Giáo án mầm non lớp lá - Hoạt động tạo hình - Đề tài: Vẽ một số hiện tượng tự nhiên

* Thực hành:

- Cô nhắc nhở trẻ cách ngồi, cách cầm bút, tô màu khi vẽ tranh

-Trẻ vẽ một số hiện tượng tự nhiên mà trẻ thích

- Khi trẻ vẽ cô bao quát, gợi ý, khuyến khích trẻ thể hiện được ý tưởng của mình,biết sắp xếp bố cục bức tranh đẹp và tô màu hợp lý

* Trưng bày sản phẩm:

- Bây giờ các con hãy đưa sản phẩm của mình lên trưng bày nhé!

* Nhận xét sản phẩm:

+ Mời cá nhân trẻ lên nhận xét tranh của mình, tranh của bạn.

- Con thích bức tranh nào nhất?

- Bức tranh này vẽ về hiện tượng gì?

- Bức tranh vẽ như thế nào?

 

doc3 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 25293 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Hoạt động tạo hình - Đề tài: Vẽ một số hiện tượng tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Đề tài: Vẽ một số hiện tượng tự nhiên I. Kết quả mong đợi: 1. Kiến thức: Trẻ biết vẽ được một số hiện tượng tự nhiên như: Nắng, mưa, lũ lụt, hạn hán,cầu vồng 2. Kỹ năng: Luyện kỹ năng cho trẻ biết cách cầm bút vẽ các nét xiên, nét thẳng, nét cong tròn và biết chọn màu tô phù hợp, biết sắp xếp bố cục bức tranh đẹp; 3. Thái độ: Trẻ biết tạo ra những sản phẩm đẹp và biết giữ gìn sản phẩm của mình của bạn. II. Chuẩn bị: - Đàn oóc gan, máy chiếu Proxto - Bàn ghế, giá tạo hình - 3- 4 bức tranh mẫu vẽ của cô - Giấy A4, nam châm cặp sản phẩm của trẻ - Bút sáp màu đủ cho mỗi trẻ III. Cách tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của cháu * Tạo cảm xúc: - Hát vận động bài “ Cho tôi đi làm mưa với” của nhạc sỹ Hoàng Hà. + Đàm thoại nội dung bài hát. - Hỏi trẻ: Cô cháu mình vừa hài bài hát nói về hiện tượng gì? - Đúng rồi! Trong hiện tượng tự nhiên có rất nhiều hiện tượng xẩy ra như: mưa, gió - Vậy ai có thể biết ngoài mưa, gió gồm có những hiện tượng tự nhiên nào? + Xem các hình ảnh qua máy chiếu Proxto: - Bây giờ các con hãy nhìn xem các hình ảnh sau đây có những hiện tượng gì nhé ? + Quan sát tranh về ban đêm. - Đây là hình ảnh về ban đêm, bầu trời đen, tối còn có cả trăng và sao nữa đấy. + Quan sát tranh về ban ngày. - Khi màn đêm kết thúc thì bầu trời lại sáng lên trở thành bầu trời ban ngày và còn có những đám mây, mặt trời le lói tỏa ánh nắng. + Quan sát tranh về hiện tượng sấm chớp, mưa - Đây là hình ảnh hiện tượng sấm chớp thường xuất hiện trước và trong cơn mưa và hiện tượng mưa có những giọt mưa rơi ti tách, tí tách + Quan sát hiện tượng gió bão, lũ lụt - Còn đây là hiện tượng mưa to có gió bão, làm cho cây cối ngã nghiêng xẩy ra hiện tương tượng lũ lụt nước dâng cao làm ngập đường sá, nhà cửa bi ngập úng + Quan sát hình ảnh hiện tượng nắng, hạn hán. - Các con thấy hình ảnh hiện tượng gì? - Do nắng to kéo dài không khí nóng nực xẩy ra hiện tượng hạn hán làm cho đất đai