Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề nhánh: Ngày hội của thầy cô giáo

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Dạy trẻ biết tách gộp 4 đối tượng thành 2 phần bằng các cách khác nhau. Khi gộp lại đều bằng số lượng ban đầu là 4

2. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ kỹ năng đếm, nhận biết, so sánh 2 nhóm đối tượng

- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích. Dạy trẻ biết phân biệt nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của trẻ:

- Thẻ số từ 1- 4, lô tô cái bát, bảng gài

2. Đồ dùng của cô:

- Thẻ số từ 1- 4, lô tô cái bát, bảng gài, đồ dùng đồ chơi có số lượng 4, xắc xô

 

doc11 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 2799 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề nhánh: Ngày hội của thầy cô giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 12 CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGÀY HỘI CỦA THẦY CÔ GIÁO Thực hiện từ ngày 19/11 đến ngày 23/11/2018 Hoạt động Thứ hai 19/11/2018 Thứ ba 20/11/2018 Thứ tư 21/11/2018 Thứ năm 22/11/2018 Thứ sáu 23/11/2018 Đón trẻ, chơi, thể dục sáng + Đón trẻ: Cô đón trẻ với thái độ niềm nở, trao đổi với phụ huynh về trẻ. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề: Ngày hội của thầy cô giáo + Chơi với các đồ chơi trong lớp + Thể dục sáng: - Cho trẻ tập theo cô và tập với bài hát “Ở trường cô dạy em thế” 1. Khởi động: cô cho trẻ xoay cổ tay, cổ chân, lắc eo, xoay ngối 2.Trọng động: Cô cho trẻ tập bài tập phát triển chung - Tay: Động tác 5: Tay thay nhau quay dọc thân (có thể tập với bông múa) tập 2 lần 8 nhịp. - Chân: Động tác 4: Bước khuỵu 1 chân ra phía trước, chân sau thẳng. (tập 2 lần 8 nhịp) - Bụng: Động tác 3: Đứng nghiêng người sang 2 bên (tập 2 lần 8 nhịp) - Bật Động tác 4: Bật luân phiên chân trước, chân sau (tập 2 lần 8 nhịp) 3. Hồi tĩnh: Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân - Trẻ biết vận động đúng động tác theo yêu cầu của cô, khi tập có ý thức trong tập luyện thể dục chuẩn bị tốt cho trẻ hoạt động trong ngày Học LVPTTC Trèo qua ghế dài 1,5m x 30 cm LVPTNT Nghỉ mít tinh kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 LVPTNN Thơ: Cô giáo của em LVPTNT Tách gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 4 LVPTTM Vẽ hoa tặng cô Chơi, hoạt động ở các góc * Góc phân vai: Cô giáo * Góc xây dựng: Xây trường khuôn viên trường học * Góc thiên nhiên: Trồng cây, chăm sóc cây * Góc học tập: Kể chuyện về chủ đề nghề nghiệp * Góc nghệ thuật: Hát về chủ đề nghề nghiệp, vẽ, nặn, cắt dán dụng cụ một số nghề. Chơi ngoài trời - Dạo chơi tự do trên sân trường, chơi với cát - Chơi trò chơi: + Trò chơi trời nắng trời mưa + Vẽ, xếp một số dụng cụ một số nghề nghiệp trên sân bê tông, trên cát - Phối hợp các nguyên vật liệu từ thiên nhiên như lá cây, cỏ, sỏi để tạo ra đồ chơi mà trẻ thích. Ăn, ngủ - Nhắc trẻ sử dụng các từ như: Mời cô, mời bạn khi vào bữa ăn. - Rèn kỹ năng rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn Chơi, hoạt động theo ý thích - Hướng dẫn trẻ các loại cử động bàn tay, ngón tay và cổ tay. - Bẻ, nắn - Nhún nhảy theo giai điệu, nhịp điệu của bài hát “Cô giáo miền xuôi”, trẻ đọc một số bài thơ trong chủ đề: Bàn tay cô giáo. Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ - Nhắc trẻ dọn dẹp đồ chơi - Nhắc nhở trẻ chuẩn bị đồ dùng cá nhân, trẻ biết chào cô, chào các bạn”. - Dặn dò trẻ về việc chuẩn bị cho ngày hôm sau, trẻ ra về. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ trong ngày. - Thu dọn đồ dùng, vệ sinh lớp, kiểm tra điện nước trước khi ra về. Thứ 2 ngày 19 tháng 11 năm 2018 Lĩnh vực: GDPTTC TRÈO QUA GHẾ DÀI 1,5M x 30CM Tích hợp: GDPTTM I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên bài tập vận động cơ bản: Trèo qua ghế dài 1,5m x 30cm. - Trẻ hiểu cách trèo qua ghế thể dục. - Trẻ biết tên TCVĐ và hiểu cách chơi trò chơi “Kéo co”. 2. Kỹ năng: - Trẻ thực hiện được vận động trèo qua ghế thể dục dài 1,5m x 30 cm. - Trẻ thực hiện được theo hiệu lệnh của cô: Điểm số, dồn hàng, tách hàng, chuyển đội hình. - Trẻ chơi được trò chơi vận động “Kéo co” 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia bài tập và trò chơi vận động. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng của trẻ: - Quần áo gọn gàng 2. Đồ dùng của cô: - 2 ghế băng thể dục dài 1,5m x 30cm. Dây thừng, 2 màu nơ: 1loại màu xanh, 1 loại màu đỏ đủ theo số trẻ III. Tiến hành hoạt động: Tập ngoài sân Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức gây hứng thú - Cho trẻ đọc bài thơ: Cô giáo của em - Bài thơ có tên là gì? - Bài thơ nhắc đến ai? - Hằng ngày cô giáo làm những công việc gì? - Hỏi trẻ: Ước mơ sau này con sẽ làm nghề gì? - Giáo dục trẻ biết yêu quý cô giáo và kính trọng thầy cô giáo. 2. Hoạt động 2: Nội dung hoạt động học a. Khởi động. - Cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc chuyển thành vòng tròn (kết hợp các kiểu đi: đi thường, đi nhanh, đi kiễng gót, đi khom lưng, chạy: Chạy nhanh, chạy chậm,theo nhạc bài “Đoàn tàu nhỏ xíu”) rồi di chuyển thành 2 hàng dọc, cho trẻ điểm số tách thành 4 hàng ngang - Cho trẻ khởi động các khớp cơ nhỏ b. Trọng động * Bài tập phát triển chung: Tập theo nhạc bài hát: Cô và mẹ - Tay: Động tác 1: Tay đưa ra phía trước, gập trước ngực - Chân: Động tác 5: Bước khuỵu chân trái sang bên, chân phải thẳng. - Bụng: Động tác 3: Đứng nghiêng người sang 2 bên - Bật: Động tác 4: Bật luân phiên chân trước, chân sau * Vận động cơ bản: Trèo qua ghế dài 1,5m x 30 cm” - Cho trẻ chuyển 4 hàng ngang thành 2 hàng dọc đứng đối diện nhau - Sau đó cô đưa ghế thể dục ra và hỏi trẻ: - Đây là cái gì? - Cô giới thiệu bài - Cô thực hiện mẩu 1 lần không phân tích - Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích: Cô chạy thường đến sát ghế, hai tay ôm ghế, sát người xuống mặt ghế, vắt một chân qua ghê sau đó đưa chân kia sang theo rồi đứng dậy chạy về chỗ. - Mời 2 cháu lên thực hiện - Cho trẻ tập - Cho lần lượt cả lớp tập (mỗi lần 2 cháu). - Cô chú ý sửa sai kịp thời. - Cho trẻ tập theo nhóm, cá nhân - Hỏi lại trẻ tên bài: Các con vừa thực hiện bài tập gì? - Bạn nào giỏi lên thực hiện lại bài tập cho cô và các bạn cùng xem. - Cô mời 2 trẻ khá lên thực hiện - Khen trẻ, giáo dục trẻ c. Trò chơi vận động “Kéo co”. - Cô thấy các con thực hiện bài tập vận động rất giỏi cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi đó là trò chơi “Kéo co”. Để chơi được trò chơi này các con chú ý nghe cô hướng dẫn cách chơi. - Cô nêu cách chơi của trò chơi: Cô sẽ chia