I. Mục tiêu
- Trẻ nghe hiểu nói, đọc theo cô được từ : Thủ đô Hà Nội, Việt Nam có 3 miền Bắc, Trung Nam
- Trẻ nói được tròn câu rõ rành mạch lạc
- Biết yêu quê hương đất nước
II. Chuẩn bị:
-Tranh : Thủ Đô Hà Nội, Tranh bản đồ Việt Nam
III.Thời gian :10-15ph
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
42 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 16249 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề quê hương đất nước - Bác Hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xem thình ảnh về Thủ Đô Hà Nội
- Tranh gì vậy các con?
- Lăng Bác
- Cô vừa chỉ vừa đọc " Lăng Bác " (3 lần)
- Cô cho cháu đọc 3 lần từ " Lăng Bác "
- Các bạn nhắc lại cùng cô “ Lăng Bác ở Hà Nội”
- Cho trẻ nhắc lại
- Lớp, tổ nhóm, cá nhân
* Từ “Phố cổ Hà Nội”
- Con nhìn xem cô có tranh gì nè ?
- Đúng rồi Phố cổ Hà Nội
- Cô vừa chỉ vừa đọc " Phố cổ Hà Nội "( 3 lần)
- Cho cháu đọc 3 lần " Phố cổ Hà Nội "
- Cho trẻ nhắc lại
- Lớp, tổ nhóm, cá nhân
* Từ “ Phố cổ Hội An”
- Cô cho trẻ tranh Phố cổ Hội An
- Phố cổ Hội An như thế nào?
- Cô vừa chỉ vừa đọc " Phố cổ Hội An " (3 lần)
- Cô cho trẻ đọc 3 lần " Phố cổ Hội An ở Quảng Nam”
- Cho trẻ nhắc lại
- Lớp, tổ nhóm, cá nhân
- Cô vừa cho các bạn làm quen những từ gì ?
- VN mình rất là đẹp có rất nhiều điểm du lịch rải rác khắp ba miền mỗi miền có những nét văn hóa đặc trưng, dân tộc VN có truyền thống yêu nước, các con có yêu quý VN không? Yêu quý thì các con phải làm gì?
3
Hoạt động 3 : CTC Tranh gì biến mất
- Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
- Nhận xét sau mỗi lần chơi
Kết thúc
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai Bán hàng, hướng dẫn viên du lịch
- Góc xây dựng: Xây tnhà sàn ao ca,lăng Bác...
- Góc nghệ thuật: Vẽ và tô màu tranh phong cảnh......
- Góc học tập : xem tranh về chủ đề, ôn số lượng...
- Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây
Vệ sinh - Ăn trưa - Ngủ trưa
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Nhánh 1: Cảnh đẹp, di tích lịch sử quê em
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Truyện Sự tích Hồ Gươm
I :Mục đích
- Trẻ chú ý lắng nghe, nhớ tên truyện và hiểu nội dung truyện
- Trẻ đọc đúng từ khó, trả lời được câu hỏi đàm thoại, đọc được một số lời thoại của nhân vật
- Thông qua câu chuyện giáo dục trẻ luôn tự hào về dân tộc, luôn kính trọng nhớ ơn các vị anh hùng của dân tộc
II. Chuẩn bị :
- Giáo án điện tử, tranh sự tích Hồ Gươm
III Thời gian 25 – 30 phút
IV. Tổ chức thực hiện :
STT
Cấu trúc
Hoạt động cô và trẻ
1
Hoạt động 1:Bé cùng trò chuyện
– Các con ơi! Hôm nay trời đẹp quá cô sẽ cho các con đi tham quan các danh lam thắng cảnh của thủ đô Hà Nội nhé.
– Cô cho trẻ hát bài “ Yêu Hà Nội ”
– Cô cho trẻ xem video clip về Hà Nội và trò chuyện:
+ Các con vừa được tham quan các danh lam thắng cảnh nào của Hà Nội?
+ Hồ Gươm là một trong những danh lam thắng cảnh của đất nước, ở giữa hồ Gươm có Tháp Rùa, có cầu Thê Húc cong cong sơn màu đỏ, có đền Ngọc Sơn.
+ Các con có biết vì sao hồ này được gọi là hồ Gươm không?
+ Muốn biết vì sao hồ này có tên gọi là hồ Gươm thì cô mời các con cùng ngồi lại đây và nghe cô kể chuyện
“ Sự tích hồ Gươm ” nhé.
2
Hoạt động 2: Bé hiểu được gì?
- Cô cho trẻ đọc bài đồng dao Dung dăng dung dẻ và ngồi xung quanh mô hình
- Lần 1: Cô kể với mô hình
- Cô vừa kể cho các bạn nghe truyện gì?
