I.Mục đích,yêu cầu
- Trẻ được ôn đếm số lượng 5, số 5 và nối nhóm con vật tương ứng với số 5 trong vở toán.
- Luyện kỹ năng đếm số lương trong phạm vi 5, nhận biết số 5, kỹ năng cầm bút nối số lượng tương ứng với số 5, tô màu số 5.
- GD trẻ giữ gìn vở toán, chăm học toán.
II.Chuẩn bị
- Vở toán, bút sáp màu cho cô và trẻ. Tranh mẫu của cô.
III.H¬ướng dẫn thực hiện
22 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 24919 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề lớn: Ngày tết thiếu nhi/ sé vào lớp 1 - Chủ đề nhỏ: Ngày tết thiếu nhi 1/6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c con phải yêu quý quê mình nhé !
HĐ 3; Kết thúc
cho trẻ hát bài Bà còng đi chợ
- Trẻ xếp hàng, nghe cô nói
- Trẻ ra sân, đọc thơ
- 1-2 trẻ trả lời
- Trẻ quan sát
- Vẽ quê hương
- Mọi người đang gặt lúa
- Ở nông thôn
- Vẽ cảnh chăn trâu
- Ở nông thôn
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát và ra chơi
*Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp Vòng, gậy, bóng nhựa, chơi với đồ chơi góc vận động
* Nêu gương, cắm cờ, phát phiếu bé ngoan:
Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày :
+ Sĩ số:
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ:
+ Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
Kiến thức, kĩ năng của trẻ :
Thứ ba, ngày 22 tháng 05 năm 2018
HOẠT ĐỘNG: THỂ DỤC
Tên đề tài: - TDKN: Bật qua vật cản 8 – 10 cm
- TCVĐ: Làm theo tín hiệu
I. Mục đích, yêu cầu
- Trẻ biết cách bật qua vật cản (8 – 10 cm) 2 tay chống hông, giữ thăng bằng khi bật và chân không chạm vật. Trẻ biết cách chơi trò chơi đúng luật.
- Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn chân. Rèn luyện cho trẻ tính kiên trì, sự khéo léo, dẻo dai của đôi chân và biết cách giữ thăng bằng khi nhảy.
- Giáo dục trẻ thường xuyên luyện tập thể dục để có cơ thể khoẻ mạnh.
II. Chuẩn bị
- Sân tập bằng phẳng.
- Quần áo, đầu tóc trẻ gọn gàng.
III. Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1. Giới thiệu bài
*Khởi động
- Cô giới thiệu trò chơi: “Bước nhảy hoàn vũ”
+ Cho trẻ khởi động chạy quanh lớp (Nhanh, chậm...)
+ Vừa rồi các con đã được khởi động rồi để cho bước nhảy của mình được đẹp được khéo léo hơn, giờ các con hãy cùng tập các động tác với cô để cơ thể khoẻ mạnh dẻo dai hơn để chuẩn bị cho phần thi tiếp theo.
HĐ2. Phát triển bài
*Bài tập phát triển chung
+ ĐT tay - vai: Tay đưa ra trước lên cao, dang ngang bằng vai rồi thả tay xuôi theo người.
+ ĐT lườn: Nghiêng người sang 2 bên phải, trái.
+ ĐT chân: Bật nhảy tại chỗ 2 - 3 lần
*Vận động cơ bản: “Bật qua vật cản’’
- Cô giới thiệu tên bài tập ‘’Bật qua vật cản’’
- Để bước vào phần thi trước tiên các con hãy quan sát cô làm mẫu.
+ Cô làm mẫu lần 1
+ Lần 2 + kết hợp phân tích động tác: Từ vị trí đứng của mình, cô đi ra trước vạch chuẩn, chân đứng tự nhiên. Khi có hiệu lệnh chuẩn bị tay cô đưa ra phía trước, cô đưa tay từ trên xuống dưới ra sau đồng thời chân nhún lấy đà. Khi có hiệu lệnh bật cô bật cao qua vật không chạm vật cản, chạm đất bằng hai mũi bàn chân, tay đưa ra trước để giữ thăng bằng. Bật xong cô đi về cuối hàng đứng
- Cho trẻ thực hiện mẫu: Mời 2 trẻ lên tập cho cả lớp xem.
- Cô cho trẻ tập
+ Cả lớp lần lượt lên tập
+ Mời 2 bạn trai 2 bạn gái lên tập.