lớp mình thành 2 đội: Đội nơ đỏ và đội nơ xanh số lượng bằng nhau và đứng đối diện nhau cách vạch khoảng 50cm và cùng nắm vào dây để kéo, khi có hiệu lệnh của cô, hai đội bắt đầu dồn sức kéo, đội nào kéo được đối phương qua khỏi vạch ranh giới là đội đó giành chiến thắng. Các con đã rõ cách chơi chưa nào. - Cho trẻ chơi vài lần. - Nhận xét sau khi chơi * Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi nhẹ nhàng kết hợp hít thở sâu theo giai điệu bài hát “Chim mẹ chim con”. 3. Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động - Cho trẻ ra chơi - Trẻ đọc thơ - Bài thơ: Cô giáo của em - Nhắc đến cô giáo ạ - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe và ghi nhớ - Trẻ đứng thành 2 hàng dọc, di khởi động cùng cô rồi chuyển đội hình thành 2 hàng dọc, điểm số tách thành 4 hàng ngang - Trẻ khởi động các khớp - Thực hiện 2l x 8n  - Thực hiện 3l x 8n  - Thực hiện 3l x 8n  - Thực hiện 2l x 8n  - Trẻ chuyển đội hình thành 2 hàng dọc - Trẻ quan sát - Trẻ trả lời: Cái ghế ạ - Trẻ lắng nghe - Trẻ xem cô thực hiện mẫu - Nghe cô phân tích - Trẻ thực hiện - Trẻ tập - Trẻ lắng nghe - Trẻ tập - Trẻ trả lời - 2 trẻ lên tập lại bài - Trẻ nghe cô giới thiệu tên t/c - Nghe cô phổ biến cách chơi - Trẻ chơi - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện các động tác hồi tỉnh - Trẻ ra chơi ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN HÀNG NGÀY CỦA TRẺ ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ 3 ngày 20 tháng 11 năm 2018 NGHỈ MÍT TINH KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 Thứ 4 ngày 21 tháng 11 năm 2018 Lĩnh vực: GDPTNN THƠ: CÔ GIÁO CỦA EM Tích hợp: GDPTTM I.Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ, thuộc thơ, đọc diễn cảm thể hiện giọng đọc truyền cảm. 2. Kỹ năng: - Rèn trẻ kỹ năng đọc. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3. Thái độ: - Trẻ chăm ngoan vâng lời cô giáo, yêu quý kính trọng thầy cô giáo. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng của trẻ: - Quần áo gọn gàng 2. Đồ dùng của cô - Tranh minh hoạ nội dung bài thơ III. Tiến hành hoạt động: Trẻ ngồi ghế hình chữ U Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức gây hứng thú cho trẻ. - Cô cùng trẻ hát bài: “Cô giáo miền xuôi” - Cô vừa cho cả lớp hát bài hát gì? - Bài hát nói về ai? - Giáo dục trẻ yêu mến, kính trọng người lao động và yêu quý thầy cô giáo. 2. Hoạt động 2: Nội dung hoạt động học - Cô giới thiệu tên bài thơ: “Cô giáo của em” sáng tác của tác giả Đặng Thu Quỳnh - Cô đọc thơ lần 1 - Hỏi trẻ tên bài, tên tác giả - Cô đọc thơ lần 2 dùng tranh minh hoạ - Giảng nội dung: Các con ạ bài thơ nói về bạn nhỏ được cô giáo dạy xếp hàng, kể truyện, cho cả lớp chơi. Cô giáo còn cho các bạn nhỏ học chữ qua hình vẽ và em nhỏ rất yêu cô giáo đấy các con ạ. - Cô giảng từ khó: Thầm thì: Nghĩa là tình cảm rất gần gũi và thân thiện - Cho trẻ đọc từ khó - Giáo dục: Chăm ngoan vâng lời cô giáo, yêu quý và hiếu thảo với ông bà cha mẹ. * Đàm thoại - Các con vừa đọc bài thơ gì? - Sáng tác của ai? - Bài thơ nói về ai? - Bạn muốn làm nghề gì? - Cô giáo làm những công việc gì? - Em có yêu cô giáo mình không? - Yêu mến cô giáo các con phải làm gì? + Dạy trẻ đọc thơ - Cả lớp đọc - Tổ, nhóm, cá nhân đọc - Cho trẻ đọc luân phiên theo tổ - Cô chú ý sửa sai, động viên khích lệ trẻ - Cô nhận xét tuyên dương trẻ + Cô củng cố lại bài 3. Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động - Cho trẻ ra chơi - Trẻ hát - Trẻ trả lời - Nói về cô giáo ạ - Trẻ lắng nghe cô giới thiệu bài - Trẻ nghe cô đọc thơ - Trẻ trả lời - Trẻ nghe cô đọc - Trẻ nghe cô giảng nội dung - Trẻ lắng nghe - Trẻ đọc - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời: Cô giáo em - Đặng Thu Quỳnh ạ - Nói về cô giáo ạ - Nghề giáo viên ạ - Trẻ trả lời - Có ạ - Trẻ trả lời - Trẻ đọc - Tổ nhóm cá nhân đọc - Trẻ dọc luân phiên - Trẻ lắng nghe và ghi nhớ - Trẻ ra chơi ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN HÀNG NGÀY CỦA TRẺ ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ 5 ngày 22 tháng 11 năm 2018 Lĩnh vực: GDPTNT TÁCH GỘP CÁC NHÓM ĐỐI TƯỢNG TRONG PHẠM VI 4 Tích hợp: GDPTNN I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Dạy trẻ biết tách gộp 4 đối tượng thành 2 phần bằng các cách khác nhau. Khi gộp lại đều bằng số lượng ban đầu là 4 2. Kỹ năng: - Rèn cho trẻ kỹ năng đếm, nhận biết, so sánh 2 nhóm đối tượng - Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích. Dạy trẻ biết phân biệt nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng của trẻ: - Thẻ số từ 1- 4, lô tô cái bát, bảng gài 2. Đồ dùng của cô: - Thẻ số từ 1- 4, lô tô cái bát, bảng gài, đồ dùng đồ chơi có số lượng 4, xắc xô III. Tiến hành hoạt động: Cho trẻ ngồi chiếu Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1. Ổn định tổ chức gây hứng thú - Cho trẻ đọc bài thơ: “Cô giáo của em” - Các cháu vừa đọc bài thơ gì? - Bài thơ nói về ai? - Hằng ngày cô giáo làm những công việc gì? - Sau này lớn lên các con sẽ làm nghề gì? - Giáo dục trẻ kính trọng và biết ơn thầy cô giáo, vì hàng ngày thầy cô là người dạy dỗ chúng ta biết chữ, dạy chúng ta những điều hay lẽ phải để khi lớn lên sẽ trở thành người có ích cho xã hội 2. Hoạt động 2: Nội dung hoạt động học * Ôn làm quen số lượng 4, nhận biết số 4 - Cô cho trẻ lên đồ dùng đồ chơi có số lượng 4, và gắn số tương ứng. Cô và trẻ cùng kiểm tra lại. * Tách gộp 4 đối tượng thành 2 phần bằng các cách - Cô giới thiệu bài. - Cô đưa lô tô cái bát gắn lên bảng và đếm - Cô yêu cầu trẻ lấy lô tô cái bát gắn lên bảng x x x x: 4 - Cô tách cách 1: x x x x 3 1 - Cô hỏi trẻ nhóm 1 có mấy cái bát, nhóm 2 có mấy cái bát? - Sau đó cô cùng trẻ gộp hai nhóm lại và đếm x x x x: 4 - Cô hỏi trẻ 3 thêm 1 là mấy? - Tách cách 2: x x x x 2 2 - Cô hỏi trẻ nhóm 1 có mấy cái bát, nhóm 2 có mấy cái bát? - Cô cùng trẻ gộp hai nhóm lại và hỏi trẻ 2 thêm 2 là mấy? - Cô củng cố lại cách tách gộp nhóm có 4 đối tượng gồm hai cách (3:1), (2:2) - Có 1 cách ngược lại đó là: (1:3) * Luyện tập: + Trò chơi: Tai ai tinh. - Cách chơi: Cô vỗ sắc xô mấy tiếng thì trẻ xếp bấy nhiêu cái bát ra (nhóm 1). Cô vỗ tiếp mấy tiếng sắc xô thì trẻ xếp tiếp ở (nhóm 2). - Luật chơi: Bạn nào xếp sai phải xếp lại cho đúng - Cho trẻ chơi 2-3 lần. - Cô nhận xét sau khi chơi - Giáo dục: tự tin tham gia vào các hoạt động 3. Hoạt động 3. Kết thúc hoạt động - Cô cho trẻ cùng cất dọn đồ dùng rồi ra chơi - Trẻ đọc - Trẻ cùng cô đàm thoại về bài thơ - Trẻ trả lời - Dạy học - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe và ghi