I/ Mục đích yêu cầu:
-Trẻ biết được những đặc trưng của mùa hè như: Thời tiết mùa mùa, các cảnh vật đặc trưng (trời mưa, hoa phượng nở vào mùa hè, ), trang phục mùa hè, các món giải khát mùa hè, hoạt động của con người hè (đi tắm biển, thả dều). Một số bệnh thường gặp vào mùa hè.
-Luyện trẻ biết cách quan sát, trả lời câu hỏi mạch lạc.
-Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe trong mùa hè, chọn trang phục phù hợp. Trẻ tích cực tham gia hoạt động.
II/ Chuẩn bị:
-Hình ảnh về mùa hè
-Tranh và vòng cho trẻ chơi trò chơi.
35 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 6182 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên - Nhánh 2: Mùa hè của bé, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong nước. Quan sát cá bơi. Biết chơi thải đá, đi trên gáo dừa. Biết chơi bật xa, ném trúng đích.
- Các cháu chơi vui vẻ hứng thú , thao tác với đồ vật nhẹ nhàng, chơi đòan kết, không tranh giành..
II/ Chuẩn bị:
- Góc nghệ thuật: Tranh rỗng về các hiện tượng tự nhiên , giấy vẽ màu.
- Góc học tập: Tranh đôminô, tranh ảnh về nước và các hiện tượng tự nhiên.
- Góc phân vai: Bộ đồ chơi siêu thị, quán ăn, bác sĩ
- Góc xây dựng: xây hồ nước, cây xanh, hoa, cây dù
- Góc thiên nhiên: Đong nước, quan sát cá bơi trong nước. Bóng, đích ném, gáo dừa, đá.
III/ Cách tiến hành:
Họat động của cô
Họat động của trẻ
- Ổn định: Hát “Cho tôi đi làm mưa với”
- Hôm nay các con chơi theo chủ đề gì?
- Lớp mình có những góc chơi gì?
- Cô hướng dẫn góc chơi:
+ Góc nghệ thuật: Con chơi tô màu tranh, vẽ tranh trang phục mùa hè, tranh bé tắm biển, tranh bé thả dều
+Góc học tập: Xem sách tranh về nước – các hiện tượng tự nhiên. Chơi đomino . Chơi với chữ cái, chữ số.
+ Góc xây dựng: Xây hồ bơi của bé: có cây xanh, cây dù, hoa kiểng, băng ghế.
+ Góc phân vai: Con chơi bác sĩ , siêu thị, gia đình.
+Góc thiên nhiên: Con chơi đong nước, quan sát cá bơi. Chơi trò chơi dân gian “thải đá, đi trên gáo dừa”, chơi ném trúng đích, bật xa.
-Cô cho trẻ đọc tiêu chuẩn vui chơi: vui chơi không la ồn, không giành đồ chơi với bạn , lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định.
- Cô cho cháu đọc thơ “giờ chơi”
- Cô quan sát giúp các cháu thể hiện tốt vai chơi của mình.
- Cô đến từng góc nhận xét cho cắm hoa
- Hát “hết giờ chơi”
- Lớp hát
- Chủ đề nước – hiện tượng tự nhiên
-Cháu kể ra
- Cháu về góc chơi
- Cháu dẹp gọn đồ chơi của góc mình.
*HOẠT ĐỘNG VỆ SINH ĂN NGỦ:
- Biết giúp cô chuẩn bị bàn, ghế trước khi ăn.
-Biết rửa tay bằng xà phòng, đọc thơ trước khi ăn.
-Biết mời cô mời bạn cùng ăn và ăn từ tốn.
-Không đùa nghịch làm đổ thức ăn.
.-Ăn xong rửa tay, đánh răng. Tự thay đồ đi ngủ. Không chọc phá bạn khi ngủ.
* HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
BÉ CHƠI KISSMART
I/ Mục đích yêu cầu:
- Cháu chọn đối tượng to, nhỏ, vừa theo yêu cầu. Biết sử dụng con chuột.
- Rèn kĩ năng phân biệt to, nhỏ, vừa của trẻ, rèn kĩ năng rà chuột của trẻ.
-Cháu tích cực tham gia hoạt động.
