ném xa bằng 1 tay và bật xa 50cm.
- Trẻ tập đúng các động tác của bài tập.
- Xếp và chuyển đội hình đúng theo hiệu lệnh của cô.
* Kiến thức: - Rèn kỹ năng phối hợp nhiều vận động.
- Các nhóm cơ: tay, chân.
- Khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định.
* Gíao dục: - Tích cực vận động.
- Ý thức tập thể.
II/ CHUẨN BỊ:
* Đồ dùng của cô:
- túi cát,
- Sân tập sạch.
* Đồ dùng của trẻ:
- Trống lắc.
- Tranh minh họa cho nội dung bài tập vận động cơ bản.
* Nội dung kết hợp: Giáo dục âm nhạc, giáo dục lễ giáo
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định- Trò chuyện:
- Cô đánh trống lắc cho trẻ nhanh nhẹn xếp hàng theo tổ.
Hôm nay là ngày đẹp trời, cô cháu mình cùng đến thăm gia đình nhà bạn búp bê, xem gia đình nhà bạn ấy có mấy thành viên, xem ở nhà búp bê có ngoan không, có biết vâng lời bố mẹ không nhé.
2. Nội dung hoạt động:
* Hoạt động 1: Khởi động
- Các con thích đi bằng phương tiện gì?
- Cô thống nhất thế này nhé, chúng ta sẽ đi bằng tàu hỏa.
- Cô làm bác lái tàu, các con là những toa tàu.Bây giờ chúng mình cùng lên đường thôi. Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài: “nào mời anh lên tàu lửa chúng mình đi” từ 3 hàng dọc, cô cho trẻ chuyển đội hình vòng tròn, kết hợp với các kiểu đi thể dục theo hiệu lệnh của cô: “tàu lên dốc”đi bằng gót bàn chân, “ tàu xuống dốc” đi bằng mũi bàn chân, “tàu chui qua hầm” đi khom, “tàu chạy chậm” “tàu chạy nhanh” “tàu về ga” trẻ về xếp hàng theo tổ, chuyển đội hình hàng ngang, dãn cách đều. Từ 3 hàng dọc cho trẻ tách thành 6 hàng ngang theo hiệu lệnh của cô.
* Hoạt động 2: Trọng động
a.Bài tập phát triển chung
- Cô nói: tàu đã về ga rồi, sau một chặng đường dài, hết lên đèo rồi xuống dốc, các con có mệt không? Vậy trước khi vào thăm gia đình nhà búp bê chúng ta cùng tập thể dục cho người sảng khoái khỏe mạnh đã nhé. Vì đường đến nhà búp bê còn khó khăn lắm đấy.
Động tác thở 2:
- Thở ra từ từ khi thu hẹp lồng ngực bằng các động tác: 2 tay thả xuôi, đưa tay ra trước, bắt chéo trước ngực.
Động tác tay vai 2 (ĐTHT:2 lần x 8 nhịp)
- Đứng thẳng, hai tay dang ngang bằng vai.
+ 2 tay đưa ra phía trước.
+ 2 tay đưa sang ngang.
+ Hạ 2 tay xuống.
Động tác bụng 2
- Đứng thẳng, tay chống hông.
+ Quay người sang phải.
+ Đứng thẳng.
+ Quay người sang trái.
+ Đứng thẳng.
Động tác chân 3:
- Đứng thẳng, hai tay chống hông.
+ Một chân làm trụ, chân kia đưa lên phía trước.
+ Đưa chân về phía sau.
+ Đưa sang ngang.
+ Đưa chân về vị trí ban đầu. Đổi chân làm trụ và tập trước.
Động tác bật 2:
- Đứng thẳng.
+ Nhảy đưa 2 chân sang ngang, kết hợp đưa hai tay dang ngang.
+ Nhảy đưa 2 chân về, 2 tay xuôi theo người.
b.Vận động cơ bản.
+ Cô cho trẻ xem tranh mẫu và đàm thoại.
- Cô có bức tranh vẽ gì? Bạn đang làm gì?