nhớ - Trẻ tìm đồ dùng có số lượng 4 và gắn số tương ứng - Trẻ lắng nghe - Trẻ chú ý - Trẻ thực hiện cùng cô - Trẻ chú ý - Trẻ trả lời: Nhóm 1 có 3 cái bát, nhóm 2 có 1 cái bát - Trẻ cùng cô gộp lại - Trẻ trả lời 3 thêm 1 là 4 - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời 2 thêm 2 là 4 - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ quan sát - Trẻ nghe cô giới thiệu tên t/c - Nghe cô hướng dẫn cách chơi - Trẻ chơi - Trẻ lắng nghe - Trẻ ghi nhớ - Trẻ cùng cô thu dọn đồ dùng rồi ra chơi ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN HÀNG NGÀY CỦA TRẺ Thứ 6 ngày 23 tháng 11 năm 2018 Lĩnh cực: GDPTTM VẼ HOA TẶNG CÔ GIÁO Tích hợp: GDPTNN I. Mục đích - yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết dùng các nét vẽ đã được học để vẽ được hoa. - Biết tô màu cho những bông hoa đẹp và mịn. - Trẻ biết ngày 20/11 là ngày lễ của cô giáo. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng vẽ cho trẻ. - Luyện kỹ năng tô mầu cho tranh. - Rèn khả năng quan sát và nhận xét. 3. Giáo dục: - Trẻ yêu quý kính trọng cô giáo, biết nghe lời cô. - Biết yêu quý sản phẩm do mình tạo ra. - Có ý thức học tập. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng của trẻ: - Giấy A4, bút sáp màu 2. Đồ dùng của cô - Tranh của cô: 3 tranh (Tranh 1: Vẽ hoa đồng tiền; Tranh 2: Vẽ hoa cúc; Tranh 3: Vẽ hoa 5 cánh III. Tiến hành hoạt động: Cho trẻ ngồi bàn ghế Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức gây hứng thú - Các con sẽ cùng cô đọc bài thơ "Bàn tay cô giáo" nào. - Cô và các con vừa đọc bài thơ gì? - Cô giáo trong bài thơ làm cho các em những gì? - Đúng rồi hàng ngày đến lớp các cháu được cô tết tóc cho và dạy rất nhiều điều như: Hát; múa; đọc thơ; kể chuyện rồi còn được cô cho chơi rất nhiều trò chơi rất vui vẻ nữa. - Và cô giáo rất yêu các con. Các concó yêu cô giáo của các con không? - Các con ạ! Các con có biết ngày 20/11 là ngày gì không? - Đúng rồi! đó là ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày hội của các thầy cô giáo đấy. Vào ngày này học sinh trên khắp đất nước đều có những bó hoa tươi thắm, những lời chúc tốt đẹp gửi tới thầy cô giáo của mình với lòng kính yêu sâu sắc. - Còn các cháu đã tặng quà gì cho các cô giáo của mình vào ngày 20/11 rồi? - Vậy cô giáo sẽ giúp các cháu làm một món quà tặng cho các cô giáo đếm thăm lớp mình học hôm nay. Và đó sẽ là món quà tặng các cô nhân ngày 20/11 ngày lễ của các cô giáo nhé. Các cháu có đồng ý không? 2. Hoạt động 2: Nội dung hoạt động học * Quan sát - đàm thoại + Tranh: "Hoa đồng tiền" - Các con nghe câu đố và đoán xem đó là hoa gì nhé. Hoa gì lạ thế hả em Mua gì chẳng được lại tên là tiền? - Đố lớp mình câu đố nói về hoa gì? - Cô có bức tranh: "Hoa đồng tiền" - Ai có nhận xét gì về bức tranh: "hoa đồng tiền" nào? - Nhuỵ hoa cô vẽ bằng nét gì? - Cánh hoa cô vẽ bằng hình gì? - Cuống hoa là nét gì? - Còn Lá hoa cô vẽ bằng nét gì? - Cô tô màu như thế nào cho cánh hoa, lá và cuống hoa? - Cô chốt: Cô vẽ bông hoa đồng tiền có nhuỵ hoa là nét cong tròn khép kín, cánh hoa là những hình tam giác xếp đều xung quanh nhuỵ hoa. Cuống hoa là 2 nét thẳng và lá hoa là hai nét cong hơi lượn răng cưa, cô tô nhuỵ hoa màu vàng, cánh hoa màu đỏ, cuống và lá màu xanh.Và khi tô cô tô mịn