II/ Chuẩn bị:
-Phòng máy kissmart, mỗi máy 2 trẻ.
III/ Cách tiến hành:
-Hát “Mùa hè đến”. Đã đến giờ các chơi chơi máy kissmart
-Các con lick chuột vào ngôi nhà toán học, lick tiếp tục vào biểu tượng kệ giầy.
-Các con sẽ chọn giầy to, nhỏ, vừa theo yêu cầu.
-Ngoài ra các con có thể chơi đếm số.
-Cô quan sát, hướng dẫn thêm cho những trẻ chưa biết cách chơi.
-Cơ cho trẻ chơi đến hết giờ.
* NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY:
- Hát “Nắng sớm”
- Tuyên dương các cháu ngoan cho cắm hoa, chấm sổ.
- Động viên, khuyến khích các cháu chưa ngoan.
- Hát “A hoan hô”
*HOẠT ĐỘNG VỆ SINH TRẢ TRẺ:
- Cho trẻ rửa tay chân , giữ đầu tóc gọn gàng.
-Giáo dục trẻ biết tự chào hỏi ông bà, cha mẹ
- Giáo dục trẻ ăn chín, uống chín. Không ăn thức ăn hôi thiêu dễ bị bệnh. Trả trẻ.
NHẬT KÍ HÀNG NGÀY
STT
Nội dung đánh giá
Những điểm cần lưu ý và thay đổi tiếp theo
1
Tên những trẻ nghỉ học và lí do
2
Họat động có chủ đích
- Sự thích hợp của họat động với khả năng của trẻ.
- Sự hứng thú và tích cực tham gia họat động của trẻ.
- Tên những trẻ chưa nắm được yêu cầu của họat động.
3
Các họat động khác nhau trong ngày
- Những họat động theo kế hoạch mà chưa thực hiện được.
- Lý do chưa thực hiện được
- Những thay đổi tiếp theo
4
Những trẻ có biểu hiện đặc biệt
- Sức khỏe (Những trẻ có biểu hiện bất thường về ăn, ngủ, vệ sinh, bệnh tật.)
- Kỹ năng (vận động ngôn ngữ nhận thức, sáng tạo..)
- Thái độ và biểu lộ cảm xúc hành vi
5
Những vấn đề cần lưu ý khác
THỨ BA: Ngày 19/ 04/ 2016
* HỌP MẶT TRÒ CHUYỆN:
- Đón trẻ vào lớp nhắc trẻ để cặp dép đúng nơi qui định, nhắc trẻ mang khăn.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, vui chơi của cháu.
- Trò chuyện:
+ Con biết những hiện tượng tự nhiên nào gây nhiều thiệt hại cho con người? (động đất, sóng thần, núi lửa phun, bảo)
+ Con biết gì về bảo? ( mưa to, kéo dài vài ngày, mưa có gió lớn, đôi khi có sấm sét)
+Vậy khi có bảo các con cần phải làm gì? (ở trong nhà, không, xem tivi, không nghe điện thoại.
- Điểm danh.
- Tiêu chuẩn bé ngoan: Thực hiện như đầu tuần
* THỂ DỤC BUỔI SÁNG:
Thực hiện như đầu tuần
* HOẠT ĐỘNG HỌC:
Phát Triển Thể Chất
GIỮ GÌN SỨC KHỎE KHI THỜI TIẾT THAY ĐỔI
I/Mục đích yêu cầu:
-Trẻ biết ích lợi và tác hại của mưa, nắng, biết giữ gìn sức khỏe và an toàn của bản thân trong mùa hè.
-Phát triển khả năng nhận xét, phán đoán, suy luận về hiện tượng mưa, nắng, phân biệt nơi an toàn và không an toàn. Có kĩ năng phòng tránh các hiện tượng tự nhiên để bảo vệ sức khỏe.
-Giáo dục trẻ biết phòng tránh những nơi nguy hiểm và biết giữ gìn sức khỏe an toàn trong mùa hè.
II/ Chuẩn bị:
-Âm thanh tiếng động của gió, sấm sét và mưa.
-Một số hình ảnh về mưa làm cho cây tốt tươi, đường ngập nước, mưa bão cây đổ, sấm sét.
