Giáo án mầm non lớp lá - Lĩnh vực: Phát triển nhận thức - Chủ đề: Gia đình - Hoạt động: Làm quen với toán - Đề tài: Nhận biết, phân biệt khối cầu – khối trụ

• Hoạt động 1: Ôn nhận biết phân biết khối vuông, khối chữ nhật.

 Cho trẻ đại diện 2 gia đình tìm và lấy về cho gia đình mình những món quà yêu thích là những hộp quà, hộp bánh dạng khối vuông, khối chữ nhật và trò chuyện với trẻ về hình dáng, màu sắc món quà mà trẻ lựa chọn.

Cô khái quát lại đặc điểm của khối vuông, khối chữ nhật: Khối vuông có 6 mặt đều là hình vuông; khối chữ nhật có 6 mặt đều là hình chữ nhật hoặc có 2 mặt đối diện là hình hình vuông, có góc cạnh nên không lăn được.

Ban tổ chức khen các gia đình đã vượt qua phần thi khởi động thật xuất sắc để bứơc vào Phần thi thứ hai: Gia đình tài năng

• Hoạt động 2: Nhận biết phân biệt khối cầu – khối trụ

a/ Nhận biết khối cầu:

Bây giờ các thành viên hãy lấy cho mình mỗi người một quả bóng và chơi với bóng bằng các cách khác nhau.(cho trẻ lấy bóng chơi khoảng 1 phút)

Gió thổi – gió thổi: Thổi những quả bóng bay vào thùng.( Cho trẻ lấy rổ đồ dùng và về chỗ ngồi hình chữ U để rổ đồ dùng ra phía sau)

Hỏi trẻ: + Các gia đình đã chơi được những trò gì với bóng nào? (tung bóng, lăn bóng, đá bóng, chuyền bóng)

 + Quả bóng có dạng khối gì ? (trẻ trả lời theo ý của trẻ)

 

