Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Gia đình năm 2018

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ nhận ra chữ e, ê trong từ.

- trẻ phát âm đúng chữ cái e, ê.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng nhận biết và phát âm đúng chữ cái : e,ê

- Trẻ so sánh phân biệt sự giống và khác nhau giữa các chữ cái : e,ê

- Rèn luyện kỹ năng so sánh và phân biệt,

- Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc.

3. Giáo dục:

- Trẻ biết sử dụng và giữ gìn sách vở, không làm quăn mép, không tẩy xóa . Có ý thức tham gia vào các hoạt động chung của lớp .

-Trẻ hứng thú khi tham gia giờ học

II. CHUẨN BỊ :

- Vở tập tô, bút chì dành cho trẻ 5-6 tuổi

- Bàn ghế kê theo tổ

- Vẽ một vòng tròn ở góc cho trẻ chơi làm tổ chim( trẻ chơi trò chơi).

 

doc101 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1841 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Gia đình năm 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hú trong các hoạt động học tập, tích cực tham gia trả lời các câu hỏi của cô, đoàn kết với bạn bè. Yêu quý gia đình nơi trẻ đang sống. II. CHUẨN BỊ: - Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ một rổ đồ chơi có 6 cái chén, 6 cái đĩa các thẻ số 1, 2, 3, 4,5 - Tranh các ô cửa bí ẩn để chơi trò chơi, bút màu, vòng thể dục. III. TIẾN HÀNH: * Hoạt động 1:Trò chuyện - Biết lớp mình rất ngoan rất giỏi nên bác Gấu đen đã tặng cho các con một bức ảnh, các con hường lên màn hình xem đó là hình ảnh gì ? (Cô xuất hiện tranh cho trẻ nhận xét về bức tranh) - bức ảnh về các thành viên trong gia đình đang ăn cơm bên chén đĩa. * Hoạt động 2: - Ôn đếm đến 6, nhận biết số 6. - đếm số lượng đĩa,chén, các nhóm có 6 đối tượng - số lượng chén: có 6 cái - số lượng đũa, có 6 cái. - số lượng muỗng, có 6 cái. - vỗ tay 6 tiếng, dậm chân 6 cái, kết bạn 6 cái. - So sánh, thêm bớt tạo nhóm số lượng trong phạm vi 6. - Cô phát cho mỗi bạn một rổ đồ chơi, mời các bạn về lấy rổ đồ chơi nào. - Các bạn xem trong rổ có những gì? + Chúng mình hãy cũng giúp dọn bàn ăn cho ba mẹ nào! + xếp sô đĩa ra nào? + Các bạn thấy có bao nhiêu cái đĩa? (5) + Xếp số chén cạnh đĩa, có bao nhiêu cái(6) + Các con hãy cho biết số chén và đĩa như thế nào? – gọi trẻ trả lời + Vì sao chúng mình biết là không bằng nhau? Số lượng nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy? (chén nhiều hơn 1) Số lượng nào ít hơn? Ít hơn là mấy?(đĩa ít hơn 1) => Đếm số lượng 2 nhóm + Vậy để số lượng hai nhóm hoa cúc  và hoa đào bằng nhau chúng ta phải làm thế nào?=>  Gọi 2 trẻ trả lời + thêm 1 cái đĩa cạnh cái chén, + Lúc này 2 nhóm đã bằng nhau chưa? Bằng mấy? + Các bạn sẽ đặt thẻ số mấy cho 2 nhóm? – số 6 - Trong dãy số tự nhiên từ 1, 2, 3, 4, 5,6 thì số 5 và số 6 số nào lớn hơn? Số nào nhỏ hơn? - Trong dãy số tự nhiên số 5 nhỏ hơn số 6 và đứng liền trước số 6. Cho trẻ quan sát dãy số. - chúng ta hãy thu dọn chén đĩa. -> 6 bớt 2 còn mấy? + Các bạn thay thẻ số mấy? (Số 4) + Lại thêm  đĩa rồi – thêm vào 2 hoa –> thẻ số 6 -> 4 thêm 2 bằng 6 Tương tự thêm bớt, và cất hết số chén. - Liên hệ xung quanh - Các bạn hãy tìm xung quanh lớp xem có số đồ chơi, đồ dùng nào có số lượng là 6 không? - Nếu chỉ dùng 5 số đĩa thôi thì phải làm thế nào? – cho trẻ bớt đi 1, đặt thẻ số - Những nhóm đồ chơi nào có số lượng ít hơn 6? - để có nhóm số lượng 6 ta phải làm thế nào? * Hoạt động 3:- Trò chơi “ Nghe tinh đếm giỏi” - Nghe xem có mấy tiếng vỗ tay, vỗ thêm cho đủ 6.  - Cô giơ mấy ngón tay ? 6 ngón Dậm chân 6 cái, đếm 6 tiếng vỗ tay, kết đoàn 6 bạn với nhau. * Kết thúc. - Nhận xét, tuyên dương. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Trò chơi: Chơi theo ý thích ở các góc I/ Yêu cầu: - Trẻ biết thể hiện các vai chơi II/ Chuẩn bị: - Đồ dùng đồ chơi ở các góc - Máy cát sét , băng đài III/ Cách chơi: - Cô tập trung trẻ lại trò chuyện cùng với trẻ, cho trẻ chọn góc theo sở thích của trẻ. - Cô bao quát trẻ. Nhắc nhở trẻ thu dọn đò dùng đồ chơi(Cô theo dõi và quan sát trẻ chơi). IV/ Kết thúc chơi: - Cô nhận xét buổi chơi và cùng trẻ thu dọn đồ dùng. ĐÁNH GIÁ TRONG NGÀY: - Tình trạng sức khỏe trẻ: ................................... - Trạng thái, cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ: ..................... - Kiến thức và kỹ năng của trẻ: .................... .................... . ****************************************** Thứ 5 ngày 1 tháng 11 năm 2018 LVPTNN: LQCC ĐỀ TÀI : TẬP TÔ CHỮ E,Ê I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ nhận ra chữ e, ê trong từ. - trẻ phát âm đúng chữ cái e, ê. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng nhận biết và phát âm đúng chữ cái : e,ê - Trẻ so sánh phân biệt sự giống và khác nhau giữa các chữ cái : e,ê - Rèn luyện kỹ năng so sánh và phân biệt, - Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc. 3. Giáo dục: - Trẻ biết sử dụng và giữ gìn sách vở, không làm quăn mép, không tẩy xóa . Có ý thức tham gia vào các hoạt động chung của lớp . -Trẻ hứng thú khi tham gia giờ học II. CHUẨN BỊ : - Vở tập tô, bút chì dành cho trẻ 5-6 tuổi - Bàn ghế kê theo tổ - Vẽ một vòng tròn ở góc cho trẻ chơi làm tổ chim( trẻ chơi trò chơi). III. TIẾN HÀNH: Hoạt động 1: - Trẻ hát “ Cả nhà thương nhau”. - Trò chuyện về bài hát. - Cho trẻ xem tranh gia đình: “ Gia đình đông con và gia đình ít con”. - Cô giáo dục trẻ yêu thương vả bảo vệ ngôi nhà của mình đang sinh sống . Hoạt động 2: + Tập tô chữ “e” - Các con nhìn xem cô có bức tranh gì đây? - Các con hướng lên xem bức tranh của cô có gì đây? - Dưới bức tranh em bé có từ “em bé”. - Trong từ “em bé” có từ gì các con đã được học. - Cô cho trẻ đọc lại chữ ‘e” in thường, “e” in hoa, “e” viết thường. - Cô tô mẫu chữ “e” viết thường. - Đầu tiên cô tô nét xiên từ dưới lên qua bên phải, sau đó cô tô nét trong cong tròn bên trái. - Và cuối cùng cô tô chữ “e” đã hoàn thành, tương tự như thế cô tô hết các chữ “e” còn lại theo nét chấm mờ. + Tập tô chữ “ê”. - Cô hướng dẫn tương tự như chữ “e”. - Tô xong nếu còn thời gian cô tô chữ “e” và “ê” in rỗng. + Trao đổi về ý tưởng của trẻ. - Cô hỏi lại trẻ cách ngồi, cách cầm bút, cách tô. - Tô trên không. Hoạt động 3: + Trẻ thực hiện. - Khi trẻ thực hiện cô quan sát và hướng dẫn trẻ tô. - Trong qua trình trẻ thực hiện cô chú ý bao quát và hướng dẫn, mở nhạc không lời cho trẻ thực hiện. - nhận xét: cô cho trẻ lên gợi mở cho trẻ nhận xét bài của mình và bài của bạn. - Giaó dục trẻ yêu quý mọi người và giữ gìn đồ dùng đồ chơi. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Trò chơi: “ bữa ăn gia đình”. I/ Yêu cầu: - Trẻ chuẩn bị một bữa ăn cho gia đình ở góc gia đình. - Trẻ gọi tên các đồ dùng và đồ chơi trong gia đình. Gồm có thức ăn và đồ uống. - Hình thành khả năng phối hợp nhóm. II/ Chuẩn bị: Lớp học thoáng mát. Các đồ dùng gia đình, đồ ăn, thức uống, đặt vào góc gia đình. Thìa, cốc, đũa, chén... III/ Cách chơi: để chuẩn bị một mâm cơm gồm 6 người ăn cần chuẩn bị những gì? Chén, đũa như thế nào, đồ ăn như thế nào? Cho các trẻ tham gia vào việc chọn đồ ăn thức uống, để chuẩn bị mâm cơm cho gia đình. IV/ Kết thúc chơi: - Cô nhận xét buổi chơi và cùng trẻ thu dọn đồ dùng. ĐÁNH GIÁ TRONG NGÀY: - Tình trạng sức khỏe trẻ: ................................... - Trạng thái, cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ: ..................... - Kiến thức và kỹ năng của trẻ: .................... .................... . ******************************** Thứ 6 ngày 2 tháng 11 năm 2018 LVPTTM: HĐTH. TẠO HÌNH: VẼ NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 1. Kiến thức : - Trẻ nhận biết được các bộ phận của cơ thể người. Hiểu được cấu trúc của gia đình đông con, ít con. - Trẻ biết kết hợp các đường nétcơ bản để thể hiện về người thân trong gia đình mình qua việc miêu tả đặc điểm riêng (đầu, tóc, kính, râu, nét mặt) 2. Kĩ Năng: - Tô màu đẹp, không lem ra ngoài. 3.Giáo dục: - Giáo dục trẻ yêu quý gia đình của mình,biết kính trọng ông bà bố mẹ, biết nhường nhịn em nhỏ, yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ : - 3 tranh về gia đình + Tranh 1: Vẽ cả gia đình đang ngồi quay quần bên nhau. + Tranh 2: Cả gia đình đi chơi công viên + Tranh 3: Vẽ chân dung cả gia đình, Giá treo tranh, que chỉ,Cặp nhựa, sáp màu, giấy A4 III. CÁCH TIẾN HÀNH: *Hoạt động 1 - Cô hát bài tổ ấm gia đình”. Cô là người dẫn chương trình “Ở nhà chủ nhật” dành cho các họa sỹ tý hon. Xin mời các gia đình hãy giới thiệu cho khán giả biết về gia đình mình nào. - Chủ đề của cuộc thi hôm nay là “ Vẽ về người thân trong gia đình. Để cuộc thi hôm nay đạt kết quả tốt xin mời các gia đình hãy xem một số tranh vẽ về gia đình của ban tổ chức.. * Hoạt động 2: - Cho trẻ quan sát các tranh xung quanh lớp: Cô giới tthiệu từng tranh. Cô để trẻ tự nhận xét về bức tranh đó sao cho nói rõ hình dáng, đặc điểm riêng từng người trong tranh ( nét mặt, tóc, quần áo)Sau đó cô cho trẻ đếm số người trong tranh - Cô giới thiệu từng bức tranh để trẻ hiểu đặc điểm riêng của mỗi gia đình: gia đình đông con, ít con + Tranh chân dung gia đình - Các con xem tranh vẽ về cảnh gì nào ? Gia đình có những ai ? - Các con xem đầu vẽ bằng nét gì ? Mình vẽ bằng nét gì ? - Mắt,mũi, miệng,tóc vẽ bằng nét gì ? - CC thấy bố cục màu sắc của bức tranh này như thế nào? Các con định vẽ ai? Vẽ như thế nào? * Hoạt động 3: Trẻ thực hiện. - Trong khi trẻ vẽ cô nhắc trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút - Trẻ nào không làm được cô hướng dẫn trẻ vẽ.trong quá trình trẻ vẽ cô khái quát, hướng trẻ tới những người thân trong gia đình mình.đặc điểm mỗi thành viên trong gia đình mình. + Trưng bày, nhận xét sản phẩm: Cho trẻ treo tranh, tiến hành nhận xét. Con thích bài nào nhất?Vì sao con thích?cho trẻ nhận xét bài của mình và bài của bạn. - Cô nhận xét, khái quát Cô trao phần thưởng cho các gia đình. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Trò chơi: Chơi theo ý thích ở các góc I/ Yêu cầu: - Trẻ biết thể hiện các vai chơi II/ Chuẩn bị: - Đồ dùng đồ chơi ở các góc - Máy cát sét , băng đài III/ Cách chơi: - Cô tập trung trẻ lại trò chuyện cùng với trẻ, cho trẻ chọn góc theo sở thích của trẻ. - Cô bao quát trẻ . Nhắc nhở trẻ thu dọn đò dùng đồ chơi(Cô theo dõi và quan sát trẻ chơi). IV/ Kết thúc chơi: - Cô nhận xét buổi chơi và cùng trẻ thu dọn đồ dùng. ĐÁNH GIÁ TRONG NGÀY: - Tình trạng sức khỏe trẻ: ................................... - Trạng thái, cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ: ..................... - Kiến thức và kỹ năng của trẻ: .................... .................... ************************************************ Thực hiện từ ngày: 05/11/2018 đến ngày: 9/11/2018. Nội dung giáo dục Hoạt động giáo dục Phát triển về thể chất. - Trẻ thực hiện được kỹ năng Chạy 18m trong khoảng 5- 7 giây - Rửa mặt và trải răng bằng nước sạch * Phát triển vận động - TDS: Tập các động tác về hô hấp, Tay, lưng, bụng, lườn, chân. - HĐ Học : bật liên tục vào 5 ô - HĐ Chơi : Gia đình gấu * Sức khỏe & dinh dưỡng: - HĐVS cá nhân hàng ngày. HĐ ăn: - Trò chuyện sáng: giáo dục trẻ đánh răng hằng ngày, sáng ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ - rửa tay, vệ sinh trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh Phát triển về nhận thức - Trẻ thích khám phá về các sự vật hiện tượng xung quanh, về đặc điểm của các thành viên trong gia đình. - Trẻ biết phân loại so sánh các loại đồ dùng trong gia đình theo công dụng và chất liệu, số lượng Khám phá TGXQ: - HĐ đón trẻ, trò chuyện về các kiểu nhà nông thôn, nơi bé đang sống. - HĐ học: + KPKH: - Đồ dùng thân quen HĐ Chơi: gia đình gấu + LQVT: - HĐ học: - Tách gộp trong phạm vi 6 - HĐ chơi: Chơi theo ý thích ở góc chơi. Phát triển về thẩm mỹ - Trẻ biết thể hiện ý tưởng sáng tạo khác nhau để tạo nên một số sản phẩm tạo hình như: vẽ, cắt, xé, dán,. - Trẻ hát thuộc một số bài hát trong chủ đề, và thể hiện tình cảm qua các bài hát, có những vận động minh họa phù hợp nội dung bài hát. + Tạo hình: - HĐ học: - Vẽ cái nồi - HĐ Chơi: Cho trẻ tô màu theo ý thích - HĐ góc: Trẻ vẽ, tô màu trong góc tạo hình + Âm nhạc: - HĐ chơi: - Dạy hát : Nhà của tôi. - Nghe hát “Ba ngọn nến lung linh” - Trò chơi : Ai nhanh nhất - HĐ góc: Trẻ hát các bài hát về chủ đề trong góc âm nhạc Phát triển về ngôn ngữ - Trẻ nghe hiểu nội dung của các câu chuyện bài thơ - Nói rõ ràng, nói có trình tự về sự việc, hiện tượng nào đó để người nghe có thể hiểu được. - Trẻ có biểu tượng ban đầu về một các nét cơ bản và một số chữ cái, + LQVH: - truyện : “ cô bé quàng khăn đỏ ” - HĐ Chơi: xếp hình ngôi nhà từ các hình học HĐ ăn: - Mời cô, mời bạn trước khi ăn, và biết cảm ơn khi cô đưa cơm ăn. + LQCC: Làm quen u,ư - HĐ Chơi: - Tô các nét cơ bản: tô theo nét chấm mờ, tô chữ in rỗng. Phát triển về tình cảm xã hội - Biết vâng lời, giúp đỡ cô giáo những việc vừa sức. - Biết thể hiện ý thức về bản thân, thể hiện sự tự tin, tự lực, Cố gắn thực hiện công việc đến cùng. HĐ Ăn trưa, ăn xế, ngủ trưa - Biết phụ cô xếp bàn ghế, chuẩn bị bữa ăn. - Biết phụ cô xếp nệm chuẩn bị giờ ngủ. HĐC - Chơi đóng vai “mẹ con” “gia đình” “Bác sĩ, cấp dưỡng” “Cửa hàng đồ dùng gia đình.” - Chơi trò chơi “xây siêu thị đồ dùng” . - Hợp tác cùng chơi - Cất gọn đồ chơi sau khi chơi. ********************************************* KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 