1. Kiến thức.
- Trẻ biết đếm đến 6. Nhận biết các nhóm đối tượng có số lượng 6. Nhận biết số 6.
2. Kỹ năng.
- Biết cách sử dụng máy tính.
- Trẻ có kỹ năng đếm, xếp tương ứng 1 – 1, so sánh và thao tác trên đồ vật.
3. Thái độ.
- Trẻ hứng thú học tập cùng cô, có ý thức học tập tốt.
* Đồ dùng của cô:
- 6 cái muỗng, 6 cái áo. Chữ số từ 1- 6.
- Một số nhóm đồ dùng có số lượng 6.
* Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ 6 cái váy, 6 cái mũ, chữ số từ 1- 6.
Hoạt động 1: Ồn định - ôn trong phạm vi 5.
- Hát vận động bài: “ Có ông bà có ba mẹ ”.
+ Trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát:
- Trong bài hát có bao nhiêu thành viên ? ( 5 )
- Trò chuyện về các thành viên trong gia đình bé và bạn ?
- Cho trẻ kể và đếm xem trong nhà bạn có bao nhiêu người ?
- Cho trẻ tìm xung quanh lớp các nhóm rối, búp bê có số lượng trong phạm vi 5. Cho trẻ đếm và lấy thẻ số đặt tương ứng.
- Cô cho trẻ hát bài: “ Cháu yêu bà ” về chỗ ngồi.
Hoạt động 2: Đếm đến 6. Nhận biết các nhóm có 6 đối tượng. Nhận biết số 6.
- Gian hàng này bán gì ? Có bao nhiêu cái mũ ? ( 5 ) bày thêm một cái mũ nữa có bao nhiêu cái mũ ? Cho trẻ đếm.
- Con hãy bày lên quầy 5 cái áo tương ứng 1 - 1 với cái mũ.
- Số mũ và số áo như thế nào so với nhau ?
- Số mũ như thế nào so với số áo ? Số mũ nhiều hơn số áo là mấy ?
- Số áo như thế nào so với số mũ ? Số áo ít hơn số mũ là mấy ?
- Muốn số áo bằng số mũ và bằng 6 ta làm thế nào ?
- Bây giờ số áo và số mũ như thế nào so với nhau ? Bằng mấy ?
- Trẻ đếm số mũ, số áo, Cô giới thiệu số 6. Cho trẻ đọc chữ số 6 nhiều lần.
- Cô bớt dần số áo và số mũ kết hợp cất đồ dùng.
+ Cô yêu cầu trẻ xếp hết số váy, đếm ?
- Con hãy gắn số mũ ít hơn váy là 1. Có bao nhiêu cái mũ ?
- Cho trẻ đếm số váy, số mũ. Trẻ có nhận xét gì về số lượng của váy và mũ ?
- Muốn số mũ bằng số váy và bằng 6 ta làm thế nào ?
- Cho trẻ chọn số tương ứng với số váy, số mũ.
- Cô cho trẻ bớt dần số váy, mũ và cất đồ dùng.
Hoạt động 3: Luyện tập.
+ Trò chơi 1: Tìm nhà.
- Nhà có 6 cái chén, 5 cái chén. Trẻ đi chơi khi có hiệu lệnh về nhà 6 cái chén thì trẻ phải tìm và chạy về nhà có 6 cái chén.
+ Trò chơi 2: Bé chọn số nào ?
- Cô chuẩn bị tranh về một số đồ dùng cần thiết trong gia đình có số lượng trong phạm vi 6, trẻ thi đua lên nối số lượng đồ dùng tương ứng với chữ số.
- Cô cùng trẻ kiểm tra, sửa sai, tuyên dương tổ thắng cuộc.
- Kết thúc giờ học, chuyển hoạt động.
23 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Kế hoạch giáo dục tuần: Gia đình bé, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 )
- Biết dùng các kỹ năng để vẽ, nặn người thân trong gia đình, biết dùng NVL làm đồ dùng trong gia đình.
