Giáo án mầm non lớp lá - Chủ điểm: Gia đình - Chủ đề: Gia đình bé - Lĩnh vực phát triển: Nhận thức - Đề tài: Nhận biết chữ số và số lượng trong phạm vi 6

Hoạt đông 4: Bé vui chơi

* Trò chơi 1: Tìm số theo hiệu lệnh

- Cô cho 1 trẻ lên giới thiệu cách chơi và luật chơi:

+ Cách chơi: Khi tôi hô số nào thì các bạn sẽ phải tìm nhanh số đó giơ lên

+ Luật chơi: Ai không tìm được là thua

- Cho trẻ chơi

- Nhận xét sau mỗi lần chơi

* Trò chơi 2: Thi ai nhanh

- Trên đây cô có các thẻ số và các lô tô bát, thìa, nồi. Bây giờ cô sẽ cho các con thời gian là 2 phút để thảo luận xem chúng mình sẽ chơi trò chơi gì với những đồ dùng này. Nói ra cách chơi và luật chơi của trò chơi đó.

- Thời gian thảo luận bắt đầu.

- Cho 1 trẻ nói cách chơi và luật chơi:

+ Cách chơi: Chia lớp mình thành 3 đội. Các đội có nhiệm vụ lên chọn và gắn đúng 6 cái bát lên bảng và chọn thẻ số 6 gắn vào. Khi bắt đầu có nhạc bạn đầu tiên chạy lên chọn 1 cái bát gắn lên bảng rồi chạy về đập nhẹ vào tay bạn tiếp theo rồi về cuối hàng đứng. Cứ như vậy cho đủ số lượng 6 và chọn thẻ số 6 gắn vào. Đội nào gắn nhanh và đủ số lượng 6 là thắng cuộc.

 