+ Cho 2 tổ thi đua nhau nhảy lò cò trên nền nhạc
+ Cô mời 1 bạn trai tổ màu xanh và 1 bạn gái tổ màu đỏ lần lượt lên thi đua xem đôi nào đẹp nhất sẽ là đôi được nhận quà
+ Mời đại diện của 2 đội lên đi lại 1 lần nữa
*Trò chơi vận động ‘’Làm theo tín hiệu’’
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi: Khi cô nói “Ôtô xuất phát” trẻ sẽ giả làm động tác lái ôtô miệng kêu “ Bim.bim”; Khi cô nói “Máy bay cất cánh” trẻ đưa tay sang ngang miệng kêu “ù.ù”; Cô nói “Thuyền ra khơi” trẻ ngồi xuống và làm động tác chèo thuyền; Khi cô nói “Thuyền về bến” trẻ dừng lại và đứng dậy, trẻ mô phỏng theo động tác và tiếng kêu các loại phương tiện giao thông, trẻ nào làm sai sẽ ra ngoài một lần.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Nhận xét sau khi chơi
HĐ3. Kết thúc
*Hồi tĩnh
- Cô cho trẻ đọc thơ “Ngôi nhà” đi ra ngoài quan sát các khu vực trong trường.
- Trẻ chạy khởi động quanh lớp theo đội hình vòng tròn theo sự hướng dẫn của cô.
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ tập 2 lần 4 nhịp
- Trẻ tập 2 lần 4 nhịp
- Trẻ tập 3 lần 4 nhịp.
- Trẻ chú ý lắng nghe và nắm được tên bài tập.
- Trẻ chú ý quan sát
- Trẻ xem cô làm mẫu + lắng nghe cô phân tích động tác
- 1 - 2 trẻ lên tập
- Lần lượt trẻ lên tập
- 2 tổ thi đua với nhau và đi trên nền nhạc.
- 1 bạn trai và 1 bạn gái lên đi
- Trẻ nghe cô phổ biến và nắm được luật chơi, cách chơi
- Trẻ chơi 2 - 3 lần.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đọc thơ, làm chim bay nhẹ nhàng ra ngoài.
Hoạt động ngoài trời
Tên đề tài: - HĐCĐ: Quan sát vườn hoa
- TCVĐ: Thi xem đội nào nhanh
- Chơi tự do
I. Mục đích, yêu cầu
- Trẻ biết quan sát, nhận xét về tên gọi, màu sắc, hình dáng, mùi vị của hoa trong vườn trường.
- Trẻ biết chơi các trò chơi cùng nhau đoàn kết.
II. Chuẩn bị
- Sân rộng, sạch sẽ.
III. Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1. Giới thiệu bài
- Cho trẻ hát “Em đi dạo chơi” đi dạo quanh sân trường trò chuyện với trẻ về cây cối, cảnh vật xung quanh trường:
+ Con thấy xung quanh sân trường có những cây gì?
+ Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào?
+ Các con nên mặc quần áo như thế nào?
- Cô củng cố và giáo dục trẻ ăn mặc theo mùa
HĐ2. Phát triển bài
*HĐCĐ: Quan sát vườn hoa
- Cho trẻ quan sát vườn hoa, cô hỏi trẻ:
+ Con nhìn thấy có những hoa gì?
+ Hoa có màu gì?
+ Hình dáng lá, hoa như thế nào?
+ Con biết hoa có tác dụng gì?
+ Muốn có nhiều hoa đẹp con phải làm gì?
- Giáo dục trẻ: Không bẻ cành, bứt lá, hái hoa.
- > Cô bao quát trẻ.
*TCVĐ “Thi xem đội nào nhanh”
- Cô nêu cách chơi, luật chơi: Chia 2 đội, các đội sẽ bật chụm tách chân qua vòng lên lấy hoa về tặng cô theo yêu cầu của cô. Đội 1 lấy hoa hồng, đội 2 lấy hoa cúc. Đội nào lấy đúng và nhiều hơn sẽ thắng cuộc, đội thua sẽ phải nhảy lò cò.
- Trẻ chơi 2-3 lần
-> Cô bao quát, động viên trẻ chơi.
* Chơi tự do
- Cô cho trẻ chơi tự do trên sân.
