4. Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ 1 thanh nam châm.
- Một số đồ dùng, đồ chơi được làm từ các chất liệu khác nhau.
- Ao cá, cần câu cá, cá.
- 4 bình nhựa đựng nước.
- 4 hộp đựng cát.
- Ghim sắt.
- Ô tô gắn nam châm.
- Hoa gắn nam châm.
5 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 20903 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Khám phá khoa học - Đề tài: Sự kỳ diệu của nam châm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN
TRƯỜNG MẦM NON
*************
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
KHÁM PHÁ KHOA HỌC.
Đề tài : Sự kỳ diệu của nam châm.
Đối tượng : Mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi.
Thời gian : 25 - 30 phút
Người dạy :
Ngày dạy : 02/11/2018.
Năm học : 2018 – 2019.
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
KHÁM PHÁ KHOA HỌC.
Đề tài : Sự kỳ diệu của nam châm.
Đối tượng : Mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi.
Thời gian : 25 - 30 phút
Người dạy :
Ngày dạy : 02/11/2018.
I.Mục đích - yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết nam châm có 2 cực: cực Bắc và cực Nam, nó thể hút các vật bằng sắt.
- Trẻ hiểu được nam châm có thể hút các vật bằng sắt qua các lớp phân cách mỏng như: giấy, nhựa, gỗ..và lực hút của nam châm bị ảnh hưởng bởi lớp phân cách đó dày hay mỏng.
- Trẻ hiểu được nam châm có thể hoạt động trong môi trường nước, cát..
- Trẻ biết một số ứng dụng của nam châm trong cuộc sống.
- Hiểu cách chơi trò chơi: Vượt qua thử thách và trò chơi đội nào nhanh hơn.
2. Kỹ năng:
- Có kỹ năng quan sát, nhận xét
- Có kỹ năng hoạt động trải nghiệm với nam châm.
- Nói đủ câu, rõ ràng, mạch lạc
- Trẻ có kỹ năng chơi ( Hợp tác nhóm), nghe theo hướng dẫn của cô
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú với trò chơi, hào hứng tham gia học tập
II. Chuẩn bị:
1. Địa điểm: Trong lớp ( An toàn sạch sẽ )
2. Đội hình:
- Trẻ ngồi 4 hàng ngang, 4 nhóm, 2 hàng dọc.
3. Đồ dùng của cô:
- Máy tính, máy chiếu.
- PowerPoint khám phá về sự kỳ diệu của nam châm.
- 1 thỏi nam châm to.
- Nhạc một số bài hát : Điều kỳ lạ quanh ta, Phép lạ hàng ngày
4. Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ 1 thanh nam châm.
- Một số đồ dùng, đồ chơi được làm từ các chất liệu khác nhau.
- Ao cá, cần câu cá, cá.
- 4 bình nhựa đựng nước.
- 4 hộp đựng cát.
- Ghim sắt.
- Ô tô gắn nam châm.
- Hoa gắn nam châm.
III. Tiến hành hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức:
- Giới thiệu chương trình “ Bé vui khám phá” và các khách mời.
- Cô cho trẻ hát bài “ Điều kỳ lạ quanh ta”.
2.Phương pháp, hình thức tổ chức:
* Hoạt động 1: Khám phá nam châm hút được vật bằng sắt
- Cô giới thiệu thanh nam châm.
- Cô cho trẻ dùng nam châm hút đồ vật quanh lớp.
- Mỗi trẻ lấy 1 đồ vật nam châm hút được và 1 đồ vật nam châm không hút được.
- Cô mời trẻ giơ đồ vật mà nam châm hút được.
- Cô hỏi trẻ: đồ vật đó và được làm bằng chất liệu gì?
- Nam châm chỉ hút được những vật có chất liệu là sắt hoặc 1 phần là sắt.
- Cô mời trẻ giơ đồ vật mà nam châm không hút được.
- Tại sao đồ vật này nam châm lại không hút được? Nó được làm từ chất liệu gì?
- Nam châm không hút được các vật có chất liệu là vải, nhựa, giấy, sứ, thủy tinh...
- Cô cho trẻ phân loại:
+ 1 rổ đựng đồ vật nam châm hút được.
+ 1 rổ đựng đồ vật nam châm k hút được.
- Cô cho trẻ thực hiện.
- Cô kiểm tra kết quả.
- Cô chốt: Nam châm chỉ hút những vật có chất liệu là sắt hoặc 1 phần là sắt.