- Biết hát múa theo nhạc nhịp nhàng.
- Đất nặn giấy vẽ, bút chì, nguyên vật liệu mở .
- Các bài hát về chủ đề, máy cassette.
- Cô hướng dẫn trẻ sử dụng các nguyên vật liệu để vẽ, nặn người thân trong gia đình, làm đồ dùng trong gia đình gợi hỏi trẻ đang vẽ, nặn gì ? Dùng kỹ năng gì để vẽ, nặn ?
- Dùng NVL để làm ra những đồ dùng gì ?
- Cháu biết hát đúng nhịp, múa theo nhạc nhịp nhàng, mềm dẻo các bài hát về chủ đề gia đình.
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Góc thiên nhiên:
Tưới cây, chăm sóc cây. Thử nghiệm vật chìm, vật nổi
( Rèn trọng tâm thứ 6 )
- Trẻ thực hiện được kỹ năng tưới cây, nhặt lá úa, nhổ cỏ cho cây.
- Trẻ thích khám phá và biết làm thử nghiệm vật chìm, vật nổi.
- Cây xanh, khăn lau, bình tưới, nước, kéo. Vật chìm, vật nổi.
- Cô cùng chơi với trẻ: Cô hướng dẫn trẻ biết cách tưới cây, chăm sóc cây, lau lá, tỉa lá cho cây, nhặt cỏ cho cây.
- Cô gợi hỏi đang làm thử nghiệm gì ? Con có biết vì sao vật này lại chìm, vật kia lại nổi không ?
.......................................................................................................................................................................................................................
- Trẻ biết cùng với cô nhận xét các góc chơi.
- Cháu biết cất dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định.
Hoạt động 3: Nhận xét sau khi chơi.
- Cô quan sát nhận xét quá trình chơi của trẻ ở từng góc chơi khi trẻ đang hoạt động, sau đó tập trung cả lớp lại góc xây dựng, nhận xét chung các góc chơi mà trẻ tham gia.
- Cô hướng dẫn trẻ cất dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn các đồ dùng đồ chơi ở lớp, khi chơi không tranh giành với các bạn.
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ hai, ngày 17 tháng 10 năm 2016
HOẠT ĐỘNG
MĐYC
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
ĐÁNH GIÁ
HOẠT ĐỘNG HỌC
Khám phá xã hội
Trò chuyện về gia đình của bé
1. Kiến thức.
- Nhận biết được tên, địa chỉ, nơi ở, quan hệ, công việc của các thành viên trong gia đình.
- Nhận biết được gia đình 1 - 2 con là gia đình ít con, gia đình có 3 con là gia đình nhiều con.
2. Kỹ năng.
- Trẻ trò chuyện, thảo luận về các thành viên trong gia đình ( Tên gọi, nghề nghiệpsở thích )
3. Thái độ.
- Giáo dục trẻ biết yêu thương kính trọng những người thân trong gia đình.
* Đồ dùng của cô:
- Máy, băng nhạc có nội dung về gia đình.
- Một số hình ảnh về gia đình đông con, gia đình ít con từ Powerpoint.
* Đồ dùng của trẻ:
- Lô tô về gia đình.
Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú.
- Cô cùng trẻ hát: “ Cháu yêu bà ”
- Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý các thành viên trong gia đình.
Hoạt động 2: Quan sát, đàm thoại về gia đình.
- Cô gợi hỏi trẻ:
+ Nhà con ở đâu ? Gia đình con có những ai ?
+ Bố mẹ con làm gì ? Nhà con có mấy anh chị em ?
- Trẻ nêu nhận xét về gia đình trẻ.
- Trò chơi: Gia đình ấm áp.
- Trình chiếu Powerpoint về gia đình. Cô gợi hỏi trẻ về hình ảnh đó.