-Tranh trời nắng đất nức nẻ, thiếu nước, cây khô héo
-Tranh về các hành động nên hoặc không nên làm khi trời mưa, nắng.
III/ Cách tiến hành:
Họat động của cô
Hoạt động của cháu
@/ Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu
- Ổn định hát “Cho tôi đi làm mưa với”
-Các con vừa hát bài hát nói đến hiện tượng gì?
-Con còn biết những hiện tượng tự nhiên nào nữa?
-Mưa, gió, nắng hạn, bảo, lũ lụt là những hiện tượng tự nhiên xảy trong cuộc sống của chúng ta. Các hiện tượng tự nhiên vừa có lợi vừa có hại. Vì thế, con người phải tìm cách ứng phó và chống lại các tác hại của hiện tượng tự nhiên để bảo vệ mình.
-Hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu xem bé cần làm gì để bảo vệ sức khỏe của mình khi thời tiết thay đổi.
@/ Họat động 2: Tìm hiểu về một số tình huống gây ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn của bé khi thời tiết thay đổi và cách phòng ngừa.
*Cô cho trẻ xem tranh trên máy chiếu: trời nắng bé che ô, bé đội nón, ruộng đồng nứt nẻ.
-Các con có nhận xét gì về các hình ảnh vừa xem?
-Những hình ảnh đó nói đến hiện tượng gì?
-Vì sao con biết đó là hiện trời nắng?
-khi trời nắng nóng các con cần phải làm gì để bảo vệ sức khỏe cho mình?
Ngoài ra nhà bạn nào có máy lạnh thì các con không nên dặn máy lạnh ở nhiệt độ quá thấp vì khi ra ngày nhiệt độ thay đổi quá chênh lệnh dễ làm cho các con bị cảm. Mặc khác, dù có nắng nóng các con củng không nên cho cây quạt quay một chổ về phía của mình rất dễ bị bệnh. Con đi ra nắng rồi vào nhà tắm liền cũng dễ bị bệnh.
-Thời tiết nắng nóng là hiện tượng tự nhiên ở mùa nào?
-Mùa hè ngoài nắng nóng còn có những cơn mưa to.
*Cô cho trẻ xem máy về mưa to, có giông bảo, sấm sét.
-Con có nhận xét gì về những tranh con vừa quan sát
-Cô cho trẻ xem một số hình ảnh không đảm bảo an toàn khi gặp trời mưa và gợi ý cho trẻ trò chuyện về các hành vi nên làm và không nên làm để đảm bảo sức khỏe và an toàn khi trời mưa to:
+Tranh đi ngoài đường khi trời đang mưa to có sấm , sét.
+Tranh trú mưa ở góc cây khi trời mưa to.
+Tranh về các bạn nhỏ vẫn sử dụng các thiết bị điện như xem ti vi, chơi điện thoại di động.
-Khi có gió mạnh, mưa to kéo dài, hiện tượng gì sẻ xảy ra? (lũ, bảo, đường gập nước, nước ngập nhà)
- Theo con, con sẽ làm gì khi trời có mưa to.?
-Khi đi ra đường gặp trời mưa to thì chúng ta làm gì?
-Ở nhà khi có mưa to thì các con cần phải làm gì?
-Cô khái quát:khi đi ra ngoài gặp trời mưa to, gió lớn hay có sấm sét, dông gió, các con phải chú ý tránh mưa ở nơi an toàn
+Tắt các thiết bị điện khi trời có mưa dông, sấm chớp.
+Trú mưa ở nơi an toàn khi trời mưa to. Tuyệt đối không trú mưa dưới gốc cây to hoặc gần cột điện.
+Mặc áo mưa, che ô khi đi dưới trời mưa.
+Khi đi trên đường có trời mưa cần chạy chậm, cẩn thận.
không tránh mưa dưới góc cây to hay đứng gần cột điện rất nguy hiểm dể bị sét đánh trúng, không được dầm mưa sẽ bị ốm.