* Hoạt động 2: Khám phá 2 cực của nam châm
- 2 bạn ngồi cạnh nhau hãy thử đưa 2 mặt có cùng màu lại gần nhau xem điều gì xảy ra?
- Và hãy đưa 2 mặt có màu khác nhau lại gần nhau nào?
- Cô chốt : Nam châm có 2 cực: cực Bắc và cực Nam. Cực Bắc có màu đỏ và cực Nam có màu xanh. Khi 2 đầu cùng chiều của nam châm ở gần nhau thì chúng sẽ đẩy nhau và 2 đầu khác chiều nhau thì chúng sẽ hút nhau.
* Bây giờ cô mời các con hãy hướng lên màn hình và xem 1 đoạn video các nhà khoa học nói gì về nam châm nhé!
* Cô cho trẻ xem bộ sưu tập nam châm:
- Nam châm vĩnh cửu.
- Nam châm dẻo. (Cô cho trẻ sờ nam châm dẻo).
- Nam châm dẻo có thể cuộn lại và mở ra tùy theo mục đích sử dụng.
- Cô cho trẻ xem 1 số hình được cắt ra từ nam châm dẻo: hình trái tim, quả táo, hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật .
- Nam châm núm.
- Nam châm tròn.
* Ứng dụng của nam châm trong cuộc sống:
- Nam châm có rất nhiều điều thú vị. Không những thế nam châm còn có nhiều ứng dụng trong đời sống con người nữa đấy!
- Cô cho trẻ xem 1 số hình ảnh về ứng dụng của nam châm trong cuộc sống.
* Trên thế giới có 1 số người có khả năng rất kỳ diệu và chúng mình cùng nhìn lên màn hình xem đó là khả năng gì nhé!
- Cho trẻ xem video “ Cậu bé biến thành nam châm”
* Hoạt động 3: Trò chơi ôn luyện:
TC: Đội nào nhanh hơn:
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội. Bạn đứng đầu hàng sẽ bật qua con suối lên chọn 1 đồ vật. Đội 1 sẽ lên tìm và chọn ra những đồ vật mà nam châm hút được còn đội 2 sẽ lên tìm và chọn ra những đồ vật mà nam châm không hút được sau đó để vào rổ của đội mình .
- Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức. Bạn lên tìm khi quay về hàng phải chạm tay vào bạn tiếp theo thì bạn đó mới được lên chọn tiếp. Thời gian giành cho 2 đội là 1 bản nhạc khi bản nhạc kết thúc, đội nào tìm được đúng và nhiều đồ vật hơn thì đội đó sẽ là đội chiến thắng.
- Tiến hành chơi( mở nhạc cho trẻ chơi)
- Kết thúc trò chơi cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả.
TC: Vượt qua thử thách:
- Trong trò chơi vượt qua thử thách các con phải trải qua 4 thử thách của chương trình .
+ Thử thách 1: Câu cá: Nhiệm vụ của các con là phải dùng cần câu có gắn nam châm để câu được thật nhiều cá.
+ Thử thách 2: Ô tô lên dốc: Nhiệm vụ của các con là dùng 2 cực giống nhau của nam châm để đẩy ô tô lên dốc và đưa về gara
+ Thử thách 3: Bông hoa biết đi: Nhiệm vụ của các con là dùng nam châm di chuyển các bông hoa về cành của nó. Nhưng các con chú ý không chạm tay vào bông hoa đâu nhé!
+ Thử thách 4: Thử tài của bé: Nhiệm vụ của các con là sẽ dùng những nam châm để hút những ghim sắt bị vùi sâu dưới nước và sử dụng nam châm để hút những ghim sắt bị vùi sâu trong cát.
Thời gian giành cho các con là 1 bản nhạc khi bản nhạc kết thúc thì các con phải hoàn thành nhiệm vụ của mình.
- Tiến hành chơi( mở nhạc cho trẻ chơi)
- Kết thúc trò chơi cô nhận xét các nhóm chơi.
3/ Kết thúc:
- Hỏi trẻ hôm nay các con được khám phá điều gì?
- Cô khen ngợi động viên trẻ .
- Cho trẻ chào khách.
- Kết thúc giờ học, chuyển hoạt động và thu dọn đồ dùng đồ chơi.
- Trẻ hát
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ phân loại
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ xem video
- Trẻ sờ nam châm dẻo
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ chào khách
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KP nam châm.doc