docx5 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 3563 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Lĩnh vực: Phát triển nhận thức - Chủ đề: Gia đình - Hoạt động: Làm quen với toán - Đề tài: Nhận biết, phân biệt khối cầu – khối trụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA TRƯỜNG MẦM NON THÁI BÌNH --------ooo-------- GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2018 - 2019 Lĩnh vực: Phát triển nhận thức Chủ đề: Gia đình Hoạt động: Làm quen với toán Đề tài: Nhận biết, phân biệt khối cầu – khối trụ Đối tượng: Trẻ 5 - 6 tuổi Thời gian dự kiến: Từ 25 – 30 phút Ngày thực hiện: Ngày 8 tháng 11 năm 2018 Người thực hiện: Phạm Thị Nhi Chủ đề: Gia đình LQVT: Nhận biết, phân biệt khối cầu – khối trụ Mục đích yêu cầu: Trẻ nhận biết và phân biệt được khối cầu và khối trụ. Trẻ nắm được đặc điểm giống và khác nhau giữa khối cầu – khối trụ. (MT 107) Rèn luyện các giác quan và phát triển ngôn ngữ. Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định và phát triển khả năng nhận biết đặc điểm hình dạng của đồ vật xung quanh. Giáo dục trẻ chơi đoàn kết trong các hoạt động tham gia tập thể. Chuẩn bị: Môi trường hoạt động: Trong lớp, ngoài hiên Đồ dùng của cô: Rổ có các khồi cầu, khối trụ, vỏ lon sữa bột, 2 chiếc hộp bí mật, hộp quà khối chữ nhật, khối vuông, đĩa nhạc theo chủ đề. Đồ dùng của trẻ: Rổ có các khối cầu, khối trụ, rổ đụng khi chơi trò chơi. Mũ Thỏ và Gấu Tích hợp: Âm nhạc bài hát “Cả nhà thương nhau” của tác giả Phan Văn Minh; Tạo hình: Hộp bí mật; Thể dục: Đi qua đường zíc zắc. Tiến trình hoạt động: Ổn định: Chào mừng các bé đến với ngày hội gia đình. Đến với ngày hội hôm nay gồm 2 gia đình, đó là gia đình nhà Thỏ và gia đình nhà Gấu. Hội thi gồm 3 phần: + Phần thứ nhất: Khởi động + Phần thứ hai: Tài năng + Phần thứ ba: Về đích Nội dung: Phần thi thứ nhất: Khởi động Hoạt động 1: Ôn nhận biết phân biết khối vuông, khối chữ nhật. Cho trẻ đại diện 2 gia đình tìm và lấy về cho gia đình mình những món quà yêu thích là những hộp quà, hộp bánh dạng khối vuông, khối chữ nhật và trò chuyện với trẻ về hình dáng, màu sắc món quà mà trẻ lựa chọn. àCô khái quát lại đặc điểm của khối vuông, khối chữ nhật: Khối vuông có 6 mặt đều là hình vuông; khối chữ nhật có 6 mặt đều là hình chữ nhật hoặc có 2 mặt đối diện là hình hình vuông, có góc cạnh nên không lăn được. Ban tổ chức khen các gia đình đã vượt qua phần thi khởi động thật xuất sắc để bứơc vào Phần thi thứ hai: Gia đình tài năng Hoạt động 2: Nhận biết phân biệt khối cầu – khối trụ a/ Nhận biết khối cầu: Bây giờ các thành viên hãy lấy cho mình mỗi người một quả bóng và chơi với bóng bằng các cách khác nhau.(cho trẻ lấy bóng chơi khoảng 1 phút) Gió thổi – gió thổi: Thổi những quả bóng bay vào thùng.( Cho trẻ lấy rổ đồ dùng và về chỗ ngồi hình chữ U để rổ đồ dùng ra phía sau) Hỏi trẻ: + Các gia đình đã chơi được những trò gì với bóng nào? (tung bóng, lăn bóng, đá bóng, chuyền bóng) + Quả bóng có dạng khối gì ? (trẻ trả lời theo ý của trẻ) à Cô khái quát: Quả bóng có dạng khối cầu.(cho trẻ nhắc lại khối cầu) Khối cầu có lăn được không ? Và lăn như thế nào ? (Hỏi trẻ để trẻ tự phán đoán sau đó cô cho trẻ lấy bóng trong rổ từ phía sau để xuống sàn nhà và lăn). Các gia đình có nhận xét gì về khối cầu? (trẻ nhận xét theo suy nghĩ của trẻ xong cô cũng cô chốt lại ) + Cô chốt lại: Khối cầu có đường bao xung quanh cong tròn nên khối cầu lăn được về các hướng. Khối cầu có chồng lên nhau được không? (trẻ trả lời theo suy nghĩ của mình) Để biết khối cầu có chồng lên nhau được hay không, bây giờ ban tổ chức xin mời những thành viên trong gia đình ngồi cạnh nhau quay mặt lại với nhau, lấy khối cầu của mình chồng lên nhau thử xem nha.