- Cô cho trẻ đi lấy tranh gia đình.
- Cô cho trẻ xem tranh, cô và trẻ đàm thoại, trẻ nhận xét về bức tranh.
+ Trẻ biết gia đình có 1, 2 con là gia đình ít con và gia đình có 3 con trở lên là gia đình đông con.
- Cô cho trẻ lên dán hình gia đình mình và so sánh gia đình đông con gia đình ít con.
- Cô cho trẻ đếm những người trong gia đình.
- Cô gợi hỏi trẻ công việc của các thành viên trong gia đình.
- Giáo dục trẻ biết yêu thương, nghe lời bố mẹ và biết giúp đỡ bố mẹ công việc vừa sức.
Hoạt động 3: Trải nghiệm.
+ Trò chơi: Về đúng gia đình của bé.
- Cô giải thích cho trẻ hiểu cách chơi, luật chơi:
+ Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ một tranh lô tô về gia đình. Trẻ vừa đi vừa hát, khi có hiệu lệnh của cô trẻ chạy về tranh gia đình giống như tranh lô tô của trẻ.
+ Luật chơi: Trẻ nào sau 3 lần không về đúng nhà thì bị phạt.
- Cô cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
- Cô nhận xét giờ học của trẻ.
- Kết thúc giờ học, chuyển hoạt động.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Trò chuyện về các thành viên trong gia đình bé.
- TC: Địa chỉ nhà ai.
- Chơi tự do.
- Trẻ biết các thành viên trong gia đình mình.
- Trẻ tham gia chơi tích cực.
- Biết nhường nhịn bạn cùng chơi.
- Nội dung trò chuyện.
- Trò chơi.
- Đồ dùng đồ chơi ngoài trời.
Trò chuyện về các thành viên trong gia đình bé.
- Cô cùng trẻ trò chuyện về các thành viên trong gia đình. Cô gợi hỏi trẻ:
+ Gia đình con có những ai ? Làm việc gì ?
+ Con thương ai nhất ? Vì sao ?
+ Con đã làm gì cho mẹ ( cha, ông, bà, anh, chị, em)
- Giáo dục trẻ biết vâng lời ông bà cha mẹ. Thương yêu chăm sóc ông bà cha mẹ mình.
TC: Địa chỉ nhà ai.
- Cách chơi: TC về số nhà của các trẻ trong lớp, TC về tên của các đường phố hoặc tên của làng, xã. Đề cập vấn đề tại sao địa chỉ lại quan trọng. Sau đó cô đọc địa chỉ của 1 trẻ trong nhóm và hỏi “ Có biết đó là địa chỉ của bạn nào không ? Đưa thêm 1 số chỉ dẫn như: Đó là bạn trai ( gái ), đầu tóc, màu sắc của quần áo để trẻ đoán. Sau đó đọc lại địa chỉ và đưa thẻ cho trẻ có địa chỉ đó.
Chơi tự do.
- Cô cho trẻ chơi tự do. Nhắc nhở trẻ biết nhường nhịn nhau cùng chơi.
- Cô quan sát bao quát trẻ.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Vận động nhẹ.
- TC: Bịt mắt bắt dê.
+ Chương trình TCTV ( 20 cháu dân tộc ).
- Gia đình, Ông bà, Bố mẹ.
- Chơi tự do trong các góc.
- Trẻ nhớ một số bài hát, lắng nghe giai điệu và vận động theo bài hát.
- Trẻ biết chơi trò chơi đúng lđúng luật.
- Đọc tốt theo cô các từ.
- Biết nhường nhịn bạn cùng chơi.
- Máy tính, đĩa nhạc.
- Trò chơi.
- Từ tiếng việt làm quen.
Vận động nhẹ.
- Cô mở nhạc cho trẻ nghe, cho trẻ đoán tên bài hát.
- Cô mở nhạc cho trẻ đung đưa, vận động theo nhạc.