+ Cô làm mẫu lần 1: động tác chậm, rõ ràng.
+ Cô làm mẫu lần 2: kết hợp giải thích động tác.
. Thực hiện:Vỗ tiếng xắc xô thứ 1: lên đứng sát vạch chuẩn một tay nhặt túi cát đứng một chân trước ,một chân sau tiếng thứ 2 tay cầm túi cát cùng phía với chân ở sau, đưa tay từ trước xuống dưới, ra sau ném mạnh và xa thẳng hướng, rồi đi nhẹ nhàng đến nhặt túi cát bỏ vào rổ và về cuối hàng đứng.
* Đội hình:
* Trẻ thực hiện:
- Cô mời trẻ lên thực hiện: trẻ đi đúng theo sự hướng dẫn của cô.
- Cô động viên trẻ hoàn thành tốt bài tập.
- Trẻ thực hiện lần hai, cô cho trẻ thi đua.
c. Trò chơi vận động “Gia đình gấu”
- Cô qui định vòng tròn 1 là nhà gấu trắng
Vòng tròn 2 là nhà gấu vàng
Vòng tròn 3 là nhà gấu đen
- Cô cho cả lớp cùng chơi; chia 3 tổ làm 3 nhóm chơi. Mỗi nhóm đội 1 loại mũ khác nhau để phân biệt gấu trắng, gấu đen, gấu vàng.
- Các chú gấu cùng nhau đi chơi (hát, nhảy quanh lớp cùng cô), bò chui qua hầm, cùng hát vui vẻ.
- Khi nghe hiệu lệnh “Trời mưa” thì các chú gấu phải nhanh chân về đúng nhà của mình
- Cô cho trẻ chơi 2 -3 lần.
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh
Cho trẻ đi vòng quanh sân 2-3 vòng hít thở nhẹ nhàng.
3. Kết thúc: Nhận xét sau giờ học
- Cô hỏi lại tên đề tài
- Cô nhận xét sau giờ học.
- Cho trẻ hát bài “ Nhà của tôi”
- Trẻ xếp hàng theo tổ.
- Lắng nghe.
- ô tô, tàu hỏa,....
- Thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Lắng nghe.
- Thực hiện 4 lần
- Thực hiện 2 lần x 8 nhịp
Thực hiện 1 lần x 8 nhịp
- Thực hiện 4 lần
- Quan sát và nêu nhận xét.
- Lắng nghe.
- Quan sát cô làm mẫu.
- Trẻ thực hiện bài tập theo yêu cầu của cô.
- Lắng nghe cô giải thích cách chơi.
- Tham gia chơi hứng thú.
- Thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Nhắc lại đề tài.
- Lắng nghe.
- Trẻ cùng hát.
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ TRẺ
- Tình trạng sức khỏe trẻ: ....................................................................................................
..............................................................................................................................................
- Trạng thái, cảm xúc và hành vi của trẻ: ............................................................................
..............................................................................................................................................
- Kiến thức và kĩ năng: ........................................................................................................
..............................................................................................................................................
- Biện pháp và những vấn đề cần lưu ý: ..............................................................................
*******************************
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: LÀM QUEN VĂN HỌC
TÊN BÀI DẠY : THƠ « EM YÊU NHÀ EM »
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
* Kieán thöùc :
- Bé hiểu được nội dung của bài thơ
- Cảm nhận tình cảm của bé đối với ngôi nhà của mình
- Biết tên một số con vật trong bài thơ
- Tìm các chữ quen thuộc đã học trong bài thơ
* Kyõ naêng :
- Đọc diễn cảm bài thơ “Em yêu nhà em”
- Kể lại nội dung bài thơ thành câu chuyện (Phát triển óc tưởng tượng, sáng tạo)
* Thái độ : Tình cảm yêu mến ngôi nhà của mình
II/CHUẨN BỊ:
* Đồ dùng của cô: Bài thơ, tranh nội dung thơ
* Đồ dùng của trẻ: Giấy , bút màu cho trẻ
* Nội dung tích hợp: Giáo dục âm nhạc, hoạt động tạo hình
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. OÅn ñònh và trò chuyện với trẻ:
- Cho treû haùt baøi “Ba ngọn nến lung linh”
- Vì sao khi đi xa mình luôn nhớ về gia đình của mình?
- Có một bài thơ nói về một em bé kể về ngôi nhà của mình, các con muốn biết bạn kể về ngôi nhà của mình như thế nào thì cùng lắng nghe cô đọc bài thơ “Em yêu nhà em”
2. Noäi dung hoạt động :
* Hoaït ñoäng 1 : Coâ ñoïc dieãn caûm baøi thô
- Coâ ñoïc diễn cảm lần 1 cho trẻ nghe
- Cô nói nội dung: Bài thơ nói về tình cảm của một em bé về tình yêu với ngôi nhà của mình, những hình ảnh, những cảnh vật đã in sâu vào tâm trí của em, dù đi xa thật là xa, chẳng đâu bằng chính ngôi nhà của em
- Ñoïc laàn 2 keøm theo tranh minh hoaï
* Hoaït ñoäng 2 : Trích daãn laøm roõ yù
- Em bé đã kể về ngôi nhà của mình như thế nào?
Chẳng đâu bằng chính nhà em
Có đàn chim sẻ bên thêm líu lo
Có nàng gà mái hoa mơ
Cục ta cục tác khi vừa đẻ xong
- Cảnh vật ngôi nhà của em bé
Có bà chuối mật lưng ong
Có ông ngô bắp râu hồng như tơ
Có ao muống với cá cờ
- Em bé đã tưởng tượng mình là cô Tấm
Em là chị Tấm đợi chờ bống lên
- Em bé đã cho ta thấy như đang đứng trước 1 đầm sen ngào ngạt hương thơm
Có đầm ngào ngạt hương sen
- Em bé còn tưởng tượng tiếng ếch, tiếng dế như tiếng nhạc, tiếng thơ
Ếch con học nhạc dế mèn ngâm thơ
- Em bé đã yêu ngôi nhà của mình biết bao
Dù đi xa thật là xa
Chẳng đâu vui được như nhà của em
* Hoaït ñoäng 3 : Ñaøm thoaïi
- Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì nào?
- Trong bài thơ này em bé đã kể về ngôi nhà của mình như thế nào?
- Có những con vật gì trong nhà của bé?
- Con đoán xem tại sao con chim nó lại hót líu lo như vậy?
- Các con đã được nghe tiếng chim hót chưa? (Nghe nhạc thưởng thức tiếng chim hót)
- Có những cảnh vật nào trong nhà của cô bé?
- Hình ảnh “Bà chuối, ông ngô bắp, râu hồng” các con liên tưởng đến điều gì?
- Tại sao em bé lại tưởng tượng mình là cô Tấm?
- Tại sao dù đi xa em bé vẫn nhớ về ngôi nhà của mình?
* Hoaït ñoäng 4 : Daïy trẻ ñoïc thô
- Coâ cho caû lôùp ñoïc thô 2 lần
- Cho treû ñoïc thi ñua luaân phieân giöõa caùc toå, nhoùm, caù nhaân dưới dạng trò chơi “Đọc thơ theo hình vẽ”
* Hoạt động 5: Trò chơi
- Trẻ kể chuyện dựa vào nội dung của bài thơ
- Chơi “Nghe đọc thơ, tìm chữ cái”
Chia trẻ 3 nhóm, mỗi nhóm cô phát tờ giấy có viết bài thơ, bút màu, mỗi nhóm một màu, khi nghe bạn, cô đọc thơ, bé khoanh các chữ cái đã học
3. Keát thuùc : Nhận xét sau giờ học
- Cho trẻ nhắc lại tên đề tài
- Giáo dục trẻ yêu quí ngôi nhà của mình
- Haùt vận động theo nhạc “Nhà của tôi”
Trẻ hát
Vì có ba mẹ, người thân, là nơi thân thuộc của bé
Trẻ chú ý lên cô
Trẻ nghe cô đọc thơ
Chú ý nghe cô trích dẫn làm rõ ý
Em yêu nhà em
Trẻ trả lời
Có đàn gà mái hoa mơ
Vui, chào bình minh
Trẻ trả lời
Vì yêu quý cô Tấm, thích cô Tấm
Vì yêu nhà mình
Lớp đọc thơ
Trẻ đọc thi đua theo tổ, nhóm, cá nhân
Trẻ kể chuyện
Trẻ chơi
Trẻ nhắc lại tên đề tài
Hát vận động theo nhạc
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ TRẺ
- Tình trạng sức khỏe trẻ: ....................................................................................................