- Bây giờ các bạn hãy nghe cô kể thêm một lần nữa nhé
- Lần 2:kể qua tranh.
– Tóm tắt nội dung câu chuyện: Ngày xưa giặc Minh sang xâm lược nước ta khiến nhân dân ta vô cùng khổ cực. Thuở ấy Lê Lợi đứng lên chiêu mộ binh sĩ để đánh đuổi chúng. Nghĩa quân của Lê Lợi ban đầu yếu thế nên nhiều lần bị thua. Sau đó nhờ gươm thần của Long Quân cho mượn mà nghĩa quân của Lê Lợi đã đánh thắng giặc Minh. Một năm sau Long Quân đã sai Rùa vàng đòi lại gươm. Để tỏ lòng ghi nhớ công ơn của Long Quân đã cho mượn gươm thần giết giặc Lê Lợi đã đổi tên Hồ Tả Vọng thành hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ Gươm.
– Đoạn 1: “Ngày xưa giặc Minhthanh bình, yên vui “.
– Bạn nào giỏi cho cô biết ai là người đứng lên chiêu mộ binh sĩ để đánh đuổi giặc Minh?
Trích: ” Năm ấy sau một trận thắng lớnrất đẹp”
– Mọi người đã nói gì khi vớt lại thanh gươm?
Trích: ” Một người lính lên tiếng..tướng Lê Lợi”
– Long Quân đã trả lời ra sao?
– Giọng Long Quân như thế nào ?
– Vì sao Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm?
– Lê Lợi và nhân dân ta đã đánh giặc Minh như thế nào?
– Các con ạ! Nhờ gươm thần mà Long Quân cho mượn mà nghĩa quân của Lê Lợi đã đánh thắng kẻ thù, Lê Lợi lên ngôi vua, nhân dân ta được sống trong hòa bình, ấm no, hạnh phúc đấy.
– Đoạn 2: ” Một năm saucòn được gọi là Hồ Gươm “.
Trích: ” Một năm sautrên hồ Tả Vọng “
– Rùa vàng đã nói gì khi đòi lại gươm? Giọng của Rùa vàng như thế nào? Ai giỏi có thể nhắc lại lời nói của Rùa vàng nào?
Trích: ” Thoạt nghe Rùa vàng đòi gươm Hồ Hoàn Kiếm”
– Các con có biết vì sao Long Quân lại sai Rùa vàng đòi gươm không?
+ Các con ạ! Sau khi đánh thắng giặc Minh, Long Quân mong muốn nhân dân ta được sống trong hoà bình và cùng nhau xây dựng đất nước nên đã sai Rùa vàng đòi lại gươm thần đấy.
– Lê Lợi đã trả lại thanh gươm cho Long Quân ở đâu?
– Ai giỏi cho cô biết tại sao hồ Tả Vọng được đổi tên là Hồ Hoàn Kiếm ?
– Qua câu chuyện con thích nhân vật nào nhất ? Tại sao ?
=> Giáo dục: Các con ạ! Lê Lợi là vị anh hùng dân tộc, ông đã lãnh đạo nhân dân đánh đuổi giặc Minh giúp cho đất nước hòa bình, tự do, nhà nhà được no ấm. Vì vậy cô con mình phải luôn luôn nhớ đến công lao của những vị anh hùng dân tộc như Lê Lợi nhé. Vậy chúng mình còn nhỏ phải làm gì để nhớ ơn những vị anh hùng dân tộc ? Chúng mình phải chăm ngoan, học giỏi vâng lời cô giáo, ông bà cha mẹ để sau này trưởng thành chúng mình trở thành những công dân có ích mạnh khỏe để xây dựng đất nước mà ông cha ta đã đạt được.
4
Hoạt động 4: Ai giỏi hơn nào
- Chơi trò chơi thổi nến
- Hôm nay cô sẽ tổ chức cho lớp mình chơi trò chơi “ Đội nào nhanh”
- Cách chơi: Cô sẽ mời 2 đội lên chơi, mỗi đội có số bạn chơi bằng nhau, khi nghe hiệu lệnh của cô bạn đầu tiên của hai đội sẽ chạy lên chọn một tranh và gắn lên bảng theo trình tự nội dung truyện sự tích Hồ Gươm sau đó chạy về cuối hàng đứng, bạn tiếp theo sẽ chạy lên và chọn tranh gắn tiếp, cứ như thế cho đến hết đội nào gắn đúng nội dung hơn và nhanh sẽ thắng cuộc
- Luật chơi: Mỗi lượt chỉ được lấy một tranh
- Nhận xét sau mỗi lần chơi
- Kết thúc
Vệ sinh - nêu gương - trả trẻ
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 4 ngày 25 tháng 04 năm 2018
NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 5 ngày 26 tháng 04 năm 2018
* Đón trẻ:
- Trò chuyện cùng trẻ về những danh lam thắng cảnh Việt Nam
- Quan sát trẻ: cho trẻ chơi đồ chơi
- Cho trẻ chơi tự do
* Thể dục sáng:
* Khởi động: - Trẻ cùng thực hiện các kiểu chân: đi thường, đi mũi, đi mép, gót, chạy nhanh, chạy chậm.
