Hoạt động 1: Bé nhận biết ý nghĩa một số ký hiệu, biểu tượng về các chú bộ đội.
- Cô và cháu cùng vận động bài hát : “Chú bộ đội đi xa”
- Đàm thoại về nội dung bài hát
* Cho trẻ xem một số biểu tượng, ký hiệu trên trang phục của chú “bộ đội biên phòng” và trò chuyện:
+ Đố các con đây là bộ quân phục của ai? Vì sao con biết ?
+ Ngoài bộ quần áo màu xanh con còn nhận biết ký hiệu gì ở chú bộ đội biên phòng nữa ?
- Cho trẻ xem mũ chú bộ đội biên phòng
+ Mũ chú bội đội biên phòng có màu gì? Trên mũ có những gì ?
+ Ý nghĩa của ký hiệu này nói lên điều gì?
+ Những ký hiệu biểu tượng gì trên trang phục cho chúng ta biết đó là chú bộ đội biên phòng?
- Cô khái quát lại
- Cho trẻ đọc : “Bộ đội biên phòng”
* Cho trẻ xem biểu tượng, ký hiệu trên trang phục của chú bộ đội “ Phòng không –không quân” và trò chuyện:
4 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1685 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Những nghề bé biết - Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Bé nhận biết ý nghĩa một số ký hiệu, biểu tượng về các chú bộ đội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VẠN NINH
TRƯỜNG MẦM NON VẠN THẠNH
¯
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Chủ đề: Những nghề bé biết
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Đề tài : Bé nhận biết ý nghĩa một số ký hiệu, biểu tượng về các chú bộ đội
Độ tuổi : MG 5 - 6 tuổi
Thời gian: 30 – 35 phút
Ngày dạy: 22 / 12 / 2017
Người dạy: Nguyễn Thị Thu
NĂM HỌC 2017 - 2018
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết ý nghĩa về một số ký hiệu, biểu tượng đặt trưng của các chú bộ đội ( phòng không – không quân, bộ đội biên phòng, bộ đội hải quân, hoàng sa- trường sa)
- Trẻ phân biệt được công việc, nhiệm vụ của các chú bộ đội qua một số biểu tượng, ký hiệu riêng trên trang phục của các chú. Trả lời được câu hỏi rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, tròn câu.
- Giáo dục trẻ biết yêu quê hương đất nước và biết kính trọng yêu thương các chú bộ đội .
II. Chuẩn bị :
- Xắc xô, loa, máy tính.
- Nhạc có lời bài hát: “ Chú bộ đội đi xa” nhạc nền, nhạc trò chơi
- Hình ảnh biểu tượng, ký hiệu về các chú : Bộ đội biên phòng, Phòng không- không quân, Hải quân, Hoàng Sa- Trường Sa
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
@ Hoạt động 1: Bé nhận biết ý nghĩa một số ký hiệu, biểu tượng về các chú bộ đội.
- Cô và cháu cùng vận động bài hát : “Chú bộ đội đi xa”
- Đàm thoại về nội dung bài hát
* Cho trẻ xem một số biểu tượng, ký hiệu trên trang phục của chú “bộ đội biên phòng” và trò chuyện:
+ Đố các con đây là bộ quân phục của ai? Vì sao con biết ?
+ Ngoài bộ quần áo màu xanh con còn nhận biết ký hiệu gì ở chú bộ đội biên phòng nữa ?
- Cho trẻ xem mũ chú bộ đội biên phòng
+ Mũ chú bội đội biên phòng có màu gì? Trên mũ có những gì ?
+ Ý nghĩa của ký hiệu này nói lên điều gì?
+ Những ký hiệu biểu tượng gì trên trang phục cho chúng ta biết đó là chú bộ đội biên phòng?
- Cô khái quát lại
- Cho trẻ đọc : “Bộ đội biên phòng”
* Cho trẻ xem biểu tượng, ký hiệu trên trang phục của chú bộ đội “ Phòng không –không quân” và trò chuyện:
+ Các con có biết đây là bộ quân phục của chú nào không?