..............................................................................................................................................
- Trạng thái, cảm xúc và hành vi của trẻ: ............................................................................
..............................................................................................................................................
- Kiến thức và kĩ năng: ........................................................................................................
..............................................................................................................................................
- Biện pháp và những vấn đề cần lưu ý: ..............................................................................
Thứ 5 ngày 27 tháng 10 năm 2016
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: KHÁM PHÁ XÃ HỘI
TÊN BÀI DẠY: KHÁM PHÁ VỀ NGÔI NHÀ CỦA BÉ
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
* Kiến thức:
- Trẻ biết, nhà là nơi che chở, bảo vệ con người trước tác động của thiên nhiên, môi trường; nhà ở là nhu cầu cần thiết trong cuộc sống của mọi người, là nơi gia đình bé sống hàng ngày, nơi những người thân yêu của bé luôn yêu thương và gắn bó với nhau.
* Kĩ năng:
- Rèn luyện cho trẻ kỹ năng nhận biết các loại nhà và mức độ tiện nghi của nhà ở; biết sử dụng ngôn ngữ miêu tả sự khác nhau của những ngôi nhà
* Thái độ:
- Từ nhận thức, để có nhà ở, những người thân của bé đã lao động vất vả để có tiền xây dựng, sửa chữa cho nhà ngày càng đẹp và tiện nghi; trẻ biết cùng người thân bảo vệ, giữ gìn cho nhà ở luôn sạch, đẹp.
II/ CHUẨN BỊ:
* Đồ dùng của cô:
- Quan sát ngắm nhìn nhà mình, tìm hiểu về tiện nghi sinh hoạt của nhà mình, nhà bạn.
- Sưu tầm lịch, họa báo, tập chí có hình ảnh về các kiểu nhà, loại nhà khác nhau.
- Ghi nhớ và sưu tầm tranh ảnh về cảnh người dân vùng lũ, vùng bị động đất không có nhà ở, phải ở lều bạt hoặc ngoài trời mưa lạnh ngắt.
* Đồ dùng của trẻ:
- Cho trẻ làm quen với bài hát: “nhà của tôi” của Thu Hiền và bài thơ: “em yêu nhà em” của Đoàn Thị Lam Luyến.
- Sưu tầm tranh ảnh các loại nhà: nhà tranh, nhà tạm, nhà kiên cố (trệt, lầu), nhà sàn trên bìa lịch, họa báo...
- Tranh ảnh về cảnh người dân vùng lũ, vùng bị động đất...
- Máy catsett, băng nhạc về đề tài.
* Nội dung tích hợp:
- Âm nhạc, làm quen văn học
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định- Trò chuyện:
- Cô cho trẻ đọc bài thơ: “em yêu nhà em”
- Các con thấy ngôi nhà trong bài thơ có những âm thanh sống động, cảnh vật yên bình quen thuộc, giống cảnh ở đâu?
- Ngôi nhà là nơi các con và những người thân sinh sống hành ngày, nhà còn che nắng che mưa cho mọi người....
- Ngôi nhà còn có tác dụng gì đối với con người nữa?
- Các con có yêu ngôi nhà của mình không?
- Vậy ngày hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu về ngôi nhà thân yêu của mình nhé.