* Trọng động:
- Động tác hô hấp: “Thổi bóng ”
- Động tác tay: “Hai tay đưa ra trước, gập khuỷu tay(2 lần 4 nhịp)
- Động tác bụng: “Chống hong nghiêng người sang trái, sang phải” (2 lần 4 nhịp)
- Động tác chân: “Đứng đưa 1 chân ra trước khuỵu gối ” (2 lần 4 nhịp)
- Động tác bật: “Bật tách chân luân phiên trước sau” 2 – 3 lần )
* Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng
Điểm danh – kiểm tra tay trẻ –vệ sinh
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Nhánh 1: Cảnh đẹp di tích lịch sử quê em
Lĩnh vực phát triển thể chất
Đi chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, dích dắc theo vật chuẩn
TC bắt bóng
I.Mục tiêu
- Trẻ đi chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, dích dắc theo vật chuẩn
- Trẻ có kỹ năng nghe, vân động nhịp nhàng
- Trẻ biết chơi tuân thủ đúng luật, chơi hòa đồng cùng bạn
II.Chuẩn bị
- Bóng
- Sân tập bằng phẳng, vạch trẻ thực hiện vận động,
III. Thời gian :25-30
IV.Tổ chức thực hiện
STT
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ
1
HOẠT ĐỘNG 1
Củng tập bạn nhé
- Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu, sau đó tập hợp thành 3 hàng ngang để tập bài tập phát triển chung
-Tâp bài tập phát triển chung
- Tay, vai: Đưa ra trước, gập khuỷu tay (3lần x 4N)
- Bụng- lườn: Đứng cúi người về trước ( 2 lần x4N)
- Chân: Đứng, nhún chân, khuỵu gối( 4 lần x4N)
- Bật tại chỗ:( 3-4 lần)
2
HOẠT ĐỘNG 2
Bé nào giỏi
- Cô giới thiệu tên vận động, hôm nay cô sẽ dạy các bạn vận động " Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, dích dắc theo vật chuẩn".
- Cho trẻ thực hiện tự do
- Cô làm mẫu kết hợp giải thích.
- Cô làm mẫu lần 2 : kết hợp phân tích kỹ động tác.
- Tư thế chuẩn bị đứng hơi ngã về phía trước, chân đứng chân trước chân sau, tay nắm hờ khi nghe hiệu lệnh của cô các bạn sẽ chạy, chú ý tiếng trống lắc nhanh các bạn sẽ chạy nhanh, chậm các bạn sẽ chạy chậm, và chạy dích dắc qua các vật chuẩn
- Cô mời mỗi lượt 2 trẻ, và cho trẻ thực hiện vận động
- Cô quan sát sửa sai
- Cô nhận xét trẻ thực hiện vận động
- Cô vừa cho các con làm gì?
3
HOẠT ĐỘNG 3: trò chơi của bé
Trò chơi: Bắt bóng
- Luật chơi: bắt được bóng
- Cách chơi: lớp chia thành 3 nhóm mỗi nhóm có 1 quả bóng, 1 bạn tung bóng cho bạn, bạn nhận bóng và tung lại cho bạn khác, cứ thể tung cho cả nhóm, bạn nào không bắt được bóng sẽ nhảy lò cò.
- Cho trẻ chơi vài lần
- Nhận xét sau mỗi lần chơi
- Cho trẻ vung tay hít thở nhẹ nhàng
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
TCVĐ: Đổi đồ chơi cho bạn
Trò chuyện ngày 30/4 - 1/5
Chơi tự do
LÀM QUEN VỚI TIẾNG VIỆT
Bánh chưng - Bánh tét - Phở HN
I. Mục tiêu
- Trẻ nghe hiểu nói được từ : Bánh chưng - Bánh tét - Phở HN
- Rèn cho trẻ kỉ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Giáo dục trẻ chú ý thực hiện theo yêu cầu
II. Chuẩn bị:
Tranh : Tranh Bánh chưng - Bánh tét - Phở HN
III. Thời gian:10-15ph
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
STT
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1
Hoạt động 1: gây hứng thú
- Cho nghe hát bài “ Việt Nam quê hương tôi”
- Cô giới thiệu về VN có rất nhiều danh lam thắng cảnh, có nhiều dân tộc anh em sinh sống, có rất nhiều món ăn..