- Cô khuyến khích trẻ vận động theo ý thích của mình.
- Giáo dục trẻ biết thưởng thức âm nhạc.
TC: Bịt mắt bắt dê.
- Cô hướng dẫn trò chơi.
+ Cách chơi: Cho cả lớp đứng thành vòng tròn, chọn 1 trẻ làm “dê”, 1 trẻ làm người bắt dê. Trẻ làm dê kêu “ be, be, be”, trẻ làm người bắt dê chú ý lắng nghe để tìm bắt cho được “ con dê ”. Trẻ bắt được dê là người thắng cuộc, trẻ không bắt được là người thua cuộc.
+ Luật chơi: Trẻ làm dê phải kêu “ be, be, be” để cho bạn đi bắt dễ định hướng.
- Cô cho trẻ chơi và cùng chơi với trẻ.
Chương trình tăng cường tiếng việt.
- Cho trẻ làm quen các từ: Gia đình, Ông bà, Bố mẹ.
- Nêu gương cuối ngày.
- Cho trẻ chơi tự do các góc.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba, ngày 18 tháng 10 năm 2016
HOẠT ĐỘNG
MĐYC
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
ĐÁNH GIÁ
HOẠT ĐỘNG HỌC
Làm quen với toán
Đếm đến 6. Nhận biết các nhóm có 6 đối tượng. Nhận biết số 6
1. Kiến thức.
- Trẻ biết đếm đến 6. Nhận biết các nhóm đối tượng có số lượng 6. Nhận biết số 6.
2. Kỹ năng.
- Biết cách sử dụng máy tính.
- Trẻ có kỹ năng đếm, xếp tương ứng 1 – 1, so sánh và thao tác trên đồ vật.
3. Thái độ.
- Trẻ hứng thú học tập cùng cô, có ý thức học tập tốt.
* Đồ dùng của cô:
- 6 cái muỗng, 6 cái áo. Chữ số từ 1- 6.
- Một số nhóm đồ dùng có số lượng 6.
* Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ 6 cái váy, 6 cái mũ, chữ số từ 1- 6.
Hoạt động 1: Ồn định - ôn trong phạm vi 5.
- Hát vận động bài: “ Có ông bà có ba mẹ ”.
+ Trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát:
- Trong bài hát có bao nhiêu thành viên ? ( 5 )
- Trò chuyện về các thành viên trong gia đình bé và bạn ?
- Cho trẻ kể và đếm xem trong nhà bạn có bao nhiêu người ?
- Cho trẻ tìm xung quanh lớp các nhóm rối, búp bê có số lượng trong phạm vi 5. Cho trẻ đếm và lấy thẻ số đặt tương ứng.
- Cô cho trẻ hát bài: “ Cháu yêu bà ” về chỗ ngồi.
Hoạt động 2: Đếm đến 6. Nhận biết các nhóm có 6 đối tượng. Nhận biết số 6.
- Gian hàng này bán gì ? Có bao nhiêu cái mũ ? ( 5 ) bày thêm một cái mũ nữa có bao nhiêu cái mũ ? Cho trẻ đếm.
- Con hãy bày lên quầy 5 cái áo tương ứng 1 - 1 với cái mũ.
- Số mũ và số áo như thế nào so với nhau ?
- Số mũ như thế nào so với số áo ? Số mũ nhiều hơn số áo là mấy ?
- Số áo như thế nào so với số mũ ? Số áo ít hơn số mũ là mấy ?
- Muốn số áo bằng số mũ và bằng 6 ta làm thế nào ?
- Bây giờ số áo và số mũ như thế nào so với nhau ? Bằng mấy ?
- Trẻ đếm số mũ, số áo, Cô giới thiệu số 6. Cho trẻ đọc chữ số 6 nhiều lần.
- Cô bớt dần số áo và số mũ kết hợp cất đồ dùng.