HĐ3. Kết thúc
- Cô cho trẻ đọc bài thơ “ Quê em’’ và đi nhẹ nhàng về lớp
- Trẻ hát cùng cô 2 lần
- Trò chuyện cùng cô
- Cây to, cây hoa, rau
- Đỡ lạnh hơn, có ánh nắng
- Mặc áo rét/ mặc áo mỏng
2-3 ý kiến
- Chú ý lắng nghe
- Chú ý lắng nghe và quan sát
- Trả lời theo hiểu biết: Hoa đồng tiền, hoa trạng nguyên
- Hoa đông tiền có màu đỏ, màu hồnglá màu xanh.
- Hoa mang lại hương thơm
- Phải chăm sóc vườn hoa như nhổ cỏ, tưới nước
- Chú ý lắng nghe và nắm được cách chơi và luật chơi
- Trẻ chơi, nhận xét kết quả chơi
- Chơi tự do trên sân
- Đọc thơ và đi về lớp
HOẠT ĐỘNG: CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Làm quen bài hát: Bà còng đi chợ
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, thuộc và hát đúng giai điệu bài hát Bà còng đi chợ , biết chơi trò chơi ai nhanh hơn.
- Rèn luyện cho trẻ khả năng ghi nhớ lời, tai nghe, kỹ năng hát đúng nhạc.
- Giáo dục trẻ biết vệ sinh chung.
II. Chuẩn bị :
- Sân trường rộng rãi, an toàn
III. Hướng dẫn:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Giới thiệu bài
- Cho trẻ đọc bài thơ quê hương.
- Trò chuyện về quê hương
HĐ2: Phát triển bài
Hát: Bà còng đi chợ
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1, giới thiệu tên bài hát, tác giả.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 2
- Cô đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát:
+ Bài hát nói về điều gì? Nói về bà còng đi chợ tôm tét đi cùng bà, tiền của bà đã bị rơi tôm tét nhặt được đã trả lại cho bà .
- Cô giáo dục trẻ yêu thương, giúp đỡ mọi người.
- Cô cho trẻ hát theo các hình thức cả lớp, nhóm, tổ, cá nhân
- Cô quan sát và sửa sai cho trẻ
Trò chơi: Ai nhanh hơn
- Cô giới thiệu trò chơi, nói cách chơi, luật chơi: Cô có 5 chiếc vòng thể dục, gọi 6 trẻ lên chơi, khi cô thay đổi giọng hát to nhỏ thì trẻ nhanh chân nhảy vào vòng, bạn nào ko có vòng bạn đó phải nhảy lò cò
- Cho trẻ chơi 3-4 lần.
3. HĐ3: Kết thúc:
- Cô cho trẻ hát bài hát Bà còng đi chợ
Trẻ đọc bài thơ.
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe.
Trẻ hiểu nội dung bài hát
Trẻ lắng nghe.
Trẻ hát các hình thức.
Trẻ lắng nghe.
Trẻ chơi TC
- Trẻ hát và đi ra ngoài.
*Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp Vòng, gậy, bóng nhựa, chơi với đồ chơi góc vận động
* Nêu gương, cắm cờ, phát phiếu bé ngoan:
Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày :
+ Sĩ số:
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ:
+ Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
Kiến thức, kĩ năng của trẻ :
Thứ tư, ngày 23 tháng 05 năm 2018
HOẠT ĐỘNG: LQ VỚI TOÁN
Đề tài: Ôn sắp xếp theo quy tắc
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ phát hiện ra quy tắc và biết sắp xếp các đối tượng theo quy tắc cho trước, theo ý thích.
- Nhận ra quy tắc sắp xếp và sao chép lại; Sáng tạo ra mẫu sắp xếp và xếp theo mẫu; Diễn đạt quy tắc sắp xếp rõ ràng mạch lạc.
- Trẻ có ý thức nề nếp trong hoạt động; Hào hứng tham gia vào hoạt động.
II. Chuẩn bị
- Các loại hoa với các mầu khác nhau
- Que chỉ.
III. Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
HĐ1. Giới thiệu bài
*Ôn tập xếp tương ứng 1- 1
- Xin chào mừng các bé đến với chương trình: “Bé vui học toán” của lớp MG4T – TDP Số 4 của trường Mầm non Số 1 Phong Hải.
- Mở đầu chương trình các bé có muốn hát một bài hát thật hay để tặng các bác các cô không?
- Để tiết mục được hấp dẫn hơn, bạn áo đỏ sẽ đứng cạnh bạn áo vàng nhé!
- 1 bạn áo đỏ, đứng cạnh 1 bạn áo đỏ ,đến 1 bạn áo vàng, 1 bạn áo vàng, chúng mình đang xếp hàng theo tương ứng gì đấy nhỉ?