2
Hoạt động 2: cung cấp
* Từ “ Bánh chưng”
- Các bạn nhìn xem cô có tranh gì ?
- Ở VN bánh chưng là loại bánh của tết cỗ truyền dân tộc
- Cô vừa chỉ vừa đọc " Bánh chưng " (3 lần)
- Cô cho cháu đọc 3 lần từ " Bánh chưng "
- Bánh chưng hình gì?
- Cô nói: Bánh chưng hình vuông
- Lớp, tổ nhóm, cá nhân
* Từ “ Bánh tét”
- Cho trẻ xem tranh Bánh tét
- Con có nhận xét gì về Bánh tét ?
- Cô vừa chỉ vừa đọc " Bánh tét "( 3 lần)
- Bánh tét thường có nhiều nhất vào ngày nào
- Cho cháu đọc 3 lần " Bánh tét có nhiều vào ngày tết "
- Cho trẻ nhắc lại
- Lớp, tổ nhóm, cá nhân
* Từ “ Phở Hà Nội”
- Cô cho trẻ xem Phở Hà Nội
- Các con biết đây là gì?
- Phở Hà Nội con đã được ăn chưa?
- Cô vừa chỉ vừa đọc " Phở Hà Nội " (3 lần)
- Cô cho trẻ đọc 3 lần “ Phở Hà Nội rất ngon”
- Cho trẻ nhắc lại
- Lớp, tổ nhóm, cá nhân
- Cô vừa cho các con làm quen với những từ nào? Cho cả lớp nhắc lại.
* Giáo dục : Ngoan nghe lời cô.
3
Hoạt động 3 : CTC Chiếc nón kỳ diệu
- Cô nhắc lại luật chơi, cách chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Nhận xét sau mỗi lần chơi
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai Bán hàng, hướng dẫn viên du lịch
- Góc xây dựng: Xây tnhà sàn ao ca,lăng Bác...
- Góc nghệ thuật: Vẽ và tô màu tranh phong cảnh......
- Góc học tập : xem tranh về chủ đề, ôn số lượng...
- Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây
Vệ sinh - Ăn trưa - Ngủ trưa
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Nhánh 1: Cảnh đẹp di tích lịch sử quê em
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Trò chuyện về một số địa danh nổi tiếng
I: Mục Tiêu
- Trẻ biết tên và đặc điểm một số danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước.
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Trẻ biết giữ gìn và bảo vệ các danh lam thắng cảnh của đất nước.
II Chuẩn bị:
-Tranh ảnh phong cảnh danh lam thắng cảnh.
III:Thời gian:25-30 phút.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
STT
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ-TRẺ
1
Hoạt động 1
Gây hứng thú
* TC “ Kể tên địa danh nổi tiếng” Cô nhận xét.
* Đất nước mình có rất nhiều địa danh nổi tiếng, các con đã được cha mẹ dẫn đi du lịch ở đâu chưa? Hôm nay cô và các bạn cùng đi “tham quan một số danh lam thắng cảnh” của đất nước nhé!
2
Hoạt động 2: Bé học hỏi
Hát “ Yêu Hà Nội” .
-Cô dẫn trẻ đến góc có dán tranh Lăng Bác Hồ, Hồ gươm
+ Mình đến thăm nơi đâu vậy? (Hà Nội )
- Đây là gì? (Lăng Bác Hồ)
-Lăng Bác Hồ ở đâu? Trong Lăng có gì? Cho trẻ nhìn tranh ,trò chuyện, đàm thoại Về Lăng Bác.
*Lăng Bác ở Hà Nội miền Bắc nước ta , là nơi nổi tiếng được nhiều người yêu thích ở đó có Bác Hồ và nhiều cảnh đẹp như vườn cây , ao cá của Bác khi các con đến đây thăm viếng phải trang nghiêm và giữ gìn sạch đẹp.
_ Ngoài ra Hà Nội còn có địa danh nào nổi tiếng nữa?
+ Cô cho trẻ xem tranh Hồ gươm, đền, chùa.
Nãy giờ mình đã được thăm một số địa danh ở Hà Nội rồi bây giờ cô cho các con đến một nơi nữa cũng rất đẹp và đầy thú vị.
* Hát “ đoàn tàu nhỏ xíu” đến vịnh Hạ Long, cô cho trẻ xem tranh và hỏi tưng tự.
* Vịnh Hạ long là một vùng biển ở Quảng Ninh miền Bắc nước ta,có cảnh biển rất đẹp , mát mẻ , có nhiều hòn đá nổi lên cùng với nước biển trong xanh rất thú vị.
* Đọc thơ “ Em yêu miền Nam”
Miền Nam có khu du lích nào nổi tiếng? ( trẻ kể)
-Châu Đốc có đặc điểm gì?(núi Sam Bà chúa xứ,....)