+ Cô yêu cầu trẻ xếp hết số váy, đếm ?
- Con hãy gắn số mũ ít hơn váy là 1. Có bao nhiêu cái mũ ?
- Cho trẻ đếm số váy, số mũ. Trẻ có nhận xét gì về số lượng của váy và mũ ?
- Muốn số mũ bằng số váy và bằng 6 ta làm thế nào ?
- Cho trẻ chọn số tương ứng với số váy, số mũ.
- Cô cho trẻ bớt dần số váy, mũ và cất đồ dùng.
Hoạt động 3: Luyện tập.
+ Trò chơi 1: Tìm nhà.
- Nhà có 6 cái chén, 5 cái chén. Trẻ đi chơi khi có hiệu lệnh về nhà 6 cái chén thì trẻ phải tìm và chạy về nhà có 6 cái chén.
+ Trò chơi 2: Bé chọn số nào ?
- Cô chuẩn bị tranh về một số đồ dùng cần thiết trong gia đình có số lượng trong phạm vi 6, trẻ thi đua lên nối số lượng đồ dùng tương ứng với chữ số.
- Cô cùng trẻ kiểm tra, sửa sai, tuyên dương tổ thắng cuộc.
- Kết thúc giờ học, chuyển hoạt động.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Xem tranh, kể chuyện sáng tạo theo tranh.
- TC: Rồng rắn lên mây.
- Chơi tự do.
- Trẻ biết kể chuyện theo tranh theo sự sáng tạo, hiểu biết của trẻ.
- Hiểu được cách chơi và tham gia chơi vui vẻ, đúng luật.
- Biết nhường nhịn bạn cùng chơi.
- Nội dung trò chuyện, tranh vẽ.
- Trò chơi.
- Đồ dùng đồ chơi ngoài trời.
Xem tranh, kể chuyện sáng tạo theo tranh.
- Đàm thoại với trẻ về gia đình trẻ:
+ Gia đình con có những ai ?
+ Con thương ai nhất ?
+ Con làm gì để thể hiện tình thương đó ?
- Giới thiệu tranh:
+ Cô có tranh gì ?
+ Vẽ ai ? Gia đình đang làm gì ?
+ Con có nhận xét gì về gia đình này ?
+ Bạn nào có thể sắp xếp và kể cho lớp mình nghe câu chuyện từ những bức tranh này ?
- Cô gợi ý cho trẻ kể. Mời 3 - 4 trẻ lên kể theo sự hiểu biết của trẻ.
TC: Rồng rắn lên mây.
- Cô hướng dẫn trò chơi.
+ Cách chơi: Một người đứng ra làm thầy thuốc, những người còn lại sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát nội dung trò chơi.
+ Luật chơi: Thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng.
- Cô cho trẻ chơi và cùng chơi với trẻ.
Chơi tự do.
- Cô cho trẻ chơi tự do. Nhắc nhở trẻ biết nhường nhịn nhau cùng chơi.
- Cô quan sát bao quát trẻ.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- NH: Chỉ có một trên đời.
- Thực hiện bổ sung vở toán.
+ Chương trình TCTV ( 20 cháu dân tộc ).
- Anh chị, ít hơn, nhiều hơn.
- Chơi tự do trong các góc.
- Cháu biết tên, nội dung của bài hát.
- Thực hiện vở theo yêu cầu của cô.
- Đọc tốt theo cô các từ.
- Biết nhường nhịn bạn cùng chơi.
- Máy tính, đĩa nhạc.
- Vở toán, bút chì màu tô.
- Từ tiếng việt làm quen.
NH: Chỉ có một trên đời.
- Cô mở nhạc cho trẻ nghe, cho trẻ đoán tên bài hát.
- Cô mở nhạc cho trẻ đung đưa, vận động theo nhạc.
- Cô khuyến khích trẻ vận động theo ý thích của mình.