đều không để chờm ra ngoài nét vẽ. Các con thấy có đẹp không? + Tranh: "Hoa cúc". - Cô cho trẻ chốn cô. - Cô đưa tranh ra. - Đây là hoa gì? - Đúng rồi! Các con rất giỏi. - Cô có tranh vẽ: Hoa cúc - Bạn nào có nhận xét về bức tranh hoa cúc nào? - Cô vẽ hoa cúc bằng nét gì? - Cô chốt: Giống như hoa đồng tiền. Hoa cúc, cũng có nhuỵ, hoa là nhiều nét cong tròn, cuống hoa là hai nét thẳng, lá hoa là nét cong và hơi lượn răng cưa, nhưng hoa cúc khác hoa đồng tiền là cánh hoa cúc là những nét cong xếp xung quanh nhuỵ hoa. Hoa cúc cô tô màu vàng, lá, cuống cũng màu xanh. * Tranh hoa 5 cánh. - Các cháu thấy có đẹp không? - Các cháu có nhận xét gì về bức tranh này. - Bức tranh này cô vẽ loại 5 cánh hoa, nhụy hoa là hình tròn nhỏ, cánh hoa nét cong tròn xếp xung quanh nhụy hoa và cô tô nhhụy màu vàng, cánh màu đỏ, lá và cuống hoa cô tô màu xanh. - Các bức tranh cô vẽ, cô vẽ cân đối giữa tờ giấy để cho bức tranh đẹp hơn, và cô vẽ có bông hoa cao, bông hoa thấp. Lá thì có lá to lá nhỏ. - Các con thấy bức tranh cô vẽ hoa có đẹp không? - Các con vừa được quan sát các bức tranh hoa cô vẽ rất nhiều loại hoa và màu sắc khác nhau để tặng cô giáo nhân ngày 20/11 rồi. - Trao đổi cách thực hiện: Bây giờ các con hãy nói cho cô biết các con định vẽ hoa gì? - Vẽ như thế nào? (Cô hỏi 1 số cá nhân trẻ: Con định vẽ hoa gì? Con sẽ vẽ gì trước, vẽ gì sau? Nhuỵ hoa vẽ bằng nét gì? Cánh bằng nét gì? cuống và lá bằng nét gì? tô màu hoa như thế nào?) * Trẻ thực hiện: - Cô cất tranh gợi ý. - Các cháu đã chọn cho mình một bức tranh để vẽ tặng cho cô giáo nhân ngày 20/11 rồi. - Để vẽ được bức tanh đẹp các cháu phải ngồi như thế nào? - Bây giờ các cháu lấy bút ra và vẽ những bông hoa thật đẹp để tặng cho các cô giáo nhé. - Trẻ thực hiện cô đi bao quát, động viên trẻ vẽ cho đẹp. Gợi ý nhẹ nhàng với trẻ chưa biết làm. * Trưng bày - Cô cho trẻ dừng tay và vừa thể dục vừa đọc bài: Viết mãi mỏi tay Cúi mãi.... - Cô cho trẻ mang tranh lên trưng bày và nhận xét bài. - Cô gọi 2 -3 trẻ lên nhận xét bài của bạn. - Cô nhận xét và khen những bài vẽ đẹp sau đó nhậ xét chung các bài khác. nhắc nhở các bài làm chưa tốt, chưa hoàn thành lần sau vẽ nhanh tay hơn. 3. Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động. - Cô cho trẻ mang tranh về treo góc sản phẩm - Trẻ đọc thơ - Bài thơ: Bàn tay cô giáo ạ - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Có ạ - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát - Trẻ nghe cô đọc câu đố - Trẻ trả lời - Trẻ nhận xét - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ nhắm mắt - Trẻ quan sát - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát - Trẻ nhận xét - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát - Trẻ trả lời - Trẻ nhận xét - Trẻ lắng nghe - Trẻ nói ý định của trẻ - Trẻ nói ý tưởng của mình - Ngồi ngay ngắn đầu ngẩng cao, không tì ngực vào bàn - Trẻ vẽ - Trẻ thể dục tay - Trẻ mang tranh lên - Trẻ nhận xét bài của bạn mà trẻ thích - Nghe cô nhận xét. - Trẻ mang tranh lên treo góc sản phẩm ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN HÀNG NGÀY CỦA TRẺ Ngày tháng năm 2018 Nhận xét của tổ chuyên môn TỔ PHÓ CM Bế Thị Kim Oanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLop 4 tuoi_12472807.doc
Tài liệu liên quan