*Cô nói: ở Châu đốc có các dãy núi cao nối tiếp nhau rất đẹp. Các dãy núi là do thiên nhiên ban tặng cho chúng ta.Chúng ta phải biết giữ gìn và bảo vệ cảnh đẹp của thiên nhiên.
+Thế Bạn biết gì về Đà Lạt?(Trẻ trả lời)
-Cô nói: Đà Lạt là điểm du lịch nỗi tiếng của nước ta.Ở Đà Lạt thời tiết se lạnh nắng dịu ấm áp.Đà Lạt có cảnh đẹp như: hồ Than Thở,Thung Lũng Tình Yêu,đồi thông 2 mộ,vườn hoa Thanh Tâm,Dinh Bảo Đại....
-Còn rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp khác như (Bến nhà Rồng, đền Ngọc Sơn,Cung Đình Huế....)
-Cô và các bạn tìm hiểu về gì?( một số danh lam thắng cảnh)
GD: các danh lam thắng cảnh được thiên nhiên ban tặng và một phần được mọi người kiến trúc thêm cho đẹp.Vì vậy chúng ta phải biết giữ gìn và bảo vệ quan cảnh của đất nước.
3
Hoạt động 3
Bé thi tài
*Trò chơi “Ai nói nhanh”
-Cách chơi:cô giơ tranh địa danh lên trẻ nói tên địa danh đó.
-Cho trẻ cùng cùng phân loại tranh theo vùng ( du lịch miền Bắc, Trung, Nam.
Nhận xét – tuyên dương.
Vệ sinh - tuyên dương - Trả trẻ
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 6 ngày 27 tháng 04 năm 2018
* Đón trẻ:
- Trò chuyện cùng trẻ về những danh lam thắng cảnh Việt Nam
- Quan sát trẻ: cho trẻ chơi đồ chơi
- Cho trẻ chơi tự do
* Thể dục sáng:
* Khởi động: - Trẻ cùng thực hiện các kiểu chân: đi thường, đi mũi, đi mép, gót, chạy nhanh, chạy chậm.
* Trọng động:
- Động tác hô hấp: “Thổi bóng ”
- Động tác tay: “Hai tay đưa ra trước, gập khuỷu tay(2 lần 4 nhịp)
- Động tác bụng: “Chống hong nghiêng người sang trái, sang phải” (2 lần 4 nhịp)
- Động tác chân: “Đứng đưa 1 chân ra trước khuỵu gối ” (2 lần 4 nhịp)
- Động tác bật: “Bật tách chân luân phiên trước sau” 2 – 3 lần )
* Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng
Điểm danh – kiểm tra tay trẻ –vệ sinh
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Nhánh 1: Cảnh đẹp di tích lịch sử quê em
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Nghe hát: Lý chiều chiều
Hát: Hòa bình cho bé
TCAN: Nghe dân ca đoán tên vùng miền
I. Mục tiêu :
- Trẻ biết tên bài hát, biết tên tác giả và chú ý lắng nghe bài hát “Lý chiều chiều”. Đoán được tên làng điệu dân ca
- Phát triển khả năng chú ý lắng nghe và hát đúng giai điệu.
- Giáo dục các cháu yêu mến quê hương
II. Chuẩn bị :
Cô: Băng đĩa, máy nghe nhạc, trống lắc, một số dụng cụ.
Trẻ: nhạc không lời, một số bài dân ca của các vùng miền
III.Thời gian:25-30 phút.
IV. Tổ chức thực hiện:
STT
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CÔ-TRẺ
1
HOẠT ĐỘNG 1
Gây hứng thú
-Cho trẻ xem một số hình ảnh của quê hương Sóc Trăng.
-Các con biết đó là những quang cảnh ở đâu?
-Những cảnh vật đó như thế nào?
- Cô cũng biết vó một bài hát có làng điệu dân ca rất hay hôm nay cô sẽ hát cho các bạn nghe nhé đó là bài hát Lý chiều chiều
2
HOẠT ĐỘNG 2: Hãy lắng nghe
Các con cùng chú ý lắng nghe nhé.
+ Lần 1:Cô hát diễn cảm
-Các con thấy bài hát có giai điệu như thế nào?
-Bài hát vui hay buồn, nhịp điệu nhanh hay chậm?
+ Lần 2:Cô mở nhạc + múa minh họa.
+ Lần 3: Cô cho trẻ nghe nhạc không lời để cảm nhận giai điệu của bài hát. + Lần 4: Cô mở máy, cả lớp nhún cùng cô.
Cô vừa cho các con nghe bài hát gì? Dân ca nào?
-Ngoài ra con biết bài dân ca nào khác nữa?