3. Thời gian thực hiện: “ Từ: 05/11 - 9/11/2018” Thứ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 H Động ĐÓN TRẺ ĐIỂM DANH *Đón trẻ: - Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân. -Trò chuyện với trẻ về các đồ dùng trong gia đình, công dụng, nguyên vật liệu của chúng, xem tranh về các đồ dùng trong gia đình * Điểm danh. THỂ DỤC ĐẦU GIỜ * Thể dục sáng: - Tập trên nền nhạc của trường với bài “ tập thể dục buổi sáng” các động tác : Hô hấp; Tay; Chân; bật * Khởi động : xoay cổ tay ,bả vai, eo ,gối . *Trong động: - Hô hấp: thổi bóng bay - ĐT tay 2: Hai tay đưa lên cao ,gập vào vai (2 lần 8 nhịp) - ĐT chân 2 Hai tay chống hông đưa một chân ra trước (2 lần 8 nhịp) - ĐT bụng 1: Chân rộng bằng vai, tay đưa cao , nghiêng người sang hai bên (2 lần 8 nhịp) - ĐT bật 1; Bật chụm tách chân ,kết hợp đưa 2 tay sang ngang va lên cao (2 lần 8 nhịp) *Hồi tỉnh: Cho trẻ đi chậm ,hít thở sâu,hát khám tay...giáo dục lễ giáo đối với ông bà cha mẹ, người lớn tuổi.... HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH KPKH Đồ dùng thân quen TDKN - Bật liên tục vào 5 ô HĐNT HĐÂN - Dạy hát : “nhà của tôi” - Nghe hát: “ba ngọn nến lung linh” LQVT - Tách gộp trong phạm vi 6 LQCC - Làm quen u,ư HĐNT LQVH LQ văn học: - Truyện: “cô bé quàng khắn đỏ” HĐTH - Vẽ cái nồi. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI NỘI DUNG YÊU CẦU CHUẨN BỊ THỰC HIỆN I/ Hoạt động chủ đích Hoạt động có chủ đích: Ôn cũ: - Ôn các bài hát, bài thơ trong chủ đề” Cung cấp kiến thức mới: - Trò chuyện về “Đồ dùng trong Ngôi nhà bé Trâm Anh đang sống” HĐÂN - Dạy hát: “Nhà của tôi ” - Nghe hát: “ba ngọn nến lung linh” LQVH Truyện: “ cô bé quàng khăn đỏ” - Hình thành khả năng phối hợp đoàn kết, hứng thú - Tích cực tham gia vào buổi sinh hoạt ngoài trời - Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp cuả thiên nhiên - Trau dồi óc quan sát , khả năng dự đoán và đưa ra kết luận - Trẻ biết tên, công dụng 1 số công dụng các đồ dùng trong gia đình - Trẻ hát đúng nhạc và lời bài hát“nhà của tôi ”một cách nhịp nhàng, thể hiện được cảm xúc của mình khi hát, biết kết hợp vận động theo bài hát -Trẻ tìm hiểu nội dung bài hát "ba ngọn nến lung linh " sáng tác của nhạc sĩ " Bùi Đình Thảo " chú ý nghe cô hát. - trẻ biết yêu thương chia sẻ với mọi người trong gia đình. - Trẻ nhớ tên truyện, hiểu nội dung câu truyện. - trẻ biết các nhân vật trong truyện, - Trẻ biết nêu gương các nhân vật trong truyện, biết thế nào là tốt , xấu, ngoan hư -Sân trường bằng phẳng, sạch sẽ , an toàn cho trẻ -Tranh ảnh về gia đình, các thành viên trong gia đình. - Tranh ảnh về các ngôi nhà sống xung quanh -Các bài thơ, hát trong chủ đề - Nhạc cụ, bằng , đầu đĩa - Hình ảnh về các ngôi nhà - Đồ chơi, vòng thể dục - Tranh vẽ về nội dung bài hát - Băng đĩa ghi các bài hát về trường mầm non,Dụng cụ gõ , đệm - Dụng cụ gõ , trống lắc, xắc sô, phách tre.... - Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, trãi nghiệm - Tranh ảnh, các nội dung trong truyện. - Bài hát theo nôi dung chủ đề. - Cô giới thiệu buổi chơi - Cho trẻ tập trung thành vòng tròn trò chuyện về các chậu hoa kiểng mà trẻ biết hoặc trẻ thích - cô đặt các câu hỏi để trẻ tìm hiểu về những châu kiểng - đàm thoại buổi sáng ai đưa các bạn đến trường? - Trò chuyện đàm thoại về đồ dùng