- Nào bây giờ cô con mình cùng biểu diễn nào?
Trẻ hát: “Vui đến trường” (Kết hợp với vận động) khi hết bài hát cô nói tìm bạn thân thì các con tìm một bạn nữa cho mình nhé
- Cô cho trẻ hát và tìm bạm của mình
- Các con đứng như thế này theo theo tương ứng gì nhỉ?
- Các bé rất là giỏi cô thưởng cho chúng mình một trò chơi chúng mình có thích không nào?
- Trò chơi: Ai thông minh:
+ Có mấy loại hoa?
+ Các bông hoa này được xếp như thế nào?
(Xếp theo quy tắc 1-1 ạ)
+ Vì sao con biết đây là quy tắc 1-1?
Vì có 2 loại hoa được sắp xếp lập đi lập lại, cứ bông hoa hồng xếp cạnh 1 bông hoa cúc lại đến 1 bông hoa hồng xếp cạnh 1 bông hoa cúc
- Cho trẻ xem lại cách sắp xếp: Lần này khó hơn, các bé hãy nhìn thật kĩ loại hoa nào còn thiếu trong quy tắc 1-1 trên nhé!
(1 hoa huệ, 1 hoa sen)
+ Có mấy loại hoa trong chu kì, các loại hoa xếp theo thứ tự như thế nào? Cho trẻ nhắc lại
+ Các bé có muốn chơi nữa không?
Trên màn hình của cô là các loại hoa được xếp theo quy tắc 1-1, nhưng có một loại bị xếp nhầm chỗ bé nào giỏi lên chỉ cho cô biết loại hoa nào xếp nhầm nào.
*Dạy trẻ sắp xếp theo quy tắc 1-1-1
- Các bé thử nhìn xem có bao nhiêu bông hoa vàng, bao nhiêu bông hoa đỏ, bao nhiêu bông hoa hồng.
+ Số hoa vàng đỏ hồng như thế nào với nhau?
+ Có thể xếp các bông hoa này theo cách nào?
+ Trong chu kì trên con bao nhiêu bông hoa vàng, bao nhiêu bông hoa đỏ, bao nhiêu bông hoa hồng?
- Quy tắc sắp xếp như trên có 3 loại hoa trong 1 chu kì và được lặp lại theo trật tự 1 hồng, 1 vàng, 1 đỏ được gọi là quy tắc 1-1-1.
- Cho trẻ thực hành xếp theo quy tắc cùng cô với các loại hoa.
+ Xếp theo mẫu: 1 hoa đỏ, 1 hoa vàng, 1 hoa hồng
* Luyện tập củng cố
- Trò chơi 1: Ai nhanh hơn
+ Cách chơi: Trẻ chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm có một bảng bài tập dán các quy luật sắp xếp chưa hoàn chỉnh. Trẻ quan sát thảo luận và hoàn chỉnh các quy luật sắp xếp đó.
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Trò chơi 2: Nhân viên vườn hoa
- Sắp xếp các loại hoa theo 1 quy luật nhất định.
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Nhận xét trẻ chơi
HĐ3. Kết thúc
- Cho trẻ hát “Trường chúng cháu là trường mầm non” và ra chơi
- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu chương trình.
- Có ạ
- Vâng ạ
- Xếp tương ứng 1-1
- Trẻ biểu diễn
- Chú ý lắng nghe
- Hai trẻ đứng đối mặt vào nhau
Tương ứng 1-1
- Có ạ
- Trẻ trả lời theo quan sát
- Xếp theo quy tắc 1-1 ạ
- Trẻ trả lời theo ý hiểu
- Trẻ xem lại cách xắp xếp
- Trẻ nhắc lại
- Có ạ
- Trẻ lên chỉ
- Đều bằng nhau
- Trẻ trả lời
- Trẻ đếm
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ xếp cùng cô
- Trẻ xếp theo mẫu
- Trẻ lắng nghe cô nêu cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi hào hứng
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát và ra chơi
Hoạt động ngoài trời
- HĐCCĐ: Quan sát thời tiết
- TCVĐ: Ném còn
- Chơi tự do: Bóng, vòng, cát, nước
I. Mục đích, yêu cầu
- Trẻ nhận biết được mùa đặc điểm của thời tiết muà thu
- Ren kỹ năng nghi nhớ, quan sát cho trẻ.