Giáo dục: Mỗilàng điệu dân ca mang đặc trưng vùng miền khác nhau, ca ngợi vẻ đẹp, tình yêu quê hương đất nước, do đó các con phải biết yêu quê hương đất nước mình nhé.
3
HOẠT ĐỘNG 3
Nào mình cùng hát
*Cô mở nhạc không lời cho trẻ đoán tên bài hát.
Đó là bài hát “Hòa bình ho bé” nhạc và lời của Huy Trân.
- Cô mời cả lớp hát 2 lần.
- Cô nhóm, cá nhân hát .
- Các con vừa hát bài hát gì?
-Nhạc và lời của ai?
4
HOẠT ĐỘNG 4:
Xem bé nào giỏi
-Cô thấy các bạn học ngoan bây giờ cô sẽ cho các bạn chơi trò chơi: “nghe dân ca đoán tên vùng miền”(trẻ nhắc lại)
-Cách chơi: Cô chuẩn bị các bài hát đặc trưng của các vùng miền, khi cô mở nhạc trẻ chú ý lắng nghe, khi tắt nhạc đội nào lắc chuông trước dành quyền trả lời, ai trả lời đúng là thắng.
- Cho trẻ chơi vài lần
- Cô nhận xét sau mỗi lần chơi
* Nhận xét – tuyên dương.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
TCDG: Chặt cây dừa chừa cây đậu
TCVĐ:Đổi đồ chơi cho bạn
Chơi tự do
TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
Ôn các từ đã học trong tuần
I. Mục tiêu:
- Trẻ đọc đúng, nghe và hiểu các từ: Hồ nước ngọt, chùa dơi, lễ hội
- Rèn kỹ năng ghi nhớ, chú ý, khả năng nói tròn câu.
- Giáo dục trẻ yêu quê hương, chăm chỉ học tập.
II. Chuẩn bị
-Cô: Một số tranh, hình ảnh liên quan đấn các từm máy tính
-Trẻ: Tranh nhỏ, bảng.
III: Thời gian:10- 15 phút
IV. Tổ chức hoạt động:
STT
Cấu Trúc
Hoạt động cô- trẻ
1
Hoạt động 1: Ổn định
*Hát “ quê hương tươi đẹp”
-Trò chuyện về chủ đề
2
Hoạt động 2:
Bé cùng đọc.
* Cô dùng tranh ảnh, trò chơi hành độnggợi cho trẻ nhớ lại các từ đã học, cô mời những trẻ phát âm còn chậm lên phát âm sau đó cho cả lớp phát âm.
3
Hoạt động 3:
Kết thúc
* Giáo dục: khi đi học các con phải ngoan,chăm phát biểu, về nhà thường xuyên nói chuyện bằng tiếng việt giúp các con giao tiếp được với nhiều người .
* Kết thúc.
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai Bán hàng, hướng dẫn viên du lịch
- Góc xây dựng: Xây tnhà sàn ao ca,lăng Bác...
- Góc nghệ thuật: Vẽ và tô màu tranh phong cảnh......
- Góc học tập : xem tranh về chủ đề, ôn số lượng...
- Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây
Vệ sinh - Ăn trưa - Ngủ trưa
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Hướng dẫn trẻ thực hiện vở KPKH
I: Mục tiêu
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu trong vở
- Rèn cho trẻ kỹ năng cầm bút tô màu
- Trẻ biết giữu gìn sách vở
II: Chuẩn bị
- Vở KPXH
III: Thời gian: 15 phút
IV: Tổ chức hoạt động
STT
Cấu Trúc
Hoạt động cô- trẻ
1
Hoạt động 1: Ổn định (1p )
- Chơi trò chơi ô cửa bí mật
- Cô cho trẻ xem tranh ảnh trong ô cửa
2
Hoạt động 2: Bé cùng đọc
- Cô yêu cầu trẻ lấy vở KPKH
- Các bạn hãy nhìn xem trong tranh có gì?
- Cô cho trẻ gọi tên
- Cô chỉ và hướng dẫn trẻ cách thực hiện
- Cô cho trẻ thực hiện
3
Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô nhận xét vở của trẻ
- Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi
Vệ sinh - nêu gương- trả trẻ
KẾ HOẠCH TUẦN 2
Nhánh 2: Sóc trăng thân thương
Thời gian: từ 30/04 - 04/05/2018
HOẠT ĐỘNG
THỨ HAI
30/04/2018
THỨ BA
01/052018
THỨ TƯ
02/05/2018
THỨ NĂM
03/05/2018
THỨ SÁU
04/05/2018
ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN – THỂ DỤC SÁNG
NGHỈ LỄ 30/04 - 01/05
- Đón trẻ vào lớp, cho trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
- Cho trẻ xem tranh và trò chuyện với trẻ về chủ đề.