nứt nẻ và làm cho hoa màu và cây cối bị thiếu nước + Quan sát hình ảnh cầu vồng. - Bầu trời vừa mưa, vừa nắng thường có hiện cầu vồng, nó có hình cong cong và có màu sắc khác nhau như: màu xanh, đỏ, vàng * Quan sát tranh vẽ về các hiện tượng tự nhiên: - Các con vừa được quan sát một số hình ảnh về hiện tượng tự nhiên - Hôm nay cô có một số bức tranh vẽ về các hiện tượng tự nhiên bây giờ các con cùng xem nhé? + Quan sát tranh bầu trời ban ngày. - Các con nhìn xem bức tranh vẽ hiện tượng gì? - Bầu trời ban ngày như thế nào? + Quan sát tranh bầu trời ban đêm. - Đây là bức tranh vẽ về hiện tượng gì? - Vì sao các con biết? - Tại sao mặt trăng lại to hơn các vì sao? + Quan sát tranh bầu trời Mưa. - Ai biết bức tranh này có hiện tượng gì? - Vì sao con biết hiện tượng mưa? - Do hơi nước bốc lên hội tụ thành những đám mây và có những hạt mưa rơi xuống + Quan sát hiện tượng cầu vồng. - Đây là bức tranh vẽ hiện tượng gì? - Các con có nhận xét gì về bức tranh này? * Hỏi ý tưởng của trẻ - Con thích vẽ hiện tượng gì? - Cách vẽ như thế nào? + Cho trẻ mô tả cách vẽ một số hiện tượng tự nhiên - Cho trẻ đọc bài thơ: “ Mưa rơi ” của tác giã Trương Thị Minh Huệ. * Thực hành: - Cô nhắc nhở trẻ cách ngồi, cách cầm bút, tô màu khi vẽ tranh -Trẻ vẽ một số hiện tượng tự nhiên mà trẻ thích - Khi trẻ vẽ cô bao quát, gợi ý, khuyến khích trẻ thể hiện được ý tưởng của mình,biết sắp xếp bố cục bức tranh đẹp và tô màu hợp lý * Trưng bày sản phẩm: - Bây giờ các con hãy đưa sản phẩm của mình lên trưng bày nhé! * Nhận xét sản phẩm: + Mời cá nhân trẻ lên nhận xét tranh của mình, tranh của bạn. - Con thích bức tranh nào nhất? - Bức tranh này vẽ về hiện tượng gì? - Bức tranh vẽ như thế nào? - Vì sao con thích bức tranh này? + Cô nhận xét chung. + Giáo dục trẻ: - Biết giử gìn sản phẩm của mình, của bạn - Biết bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường * Kết thúc giờ học: - Cho trẻ đồng dao: “ Trời mưa, trời gió” - Trẻ hát vận động cùng cô - Mưa, gió - Trẻ kể về các hiện tượng tự nhiên mà trẻ biết - Trẻ chú ý lắng nghe và cùng xem tranh một số hiện tượng tự nhiên - Nắng - Trẻ quan sát tranh vẽ của cô - Bầu trời ban ngày - Bầu trời sáng, có mặt trời và có những đám mây.. - Ban đêm - Vì có trăng, sao - Vì trăng ở gần nên thấy to hơn còn sao ở xa nên thấy nhỏ - Hiện tượng mưa - Vì có những giọt nước rơi xuống - Cầu vồng - Có hình dạng cong cong - 3-4 trẻ nêu ý tưởng của mình - Trẻ nói cách vẽ các hiện tượng tự nhiên - Trẻ mô tả cách vẽ - Trẻ đọc thơ và về chổ ngồi vẽ tranh - Trẻ thực hiện vẽ vào giấy A4 - Trẻ mang sản phẩm treo lên giá - 1- 4 cá nhân trẻ lên nhận xét - Trẻ chỉ - Trẻ nhận xét - Trẻ trả lời - Vì bức tranh này vẽ đẹp - Trẻ vừa đọc vừa đi ra sân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclop 5 tuoi_12301336.doc