- Giáo dục trẻ yêu quý quê hương đất nước
II. Chuẩn bị
- Cờ
III. Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1. Giới thiệu bài
Cả lớp hát bài: Hòa bình cho bé-> ra sân hít thở không khí, trò chuyện về thời tiết trong ngày
HĐ2. Phát triển bài
*HĐCĐ: Quan sát thời tiết
- Cô cho trẻ quan sát thời tiết
- Cô cho trẻ quan sát và nhận xét
+ Bây giờ là mùa gì?
+ Mùa hè có đặc điểm gì?
+ Mùa hè có hoa gì nở?
+ Mùa hè chúng mình được làm gì?
-> Mùa hè đến chúng mình được nghỉ hè, bố mẹ đưa đi tắm biển, đưa đi chơi nhiều nơi. Thời tiết mùa hè nắng chói chang các con đi học hay đi ngoài nắng phải đội mũ, mặc quần áo dài, không uống nước lã. Chúng mình nhớ chưa
*TCVĐ: Ném còn
- Cách chơi: Cô cho 2- 3 trẻ một lượt lên đứng trước vạch xuất phát, mỗi trẻ 1 rổ còn (3- 5 quả). Khi nghe hiệu lệnh cầm 1 quả còn chạy đến vạch, nhảy lên ném quả còn vào vòng tròn, sau đó chạy về lấy quả còn khác chạy lên ném tiếp. Trẻ chơi cho đến hết quả còn trong rổ
- Cô tổ chức cho trẻ chơi, mỗi trẻ chơi 2- 3 lần -> chú ý sửa sai cho trẻ
- Trẻ chơi 3- 4 lần
*Chơi tự do
- Cô gợi ý cho trẻ chơi các góc sân
- Cô bao quát trẻ chơi
HĐ3. Kết thúc
- Cô nhận xét chung ->GD trẻ
- Trẻ hát và quan sát thời tiết cùng cô
- Chú ý quan sát
- Nắng, có ông mặt trời
- Mùa hè
- Trời nóng, nắng
- Hoa phượng
- Được đi tắm biển, được nghỉ hè
- Lắng nghe cô giáo dục
- Cả lớp lắng nghe cô phổ biến cách chơi
- Trẻ chơi 3- 4 lần
- Trẻ chơi ở các khu vực khác nhau
- Cả lớp lắng nghe
HOẠT ĐỘNG: CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Đề tài: Hướng dẫn trẻ trong vở toán
- Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp
I.Mục đích,yêu cầu
- Trẻ được ôn đếm số lượng 5, số 5 và nối nhóm con vật tương ứng với số 5 trong vở toán.
- Luyện kỹ năng đếm số lương trong phạm vi 5, nhận biết số 5, kỹ năng cầm bút nối số lượng tương ứng với số 5, tô màu số 5.
- GD trẻ giữ gìn vở toán, chăm học toán...
II.Chuẩn bị
- Vở toán, bút sáp màu cho cô và trẻ. Tranh mẫu của cô.
III.Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.HĐ1 : Giới thiệu bài
- Cho trẻ hát bài tập đếm
- Trò chuyện về nội dung bài hát.
- Bé tập đếm để làm gì?
2.HĐ2: Phát triển bài
* Quan sát mẫu:
- Đố các con cô có hình ảnh gì đây?
- Cho trẻ đếm các nhóm bóng bay, nhóm nào có số lượng 5 thì nối với số 5, nhóm có số lượng khác 5 thì không nối.
* Cho trẻ thực hiện:
- Cô cho trẻ mở vở, hướng dẫn trẻ mở đúng trang, đúng kỹ năng.
- Cô yêu cầu trẻ nêu tư thế ngồi và cách cầm bút.
- Gợi ý trẻ kể tên các bóng bay, đếm từng nhóm con vật đồng thời nối nhóm có số lượng 5 với số 5, tô màu số 5.
- Động viên khuyến khích trẻ làm đếm đúng, nối nhanh và đẹp.
* Nhận xét
- Cho trẻ nhận xét bài mình, bài bạn
- Cô nhận xét chung
3. HĐ3 :Kết thúc.
- Cho trẻ cất vở đúng nơi qui định...
- Trẻ hát thuộc bài hát 2 lần.
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô...
- Trẻ nói các hình ảnh trong tranh...
- Trẻ đếm theo gợi ý của cô và nói nhóm nào cần nối với số 5 và lên nối mẫu.
- Trẻ biết mở vở
- Trẻ nói được tư thế ngồi.