- Giáo dục trẻ biết thưởng thức âm nhạc.
Thực hiện bổ sung vở toán.
- Cô hướng dẫn trẻ tô màu tranh có số lượng 6, tô viết số 6.
- Cô hướng dẫn trẻ tô màu tranh có số lượng 6, nối đồ dùng với số tương ứng, tô viết chữ số 6.
- Trẻ thực hiện cô quan sát, bao quát trẻ, hướng dẫn thêm cho trẻ.
Chương trình tăng cường tiếng việt.
- Cho trẻ làm quen các từ: Anh chị, ít hơn, nhiều hơn.
- Nêu gương cuối ngày.
- Cho trẻ chơi tự do trong các góc.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư, ngày 19 tháng 10 năm 2016
HOẠT ĐỘNG
MĐYC
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
ĐÁNH GIÁ
HOẠT ĐỘNG HỌC
Làm quen văn học
Thơ: Làm anh
( Trẻ chưa biết )
1. Kiến thức.
- Trẻ nhớ tên, hiểu nội dung bài thơ, biết đọc thơ cùng cô.
2. Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng nghe và đọc đúng câu, từ trong bài thơ.
- Trẻ thuộc bài thơ.
3. Thái độ.
- Giáo dục trẻ biết yêu thương anh em của mình.
* Đồ dùng của cô:
- Máy, băng nhạc.
- Tranh minh họa bài thơ.
- Hình ảnh Powerpoint.
* Đồ dùng của trẻ:
- Tranh thơ.
- Câu hỏi.
- Vòng thể dục, rổ nhựa, đồ dùng gia đình có gắn chữ cái đã làm quen.
Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú.
- Hát và vận động bài: “ Út cưng ”
- Trò chuyện về nội dung bài hát và gia đình của trẻ.
- Giáo dục trẻ biết vâng lời và yêu quý mọi người trong gia đình.
Hoạt động 2: Cho trẻ nghe thơ.
- Cô giới thiệu bài thơ: “ Làm anh ” tác giả Phan Thị Thanh Nhàn.
+ Cô đọc diễn cảm.
- Hỏi trẻ tên bài thơ tên tác giả ?
+ Cô đọc thơ cho trẻ nghe kết hợp xem mô hình – trích dẫn làm rõ ý, giảng giải từ khó, tóm tắt nội dung.
+ ND bài thơ: Bài thơ nói về tình cảm của người anh rất thương yêu em.
+ Cho trẻ nghe thơ trên máy tính.
Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ – Đàm thoại.
- Cô cho lớp đọc 3 – 4 lần.
- Cho từng tổ lên đọc, cá nhân trẻ đọc.
- Trẻ đọc cô chú ý sửa từ khó cho trẻ động viên khuyến khích trẻ kịp thời.
+ Trò chơi: Mình cùng đọc.
- Cho trẻ đọc thơ qua hình ảnh minh họa bài thơ, hỏi trẻ tên bài thơ ? tên tác giả ?
- Hát: Cả nhà đều yêu.
* Đàm thoại:
+ Con vừa đọc bài thơ gì ? Của tác giả nào ?
+ Với em bé anh phải như thế nào ?
+ Khi em bé khóc anh làm gì ? Khi em bé ngã anh làm gì ?
+ Mẹ cho quà bánh con phải như thế nào ?
+ Làm anh nhường cho em những gì ?
+ Làm anh có khó không ?
- Giáo dục trẻ: Anh em phải biết thương yêu nhau, nhường nhịn đồ chơi cho nhau, không đánh nhau, làm anh chị phải biết giúp đỡ em.
+ TC: Tổ nào nhanh nhất.
- Kết thúc giờ học, chuyển hoạt động.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Trò chuyện về công việc của các thành viên trong gia đình.
- TC: Mèo đuổi chuột.
- Chơi tự do.
- Trẻ biết trò chuyện về công việc của các thành viên trong gia đình.
