- Cô tạo tình huống làm cô Mây bay vào chơi và trò chuyện với trẻ;
+ Các bạn có biết tôi là ai không?
+ Tôi đến từ đâu?
+ Đố các bạn biết công việc của tôi làm gì?
- Muốn biết công việc của tôi mời các bạn cùng nghe câu chuyện “Cô Mây” của tác giả Nhược Thủy.
Hoạt động 1: Kể chuyện cho trẻ nghe
- Cô kể cho trẻ nghe lần 1: Kể diễn cảm;
+ Cô vừa kể câu chuyện gì?
+ Tác giả là ai?
- Để giúp các con hiểu rõ hơn công việc của cô Mây các con cùng xem phim;
- Lần 2: Cho trẻ xem phim
- Cô kể lần 3: Trích dẫn nội dung, đàm thoại, giảng từ khó;(trong quá trình đàm thoại, giảng giải từ khó nếu trẻ trả lời không được thì cô gợi ý và giúp đỡ trẻ)
+ Trong câu chuyện cô Mây như thế nào?
+ Mây đang bay đi chơi và gặp ai?
+ Chị gió rủ mây đi đâu?
+ Làm mưa để làm gì?
- Cô kể đoạn 1: “Trên trời có một cô mây xinh đẹp chơi một mình chán lắm”
=> Cô mây rất xinh đẹp, suốt ngày bay nhởn nhơ chơi, nhưng cô vẫn thấy buồn vì không có ai chơi cùng, cô gặp chị gió và được chị gió rủ đi làm mưa, cô không biết làm mưa như thế nào, nhưng rồi cô cũng đi làm mưa cùng chị gió;
+ “Nhởn nhơ” có nghĩa là gì?
- “Nhởn nhơ” là thong thả ung dung dạo chơi, không có điều gì phải lo lắng;
- Cô kể đoạn 2: “Chị gió thổi mạnh đưa mây đi rất nhanh mưa ơi mưa ơi”
+ Chị gió thổi mây đi đâu?
+ Bầu trời trước khi mưa xuất hiện những hiện tượng gì?
=> Thời tiết khi gần chuyển mưa rất là oi bức, khó chịu, bầu trời thì tối sầm, có nhiều mây đen, mây xám vì vậy con người, cỏ cây hoa lá rất là mong có mưa;
+ “Oi bức” có nghĩa là gì?
-“Oi bức” là nóng nực, khó chịu;
+ Đám trẻ nhỏ nhảy nhót tung tăng và hát như thế nào? (Cho cả lớp cùng đọc câu hát với cô)
+ Cỏ, cây, hoa lá rì rào nói gì?
+ Khi cơn gió lạnh ùa tới thì đám mây xám như thế nào?
- Cô kể đoạn 3: “Vừa lúc đó, cơn gió lạnh ùa tới Chị gió lại đưa lên trời thành mây”;
+ “Rùng mình” có nghĩa là gì?
- “Rùng mình” là bất ngờ bị lạnh đột ngột;
+ Cô mây đã hóa thành gì?
+ Mưa có ích lợi gì?
=> Cô tóm ý và cho trẻ biết ích lợi của mưa mang lại nước, nguồn sống cho con người và động vật, nước mưa có thể được sử dụng làm nước uống, nước tưới cây, nước sinh hoạt
+ Nếu thiếu nước thì điều gì sẽ xảy ra?
=> Cô tóm ý và giáo dục trẻ biết sử dụng tiết kiệm nước, biết bảo vệ môi trường thiên nhiên;
+ Qua câu chuyện con thích nhân vật nào? Vì sao?
Hoạt động 2: Bé tập kể chuyện
Trò chơi: Thử tài bé yêu
- Cách chơi: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm có 1 bộ tranh nền và các hình ảnh rời, nhiệm vụ của các nhóm là cùng nhau thảo luận và chọn những hình ảnh rời gắn vào tranh nền sao cho phù hợp để tạo thành nội dung câu chuyện;
- Trẻ thực hiện;
- Sau khi làm xong mời đại diện trẻ trong nhóm kể nội dung tranh của nhóm mình;
7 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 7713 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên - Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ - Hoạt động: Kể chuyện - Đề tài: Cô mây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THỊ XÃ NINH HÒA
TRƯỜNG MẦM NON NINH AN
HỘI THI
GIÁO VIÊN MẦM NON DẠY GIỎI CẤP THỊ XÃ
NĂM HỌC 2015 - 2016
Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Hoạt động: Kể chuyện
Đề tài: CÔ MÂY
Độ tuổi: 5- 6 tuổi
Thời gian: 25-30 phút
Ngày dạy: 15 - 3 - 2016
Giáo viên thực hiện: NGUYỄN THỊ THANH THỦY
Đơn vị: Trường mầm non Ninh An
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
- Trẻ nghe hiểu nội dung câu chuyện, nhớ tên chuyện, tên tác giả, tên các nhân vật, kể lại được nội dung chuyện theo tranh;
Hiểu nghĩa một số từ khó: nhởn nhơ, oi bức, rùng mình;
- Rèn kỹ năng trả lời trọn câu, to, rõ ràng;
- Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, biết được ích lợi của mưa.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng cho cô
- Thiết kế các hình ảnh, nhạc về nội dung câu chuyện trên máy vi tính;
- Phim có nội dung câu chuyện: Cô Mây;
- Máy vi tính;
- Ti vi, loa;
- Mũ mây: 1 cái.