- Khi trời mưa phải biết giữ ấm cơ thể, mang theo áo mưa, nếu bị ướt mưa thì phải lau khô người, mặc áo đủ ấm
@/ Họat động 4: Trò chơi “Trời mưa”
Cách chơi: Mỗi cái ghế là “một ngôi nhà”. Trẻ chơi tự do , hoặc vừa đi vừa hát: “Trời nắng, trời nắng, thỏ đi tắm nắng.”Khi cô giáo ra lệnh “Trời mưa” và gõ trống dồn dập thì trẻ phải chạy nhanh để tìm cho mình “một ngôi nhà” trú mưa. Ai chạy chậm không có “ngôi nhà” thì phải ra ngoài một lần chơi.
Giáo dục: Thời tiết mùa hè nắng nóng, đi ra đường các con phải mặc áo khoác, đeo khẩu tranh, ở nhà phải mặc đồ mỏng nhẹ ở nơi thoáng mát. Mùa hè thường có mưa to khi ra đường nhớ mang theo áo mưa, khi trời có mưa thì không nên xem tivi, nghe điện thoại
Nhận xét – cắm hoa.
- Lớp hát
- Trời mưa, gió
-Trẻ trả lời.
-Bé đi đường đội mũ, đất nứt nẻ
-Hiện tượng nắng nhiều kéo dài
-Vì bé đội mũ, đất nức nẻ
-Ở trong nhà mặc đồ mỏng nhẹ, ngồi ở nơi thoáng mát, ra đường đeo khẩu trang, mặc áo khoác tránh nắng, đội mũ..
-Mùa hè (mùa hạ)
-Mặc áo mưa, vào nhà trú mưa,..
-Tắt điện tivi, tắt nguồn điện thoại.
-Tranh mưa to, có sấm sét, gió
-Trẻ trả lời
-Trẻ chơi tích cực theo yêu cầu.
* HỌAT ĐÔÏNG NGOÀI TRỜI:
I/ Mục đích yêu cầu:
- Cháu biết hát bài hát “Mùa hè của bé”.
-Rèn kĩ năng ca hát của trẻ.
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động.
II/ Chuẩn bị:
- Bài hát mùa hè của bé.
III/ Cách tiến hành:
1/ Quan sát : Tranh các mùa trong năm.
- Một năm có bao nhiêu mùa?
- Là những mùa nào?
2/ Cung cấp kiến thức:
- Hiện giờ thời tiết đang ở mùa nào? (Mùa hè).
- Cô có bài hát nói về mùa hè rất hay. Đó là bài “mùa hè đến rồi”.
Cô dạy các con hát nhé!
-Cô hát cho trẻ nghe bài hát “mùa hè đến rồi” một lần.
-Cô mời lớp, tổ, nhóm hát lại bài hát “mùa hè đến”
3/ Trò chơi:“Thỏ về đúng chuồng”
-Cách chơi: Cô cho lớp đừng vòng tròn điểm số 1 -2 .Trẻ số 1 làm chuồng, trẻ số 2 làm thỏ. Cô nói”Hôm nay trời nắng đẹp các chú thỏ đi tắm nắng với cô nhé! Lớp hát bài “trời nắng trời mưa”.Hát tới câu “mưa to rồi, mưa to rồi, mau về thôi” cùng với tiếng trống của cô các chú thỏ chạy vào chuồng cuả mình.
-Luật chơi: Nếu hết tiếng trống của cô bạn nào đi nhằm chuồng hay còn ở bên ngoài thì phải ra ngoài một lần chơi.
* HOẠT ĐỘNG GÓC:
Cháu chơi theo chủ đề “Nước – các hiện tượng tự nhiên”
Cho cháu về góc chơi như ngày thứ hai đã soạn
*HOẠT ĐỘNG VỆ SINH ĂN NGỦ:
-Cháu biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
- Biết mời cô, mời bạn cùng ăn và ăn từ tốn.
- Không đùa nghịch làm đổ vãi thức ăn.
-Biết tự dẹp, chén, ghế khi ăn xong.
-Ngủ không chọc phá bạn.
* HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
BÉ VUI VẬN ĐỘNG
I/ Mục đích yêu cầu:
- Cháu biết chơi đánh bao cát, leo thang , bật vòng, chuyền thang.
-Rèn kĩ năng leo thang, bật vòng, rèn cơ tay chân cho trẻ.
-Cháu tích cực tham gia hoạt động.
II/ Chuẩn bị:
- Thang leo, bao cát, vòng thể dục.