trong gia đình bạn Trâm Anh - Quan sát tranh ảnh về đồ dùng gia đình và đàm thoại cùng cô. - Cô hướng dẫn trẻ quan sát tranh các đồ dùng trong gia đình , công dụng nguyên kiệu của chúng - Đặt câu hỏi và khơi dậy tính tò mò của trẻ về công dụng và nguyên liệu làm ra đồ dùng trong gia đình - Giáo dục trẻ biết yêu quí, vẻ đẹp của cảnh sinh hoạt ấm cúng trong gia đình vào buổi tối. - Cô đặt câu hỏi trẻ trả lời - Giáo dục giữ vệ sinh môi trường.vệ sinh thân thể. * Hoạt động 2: * Dạy hát : “Nhà của tôi” -Cô hát mẫu lần 1 - Cô hỏi trẻ cô vừa hát bài gì? Bài hát do ai sáng tác ? - Cô hát lần 2: Giảng nội dung bài hát - Dạy trẻ hát: - Cô dạy cho lớp hát 3- 4 lần - Từng tổ hát luân phiên - nhóm hát - Cá nhân hát * Đàm thoại: - Các con vừa hát bài hát gì ? tác giả bài hát là ai ? - Các con thấy giai điệu của bài hát như thế nào ? - Các con phải làm gì để ngôi nhà luôn sạch, đẹp ? Cô giáo dục giữ gìn ngôi nhà thêm sạch, đẹp. *Nghe hát : “Ba ngọn nến lung linh” Cô giới thiệu ngôi nhà nào thì cũng co gia đình ở đặc biệt là có bố mẹ anh chị emnhư vậy ngaôi nhà của chúng ta mới hạnh phúc được muốn biết được niềm hạnh phúc đó ntn thì bây giờ cô hát cho lớp nghe bài “Ba ngọn nến lung linh” Cô hát lần 1 ( hát diễn cảm , rõ lời ) Cô hát lần 2 ( kèm theo điệu bộ minh hoạ) Cô nói sơ qua nội dung bài hát Lần 3 cô mở nhạc cho trẻ nghe và múa theo cô - Kể truyện: cô bé quàng khăn đỏ.: - Cô kể diễn cảm lần1 ( không dùng tranh minh hoạ) + Chúng mình vừa nghe câu truyện gì? + Trong câu truyện có những nhân vật nào? - Vậy chúng mình cùng xem câu truyện này trên băng hình nhé + Chúng mình vừa xem băng hình các nhân vật đó ntn? + Tại sao cô bé lại được gọi là cô bé quàng khăn đỏ? + Mẹ cô bé bảo cô bé làm gì? Cô bé có nghe lời mẹ dặn không? ( chi tiết nào nói lên cô bé không nghe lời mẹ dặn?) + Sóc đã nói gì với cô bé? + Ngoài Sóc ra cô bé còn gặp ai nữa? + Chó sói đã hỏi cô bé điều gì? + Cô bé đã trả lời ra sao? Và lúc đó chó sói đã nghĩ gì? + Nó lại hỏi cô bé điều gì nữa? Cô bé đã trả lời ntn? + Khi nghe cô bé nói như vậy chó sói đã làm gì? + Lúc cô bé đến nhà bà điều gì đã xảy ra? + Chó sói trả lời ntn? + Chó sói đã làm gì?  + Ai đã cứu bà và cô bé? Cứu ntn? + Vậy các con có nghe lời bà và bố mẹ không? + Nghe lời ông bà bố mẹ chúng ta phải làm gì? ( Các con phải ngoan, không được chạy ra đường. Nếu chúng ta chạy ra đường thì sẽ bị bắt cóc, bị tai nạn giao thông đấy. Chúng ta còn bé nên đi đâu cũng phải đi cùng người lớn) - Bây giờ chúng ta cùng đứng dậy và hát vang bài hát " Cả nhà thương nhau" nhé! * Trẻ kể lại tuyện - Vậy bây giờ chúng mình cùng thi kể lại câu truyện " Cô bé quàng khăn đỏ" nào! + Cho 1 tốp kể chuyện + Cho cá nhân + Cho cả lớp ( chia tổ): 1 tổ vào vai cô bé; 1 tổ đóng vai Sóc; 1 tổ vai mẹ; 1 tổ bác thợ... II/ Trò chơi vận động : TC: kéo co - Trẻ nắm được luật chơi, cách chơi và hứng thú chơi trò chơi - Một sợi dây thừng dài 6m, - cô vẽ một vạch thẳng làm ranh giới giữa 2 đội - Chia trẻ thành 2 nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành 2 hàng và đối diện nhau, các trẻ cầm vào sợi dây, khi có hiệu lệnh của cô tất cả kéo dây về phía mình, nếu người đầu hàng giẫm chân vào vạch chuẩn trước thì thua cuộc - trẻ chơi 3-4 lần Tc: Tìm bạn thân - Trẻ nắm được luật chơi, cách chơi và hứng thú chơi trò chơi. - Giáo dục