2. Đồ dùng cho trẻ
- Tranh nền về nội dung câu chuyện;
- Các hình ảnh rời: mây trắng, mây hồng, mây xanh, mây xám, mây đen, mặt trời, mặt trăng, hạt mưa, gió;
- Mũ mây, Mũ gió, Mặt trời, Mặt trăng: đủ số lượng trẻ.
III. CÁCH TIẾN HÀNH
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1.Ổn định tổ chức gây hứng thú
(2-3 phút)
- Cô tạo tình huống làm cô Mây bay vào chơi và trò chuyện với trẻ;
+ Các bạn có biết tôi là ai không?
+ Tôi đến từ đâu?
+ Đố các bạn biết công việc của tôi làm gì?
- Muốn biết công việc của tôi mời các bạn cùng nghe câu chuyện “Cô Mây” của tác giả Nhược Thủy.
- Trẻ nghe, đoán và trả lời;
- Trẻ trả lời;
- Trẻ trả lời;
- Trẻ trả lời;
- Trẻ lắng nghe.
2. Nội dung chính
(24-25 phút)
Hoạt động 1: Kể chuyện cho trẻ nghe
- Cô kể cho trẻ nghe lần 1: Kể diễn cảm;
+ Cô vừa kể câu chuyện gì?
+ Tác giả là ai?
- Để giúp các con hiểu rõ hơn công việc của cô Mây các con cùng xem phim;
- Lần 2: Cho trẻ xem phim
- Cô kể lần 3: Trích dẫn nội dung, đàm thoại, giảng từ khó;(trong quá trình đàm thoại, giảng giải từ khó nếu trẻ trả lời không được thì cô gợi ý và giúp đỡ trẻ)
+ Trong câu chuyện cô Mây như thế nào?
+ Mây đang bay đi chơi và gặp ai?
+ Chị gió rủ mây đi đâu?
+ Làm mưa để làm gì?
- Cô kể đoạn 1: “Trên trời có một cô mây xinh đẹp chơi một mình chán lắm”
=> Cô mây rất xinh đẹp, suốt ngày bay nhởn nhơ chơi, nhưng cô vẫn thấy buồn vì không có ai chơi cùng, cô gặp chị gió và được chị gió rủ đi làm mưa, cô không biết làm mưa như thế nào, nhưng rồi cô cũng đi làm mưa cùng chị gió;
+ “Nhởn nhơ” có nghĩa là gì?
- “Nhởn nhơ” là thong thả ung dung dạo chơi, không có điều gì phải lo lắng;
- Cô kể đoạn 2: “Chị gió thổi mạnh đưa mây đi rất nhanhmưa ơi mưa ơi”
+ Chị gió thổi mây đi đâu?
+ Bầu trời trước khi mưa xuất hiện những hiện tượng gì?
=> Thời tiết khi gần chuyển mưa rất là oi bức, khó chịu, bầu trời thì tối sầm, có nhiều mây đen, mây xám vì vậy con người, cỏ cây hoa lá rất là mong có mưa;
+ “Oi bức” có nghĩa là gì?
-“Oi bức” là nóng nực, khó chịu;
+ Đám trẻ nhỏ nhảy nhót tung tăng và hát như thế nào? (Cho cả lớp cùng đọc câu hát với cô)
+ Cỏ, cây, hoa lá rì rào nói gì?
+ Khi cơn gió lạnh ùa tới thì đám mây xám như thế nào?
- Cô kể đoạn 3: “Vừa lúc đó, cơn gió lạnh ùa tới Chị gió lại đưa lên trời thành mây”;
+ “Rùng mình” có nghĩa là gì?
- “Rùng mình” là bất ngờ bị lạnh đột ngột;
+ Cô mây đã hóa thành gì?
+ Mưa có ích lợi gì?
=> Cô tóm ý và cho trẻ biết ích lợi của mưa mang lại nước, nguồn sống cho con người và động vật, nước mưa có thể được sử dụng làm nước uống, nước tưới cây, nước sinh hoạt
+ Nếu thiếu nước thì điều gì sẽ xảy ra?
=> Cô tóm ý và giáo dục trẻ biết sử dụng tiết kiệm nước, biết bảo vệ môi trường thiên nhiên;
+ Qua câu chuyện con thích nhân vật nào? Vì sao?
Hoạt động 2: Bé tập kể chuyện
Trò chơi: Thử tài bé yêu
- Cách chơi: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm có 1 bộ tranh nền và các hình ảnh rời, nhiệm vụ của các nhóm là cùng nhau thảo luận và chọn những hình ảnh rời gắn vào tranh nền sao cho phù hợp để tạo thành nội dung câu chuyện;
- Trẻ thực hiện;
- Sau khi làm xong mời đại diện trẻ trong nhóm kể nội dung tranh của nhóm mình;
- Cho 1-2 trẻ kể lại toàn bộ nội dung câu qua tranh;
- Cô nhận xét.