III/ Cách tiến hành:
.-Đọc bài thơ “Ước mơ của Tý”
-Hôm nay cô rèn luyện sức khỏe cho các con qua các trò chơi:
*Trò chơi: “chuyền thang”
-Luật chơi: Chuyền không cho rơi xuống đất.
-Cách chơi: Hai tay con cầm thang ngang, chân hỏng trên mặt đất, con dùng sức của tay chuyền từ đầu này đến đầu kia của thang.
*Trò chơi: “bật vòng”
-Luật chơi: Bật không chạm vòng
-Cách chơi:Con bật tách khép chân qua các vòng. Bật sao cho không chạm vòng.
*Trò chơi: “leo thang”
- Cách chơi: khi leo các con leo chân nọ tay kia, hai chân hai tay không để cùng một bậc thang.
*Trò chơi: “đánh bao cát”
-Cách chơi: Con dùng tay đánh bao cát đi xa
Cô cho trẻ về nhóm chơi theo sự hướng dẫn của cô.
*Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi theo thơng tư 02.
* NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY:
-Hát “nắng sớm”
-Nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan
-Tuyên dương các cháu ngoan, chấm sổ bé ngoan.
-Động viên các cháu chưa ngoan.
*HOẠT ĐỘNG VỆ SINH TRẢ TRẺ:
-Vệ sinh chân tay, đầu tóc gọn gàng.
- Giáo dục trẻ không được chơi ngoài đường. Không tự ý chạy qua đường một mình.
-Giáo dục trẻ tự thưa ông bà, cha mẹ. Trả trẻ.
NHẬT KÍ HÀNG NGÀY
STT
Nội dung đánh giá
Những điểm cần lưu ý và thay đổi tiếp theo
1
Tên những trẻ nghỉ học và lí do
2
Họat động có chủ đích
- Sự thích hợp của họat động với khả năng của trẻ.
- Sự hứng thú và tích cực tham gia họat động của trẻ.
- Tên những trẻ chưa nắm được yêu cầu của họat động.
3
Các họat động khác nhau trong ngày
- Những họat động theo kế hoạch mà chưa thực hiện được.
- Lý do chưa thực hiện được
- Những thay đổi tiếp theo
4
Những trẻ có biểu hiện đặc biệt
- Sức khỏe (Những trẻ có biểu hiện bất thường về ăn, ngủ, vệ sinh, bệnh tật.)
- Kỹ năng (vận động ngôn ngữ nhận thức, sáng tạo..)
- Thái độ và biểu lộ cảm xúc hành vi
5
Những vấn đề cần lưu ý khác
THỨ TƯ: Ngày 20/ 04 / 2016
* HỌP MẶT TRÒ CHUYỆN:
- Đón trẻ vào lớp nhắc trẻ để cặp dép đúng nơi qui định, nhắc trẻ mang khăn.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ.
- Trò chuyện:
+ Con thấy thời tiết dạo này thế nào?
+Trời nắng nóng con mặc những trang phục gì?
- Điểm danh.
- Tiêu chuẩn bé ngoan: Thực hiện như đầu tuần
* THỂ DỤC BUỔI SÁNG:
Thực hiện như đầu tuần
* HỌAT ĐỘNG HỌC:
Phát Triển Ngôn Ngữ
BÉ CHƠI VỚI CHỮ s - x
(Tiết 2)
I/ Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết phát âm chữ s - x. Nhận biết được chữ s - x qua các trò chơi.
- Rèn kỹ năng cầm bút, tư thế ngồi viết của trẻ, rènsự nhanh nhẹn , khóe léo của trẻ qua các trò chơi.
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động. Thực hiện sách chữ cái theo yêu cầu của cô
II/ Chuẩn bị:
- trò chơi vòng quay kì diệu
- Mỗi trẻ 1 rổ đựng chữ cái s - x
-Trang phục, đồ dùng sử dụng khi trời mưa, trời nắng có chữ s - x
III/ Cách tiến hành:
Họat động của cô
Hoạt động của cháu
@/ Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu
- Đọc thơ “Mùa hè”
Mùa hè nóng nực
Ra lắm mồ hôi
Lúc học lúc chơi
Áo quần bụi bẩn
Nước này mát lắm
Ta hãy bảo nhau
Tắm rửa gội đầu
Cho người sạch sẽ.