- Hiểu được cách chơi và tham gia chơi vui vẻ, đúng luật.
- Biết nhường nhịn bạn cùng chơi.
- Nội dung trò chuyện.
- Trò chơi.
- Đồ dùng đồ chơi ngoài trời.
Trò chuyện về công việc của các thành viên trong gia đình.
- Cô cùng trẻ hát bài: “ Mẹ ơi tại sao ” cho trẻ đi dạo quanh trường và gợi hỏi trẻ kể về công việc của các thành viên trong gia đình.
+ Nhà con có mấy người ? Bố mẹ con làm nghề gì ?
+ Anh chị của con làm gì ? Con làm gì để giúp đỡ bố mẹ, anh chị khi họ làm việc ?
- Giáo dục trẻ biết biết vâng lời cô, yêu quý mọi người trong gia đình.
TC: Mèo đuổi chuột.
- Cô giải thích luật chơi, cách chơi cho trẻ:
+ Luật chơi: Chuột chạy, mèo đuổi bắt. Nếu chuột chạy được hai vòng mà mèo chưa bắt được là mèo thua cuộc.
+ Cách chơi: Giáo viên hướng dẫn cho trẻ xếp thànhh vòng tròn rộng và giơ tay cao để làm hang. Chọn ra hai bạn, một bạn làm mèo, một bạn làm chuột. Ban đầu để mèo và chuột đứng cách nhau một khoảng 2m. Khi nghe hiệu lệnh “ đuổi bắt ” thì chuột lo chạy luồn lách qua các ngách hang để trốn mèo. Mèo phải nhanh chân rượt đuổi và chạm tay vào chuột để bắt.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
Chơi tự do.
- Cô cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời. Nhắc nhở trẻ biết nhường nhịn nhau cùng chơi.
- Cô quan sát bao quát trẻ.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Đọc đồng dao, ca dao về gia đình.
- Xem phim hoạt hình: “ Cậu bé Tích Chu ”.
+ Chương trình TCTV ( 20 cháu dân tộc ).
- Anh trai, em gái, người lớn.
- Chơi tự do trong các góc.
- Trẻ đọc thuộc một số bài đồng dao, ca dao về gia đình.
- Hiểu nội dung câu chuyện, trẻ kể lại được nội dung phim.
- Đọc tốt theo cô các từ.
- Chơi vui cùng bạn.
- Bài đồng dao, ca dao.
- Bộ phim.
- Từ tiếng việt làm quen.
Đọc đồng dao, ca dao về gia đình.
- Hát: “ Cả nhà thương nhau ”.
- Cho trẻ đọc đồng dao, ca dao.
- Gợi hỏi trẻ bài đồng dao, ca dao nói về ai ?
- Tình cảm của cha được ví như gì ?
- Tình cảm của mẹ được ví như thế nào ?
- Tình cảm của các bạn đối với ông bà cha mẹ mình như thế nào ?
- Các con sẽ làm gì để ba mẹ vui lòng ?
Xem phim hoạt hình: Cậu bé Tích Chu.
- Cô nhắc nhở tư thế ngồi, giữ trật tự. Giới thiệu tên bộ phim.
- Luôn theo dõi và nhắc nhở trẻ trong quá trình xem.
- Cô lần lượt gợi hỏi về nội dung bộ phim:
+ Trong phim có những nhân vật nào ?
+ Tích Chu sống cùng ai ? Tích Chu có yêu thương chăm sóc bà khi bà bị ốm không ?
+ Mời 2 - 3 trẻ tham gia kể lại nội dung phim.
- Qua câu chuyện giáo dục trẻ biết yêu thương, chăm sóc những người thân trong gia đình.
Chương trình tăng cường tiếng việt.
- Cho trẻ làm quen các từ: Anh trai, em gái, người lớn.
- Nêu gương cuối ngày.