- Trẻ hứng thú thực hiện đếm và nối...
- Trẻ nhận xét bài mình bài bạn.
- Trẻ cất vở, thu bàn ghế...
*Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp Vòng, gậy, bóng nhựa, chơi với đồ chơi góc vận động
* Nêu gương, cắm cờ, phát phiếu bé ngoan:
Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày :
+ Sĩ số:
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ:
+ Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
Kiến thức, kĩ năng của trẻ :
Thứ năm, ngày 24 tháng 05 năm 2018
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
Đề tài: Hội thi kĩ năng sống
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
+ 5 T: Trẻ biết nhận biết và không ăn một số thức ăn, nước uống có hại cho cơ thể: thức ăn ôi thiu, nấm mốc, thức ăn chưa được nấu chín kỹ, củ quả mọc mầm, thối hoặc chưa được rửa sạch; không uống một số nước uống có ga, có phẩm màu
+ 4 T: Trẻ biết ứng xử, lựa chọn trang phục phù hợp với giới tính của bản thân
+ 3 T: Trẻ biết đặc điểm, tác dụng về nước qua trò chơi
2. Kỹ năng:
+ Rèn kỹ năng rửa mặt, chải răng, kĩ năng chủ động khi gặp trường hợp khẩn cấp, kĩ năng tự giác, chủ động đội mũ khi tham gia giao thông.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ ăn uống những thực phẩm sạch có lợi cho sức khỏe, biết ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân thông qua các trò chơi ôn luyện.
II. Chuẩn bị
+ Nhạc cho các trò chơi
+ Trò chơi 1: Thi chọn thực phẩm( trẻ 5 tuổi)
- Các thực phẩm, các thức ăn, nước uống có lợi và có hại cho sức khỏe cho 3 đội chơi
+ Trò chơi 2: Thi chọn đồ dùng trang phục ( 4 tuổi)
- Trang phục, đồ dùng bạn trai, bạn gái: khăn, mũ, quần áo, dây buộc tóc, giày dép cho 3 đội chơi
+ Trò chơi 3: Đong nước (3 tuổi)
- 2 chai to có vạch chia, 4 cốc nhỏ, nước sạch có trong 2 chậu chia 2 đội
III. Tổ chức thực hiện
Hướng dẫn của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Giới thiệu bài
- Cô giới thiệu chương trình: Hội thi kĩ năng sống của các khối lớp TDP số 4 ngày hôm nay.
- Cô giới thiệu các vị khách mời và khán giả
- Cô giới thiệu các phần chơi gồm 3 trò chơi dành cho 3 lứa tuổi 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi: Các bé MG 5T với 3 đội chơi, các bé MG 4T với 3 đội chơi , các bé MG 3T với 2 đội chơi ở lớp 3 tuổi 1 và 3 tuổi 2.
- Cô giới thiệu: Trong chủ đề hiện tượng tự nhiên các bé đã được học rất nhiều kỹ năng như nhận biết và không ăn một số thức ăn, nước uống có hại cho cơ thể, Ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân, đặc điểm tính chất về nước.trong chương trình này các con sẽ trổ tài thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua các trò chơi xem đội nào sẽ giỏi hơn, sẽ giành chiến thắng trong hội thi ngày hôm nay.
- Để chương trình thêm vui nhộn hơn các bé hãy hát vang bài: “Mùa hè dến” (Bật nhạc)
- Bây giờ tất cả đã sẵn sàng bước vào các trò chơi chưa ?
* Trò chơi thứ nhất dành cho các bé lớp 5 tuổi mang tên: thi chọn thực phẩm
- ( Mời các đội cầu vồng, mặt trời đỏ, mây hồng lên sân khấu)
Trò chơi: Thi chọn thực phẩm
- Cách chơi: Cô chia trẻ thành 3 đội, trong thời gian là 3 phút, lần lượt từng trẻ bật qua 3 vòng lên lựa chọn 1 thực phẩm, thức ăn hoặc nước uống sạch mang về đội của mình. Đội nào được nhiều thực phẩm sạch sẽ chiến thắng.
- Luật chơi: mỗi bạn lên chơi được chọn 1 thực phẩm hoặc 1 nước uống.
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Giáo dục trẻ biết chọn thức ăn, nước uống có lợi cho sức khỏe.
- Nhận xét quá trình, kết quả chơi của trẻ. Đội nào giành chiến thắng.