-Con vừa đọc bài thơ nói đến mùa gì?
-Con biết gì về mùa hè?
-Mùa hè con thường chọn những trang phục gì?
-Cô có một số trang phục, bạn nào lên chọn cho cô trang phục cho mùa hè.
-Con xem trên trang phục có chữ cái gì?
-Hôm nay cô cho các con chơi cùng chữ cái s - x
@/ Hoạt động 2: Bé chơi cùng chữ cái s - x
-Cô cho trẻ đi lấy rổ có chữ cái s -x
*Trò chơi: “vòng quay kỳ diệu”
-Luật chơi: Cây kim ngây chữ cái nào thì trẻ đọc to và giơ chữ cái đó lên.
-Cách chơi:cô quay vòng quay chữ x – s trên máy, cây kim chỉ ngay chữ cái nào thì trẻ đọc to và giơ chữ cái đó lên. Cô mời1 trẻ lên kiểm tra bạn.
Cô cho trẻ chơi vài lần.
*Trò chơi “Về đúng nhà”
-Luật chơi :Trẻ về nhà có chữ cái giống với chữ cái trẻ cầm trên tay khi nghe hiệu lệnh “mưa to rồi, mau mau về thôi”
-Cách chơi: Cô cho mỗi trẻ cầm thẻ chữ cái s hoặc x. Trẻ hát bài “trời nắng, trời mưa” đi vòng tròn , khi nghe tới câu “mưa to rồi, mau mau về thôi” thì trẻ cầm chữ cái nào về nhà có chữ cái đó.
-Cô có một số trang phục mùa hè và chữ cái s – x các con dán chữ s –x vào các trang phục cô cho các con chơi trò chơi “thi xem ai nhanh”
*Trò chơi: “thi xem ai nhanh”
-Luật chơi: Bật qua khe suối lên chọn trang phục có chữ cái s –x
-Cách chơi: Cô cần hai đội mỗi đội 5 bạn, bật qua khe suối lên chọn trang phục có chữ cái x –s theo yêu cầu.
- Cô cho trẻ chơi 2 lần.
*Trò chơi: “
@/ Hoạt động 4: Bé khéo tay, tinh mắt
Cô hướng dẫn trẻ thực hiện các bài tập
-Phát âm chữ s!s! s!
-Cô cho trẻ nối chữ g trong từ đến chữ g in thường,
-Đọc tranh – từ,
-Viết trùng khích chữ g in mờ.
-Trang chữ x hướng dẫn trẻ thực hiện tương tự.
-Cô cho trẻ về bàn thực hiện
-Trẻ thực hiện xong cô chọn vài tập nhận xét.
Nhận xét - Cắm hoa
-Mùa hè
-Trẻ trả lời
- Trẻ chọn trang phục
-Chữ cái s - x
-Trẻ chơi tích cực theo yêu cầu của cô
-Trẻ về nhóm dán chữ cái
-Trẻ chơi tích cực và hứng thú theo yêu cầu của cô.
-Trẻ thực hiện bài tập theo yêu cầu
* HỌAT ĐÔÏNG NGOÀI TRỜI:
I/ Mục đích yêu cầu:
- Cháu biết dùng những nét vẽ cơ bản như: vẽ nét thẳng, nét cong, để vẽ người, vẽ biển tạo thành một bức tranh về biển
- Rèn kĩ năng vẽ, bố cục tranh và tô màu phù hợp. Rèn sự phản xạ của trẻ qua trò chơi.
- Cháu tích cực tham gia hoạt động.
II/ Chuẩn bị:
- Tranh vẽ biển của cô
-Giấy vẽ viết chì màu
III/ Cách tiến hành:
1/ Quan sát : Tranh các mùa trong năm.
- Một năm có bao nhiêu mùa? Là những mùa nào? (Xuân , hạ, thu, đông)
2/ Cung cấp kiến thức:
-Thời tiết bây giờ đang ở mùa gì? (mùa hạ)
-Mùa hạ còn gọi là mùa gì? (mùa hè)
-Thế mùa hè ba, mẹ thường dẫn các con đi đâu chơi? (trẻ kể)
-Thế con biết gì về biển
-Hôm nay cô cho các con vẽ biển mùa hè nhé!