doc6 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 936 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ điểm: Gia đình - Chủ đề: Gia đình bé - Lĩnh vực phát triển: Nhận thức - Đề tài: Nhận biết chữ số và số lượng trong phạm vi 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THAO GIẢNG NĂM HỌC 2017 - 2018 CHỦ ĐIỂM: GIA ĐÌNH CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH BÉ Lĩnh vực phát triển: Nhận thức Hoạt động: Toán Đề tài: Nhận biết chữ số và số lượng trong phạm vi 6 Độ tuổi: 5 tuổi Thời gian: 30 - 35 phút Ngày soạn: 11/ 10/ 2017 Ngày dạy: 13/ 10/ 2017 Người dạy: Từ Thị Kịp 1. Mục đích yêu cầu - Trẻ biết đếm đến 6 và tạo nhóm có số lượng trong phạm vi 6. Nhận biết chữ số và số lượng trong phạm vi 6. - Củng cố kỹ năng tạo nhóm có 6 đối tượng, đếm đến 6. Rèn kỹ năng quan sát, so sánh ghi nhớ có chủ định - Phát huy khả năng tư duy toán học. Trẻ hứng thú tích cực, say mê với giờ học . 2. Chuẩn bị - Đồ dùng của cô: Giống của trẻ nhưng kích thước lớn hơn - Đồ dùng của trẻ: + Mỗi trẻ 6 bông hoa, 6 búp bê, 6 cái áo. + Thẻ số 1-6, bảng để trẻ xếp + 2 bảng to, lô tô bát, thìa, nồi, thẻ số để cho trẻ chơi - NDTH: Thẩm mĩ, KPXH 3. Các bước tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Bé vui ca hát và trò chuyện cùng cô - Cho trẻ hát bài "Cháu yêu bà" - Các con vừa hát bài gì? - Nhà bạn nào có bà? - Trong gia đình các con, ngoài bà ra còn có ai? - Các con thường làm những công việc gì để giúp gia đình? - Đối với ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình, các con phải như thế nào? - Giáo dục trẻ biết yêu mến và kính trọng ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình. - Và hôm nay cô sẽ cho chúng mình đi thăm gia đình nhà bạn Yến Nhi, xem gia đình bạn có bao nhiêu người nhé. * Hoạt động 2: Ai nhanh - Cô cho trẻ đến mô hình và hỏi trẻ gia đình bạn Yến Nhi có tất cả bao nhiêu người? Tương ứng với số mấy. - Còn đây là gì? Có bao nhiêu ghế? Tương ứng với số mấy? Giờ cô muốn có 5 cái ghế thì phải làm như thế nào? (trẻ thêm và gắn số) - Đây là gì? có bao nhiêu cây xanh? Tương ứng với số mấy? ( Cho trẻ gắn số ) - Bạn nào giỏi chia cho cô 5 cây xanh này thành 2 nhóm (Cho trẻ chia và đếm, gắn số) - À bố bạn Yến Nhi thấy chúng mình rất ngoan và dễ thương nên bác đã tặng chúng mình mỗi bạn một rổ quà, chúng mình có muốn biết đó là món quà gì không ? - Vậy chúng mình cùng cầm lấy rổ quà về chỗ ngồi nào ! * Hoạt động 3: Thi xem ai giỏi Tạo nhóm có số lượng là 6. Đếm đến 6. Nhận biết chữ số và số lượng trong phạm vi 6. - Chúng mình xem trong rổ quà chúng mình có gì? - Đến thăm gia đình bạn Yến Nhi còn có các bạn búp bê đấy. - Chúng mình cùng xếp tất cả các bạn búp bê ra bảng theo hàng ngang từ trái qua phải nào (6 búp bê) - Chúng mình hãy tặng các bạn búp bê 5 bông hoa nào, chúng mình cùng xếp từ trái qua phải mỗi bạn búp bê cho 1 bông hoa (xếp tỉ lệ 1: 1) - Đếm 2 nhóm - Nhóm hoa và búp bê như thế nào với nhau ? - Nhóm nào ít hơn và ít hơn là mấy ? - Nhóm nào nhiều hơn và nhiều hơn là mấy ? => Nhóm hoa ít hơn số nhóm búp bê là 1, nhóm búp bê nhiều hơn quả là 1. - Muốn nhóm hoa và nhóm búp bê bằng nhau các con phải làm như thế nào? - Cô mời 2 trẻ trả lời - Cả hai cách đều đúng, để cho hai nhóm bằng nhau ta có hai cách: + Cách thứ nhất cô thêm 1 bông hoa + Cách thứ 2 cô bớt 1 búp bê - Vậy chúng mình