- Trẻ lắng nghe;
- Trẻ trả lời;
- Trẻ trả lời;
- Trẻ lắng nghe;
- Trẻ xem phim;
- Trẻ trả lời;
- Trẻ trả lời;
- Trẻ trả lời;
- Trẻ trả lời;
- Trẻ lắng nghe;
- Trẻ lắng nghe;
- Trẻ trả lời;
- Trẻ lắng nghe;
- Trẻ lắng nghe;
- Trẻ trả lời;
- Trẻ trả lời;
- Trẻ lắng nghe;
- Trẻ trả lời;
- Trẻ lắng nghe;
- Trẻ trả lời và cùng đọc với cô;
- Trẻ trả lời;
- Trẻ lắng nghe;
- Trẻ trả lời;
- Trẻ lắng nghe;
- Trẻ trả lời;
- Trẻ trả lời;
- Trẻ lắng nghe;
- Trẻ trả lời;
- Trẻ lắng nghe;
- Trẻ trả lời.
-Trẻ lắng nghe;
- Trẻ chơi gắn tranh;
- Trẻ kể chuyện;
-Trẻ kể chuyện theo tranh;
-`Trẻ lắng nghe.
3. Kết thúc
(1-2 phút)
- Cho trẻ đội mũ mây, mũ gió;
- Cô cháu cùng hát vận động theo bài hát “Mây và gió”.
- Trẻ lấy mũ mây, mũ gió đội lên đầu;
- Trẻ hát, vận động cùng cô.
CÔ MÂY
Tác giả: Nhược Thủy
Trên trời có một đám Mây rất đẹp. Khi thì cô mặc áo trắng như bông, khi thì thay áo màu xanh biếc, lúc lại đổi áo màu hồng tươi. Cô Mây suốt ngày bay nhởn nhơ chơi, lúc lướt trên đỉnh núi, ngọn đồi; lúc bay sang biển cả mênh mông; lúc bay về đồng quê bát ngát. Nhưng bay mãi một mình cũng buồn vì chẳng có ai chơi với cô. Bác Mặt trời bận tỏa ánh nắng cho người phơi thóc. Chị Mặt trăng bận rãi ánh vàng cho các em bé vui chơi. May thay lúc đó cô gặp chị Gió, cô gọi:
- Chị Gió ơi, đi đâu vội thế?
Chị Gió đáp:
- Tôi đang đi rủ bạn mây ở các nơi về làm mưa đây. Cô có muốn làm mưa không?
- Làm mưa để làm gì hả chị?
- Làm mưa cho cây cối tốt tươi, cho lúa to bông, cho khoai to củ.
- Thế làm mưa có dễ không, chị Gió?
- Làm mưa thì dễ thôi, nhưng cũng mệt, vì phải nhịn mặc áo đẹp, phải chịu lạnh rồi tan ra thành nước, rơi xuống ruộng đồng.
- Thế không được làm mây bay nữa ư?
- Không, nhưng lại được làm nước chảy. Thế cô có muốn làm nước chảy không?
Mây gật đầu nói:
- Chị cho tôi đi làm mưa với. Chơi không một mình chán lắm.
Chị Gió thổi mạnh đưa mây đi rất nhanh. Càng đi, càng bay sà xuống thấp, mà càng thấp thì càng thấy nóng nhiều, Mây không chịu được. Mây muốn bay vút lên cao cho mát. Mây nhìn quanh xem có ai cũng muốn như mình thì rủ đi cùng. Nhưng chỉ thấy mây ở các nơi kéo về đông nghịt, màu áo xám tối cả một vùng trời. Ai nấy đều nhanh nhẹn vội vàng, kéo nhau sà xuống thấp chẳng ngại gì oi bức. Thấy thế cô Mây cũng sà xuống. Bỗng cô nhìn thấy một đám trẻ nhỏ đang chơi trong vườn hoa. Đám trẻ nhảy nhót tung tăng, ngẩng mặt lên trời mà hát rằng:
Cầu trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy bát cơm đầy
Lấy rơm đun bếp.
Cây, lá, cỏ, hoa thấy mây xám bay ngang cũng ngẩng đầu lên rì rào nói:
Mưa rơi xuống đây
Cho tốt cỏ cây
Cho tươi hoa lá
Nhớ mong mưa quá
Mưa ơi, Mưa ơi!
Vừa lúc đó, cơn lạnh ùa tới. Đám mây xám rùng mình, tan thành những giọt nước thi nhau, tưới xuống đất rào rào. Đoàn trẻ dắt nhau chạy trốn dưới mái hiên. Cỏ, cây, hoa, lá tươi tỉnh mỉm cười đón mừng những giọt nước trong mát đáng yêu.
Thế là cô Mây trên trời cao đã hóa thành dòng nước chảy tràn khắp ao hồ, đồng ruộng, sông ngòi. Vài hôm nữa, bác Mặt trời chiếu xuống, nước bốc thành hơi, chị Gió lại đưa lên trở thành mây.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lop 5 tuoi_12310451.doc