- Cho trẻ chơi tự do trong các góc.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm, ngày 20 tháng 10 năm 2016
HOẠT ĐỘNG
MĐYC
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
ĐÁNH GIÁ
HOẠT ĐỘNG HỌC
Làm quen chữ cái
e, ê
1. Kiến thức.
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng các chữ cái e, ê.
2. Kỹ năng.
- Rèn cho trẻ kĩ năng nhận biết các nét của chữ cái e, ê và phát âm đúng.
3. Thái độ.
- Trẻ hứng thú học tập cùng cô, có ý thức học tập tốt.
* Đồ dùng của cô:
- Thẻ chữ cái e, ê.
- Một số trò chơi.
- Tranh chứa băng từ có chữ e, ê chươngtrình powerpoint.
- Đầu đĩa, băng nhạc các bài hát về CĐ.
* Đồ dùng của trẻ:
- Thẻ chữ cái e, ê.
- Rổ học tập.
Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú.
- Hát vận động bài: “ Cho con ”.
- Trò chuyện cùng trẻ về bài hát về tình cảm của các thành viên trong gia đình.
Hoạt động 2: Làm quen nhóm chữ e, ê.
- Cô giới thiệu tranh: “ Yêu mẹ ”.
- Cho trẻ đọc từ: “ yêu mẹ ”.
+ Cô giới thiệu chữ e:
- Cô phát âm mẫu e 3 lần, khi phát âm chữ e cô hơi mở miệng lưỡi thẳng.
- Cả lớp phát âm, tổ, nhóm, cá nhân phát âm.
- Cô phân tích chữ e: Gồm có 2 nét 1 nét thẳng ngang và 1 nét cong phía bên trái của nét thẳng ngang.
- Giới thiệu chữ E in hoa, chữ e in thường, e viết thường.
- Cô yêu cầu trẻ lấy chữ e trong rổ và phát âm.
- Cô quan sát sửa sai, rèn những cá nhân phát âm còn ngọng.
+ TC: Mẹ đi chợ.
+ Cô giới thiệu chữ ê:
- Cô giới thiệu tranh: “ Ấm điện ”.
- Cho trẻ đọc từ: “ ấm điện ”.
+ Cô giới thiệu chữ ê.
- Cô phát âm mẫu ê 3 lần, khi phát âm chữ ê môi cô mở nhỏ lưỡi đẩy lên phía trên.
- Cả lớp phát âm, tổ, nhóm, cá nhân phát âm.
- Cô phân tích chữ ê: Gồm có 2 nét 1 nét thẳng ngang và 1 nét cong phía bên trái của nét thẳng ngang, có thêm dấu mũ trên đầu.
- Giới thiệu Ê in hoa, chữ ê in thường, ê viết thường.
- Cô yêu cầu trẻ lấy chữ ê trong rổ và phát âm.
- Cô quan sát sửa sai, rèn những cá nhân phát âm còn ngọng.
* So sánh chữ e, ê:
- Giống nhau: Đều có 1 nét thẳng ngang và 1 nét cong phía bên trái của nét thẳng ngang.
- Khác nhau: chữ e không có mũ trên đầu nhưng chữ ê có mũ trên đầu.
- Cháu vận động bài: “ Cả nhà thương nhau ”
Hoạt động 3: Luyện tập.
+ Trò chơi 1: “ Bánh xe quay ”.
- Cô quay bánh xe dừng đến chữ cái nào thì các con lấy chữ cái đó trong rổ và phát âm to lên nhé!
- Cô cho cháu thực hiện nhiều lần với nhiều hình thức khác nhau.
+ Trò chơi 2:“ Ai nhanh nhất ”.
- Cô giải thích luật chơi, cách chơi sau đó tổ chức cho trẻ chơi.
- Cho trẻ chơi 2, 3 lần.
- Kết thúc giờ học, chuyển hoạt động.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an chu de gia dinh tuan 1_12454988.doc