2. Nội dung hoạt động:
* Hoạt động 1: Cung cấp kiến thức
- Hàng ngày các con và những người thân sống ở đâu?
- Nhà có tác dụng che chở, bảo vệ con người như thế nào?
- Nếu không có nhà ở (vì bị thiên tai hay nghèo khó), thì con người sẽ gặp khó khăn vất vả như thế nào?
- Để đảm bảo an toàn cho tính mạng con người trước tác động của thiên tai và môi trường thì nhà ở phải được xây dựng như thế nào?
- Cô cho trẻ xem ảnh quan sát.
Nhà ở là nơi che nắng, mưa, gió, bão. Là nơi che chở con người không bị thú dữ tấn công nếu ở gần rừng núi hoặc không bị kẻ xấu xâm hại.
- Nếu không có nhà ở (vì bị thiên tai hay nghèo khó) thì cuộc sống sẽ khó khăn vất vả, ảnh hưởng tới sức khỏe, có khi nguy hiểm đến tính mạng.
- Để đảm bảo an toàn cho tính mạng con người trước tác động của thiên tai, môi trường, nhà ở phải được xây kiên cố, phải có những tầng lầu (gác) cao hơn mức nước lũ để bảo vệ con người và tài sản.
- Để con người sống, sinh hoạt thuận tiện, nhà ở (căn hộ) cần phải có những phòng (công trình) chủ yếu nào?
- Nhà bạn nào có công trình được thiết kế khép kín trong nhà ở?
- Nhà bạn nào có 1, 2 công trình được thiết kế tách rời nhà ở?
- Tùy vào từng vùng (thành thị, nông thôn, bản làng miền núi) mà các công trình chủ yếu trên được thiết kế khép kín trong nhà hoặc thiết kế tách rời trong khuôn viên của ngôi nhà.
- Kiểu thiết kế khép kín hay tách rời thuận lợi cho cuộc sống, sinh hoạt của con người?
(Nhà ở có các công trình khép kín thì việc đi lại, nấu ăn, vệ sinh sẽ rất thuận tiện, bảo vệ sức khỏe, tránh nguy hiểm, nhất là vào ban đêm hoặc những ngày mưa to, gió lạnh, nắng gắt...)
- Muốn thiết kế các công trình phòng bếp và phòng vệ sinh khép kín trong nhà phải có điều kiện gì?
(Phải có nguồn nước dẫn vào các công trình, phải dùng bếp ga, bếp điện, lò vi sóng hoặc bếp dầu để chế biến thức ăn đấy)
- Vì sao không nên dùng than, củi, rơm, rạ nếu phòng bếp được thiết kế khép kín trong nhà ở?
- Để phòng bếp sạch sẽ, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, nên sử dụng nhiên liệu gì nếu phòng bếp khép kín trong nhà ở?
- Phòng bếp dùng để làm gì?
(Phòng bếp dùng để chế biến đồ ăn thức uống; là nơi cất giữ lương thực, thực phẩm, nếu phòng bếp rộng thì có thể bày bàn ăn của gia đình)
- Nếu nhà ở có phòng ngủ riêng theo nhu cầu của từng người thì thuận tiện như thế nào?
(Sẽ thuận tiện cho sinh hoạt theo sở thích cá nhân, không làm ảnh hưởng đến người khác)
- Phòng khách dùng để làm gì? Phòng khách thường có những đồ dùng gì?
(Phòng khách dùng để tiếp khách đến chơi nhà, để gia đình gặp mặt trò chuyện vào buổi tối, vào những ngày lễ tết...)
- Phòng vệ sinh để làm gì?
- Để phòng bếp và phòng vệ sinh trong nhà luôn sạch sẽ, thì chúng ta phải làm gì?
(Phải đảm bảo có đủ nguồn nước để chúng ta lau chùi, dội rửa thường xuyên...)
- Nhà bạn nào có vườn cây, hòn non bộ, bồn hoa?
