*Hoạt động 2: Trải nghiệm:
- Để cơ thể khỏe mạnh hằng ngày các con phải làm gì?
- Cô cho trẻ chơi trò chơi: Chuyển trứng
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi:
- Lần 1: Cô cho trẻ chuyển những quả trứng bằng tay, khi chuyển phải bước qua vật cản, đội nào chuyển được nhiều trứng là đội chiến thắng, nếu đội nào khi chuyển bóng không bước qua vật cản hoặc chạm vào vật cản quả trứng đó không được tính.
- Cô kiểm tra ghi kết quả lên bảng tuyên bố đội thắng cuộc.
- Lần 2: Cô cho trẻ chuyển trứng bằng miệng
- Cô kiểm tra kết quả tuyên bố đội thắng cuộc và cho trẻ so sánh kết quả khi chuyển bóng bằng tay thì các con thấy thế nào?
- Khi không chuyển bóng bằng tay các con thấy thế nào?
3 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 15925 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Khám phá đôi bàn tay - Chủ đề: Bản thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIỜ DẠY MẪU: KHÁM PHÁ ĐÔI BÀN TAY
CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN
GIÁO VIÊN: ĐINH THỊ THỦY
Ngày soạn: 10/10/2017
Ngày dạy: 20/10/2017
I. Mục đích:
* Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, ích lợi, cấu tạo của đôi bàn tay. Biết in hình bàn tay.
* Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phát âm to, biết trả lời trọn câu và rèn sự khéo léo của bàn tay.
- Phát triển vốn từ, khả năng ghi nhớ chú ý có chủ định.
* Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và hứng thú tham gia vào hoạt động
2. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
- Khối vuông, khối cầu
- 3 chai nóng, 3 chai nước lạnh.
- Giấy A4, bút màu
- Máy tính, tivi, Bóng.
- Hình ảnh tay đẹp, tay ngoan, tay bẩn, tay sấu
- Bài hát, bài thơ về chủ đề
- Một số nội dung lồng ghép.
* Đồ dùng của trẻ:
- Khối vuông, khối cầu
- Giấy A4, bút màu.
3. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
a. Trò chuyện gây hứng thú
- Cô và trẻ chơi trò chơi: Trời sáng, trời tối
- Nhờ có cái gì mà các con thực hiện được những công việc đó
- Cô khái quát, kết hợp giáo dục trẻ phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi bàn tay bẩn, cho trẻ làm động tác rửa tay bằng 6 bước.
b. Nội dung bài dạy:
* Hoạt động 1: Khám phá đôi bàn tay
- Có bài thơ nào nói về bàn tay không?
- Cô cho trẻ đọc bài thơ tay ngoan
- Trong bài thơ chúng mình vừa đọc đôi bàn tay có tác dụng gì?
+ Có mấy bàn tay?
+ 1 bàn tay có mấy ngón . Hai bàn tay có mấy ngón?
- Cô cho trẻ đếm số ngón tay.
- Cho trẻ nêu chức năng của bàn tay (cầm, nắm, sờ)
- Cho trẻ nắm tay lại, xòe tay ra thấy gì (thấy được các khớp tay giúp ta cử động được)
- Cho trẻ nêu các phần của bàn tay ( Lòng bàn tay, mu bàn tay, kẽ tay, các ngón tay, đầu ngón tay, được bao bọc bởi lớp da bên ngoài). Giáo dục trẻ cắt móng tay khi dài
- Tên gọi các ngón tay. Cho trẻ nói lại tên gọi các ngón tay
- Hỏi trẻ tay phải, tay trái và giơ lên
*Hoạt động 2: Trải nghiệm:
- Để cơ thể khỏe mạnh hằng ngày các con phải làm gì?
- Cô cho trẻ chơi trò chơi: Chuyển trứng
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi:
- Lần 1: Cô cho trẻ chuyển những quả trứng bằng tay, khi chuyển phải bước qua vật cản, đội nào chuyển được nhiều trứng là đội chiến thắng, nếu đội nào khi chuyển bóng không bước qua vật cản hoặc chạm vào vật cản quả trứng đó không được tính.
- Cô kiểm tra ghi kết quả lên bảng tuyên bố đội thắng cuộc.
- Lần 2: Cô cho trẻ chuyển trứng bằng miệng
- Cô kiểm tra kết quả tuyên bố đội thắng cuộc và cho trẻ so sánh kết quả khi chuyển bóng bằng tay thì các con thấy thế nào?
- Khi không chuyển bóng bằng tay các con thấy thế nào?
- Các con thấy bàn tay có quan trọng không?
- Cô giáo dục trẻ bảo vệ đôi bàn tay của mình.
- Cô cho trẻ về chỗ của mình.
- Ở trong xã hội của chúng mình có những bạn khuyết tật đi bàn tay rất khó khăn khi làm việc, nếu trong lớp có bạn như vậy các con phải làm gì?
- Cho trẻ lấy rổ để trước mặt.
- Nhờ cái gì mà các con lấy được rổ
- Hỏi trẻ: Trong rổ có gì? (Khối vuông, khối cầu)
- Cho trẻ lấy sờ và lấy khối vuông
- Các con sờ vào khối vuông các con thấy thế nào?
- Cho trẻ lấy khối cầu
- Các con có nhận xét gì về khối cầu
- Hỏi : Nhờ đâu mà các con biết được khối vuông có các góc cạnh, khối cầu lại nhẵn ? (xúc giác)
- Cô tóm lại và giáo dục trẻ
- Cô cho trẻ hát bài hát năm ngón tay ngoan và chia làm 3 đội.
- Cho trẻ sờ nước ấm, nước đá và nêu nhận xét
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đôi tay
* Hoạt động 3: Luyện tập
- TC: Thi ai nhanh
- Cô chia lớp làm 3 đội
- Cách chơi: Cô có các hình ảnh tay ngoan, tay đẹp, tay bẩn, bàn tay xấu, trẻ chọn những bức tranh thể hiện những hành động đúng, tay ngoan tay đẹp. đội nào chọn được nhiều bức tranh đúng là đội thắng cuộc.
- Cô bao quát trẻ kiểm tra kết quả và tuyên bố đội chiến thắng.
c. Kết thúc:
- Cô nhận xét chung cho trẻ về nhóm in hình bàn tay và kết thúc hoạt động.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ thực hiện rửa tay
- Trẻ đọc
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ đếm
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ so sánh
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ nghe
- Trẻ sờ
- Trẻ nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ nghe
- Trẻ sờ
- Trẻ in hình bàn tay.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao an kham pha khoa hoc kham pha doi ban tay_12331958.doc