- Cho trẻ chơi theo ý thích.
- Tập các động tác phát triển của bài thể dục sáng theo hiệu lệnh của cô
+ Hô hấp : Thổi bóng
+ Tay : Đưa hai tay ra phía trước, gập khuỷu
+ Bụng: Nghiêng người sang trái, sang phải.
+ Chân : Đứng một chân nâng cao, gập gối.
+ Bật : Bật tại chỗ
- Điểm danh
HOẠT ĐỘNG HỌC
PTNT(TOÁN)
Sắp xếp theo qui tắc
PTTC
-Bật xa ném xa chạy nhanh
PTTM(AN)
- VĐ Nhớ ơn Bác
NH: Quê hương tươi đẹp
TCAN: Ai nhanh nhất
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
TCVĐ: Ném bóng vào rỗ
TCHT:Hãy tìm đúng thứ tự của mình
Chơi tự do
TCDG: Nu an nu nống
TCVĐ: Ném bóng vào rỗ
Chơi tự do
TCVĐ: Ném bóng vào rỗ
TCHT:Tiếng con vật gì
Chơi tự do
TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
Miền Bắc- Miền Trung –Miền Nam
Biển đảo
Hoàng sa- Trường sa
Ôn các từ
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai Bán hàng, hướng dẫn viên du lịch
- Góc xây dựng: Xây tnhà sàn ao ca,lăng Bác...
- Góc nghệ thuật: Vẽ và tô màu tranh phong cảnh......
- Góc học tập : xem tranh về chủ đề, ôn số lượng...
- Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây
Vệ sinh – Ăn trưa – Ngủ trưa
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Thực hiện vở lam quen với toán
Chơi tự do
PTNT(KPKH)
Trò chuyện về quê hương sóc trăng
- Ôn bài hát
- Cho trẻ chơi tự do
Nêu gương – Trả trẻ
THỂ DỤC SÁNG TUẦN 2
Nhánh 2: Sóc trăng thân thương
Thời gian: từ 30/04 - 04/05/2018
I/ MỤC TIÊU
- Trẻ biết thực hiện được các động tác TDS và di chuyển đội hình theo hiệu lệnh
- Trẻ tập đều và dúng các động tác
- Giáo dục trẻ tập đều và phối hợp cùng bạn, không xô đẩy nhau.
II/ CHUẨN BỊ:
- Sân tập thật bằng phẳng.
- Nơ tập thể dục.
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
* Hoạt động 1: Khởi động:
- Trẻ cùng thực hiện các kiểu chân: đi thường, đi mũi, đi mép, gót, chạy nhanh, chạy chậm.
* Hoạt động 2: Trọng động:
* Hô hấp: Thổi bóng.
* Tay: Đưa hai tay ra phía trước, gập khuỷu
Nhịp 1 : Hai tay đưa ra phía trước
2: Hai tay gập khuỷu, bàn tay chạm vai
3: Hai tay đưa ra phía trước
4: Về TTCB, đổi bên
* Bụng: Nghiêng người sang trái, sang phải.
Nhịp 1: Hai tay chóng hong nghiên người sang trái
2: Về TTCB
3: Như nhịp 1 nhưng đổi bên
4: Về TTCB, đổi bên
* Chân: Đứng một chân nâng cao, gập gối.
Nhịp 1: Hai tay chống hông chân phải nâng cao vuông góc
2: Hạ chân xuống vuông gốc
3: Như nhịp 1 nhưng đổi bên
4: về TTCB, đổi bên
* Bật: Bật đổi chân.
Nhịp 1: Hai tay chóng hong bật tách chân lên phía trước
2: Bật bật đổi chân
Như nhịp 1,2
Cho trẻ thực hiện 2 lần 4 nhịp
* Hoạt động 3: Hồi tỉnh: Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI TUẦN 2
Nhánh 2: Sóc trăng thân thương
Thời gian: từ 30/04 - 04/05/2018
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I. MỤC TIÊU:
- Trẻ biết ném bóng vào rỗ, tìm đúng thứ tự của mình, chơi đúng yêu cầu
- Trẻ có kỹ năng quan sát, phát triển tư duy
- Trẻ biết tuân thủ cách chơi luật chơi, chơi hòa đồng cùng bạn
II.CHUẨN BỊ;
* Trò chơi học tập: “ Hãy tìm đúng thứ tự của mình”
-
* Trò chơi dân gian: Nu na nu nống
- Sân chơi sạch sẽ, thoáng mát
* Trò chơi vận động: Ném bóng vào rỗ
- Sân chơi sạch sẽ, thoáng mát, bóng, rỗ ném bóng
* Chơi tự do
- Bóng, 1 số đồ chơi như xe đồ chơi.