-Cô hướng dẫn trẻ vẽ biển:
+Con vẽ nét thẳng làm mờ biển, con vẽ người đang tắm biển, vẽ ngoài xa có những hòn đảo nhỏ
+Cô cho trẻ về bàn vẽ đến hết giờ.
3/ Trò chơi: “Đập bọc nước”
-Luật chơi: Trẻ bị bịt kín mắt để đập bọc nước.
-Cách chơi: Cô mời 3 bạn lên đứng trước vạch chuẩn cách chổ treo bọc nước một mét. Đạp bọc Cô dùng khăn bịt kín mắt của 3 bạn, cho mỗi bạn cầm một cái cây ngắn để đập bọc nước. Khi nghe hiệu lệnh của cô thì đi thẳng về phía trước 3 bước và dùng cây đập bịt nước. Bạn nào đập trúng bọc nước thì thắng cuộc.
* HOẠT ĐỘNG GÓC:
Cháu chơi theo chủ đề “Nước – các hiện tượng tự nhiên”
Cho cháu về góc chơi như ngày thứ hai đã soạn
*HOẠT ĐỘNG VỆ SINH ĂN NGỦ:
-Cháu biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
- Biết mời cô, mời bạn cùng ăn và ăn từ tốn.
- Không đùa nghịch làm đổ vãi thức ăn.
-Biết tự dẹp, chén, ghế khi ăn xong.
-Ngủ không chọc phá bạn.
* HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
BÉ CHƠI VỚI CHỮ CÁI s - x
I/ Mục đích yêu cầu:
-Cháu nhận biết được các chữ cái s - x qua trò chơi.
-Rèn sự nhanh nhẹn, khéo léo của trẻ qua trò chơi. Rèn kĩ năng phối hợp nhóm.
-Cháu tích cực tham gia hoạt động.
II/ Chuẩn bị:
-Thẻ chữ cái của cô: s – x, g - y
-Đồ dùng có chữ cái s - x
III/ Cách tiến hành:
*Trò chơi “đoán chữ”
-Luật chơi: Mỗi đội chỉ đoán được 1 lần.
-Cách chơi: Cô lấy thẻ chữ cái đã học để vào một cái túi có che kính một phần cho trẻ đoán xem đó là chữ cái gì?. Nếu đoán đúng thì được các bạn khen.
ø. *Trò chơi: “thi xem ai nhanh”
-Luật chơi: Bật qua khe suối lên chọn trang phục có chữ cái s –x
-Cách chơi: Cô cần hai đội mỗi đội 5 bạn, bật qua khe suối lên chọn trang phục có chữ cái x –s theo yêu cầu.
- Cô cho trẻ chơi 2 lần.
*Cho trẻ chơi với đồ chơi theo thông tư 02.
* NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY:
- Hát “ Mùa hè của bé”
- Nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan.
- Tuyên dương các cháu ngoan. Chấm trẻ vào sổ
- Động viên các cháu chưa ngoan
*HOẠT ĐỘNG VỆ SINH TRẢ TRẺ:
- Cho trẻ rửa tay, chân, giữ đầu tóc gọn gàng.
-Giáo dục trẻ biết tự chào hỏi mọi người.
- Hát bài hát về chủ đề “Nước – hiện tượng tự nhiên”
-Trả trẻ.
NHẬT KÍ HÀNG NGÀY
STT
Nội dung đánh giá
Những điểm cần lưu ý và thay đổi tiếp theo
1
Tên những trẻ nghỉ học và lí do
2
Họat động có chủ đích
- Sự thích hợp của họat động với khả năng của trẻ.
- Sự hứng thú và tích cực tham gia họat động của trẻ.
- Tên những trẻ chưa nắm được yêu cầu của họat động.
3
Các họat động khác nhau trong ngày
- Những họat động theo kế hoạch mà chưa thực hiện được.
- Lý do chưa thực hiện được
- Những thay đổi tiếp theo
4
Những trẻ có biểu hiện đặc biệt
- Sức khỏe (Những trẻ có biểu hiện bất thường về ăn, ngủ, vệ sinh, bệnh tật.)