cùng thỏa thuận chọn cách thứ nhất là thêm một bông hoa. - Cho trẻ thêm một bông hoa cho búp bê còn lại chưa có hoa. - 5 bông hoa thêm 1 bông hoa là mấy bông hoa? 5 thêm 1 là mấy? ( Cho trẻ nhắc lại 5 thêm 1 là 6) => 5 bông hoa thêm 1 bông hoa là 6 bông hoa, 5 thêm 1 là 6 - Cho trẻ đếm 2 nhóm - Bây giờ số hoa và số búp bê như thế nào với nhau ? Cùng bằng mấy ? - Cho trẻ đi tìm nhóm đồ dùng, đồ chơi có số lượng 6 đặt xung quanh lớp - Nhóm vừa tìm được và 2 nhóm hoa và búp bê đều có số lượng 6 - Cô giới thiệu số 6 biểu thị cho nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng 6 - Cho trẻ đọc: số 6 (Cả lớp, tổ, cá nhân) - Cho trẻ gắn số 6 vào 2 nhóm * Cất: - Bạn búp bê đã mệt không muốn chơi nữa, bạn muốn chúng mình đem hoa về tặng các bà, các mẹ và các cô nhân ngày 20/10. - Hái 2 bông hoa về tặng bà ( Cất 2 bông hoa và đếm còn 4 bông hoa, chọn số ) - Lại hái 2 bông hoa nữa về tặng mẹ. Trẻ đếm còn 2 bông hoa, chọn số - 2 bông hoa nữa tặng cô giáo. Trẻ cất 2 bông và đếm - Rồi chúng mình cùng đưa bạn búp bê về nhà thôi vừa cất vừa đếm ( số 6) * Tái tạo: Cho trẻ xếp 5 cái áo ra và đếm - Muốn có 6 cái áo phải làm thế nào ? ( Cho trẻ nhắc lại 5 thêm 1 là 6) - 5 cái áo thêm 1 cái áo là 6 cái áo, 5 thêm 1 là 6 - Chọn số và gắn . - Trẻ cất từ phải qua trái * Hoạt đông 4: Bé vui chơi * Trò chơi 1: Tìm số theo hiệu lệnh - Cô cho 1 trẻ lên giới thiệu cách chơi và luật chơi: + Cách chơi: Khi tôi hô số nào thì các bạn sẽ phải tìm nhanh số đó giơ lên + Luật chơi: Ai không tìm được là thua - Cho trẻ chơi - Nhận xét sau mỗi lần chơi * Trò chơi 2: Thi ai nhanh - Trên đây cô có các thẻ số và các lô tô bát, thìa, nồi. Bây giờ cô sẽ cho các con thời gian là 2 phút để thảo luận xem chúng mình sẽ chơi trò chơi gì với những đồ dùng này. Nói ra cách chơi và luật chơi của trò chơi đó. - Thời gian thảo luận bắt đầu. - Cho 1 trẻ nói cách chơi và luật chơi: + Cách chơi: Chia lớp mình thành 3 đội. Các đội có nhiệm vụ lên chọn và gắn đúng 6 cái bát lên bảng và chọn thẻ số 6 gắn vào. Khi bắt đầu có nhạc bạn đầu tiên chạy lên chọn 1 cái bát gắn lên bảng rồi chạy về đập nhẹ vào tay bạn tiếp theo rồi về cuối hàng đứng. Cứ như vậy cho đủ số lượng 6 và chọn thẻ số 6 gắn vào. Đội nào gắn nhanh và đủ số lượng 6 là thắng cuộc. + Luật chơi: Thời gian chơi là một bản nhạc, mỗi bạn lên chỉ được gắn một lô tô. - Cho trẻ chơi 2 lần (lần 2 cho trẻ chơi gắn đúng 5 cái nồi) - Cô nhận xét, khen trẻ - Củng cố và giáo dục trẻ * Kết thúc: Cô cho trẻ về góc học tập xếp số 6 bằng hột hạt - Trẻ hát - Cháu yêu bà - Trẻ trả lời - Ông, bố, mẹ, anh, chị, em... - Quét nhà, trông em... - Yêu mến, kính trọng - Lắng nghe - Trẻ đếm và gắn thẻ số tương ứng. - Cái ghế, có 4 ghế, thêm 1 cái ghế nữa. - Cây xanh, 5 cây xanh, tương ứng số 5 - Trẻ chia, gắn số - Có ạ ! - Có quả, búp bê, hoa, các thẻ số - Trẻ xếp 6 búp bê ra - Trẻ đếm - Không bằng nhau - Nhóm hoa ít hơn, ít hơn là 1 - Búp bê nhiều hơn và nhiều hơn là 1 - Trẻ trả lời - 1 trẻ nói thêm một bông hoa, 1 trẻ nói bớt đi một bạn búp bê - Thêm 1 bông hoa - Là 6 bông hoa - Là 6 - Trẻ nhắc lại - Lắng nghe - Trẻ đếm - Bằng nhau - Cùng bằng 6 - Trẻ đi tìm - Trẻ lắng nghe - Cả lớp, tổ, cá nhân đọc - Trẻ gắn số - Trẻ cất - Trẻ xếp - Thêm 1 cái áo - Trẻ nhắc lại - Lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ cùng thảo luận - Lắng nghe - Trẻ chơi hứng thú - Nhận xét cùng cô GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2017 - 2018 CHỦ ĐIỂM: GIA ĐÌNH CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH BÉ Hoạt động: Trò chơi Đề tài: TCVĐ “Gia đình Gấu” Độ tuổi: 4 tuổi Thời gian: 25 - 30 phút Ngày soạn: 16/ 10/ 2017 Ngày dạy: 18/ 10/ 2017 Người dạy: Từ Thị Kịp 1. Mục đích yêu cầu - Trẻ biết tên trò chơi, biết cách chơi và luật chơi của trò chơi “Gia đình gấu” - Rèn luyện phản xạ nhanh, khéo léo. - Trẻ chơi đúng luật và hứng thú khi chơi 2. Chuẩn bị - Đồ dùng: Mô hình 3 ngôi nhà gấu (màu trắng, đen, vàng), hầm, khu rừng. Mũ theo 3 màu (trắng, đen, vàng). Một vòng tròn to rộng màu đen. 3. Tiến hành * Ổn định tổ chức - Cô cho 3 trẻ cùng lắng nghe và nhún nhảy tự do theo lời bài hát “Gia đình gấu” - Cô bước vào lớp và hỏi trẻ các con đang làm gì mà vui thế? (Chúng con đang làm các chú gấu đi chơi ạ) - Cô thấy các con làm các chú gấu đi chơi rất là vui, vậy các con có muốn chơi trò chơi về các chú gấu không? - Vậy các con muốn chơi trò chơi gì nào? - Bây giờ cô sẽ giành thời gian là 2 phút cho các con cùng thảo luận xem chúng mình sẽ cùng chơi trò chơi gì? Cách chơi và luật chơi của trò chơi đấy như thế nào? - Thời gian thảo luận bắt đầu (cô cho trẻ thảo luận về tên trò chơi, cách chơi và luật chơi) * Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi “Gia đình gấu” * Bước 2: Giới thiệu cách chơi và luật chơi (Cho 1 trẻ nói cách chơi, 1 trẻ nói luật chơi) + Cách chơi: Chia lớp làm 3 nhóm. Mỗi nhóm đội một mũ khác nhau. Khi bắt đầu có nhạc, các chú gấu đi chơi, bò chui qua hầm, cùng hát vui vẻ. Khi nghe hiệu lệnh “Trời mưa” thì các chú gấu phải chạy nhanh chân về đúng nhà của mình. + Luật chơi: Bạn nào chạy nhầm nhà sẽ bị phạt nhảy lò cò về đúng nhà của mình. * Bước 3: Cho trẻ chơi - Cô mời các chú gấu về đúng vị trí của mình nào. - Cô nói “trò chơi Gia đình gấu bắt đầu” - Cô dẫn lời thành 1 câu chuyện: ngày xửa ngày xưa trong một khu rừng có ba gia đình gấu sống trong một khu rừng rất đẹp. Gia đình gấu đen có một ngôi nhà màu đen, gia đình gấu trắng có một ngôi nhà màu trắng, gia đình gấu vàng có một ngôi nhà màu vàng. Cả ba gia đình gấu đều sống vui vẻ hòa thuận với nhau. Một hôm trời đẹp gia đình gấu đen đến rủ gia đình gấu trắng và gia đình gấu vàng đi chơi chúng đang chơi bò chui qua hầm cùng hát vui vẻ bỗng nhiên trời đổ cơn mưa - Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 lần (sau hai lần chơi đổi vai chơi cho nhau) - Cô cho trẻ chơi với vòng (Cô dẫn truyện tiếp: Hôm đấy trời mưa to, gió lớn đã làm đổ mất nhà của các chú gấu mất rồi. Các chú gấu bàn với nhau “Gấu đen nói: Các bạn ơi, tớ còn một ngôi nhà bên kia rừng các bạn cùng đến nhà tớ nhé”) + Trẻ chơi tiếp với 1 vòng tròn rộng màu đen (2 lần) * Bước 4: Nhận xét sau khi chơi + Hỏi tên trò chơi, nhận xét và khen ngợi trẻ. + Củng cố - Giáo dục trẻ sống trong một gia đình các con phải biết yêu thương lẫn nhau và khi đi học về các con không được chơi la cà dọc đường mà phải về thẳng nhà vì bây giờ nạn bắt cóc trẻ con xảy ra rất nhiều nên các con phải chú ý không được đi theo người lạ, không được đi chơi xa, khi đi chơi các con nhớ xin phép người lớn cac con nhớ chưa nào * Bước 5: Kết thúc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an mam non thi GVDG cap truong_12386046.doc
Tài liệu liên quan