* Trò chơi thứ 2 dành cho các bé lớp 4 tuổi, trò chơi mang tên: “Chọn đồ dùng trang phục”
- Cô mời 2 đội chơi của lớp 4 tuổi lên sân khấu.
- Cách chơi: 2 đội: các bạn nam đứng thành 1 đội, các bạn gái đứng thành 1 đội theo yêu cầu của cô. Trong 1 bản nhạc đội nào lựa chọn được trang phục, đồ dùng phù hợp với giới tính của đội mình thì đội đó dành chiến thắng.
Luật chơi: mỗi lượt lên chơi chỉ được chọn 1 trang phục phù hợp với giới tính của đội mình.
- Cho trẻ chơi ( Bật nhạc)
- Cô động viên khuyến khích trẻ.
- Kiểm tra kết quả của từng đội
* Trò chơi thứ 3: Đong nước
- Mời đội 2 đội các bé 3 tuổi lên sân khấu xếp thành hàng dọc
- Cách chơi: lần lượt từng trẻ trong đội lên dùng cốc đong nước khéo léo đi theo đường hẹp (sao cho nước không sánh ra ngoài) mang về rót vào chai của đội mình. Đội nào đổ được nhiều nước vào trong chai thì đội đó thắng cuộc.
- Luật chơi: mỗi lượt lên chơi được mang 1 cốc nước về.
- Cô bao quát trẻ chơi
- Kiểm tra kết quả: đội nào được đầy chai hơn.
* Nhận xét kết quả chơi: Hôm nay cô thấy cả các đội chơi chơi rất xuất sắc.
Xin mời 3 đội xuất sắc nhất trong 3 phần chơi lên sân khấu đề nhận phần quà của chương trình. Xin mời đại diện các đội còn lại lên nhận quà.
HĐ 3. Kết thúc:
- Chương trình " Hội thi kĩ năng sống xin được khép lại tại đây " Xin kính chúc các cô sức khỏe hp. chúc các con chăm ngoan học giỏi- Xin chào và hẹn gặp lại trong chương trình lần sau./. (Mở nhạc)
Trẻ vỗ tay
Trẻ vỗ tay
- Lần lượt từng đội đứng dậy
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nhún nhảy hát theo nhạc
- Sẵn sàng!!
- 3 đội lớp 5 tuổi lên sân khấu
- Trẻ lắng nghe luật chơi, cách chơi.
- 3 Đội thi đua chơi
- Trẻ tham gia nhận xét
- 2 Đội lớp 4 tuổi lên sân khấu đứng theo yêu cầu của cô
- Trẻ nghe cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi
- Vỗ tay chúc mừng đội thắng cuộc
- 2 đội 3 tuổi lên
- Trẻ nghe cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi
- Kiểm tra cùng cô
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ lên sân khấu nhận quà
- Trẻ nhún nhảy theo nhạc.
Hoạt động ngoài trời
- HĐCCĐ: Làm quen 1 số câu ca dao đồng dao
- Trò chơi: Ném còn
- Chơi tự do chơi với bóng vòng phấn
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ nhớ một số câu ca dao, đồng dao về quê hương, đất nước
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ hứng thú chơi trò chơi
- Giáo dục trẻ yêu quê hương, đất nước
II. Chuẩn bị
- Một số câu ca dao, đồng dao
- Trò chơi
III. Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1. Giới thiệu bài
- Cô cùng trẻ hát bài: Hòa bình cho bé -> đi dạo chơi ngoài trời hít thở không khí trong lành, trò chuyện về thời tiết.
HĐ2. Phát triển bài
HĐCĐ: Làm quen 1 số câu ca dao đồng dao
- Cô giới thiệu có rất nhiều câu ca dao, đồng dao ca ngợi về quê hương, đất nước, tình làng nghĩa xóm, tình cảm của cha mẹ dành cho con.. hôm nay cô cháu mình cùng làm quen 1 sô câu ca dao ca ngợi về quê hương, đất nước
a. Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
Nước Tháp Mười long lánh cá tôm
b. Bắc Cạn có suối đãi vàng
Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh
c. Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
xem cầu Thê Húc, xem đền Ngọc Sơn
d. Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
e. Đường vô xứ Ngệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
g. Nhất cao là núi Ba Vì
Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn.
- Cô cùng trẻ đọc nhiều lần các câu ca dao trên và cô giới thiệu thêm về cảnh đẹp của các danh lam thắng cảnh trên.
- Cô giáo dục trẻ biết yêu quê hương, đất nước mình.