III: THỜI GIAN : 30 phút
IV: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
* Trò chơi vận động: Ném bóng vào rỗ
Luật chơi:Ném bóng vào chậu, nếu nhiều quả không bị nảy ra ngoài là thắng cuộc.
- Cách chơi: Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị 2 cái chậu, 6 quả bóng, vẽ 1vạch chuẩn cách xa cái chậu.
Đặt 2 cái chậu thành hàng ngang cách vạch chuẩn 1,5 – 2m, cái nọ cách cái kia 1m.
Chia trẻ thành 2 nhóm xếp hàng dọc dưới vạch chuẩn, lần lượt cho trẻ đứng vào vạch chuẩn, mỗi trẻ ném 3 lần theo hiệu lệnh của người hướng dẫn.
Giáo viên hướng dẫn gợi ý cho trẻ tìm cách ném để bóng không nảy ra khỏi chậu.
Ném bóng xong, trẻ lên nhặt bóng về để ở vạch chuẩn cho bạn tiếp theo, rồi đứng xuống ở cuối hang.
Trẻ thay nhau chơi cho đến hết lượt
Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần
Nhận xét sau mỗi lần trẻ chơi
* Trò chơi dân gian: Nu na nu nống
- Cách chơi: trẻ ngồi xếp hàng bên nhau, duỗi thẳng chân ra, tay cầm tay, vừa nhịp tay vào đùi vừa đọc các câu đồng dao.
Nu na nu nống
Đánh trống phất cờ
Mở cuộc thi đua
Chân ai sạch sẽ
Gót đỏ hồng hào
Không bẩn tí nào
Được vào đánh trống
Mỗi từ trong bài đồng dao được đập nhẹ vào một chân, bắt đầu từ đầu tiên của bài đồng dao là từ "nu"sẽ đập nhẹ vào chân 1, từ "na" sẽ đập vào chân 2 của người đầu, tiếp theo đến chân của người thứ hai thứ ba...theo thứ tự từng người đến cuối cùng rồi quay ngược lại cho đến từ "trống" . Chân của ai gặp từ "trống" thì co chân đó lại, ai co đủ hai chân đầu tiên người đó sẽ vế nhất, ai co đủ hai chân kế tiếp sẽ về nhì... người còn lại cuối cùng sẽ là người thua cuộc. Trò chơi lại bắt đầu từ đầu.
- Nhận xét sau mỗi lần chơi
* Trò chơi học tập: Hãy tìm đúng thứ tự của mình
Luật chơi: Làm đúng theo hiệu lệnh của cô
Cách chơi: Cô Cho trẻ kể về châu thành quê mình, sau đó cô . Cho lớp chơi 3 – 4 lần (Trẻ chơi)
Nhận chỉ cho trẻ biết theo thứ tự ấp là số 1, xã số 2, huyện số 3, tĩnh số 4 nhiệm vụ của trẻ là sắp xếp đúng thứ tự và nhanh nhất và đứng lên nói địa chỉ theo thứ tự mình ở như ấp An Trạch số 1, số 2 xã An Hiệp, số 3 huyện Châu Thành số 4 tĩnh Sóc Trăng,nhận xét sau mỗi lần chơi
Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
Nhận xét sau mỗi lần chơi
* Trẻ chơi tự do
- Cho trẻ tự chọn đồ chơi để chơi
- Cô chú ý quan sát trẻ
- Cô có thể hướng dẫn một số cách chơi và trò chơi để bé tự chơi cùng bạn.
- Nhận xét trẻ chơi
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC TUẦN 2
Nhánh 2: Sóc trăng thân thương
Thời gian: từ 30/04 - 04/05/2018
I: Mục tiêu
- Trẻ có kỹ năng chơi tại các góc phù hợp với chủ đề. Biết nhận vai chơi và thể hiện 1 số hành động như vai chơi đã nhận. Trẻ chơi theo nhóm và biết phối hợp các hành động chơi trong nhóm 1 cách nhịp nhàng. Biết thõa thuận chủ đề chơi, phân vai chơi.
- Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau 1 cách phong phú để xây dựng công viên cây xanh.
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với bạn, biết bảo vệ giữ gìn đồ dùng đồ chơi, cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định sau khi chơi.
II.Chuẩn bị
1. Góc xây dựng:
- Nguyên vật liệu xây dựng: gạch, bộ lắp ghép, cổng, hàng rào, cây xanh, các hoại hoa, rau, cỏ, bàn ghế, đồ chơi xích đu, vỏ nghêu, một số con vật...
- Nón bảo hộ
Góc phân vai:
- Bộ đồ nấu ăn, bộ đồ bán hàng., các hộp sữa tắm, bánh kẹo, ho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lop 4 tuoi_12434802.doc