(Nếu được ở trong ngôi nhà có vườn cây, hòn non bộ, bồn hoa...thì con người sẽ cảm thấy thư thái, nhẹ nhàng, khỏe mạnh)
Nhà là nơi che chở cho các con và những người thân của các con. Trong ngôi nhà gia đình các con sống yên vui, đầm ấm...
- Các con có yêu ngôi nhà của mình không? Vì sao?
- Ai đã làm cho nhà ở của con luôn sạch đẹp và tiện nghi?
- Con đã làm gì cùng ba mẹ để giữ cho ngôi nhà luôn sạch đẹp?
* Hoạt động 2: Luyện tập
- Trẻ lấy rổ đồ chơi trong có tranh lô tô về các kiểu nhà khác nhau
- Khi cô miêu tả về kiểu nhà nào thì trẻ tìm nhanh kiểu nhà đó giơ lên và đọc to
* Hoạt động 3: Trò chơi “Chơi đồ”
+ Cách chơi:
- Cô chọn ra một trẻ làm “cái” đuổi bắt các bạn, các bạn còn lại phải chạy nhanh để “cái” không bắt được. Khi thấy “cái” sắp đến người nào thì người đó phải nói từ “nhà 1 tầng”, “nhà cao tầng”, “chung cư”, “nhà sàn”, “nhà tranh”, ...theo quy định đặt ra trước khi chơi).
- Nếu nói không kịp “cái” sẽ đập vào người là coi như bị “chết” một lần chơi, phải đứng ngoài. Khi đập vào người “cái” phải “đồ” nếu không bị mất “cái”, các bạn khác sẽ thay làm “cái”. Còn lại một bạn cuối cùng khi bị “chết” thì bạn đó làm “cái” cho lần chơi sau. Nếu “cái” không đuổi bắt được bạn nào, hết thời gian chơi quy định thì oẳn tù tì với nhau để chọn “cái”
+Trẻ chơi:
- Cô chia trẻ thành 4 nhóm để lần lượt mời từng nhóm chơi, cô quản cháu chơi an toàn.
- Nhắc nhở trẻ chơi trung thực, không xô đẩy nhau...
- Động viên khuyến khích trẻ chơi mạnh dạn tự tin.
3. Kết thúc: Nhận xét sau giờ học
- Cho trẻ nhắc lại tên đề tài
- Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh nhà cửa luôn được sạch sẽ...
- Trẻ hát “Nhà của tôi”
- Trẻ đọc thơ.
- Ở vùng nông thôn (quê nội, ngoại...)
- Trẻ kể.
- Trong ngôi nhà của mình.
- Trả lời theo hiểu biết.
- Quan sát.
- Phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp và phòng vệ sinh
- Trẻ trả lời
- Kiểu thiết kế khép kín.
- Trả lời theo hiểu biết.
- Gây ô nhiễm, khói, mất vệ sinh...
- Trả lời theo hiểu biết.
- Nấu nướng, sinh hoạt ăn uống,...
- Trả lời theo hiểu biết.
- Tiếp khách.
- Tắm giặt, làm vệ sinh cá nhân...
- Lau chùi thường xuyên...
- Trẻ kể.
- Trả lời theo hiểu biết.
- Ba mẹ...
- Làm những công việc vừa sức cùng dọn dẹp nhà cửa với ba mẹ...
- Quan sát, nêu nhận xét.
- Lắng nghe cô hướng dẫn cách chơi.
- Hứng thú tham gia trò chơi.
- Ngôi nhà thân yêu của bé
- Trẻ chú ý lên cô
- Trẻ hát
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ TRẺ
- Tình trạng sức khỏe trẻ: ....................................................................................................
..............................................................................................................................................
- Trạng thái, cảm xúc và hành vi của trẻ: ............................................................................
..............................................................................................................................................
- Kiến thức và kĩ năng: ........................................................................................................
..............................................................................................................................................
- Biện pháp và những vấn đề cần lưu ý: ..............................................................................