trẻ ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tập thể. - Trẻ biết cách chơi và hứng thú chơi trò chơi . - Sân bãi bằng phẳng, rộng rãi, an toàn cho trẻ. - Trang phục cô và trẻ gọn gàng. - Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài“Tìm bạn thân”,khi trẻ hát hết bài hoặc khi đang hát , nghe cô ra hiệu lệnh “Tìm bạn thân”thì mỗi trẻ phải tìm cho mình một bạn khác giới, sau đó các cháu nắm tay nhau vừa đi vừa hát đến khi cô nói “Đổi bạn” trẻ phải tách ra và tìm cho mình một bạn khác theo đúng luật chơi. - Cô chú ý bao quát , khuyến khích những trẻ tìm bạn nhanh và đúng. TCDG: “ Kéo cưa lừa xẽ” - Trẻ biết cách chơi và hứng thú chơi trò chơi. - Có ý thức trong lúc chơi, đoàn kết. - Trẻ thuộc bài đồng dao - Cô trẻ gọn gàng dễ vận động - Sân chơi thoáng mát - Hai người ngồi đối diện nhau, có thể cầm chặt tay nhau. Vừa hát vừa kéo tay và đẩy qua đẩy trông như đang cưa một khúc gỗ giữa hai người. - Mỗi lần hát một từ thì đẩy về một lần, theo bài đồng dao: Kéo cưa lừa xẽ. Ông thợ nào khỏe. Về ăn cơm vua. Ông thợ nào thua. Về bú tí mẹ. Hoặc: Kéo cưa lừa xẽ. Làm ít ăn nhiều. Nằm đâu ngủ đấy. Nó lấy mất của. Lấy gì mà kéo. - Cô chú ý quan sát khuyến khích trẻ chơi, mỗi lần chơi không quá 1 phút, sau đó đổi vai chơi TCDG: Nu na nu nống Trẻ nắm được luật chơi, cách chơi và hứng thú chơi trò chơi - Sân bãi bằng phẳng, rộng rãi, an toàn cho trẻ - Chia trẻ thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 3-4 trẻ ngồi sát nhau thành hàng ngang, chân duỗi thẳng. Một trẻ làm “cái” ngồi ở giữa vừa hát vừa lấy tay đập nhẹ vào chân các bạn. Mỗi tiếng là một cái đập tay theo lời.Từ cuối cùng rơi vào chân ai thì người đó co chân lại. Cuộc chơi kết thức, bắt đầu lần chơi mới. Và đổi trẻ khác làm “cái” III/ Chơi tự do - Chơi với đồ chơi có sẵn trong sân trường, đồ chơi mang theo, đồ chơi tự tạo. - Tham gia tích cực vào trò chơi, cùng bạn chơi - Phấn, vòng, bóng, cát, nước - đồ chơi có sẵn, đồ chơi mang theo - Trẻ chơi, vẽ theo ý thích, chơi với đồ chơi trong sân trường... cô quan sát, xử lý tình huống. - Lưu ý : Cho trẻ chơi nhẹ nhàng, chơi đúng nơi qui định - Kết thúc: Cô khái quát , kết hợp giáo dục , nhận xét buổi dạo chơi ,cho trẻ vệ sinh vào lớp. HOẠT ĐỘNG GÓC NỘI DUNG YÊU CẦU CHUẨN BỊ THỰC HIỆN - Góc phân vai - Gia đình đi mua sắm, Nấu ăn - Bác sĩ - Thoả mãn nhu cầu hoạt động vui chơi của trẻ - Trẻ chơi theo nhóm và biết phối hợp hành động chơi - Biết cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận về chủ đề chơi, phân vai chơi, nội dung chơi, tìm được đồ dùng thay thế để thực hiện ý tưởng chơi - Biết liên kết các nhóm chơi - Búp bê - Đồ dùng bác sĩ,y tế - Bánh kẹo đồ chơi - Bộ đồ dùng nhà bếp - Đóng vai mẹ con, anh chị em - Gợi ý HD cho trẻ thể hiện vai chơi các thành viên :bác sĩ ,phòng y tế, mẹ con,anh chị em ,ba mẹ.... - Chơi làm me di chợ nấu ăn cho anh chị em và bố,và đi mua sắm các vật dụng trong gđ,và gđ đi du lịch .. - Cô vào góc chơi cùng với trẻ, giúp trẻ nhận vai chơi, hướng dẫn trẻ một số kỹ năng của vai chơi - Biết liên kết với nhau trong khi chơi, có sự giao lưu, quan tâm đến nhau trong lúc chơi Góc xây dựng - “SIÊU THỊ ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH” - Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau một cách phong phú để xây siêu thị đồ dùng - Biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi một cách sáng tạo - Biết nhận xét ý tưởng sản phẩm của mình khi xây dựng - Vật liệu xây dựng - Gạch, sỏi, Hàng rào, cây xanh. - Các loại mô hình đồ dùng gia đình . - Chơi XD siêu thị đồ dùng - Hướng dẫn trẻ lắp ghép các mô hình trong góc chơi nếu trẻ chưa tự chơi được - Cô và trẻ cùng trò chuyện về những đồ dùng trong gia đình - Dạy trẻ sắp xếp lớp học, hàng rào, sân chơi, bồn hoa , thảm cỏ hợp lý - Hướng dẫn trẻ lắp một số loại đồ chơi đơn giản Góc học tập – sách - Tô màu tranh ảnh gia đình - Xem tranh ảnh đồ dùng gia đình, truyện về chủ đề. - que tính cho trẻ tính và đếm đến 6 - Biết tô thật đẹp các tranh về gia đình. - Phát triển ngôn ngữ, xây dựng vốn từ mới - Hứng thú xem tranh về gia đình cô sưu tầm - Bút , sáp , giấy cho trẻ tô - Tranh ảnh theo chủ đề - Chuẩn bị không gian cho trẻ quan sát - HD trẻ cách tô vẽ các chữ cái , chữ số , tranh gia đình. - Hướng dẫn trẻ cách lật giở trang sách - Xem tranh truyện và kể chuyện sáng tạo theo nội dung bức tranh về suy nghĩ của mình , động viên trẻ để trẻ tìm từ thích hợp nói về nội dung câu chuyện - Chơi lô tô với đồ dùng, đồ chơi hoa, quả, tập phân loại theo các tiêu chuẩn khác nhau Góc nghệ thuật - Trau dồi và rèn luyện kỹ năng về nặn, xé dán - Tô màu tranh ảnh gia đình, - Cắt dán, nặn đồ chơi trẻ yêu thích - Biết sử dụng các kỹ năng đã học để tạo ra sản phẩm. - Biết chọn màu tô cho bức tranh nổi bật - Biết cầm bút đúng cách - Đất nặn - Màu sáp - Giấy - Que , lá - Băng nhạc, đàn, - Hột, hạt.. - HD trẻ sử dụng các kỹ năng tạo hình để tạo ra sản phẩm - Tô màu cắt dán hình ảnh gia đình tạo thành album ảnh về gia đình. - Chắp ghép trường MN bằng lá, que - Dùng lá cây để làm đồ chơi Góc âm nhạc - Nghe nhạc và hát các bài hát về chủ đề gia đình. - Nhạc cụ, cát –séc, băng nhạc, đồ dùng đồ chơi âm nhạc ( phách, xắc xô. Mũ múa, trang phục múa) - Nghe các bài hát về chủ đề. - Sử dụng các loại nhạc cụ, cho trẻ tập gõ theo phách, theo nhịp Góc khám phá khoa học - Chăm sóc cây,rau lá. - Tưới cây Nhặt lá khô - Hứng thú tham gia hoạt động : lau lá cây và chăm sóc cây - Chuẩn bị cho trẻ không gian rộng để quan sát - Thau nước, bình nước ca,để trẻ tự chăm sóc cây HD trẻ tỉa cây, tưới cây, chăm sóc cây hàng ngày cho sạch bụi trong góc thiên nhiên Hướng dẫn trẻ nhặt lá vàng , nêu được ý nghĩa của cây xanh đối với cuộc sống VỆ SINH ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA, ĂN PHỤ - Sắp xếp chỗ ăn hợp lí, thoáng mát. - Sau khi trẻ ăn xong nhắc trẻ cùng dọn dẹp với cô, chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ, không cho trẻ chạy nhảy nhiều sau khi ăn. - Chuẩn bị cho trẻ ăn trưa, - Giáo dục trẻ ăn nhiều đảm bảo đủ chất, và ăn hết suất, khẩu phần ăn của mình, đảm bảo thời gian cho trẻ ngủ đủ giấc. - Cho trẻ vệ sinh trước khi ngủ trưa. - Sau khi trẻ ngủ dậy cô nhắc nhở trẻ vệ sinh, rửa tay, lau mặt sạch sẽ trước khi ăn phụ. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - HĐ chơi: “ đồ dùng ơ đâu”. - Nêu gương, bình cờ. - Vệ sinh,Trả trẻ. HĐ chơi: “Tìm đúng” -Nêu gương. -Trả trẻ.. HĐ Chơi tự do - Nêu gương. -Trả trẻ - HĐ chơi: đồ dùng tên gì - Nêu gương. -Trả trẻ. - Chơi ở các góc - Nêu gươn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchu de gia dinh lop la_12453025.doc
Tài liệu liên quan