*TCVĐ: Ném còn
- Cách chơi: Cô cho 2- 3 trẻ một lượt lên đứng trước vạch xuất phát, mỗi trẻ 1 rổ còn (3- 5 quả). Khi nghe hiệu lệnh cầm 1 quả còn chạy đến vạch, nhảy lên ném quả còn vào vòng tròn, sau đó chạy về lấy quả còn khác chạy lên ném tiếp. Trẻ chơi cho đến hết quả còn trong rổ
- Cô tổ chức cho trẻ chơi, mỗi trẻ chơi 2- 3 lần -> chú ý sửa sai cho trẻ
*Chơi tự do
- Trẻ chơi vơi bóng, vòng, phấn.........
- Cô chú ý bao quát khi trẻ chơi
HĐ3. Kết thúc
- Cho trẻ đi rửa tay và đi vệ sinh
- Trẻ hát đi dạo cùng cô, hít thở không khí trong lành và trò chuyện về thời tiết.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe cô đọc và sau mỗi câu ca dao trẻ đọc lại theo cô.
- Trẻ đọc theo lớp, cá nhân, tổ theo cô.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi hứng thú
- Trẻ chơi theo ý thích
- Trẻ thực hiện
HOẠT ĐỘNG: CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Đề tài: Kể chuyện về Bác Hồ truyện “Quả táo”
I.Mục đích-yêu cầu:
-Trẻ biết tên câu chuyện, tên nhân vật và hiểu nội dung câu chuyện
- Phát triển ghi nhớ và ngôn ngữ cho trẻ
- Trẻ có ý thức trong giờ học và biết yêu quý kính trọng Bác Hồ
- Trẻ biết nêu gương cắm cờ và cắm cờ đúng biểu tượng của mình
II.Chuẩn bị:
- Chuyện về bác Hồ
- Cờ , bảng bé ngoan
III.Tiến hành hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Giới thiệu bài
- Cô cùng cả lớp hát bài”Bà còng đi chợ”
- Trò chuyện về nội dung bài hát
- Cô giới thiệu câu chuyện “Quả táo”
HĐ2: Phát triển bài
Cô kể chuyện
- Cô kể diễn cảm câu chuyện 1 lần :
- Cô vừa kể câu truyện gì ?
- Trong chuyện có những nhân vật nào ?
- Cô kể lần 2 : Kèm theo tranh minh họa.
- Bác Hồ sang Pháp để làm gì ?
- Bác đã lấy cái gì bỏ vào túi áo ?
- Bác đã đưa quả táo cho ai ?
- Chúng mình thấy Bác có yêu thương các em nhỏ không nhỉ ?
- Các con có yêu quý bác Hồ không ?
- Chúng mình phải làm gì ?
- Cô kể lần 3
- Giáo dục trẻ yêu quí , kính trọng và biết ơn bác Hồ
HĐ 3 Kết thúc:
Cô cùng trẻ đọc bài thơ “Chia bánh” chuyển hoạt động
- Cả lớp hát và trò chuyện cùng cô
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nghe cô kể chuyện
- Truyện “Quả táo”
- Bác Hồ, em bé,mẹ em bé
- Trẻ nghe cô kể chuyện
- Để bàn về vấn đề dân tộc, đất nước
- Quả táo
- Một Em bé người Pháp
- Có ạ
- Có ạ
- Học giỏi, ngoan ngoãn
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đọc thơ
*Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp Vòng, gậy, bóng nhựa, chơi với đồ chơi góc vận động
* Nêu gương, cắm cờ, phát phiếu bé ngoan:
Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày :
+ Sĩ số:
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ:
+ Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
Kiến thức, kĩ năng của trẻ :
Thứ sáu, ngày 25 tháng 05 năm 2018
HOẠT ĐỘNG: VĂN HỌC
Đề tài: Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ “Làm quen chữ số”
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Nhận thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả. Đọc thuộc bài thơ.
2. Ngôn ngữ:
- Rèn cho trẻ kỹ năng ghi nhớ, mở rộng vốn từ cho trẻ, đọc diễn cảm bài thơ.
3. Xúc cảm, tình cảm:
- Giáo dục trẻ biết nhớ ơn cô giáo đã dạy mình và hứng thú với trường tiểu học .
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh minh họa cho bài thơ "Làm quen chữ số "
- Cô đọc thuộc bài thơ
III. TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Gây hứng thú:
- Hát "Tạm biệt búp bê", trò chuyện về nội dun
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 35.doc