(trẻ thực hiện theo yêu cầu) Khối cầu có chồng lên nhau được không ? Vì sao ? àCô khái quát: Khối cầu có đường bao quanh cong tròn, không có mặt phẳng nên chúng không đặt chồng lên nhau được. *Tóm lại: Khối cầu có đường bao xung quanh cong tròn nên khối cầu lăn được về mọi phía và khối cầu không đặt chồng lên nhau được. Hai gia đình rất giỏi. Bây giờ ban tổ chức xin mời 2 gia đình cùng đứng lên tại chỗ và vận động cho cơ thể của mình được sảng khoái nha. ‘làm theo hiệu lệnh”. b/ Nhận biết khối trụ: Bây giờ 2 gia đình thấy cơ thể của mình như thế nào? Vậy mình cùng tìm hiểu xem bây giờ ban tổ chức có khối gì đây nha? Hai gia đình cùng kiểm tra trong rổ còn khối nào mình chưa tìm hiểu không? Đây gọi là khối gì? ( khối trụ ). Hai gia đình cùng nhắc lại nào ‘Khối trụ’ Để biết được khối trụ có lăn được không, thì bây giờ 2 gia đình hãy lấy khối trụ của mình ra và lăn thử nào? Trước tiên 2 gia đình để khối trụ đứng và lăn thử nhé. Khối trụ có lăn được không?(trẻ thực hiện theo yêu cầu) Bây giờ 2 gia đình cùng đặt khối trụ nằm ngang và lăn thử nào? Khối trụ có lăn được không? (trẻ thực hiện theo yêu cầu và nói nên nhận xét của mình) àCô khái quát: Khối trụ có đường bao xung quanh cong tròn và có 2 mặt phẳng nên khối trụ chỉ lăn được về hai phía (lăn về phía trước, lăn về sau) khi nằm ngang, không lăn được mọi phía như khối cầu. Khối trụ có chồng lên nhau được không? Để biết khối trụ có chồng lên nhau được hay không bây giờ ban tổ chức mời những thành viên trong gia đình cạnh gần quay mặt lại với nhau, lấy khối trụ của mình đặt chồng lên nhau thử xem sao. (cô cho trẻ đặt chồng khối theo ý và gợi ý trẻ đặt khối trụ đứng và chồng lên nhau mới được). Khối trụ có chồng lên nhau được không ? Vì sao ? À khối trụ đặt chồng lên nhau được là do khối trụ có 2 mặt phẳng. *Tóm lại: Khối trụ có đường bao xung quanh cong tròn và có 2 mặt phẳng nên khối trụ chỉ lăn được về hai phía (lăn về phía trước, lăn về sau) khi nằm ngang và khối trụ đặt chồng được nên nhau khi đứng. c/ So sánh khối cầu và khối trụ: Cho trẻ đặt khối cầu và khối trụ cạnh nhau để so sánh: - Khối cầu và khối trụ có đặc điểm gì giống nhau và khác nhau? (Trẻ tự trả lời theo ý của trẻ). - Cô khái quát: + Giống nhau: Khối cầu và khối trụ đều lăn được. + Khác nhau: * Khối cầu: Có đường bao xung quanh cong tròn nên khối cầu lăn được về mọi phía. * Khối trụ: Có 2 mặt phẳng nên khối trụ chỉ lăn được khi nằm ngang và lăn được về 2 (phía trước và phía sau). d/ Mở rộng: Bây giờ các thành viên của hai gia đình thi đua tìm các đồ dùng, đồ chơi xung quanh lớp có dạng khối cầu, khối trụ và nói tên đồ dùng, đồ chơi đó? (Trẻ tìm và nói tên đồ dùng đồ chơi) Vừa rồi 2 gia đình đã vượt qua 2 vòng thi thật là xuất sắc. Bây giờ hai gia đình bước vào vòng thi cuối cùng mang tên “về đích”. Ở vòng thi này, gia đình nào về đích trước thì gia đình đình đó thắng cuộc trong hội thi hôm nay và nhận được phần quà của ban tổ chức. Hoạt động 3: Luyện tập củng cố: Trò chơi: Chiếc hộp bí mật Chuẩn bị: 2 chiếc hộp bí mật (chỉ để một lỗ nhỏ đủ cho trẻ thò tay vào) bên trong có các loại khối vuông, khối chữ nhật, khối cầu, khối trụ, một số hộp sữa. Cách chơi: Cho 2 gia đình xếp thành hai hành dọc. Phía trước mỗi hàng xếp các khối trụ (vỏ lon sữa bột) làm vật cản, cách nhau 50 cm. Cuối đoạn đường để một chiếc hộp bí mật. Khi có hiệu lệnh “bắt đầu” thì 1 thành viên đứng đầu hàng của mỗi gia đình đi zích zắc qua các vật cản đến thò tay vào trong hộp sờ và lấy khối theo yêu cầu của cô sau đó chạy nhanh về (đi phía ngoài đường zích zắc) bỏ vào rổ của đội mình và đập tay vào bạn tiếp theo, bạn tiếp theo tiếp tục chơi như bạn đầu hàng. Luật chơi: Mỗi 1 lần chỉ được dùng tay lấy 1 khối hoặc 1 món đồ (không được nhìn). Khi đi qua chướng ngại vật không được chạm hoặc làm đổ chứơng ngại vật, khi về đập vào tay bạn tiếp theo mới được đi tiếp. Hết một bản nhạc, đội nào nhiều hơn và đúng theo yêu cầu, đội đó thắng và nhận được quà của ban tổ chức. Cô cho trẻ chơi thử 1 lần Cho trẻ chơi 2 lần: Lần 1: GĐ Thỏ lấy khối cầu; GĐ Gấu lấy khối trụ Lần 2: Đổi ngược lại. Cô và trẻ cùng nhận xét sau mỗi lần chơi. 3. Kết thúc: - Nhận xét tuyên dương lớp học - Cho trẻ hát bài ‘cả nhà thương nhau’.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxnhan biet phan biet khoi cau khoi tru_12467524.docx