+ Bộ trang phục này màu gì?
+ Ngoài quân phục quần áo còn có gì nữa?
- Cho trẻ xem biểu tượng trên mũ chú bộ đội“ Phòng không –không quân”
+ Con thấy mũ này có màu gì? Trên mũ có gì?
+ Những ký hiệu đó để làm gì?
- Cô khái quát lại
- Cho trẻ đọc: “phòng không- không quân”
* Cho trẻ xem biểu tượng, ký hiệu trên trang phục của chú bộ đội “Hải quân”
+ Đố các con đây là ai ? chú này mặc bộ quân phục có màu gì?
+ Con có nhận xét gì về bộ quân phục này ?
- Cho trẻ xem biểu tượng trên mũ chú “ Bộ đội hải quân”
+ Con thấy mũ chú hải quân màu gì ? có gì trên mũ ?
+ Ký hiệu trên mũ chú hải quân nói lên điều gì?
- Cô khái quát lại
- Cho trẻ đọc từ: “ Chú bộ đội hải quân”
- Cho trẻ xem biểu tượng“ Hoàng đảo trường sa- hoàng sa”
+ Các con có thấy biểu tượng này bao giờ chưa?
+ Đây là nơi đóng quân của chú bộ đội nào?
* Cô khái quát và giáo dục trẻ: Đây là biểu tượng được đặt trên hoàng đảo Trường Sa- Hoàng sa, là nơi mà các chú hải quân ngày đêm canh gác bảo vệ để mang lại sự bình yên cho quê hương đất nước ta chính vì vậy các con phải biết yêu thương và kính trọng các chú bộ đội, để tỏ lòng biết ơn chú hôm nay các con phải gửi thông điệp đến mọi người để mọi người hiểu được điều này mà góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp.
- Cho trẻ nói lên thông điệp: “ Chung tay góp sức bảo vệ hoàng sa- trường sa thân yêu”
- Để biết được các chú bộ đội làm những nhiệm vụ gì thì con dựa vào những ký hiệu gì ?
- Cô khái quát về ý nghĩa ký hiệu trên từng bộ quân phục của các chú bộ đội.
- Mở rộng: Cho cháu xem hình ảnh và trò chuyện về một số biểu tượng, ký hiệu riêng về một số chú bộ đội khác như:
@ Hoạt động 2 : Chơi trò chơi “Bé nhanh tay”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi luật chơi.
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội, khi có tiếng nhạc bạn đứng đầu hàng của mỗi đội lên chọn một tranh có ký hiệu, biểu tượng riêng về các chú bộ đội “ hải quân, phòng không- không quân, bộ đội biên phòng ”theo yêu cầu của cô gắn vào bảng của đội mình rồi chạy về chạm tay bạn kế tiếp sau đó chạy về đứng cuối hàng. Khi hết nhạc đội nào gắn được nhiều tranh đúng thì đội đó thắng cuộc.
- Luật chơi: Mỗi bạn chỉ lấy 1 tranh, hết nhạc phải dừng lại.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 1-2 lần
- Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương trẻ.
-Trẻ hát vận động cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ xem hình ảnh
và lắng nghe
- Trẻ xem hình ảnh và trả lời câu hỏi
- Trẻ trả lời nếu trẻ trả lời không được cô gợi ý thêm cho trẻ.
- Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ đọc theo cô
-Trẻ xem hình ảnh và trả lời các câu hỏi
-Trẻ xem hình ảnh
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ đọc
-Trẻ xem hình ảnh và trả lời các câu hỏi
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ đọc
-Trẻ xem hình ảnh và
lắng nghe
-Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi gửi thông điệp
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ xem hình ảnh và trả lời các câu hỏi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ lắng nghe
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat trien ngon ngu 5 tuoi_12328221.doc