- Kỹ năng (vận động ngôn ngữ nhận thức, sáng tạo..)
- Thái độ và biểu lộ cảm xúc hành vi
5
Những vấn đề cần lưu ý khác
THỨ NĂM: Ngày 21/ 04/ 2016
* HỌP MẶT TRÒ CHUYỆN:
- Đón trẻ vào lớp nhắc trẻ để cặp, dép đúng nơi qui định, nhắc trẻ mang khăn.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, vui chơi của cháu.
- Trò chuyện:
+ Con biết gì về mùa hè?
- Điểm danh.
- Tiêu chuẩn bé ngoan: Thực hiện như đầu tuần
* THỂ DỤC BUỔI SÁNG:
Thực hiện như đầu tuần
* HOẠT ĐỘNG HỌC:
Phát Triển Tình Cảm Kĩ Năng Xã Hội
BÉ LÀM TẬP ẢNH VỀ MÙA HÈ
I/ Mục đích yêu cầu:
- Cháu biết gọi tên, một số hiện tượng đặc trưng của mùa hè.
- Rèn kĩ năng cắt dán, vẽ, tô màu, trang trí khung ảnh.
- Giáo dục trẻ phòng tránh một số hiện tượng có hại trong mùa hè. Cháu tích cực tham gia hoạt động.
II/ Chuẩn bị:
- Một số vật liệu mở như: lá cây, hoa, len,
- Kéo , keo,
- Giấy
-Tranh ảnh về một số đặc trưng của mùa hè.
-Tranh vẽ của trẻ về mùa hè
III/ Cách tiến hành:
Họat động của cô
Hoạt động của cháu
@/ Họat động 1: Ổn định, giới thiệu
- Cô cho trẻ xem máy chiếu về một số đặc trưng của mùa hè.
-Con có nhận xét gì về các tranh con vừa quan sát.
-Tranh nói về mùa gì trong năm?
-Hôm nay cô tổ chức cho lớp mình tham gia cuộc thi “bé làm album về mùa hè” để trưng bày ở góc học tập nhé!
@/ Họat động 2: quan sát, hướng dẫn
*Quan sát tập ảnh của cô
-Cô cho trẻ nhận xét về tập ảnh của cô?
-Cô gợi ý cho trẻ nhận xét tranh và cách trang trí khung ảnh
*Cô hướng dẫn làm tập ảnh
- Khi làm tập ảnh thì cần có gì?
- Con cắt tranh cho đẹp, con dán vào tờ giấy A5, sau đó con lấy giấy màu hoặc lá cây dán xung quanh tranh làm khung.
- Những tấm ảnh trên sách, báo, hay những bức tranh về mùa hè mà các con vẽ được.
-Con trang trí khung ảnh của con như thế nào?
- Làm xong một nhóm các con đóng cuốn thành một quyển album nhé!
@/ Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
-Đọc bài thơ “:Bão”
- Cô cho trẻ về 3 nhóm thực hiện
-Cô quan sát hướng dẫn thêm cho những trẻ còn lúng túng.
@/ Hoạt động 4:Trình bày tập ảnh
-Cô cho trẻ chơi “mưa to, mưa nhỏ”
-Cô vừa cho các con làm gì?
-Cô cho trẻ lên nói về tập ảnh của nhóm
- Trẻ thể hiện được sự vui sướng khi làm được tập ảnh.
GDTT: Khi trời nắng đi ra đường phải đội nón, đeo khẩu trang tránh nắng. Khi gặp mưa phải ở trong nhà.
Nhận xét – cắm hoa.
-Trẻ trả lời
-Mùa hè
- Cháu đồng thanh đề tài “Bé làm album về mùa hè”.
-Cô dùng hoa lá trang trí khung.
- Giấy màu, tranh các hiện tượng tự nhiên, giấy A4, hoa, lá cây, kéo, hồ.
- Cháu lắng nghe.
-Cháu đọc thơ
- Cháu thực hiện.
-Bé làm album về mùa hè
* HỌAT ĐÔÏNG NGOÀI TRỜI:
I/ Mục đích yêu cầu:
- Cháu biết đặc trưng của bầu trời ban đêm, ban nga
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat trien ngon ngu 5 tuoi_12416196.docx