Thứ 6 ngày 28 tháng 10 năm 2016
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
TÊN BÀI DẠY: CẮT DÁN NGÔI NHÀ TỪ CÁC HÌNH HỌC
(MẪU)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
* Kiến thức :
- Trẻ nhận biết được ngôi nhà là nơi gia đình đoàn tụ, ngôi nhà che nắng, che mưa, bảo vệ cho con người.
- Cắt dán được ngôi nhà theo ý thích của trẻ.
* Kĩ năng:
- Trẻ nhớ lại hoặc tưởng tưởng ra ngôi nhà của mình bằng các hình đơn giản.
* Thái độ:
- Giáo dục tình cảm thẩm mỹ ở trẻ: yêu quý ngôi nhà của gia đình mình, là tổ ấm nơi mình sinh ra và lớn lên.
II/ CHUẨN BỊ:
* Đồ dùng của cô:
- Cho trẻ quan sát và những hình ngôi nhà mà trẻ thích.
- Vở tạo hình, bút chì, giấy màu. Hồ ,khăn...
* Đồ dùng của trẻ:
- Tranh mẫu: 3 bức tranh “nhà cấp 4, nhà cao tầng, nhà sàn”
- Máy catsett, băng ngạc theo chủ đề, giá trưng bày sản phẩm.
* Nội dung tích hợp:
- Văn học, âm nhạc.
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định – Trò chuyện:
- Đọc thơ: “em yêu nhà em”
- Các con có yêu ngôi nhà của mình không?
“chẳng đâu bằng chính ngôi nhà của em”
- Vì nơi ấy có bao nhiêu người yêu thương của mình, nơi mình được sinh ra và lớn lên. Dù đi đâu về đâu cũng không quên được”
- Trong bài thơ nói: “ngôi nhà có đàn gà, có chim sẻ hót líu lo bên thềm, có nàng gà mái hoa mơ, có cây chuối, có cây ngô, có ao rau muống, có đầm sen thật đẹp... còn ngôi nhà của các con có gì đẹp hãy kể lại cho cô và cả lớp cùng nghe?
- Hôm nay chúng ta sẽ cắt dán lại ngôi nhà của mình nhé.
2. Nội dung hoạt động:
* Hoạt động 1: Quan sát tranh và đàm thoại.
- Các con nhìn xem cô cắt lại ngôi nhà của mình như thế nào? Có đẹp không?
- Có cắt dán bằng những gì ?
- Đây là nhà gì?
- Cô tóm lại
- Còn đây là ngôi nhà cao tầng cô cắt như thế nào?
- Các con đếm xem có mấy tầng?
- Các con thấy không? Ngôi nhà này cô dán chính giữa tranh giấy.
- Các con đã được xem cô cắt ngôi nhà rồi, vậy bây giờ các con hãy trổ tài cùng cắt dán về ngôi nhà của mình cho cô xem nhé!
- Cô hỏi ý định trẻ cắt dán gì? Cắt dán như thế nào?
- khi dán các con nhớ dán cho cân đối
* Hoạt động 2: Trẻ thực hiện.
- Cô cho trẻ nhắc lại tư thế ngồi và cách cầm kéo khi cắt.
- Nhẹ nhàng quan sát trẻ, động viên giúp đỡ trẻ còn lúng túng.
- Sửa tư thế ngồi và cách cầm kéo cho trẻ.
* Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm.
- Cô mời từng tổ đem tranh lên giá trưng bày.
- Cô cho cả lớp quan sát, sau đó mời trẻ lên nhận xét.
- Con thích nhất bức tranh nào? Vì sao con thích?
- Cô mời một số trẻ lên giới thiệu về ngôi nhà của mình.
- Cô nhận xét thêm một số tranh đẹp, cân đối, có sáng tạo.
3. Kết thúc: Nhận xét sau giờ học
- Trẻ nhắc lại tên đề tài
Ngôi nhà che nắng che mưa, là nơi dừng chân, nghỉ ngơi và đoàn tụ của mỗi gia đình sau một ngày làm việc mệt mỏi, dù có đi đâu về đâu chúng ta cũng không thể quên được ngôi nhà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao an chu de gia dinh_12440157.doc