Giáo án mầm non lớp lá - Lĩnh vực: Phát triển nhận thức - Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên - Đề tài: Thơ “Trăng ơi từ đâu đến”

Hoạt động 2:

* Đọc diễn cảm

- Lần 1 cô đọc diễn cảm kết hợp cử chỉ điệu bộ

+ Bài thơ cô vừa đọc có tên là gì ?

+ Bài thơ do ai sáng tác ?

+ Để bài thơ thêm sinh động hơn, vậy bây giờ chúng mình hãy cùng chú ý nhìn lên màn hình nghe cô thể hiện bài thơ nhé

- Lần 2 cô đọc diễn cảm kết hợp với video trình chiếu

+ Bài thơ nói về điều gì ?

+ Giảng giải ND : Trăng ở trên trời cao nhưng rất thân thiết và gần gũi chúng ta.Từ thành phố đến làng quê, đến vùng biển xa xôi ở đâu cũng thấy trăng.Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên tác giả đã dũng những hình ảnh rất đẹp Trăng như quả chín,tròn như mắt cá,bay như quả bóng .

 

docx5 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 25450 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Lĩnh vực: Phát triển nhận thức - Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên - Đề tài: Thơ “Trăng ơi từ đâu đến”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN Lĩnh vực: Phát triển nhận thức Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên Đề tài: Thơ “ Trăng ơi từ đâu đến” Đối tượng: 5 -6tuổi Thời gian: 25-30 phút Ngày soạn: 1/4/2018 Ngày dạy: 4/4/2018 Người soạn: Phan Thị Khánh Huyền GVHD: Nguyễn Thị Ngà I.Mục đích, yêu cầu 1.Kiến thức - Trẻ biết tên bài thơ“ Trăng ơi từ đâu đến”, tên tác giả : Trần Đăng Khoa - Trẻ hiểu nội dung bài thơ - Trẻ biết tên trò chơi , cách chơi và luật chơi của trò chơi “Thi xem ai nhanh” 2.Kỹ năng - Rèn kỹ năng ghi nhớ, chú ý, nghe hiểu và thực hiện theo yêu cầu của cô. - Rèn kỹ năng đọc thuộc thơ diễn cảm, rõ rang mạch lạc - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3.Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học của - Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên và mọi vật xung quang II.Chuẩn bị 1.Đồ dùng của cô - Giáo án lên lớp - Video hình ảnh nội dung bài thơ : “ Trăng ơi từ đâu đến” - 3 bức tranh vẽ bầu trời, trăng, sao đủ cho trẻ chơi - Rổ, băng dính, giấy đề can 2.Đồ dùng của trẻ - Quần áo, gọn gàng, dễ vận động III. TIẾN HÀNH Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Gây hứng thú,giới thiệu bài - Các con ơi lại đây với cô nào! - Chúng mình hãy cùng nhún nhẩy theo điệu nhạc của bài hát “ Vầng trăng cổ tích” cùng với cô nhé - Các con ơi trong bài hát vừa rồi nói về điều gì? - Chúng mình đã được nhìn thấy trăng bao giờ chưa? Nhìn thấy ở đâu? - Các con thấy trăng có đẹp không? - Cô biết một bài thơ rất hay của tác giả Trần Đăng Khoa nói về vẻ đẹp của trăng đấy. Chúg mình có muốn biết đó là bài thơ gì không? - Bài thơ có tên là “ Trăng ơi từ đâu đến” của Trần Đăng Khoa - Trẻ tập trung quanh cô - Trẻ thực hiện - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát và lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe -Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - TRẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - TRẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ đọc - Trẻ đọc - Trẻ đọc Hoạt động 2: * Đọc diễn cảm - Lần 1 cô đọc diễn cảm kết hợp cử chỉ điệu bộ + Bài thơ cô vừa đọc có tên là gì ? + Bài thơ do ai sáng tác ? + Để bài thơ thêm sinh động hơn, vậy bây giờ chúng mình hãy cùng chú ý nhìn lên màn hình nghe cô thể hiện bài thơ nhé - Lần 2 cô đọc diễn cảm kết hợp với video trình chiếu + Bài thơ nói về điều gì ? + Giảng giải ND : Trăng ở trên trời cao nhưng rất thân thiết và gần gũi chúng ta.Từ thành phố đến làng quê, đến vùng biển xa xôi ở đâu cũng thấy trăng.Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên tác giả đã dũng những hình ảnh rất đẹp Trăng như quả chín,tròn như mắt cá,bay như quả bóng. * Đàm thoại giảng giải - Cô trích dẫn từng đoạn. Bài thơ được chia ra làm 6 khổ thơ - Khổ thơ đầu: Trăng ơi... từ đâu đến?  Hay từ cánh đồng xa  Trăng hồng như quả chín  Lửng lơ lên trước nhà  + Nhà thơ miêu tả trăng như thế nào? + Tác giả miêu tả trăng đến từ cánh đồng hồng như quả chin được thể hiện ở câu thơ nào? + Các con có biết lửng lơ là nghĩa là gì không? => Lửng lơ nghĩa là ở vị trí lưng chừng, không cao không thấp - Khổ thơ tiếp theo Trăng ơi... từ đâu đến?  Hay biển xanh diệu kỳ  Trăng tròn như mắt cá  Chẳng bao giờ chớp mi  + Trong đoạn thơ tiếp theo trăng đến từ đâu hả các con? + Nhà thơ ví trăng tròn như thế nào? => Tác giả miêu tả trăng rất đẹp giống như mắt cá đấy các con ạ Trăng ơi... từ đâu đến?  Hay từ một sân chơi  Trăng bay như quả bóng  Bạn nào đá lên trời + TRong đoạn thơ tiếp theo trăng đến từ đâu hả các con? + Trông trăng như thế nào? + Chúng mình đã nhìn thấy trăng chưa? Trăng thường có vào lúc nào? có thấy giống quả bóng không? Trăng ơi... từ đâu đến?  Hay từ lời mẹ ru  Thương Cuội không được học  Hú gọi trâu đến giờ!  + Trong đoạn thơ vừa rồi, tác giả đã nói trăng đến từ đâu nhỉ? + Trong đoạn thơ này còn có nhắc đến ai? + À! Thế chú Cuội ở đoạn thơ này thì như nào nhỉ? Trăng ơi... từ đâu đến?  Hay từ đường hành quân  Trăng soi chú bộ đội  Và soi vàng góc sân  + Tác giả miêu tả trăng như thế nào? + Được thể hiện ở câu thơ nào? Trăng ơi... từ đâu đến?  Trăng đi khắp mọi miền  Trăng ơi có nơi nào  Sáng hơn đất nước em... - Trong đoạn thơ cuối cùng, trăng đi những nơi nào? Tác giả ví trăng như thế nào? - Bạn nhỏ đã nói gì với trăng? - Vậy trong bài thơ, trăng đã đến từ những nơi nào nhỉ? (Cánh đồng, biển xanh, sân chơi, lời mẹ ru, đường hành quân và trăng đến từ khắp mọi nơi) - Tác giả đã ví trăng với những gì? ( Quả chin, mắt cá, quả bóng) - Chúng mình thấy bài thơ có hay không? Có muốn thể hiện bài thơ này cùng cô không? *Hoạt động 3 : Dạy trẻ đọc thơ + Cả lớp đọc cùng cô 2 lần + Đọc theo nhóm nam / nữ + Đọc theo tổ: 3 tổ + Cá nhân trẻ đọc - Khi trẻ đọc cô quan sát lắng nghe , sửa sai cho trẻ, khuyến khích trẻ đọc và khen trẻ. - Chúng mình vừa thể hiện bài thơ gì? Cả lớp đọc lại 1 lần *Hoạt động 4: Trò chơi “ Thi xem ai nhanh” - Hôm nay cô thấy chúng mình học rất ngoan, đọc thơ rất to và rõ rang nên cô muốn thưởng cho chúng mình 1 trò chơi, các con có thích không nào? -Trò chơi của cô là“ Thi xem ai nhanh” + Cách chơi : Cô chia lớp mình thành 2 đội chơi xếp thành 2 hàng dọc đứng dưới vạch chuẩn. Ở trên cô đã chuẩn bị rất nhiều những hình mặt trăng và ngôi sao. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, lần lượt từng thành viên trong đội sẽ chạy theo đường zích zăc lên và dán những ngôi sao và mặt trăng lên bảng của đội mình.( đội 1 bán trăng-đội 2 dán sao) Đội nào dán được đúng và nhiều hơn sẽ dành chiến thắng. Thời gian chơi trong vòng 1 bản nhạc. + Luật chơi : Khi chạy theo đường zích zắc không được nhẵm vào vạch. Mỗi một bạn lên chỉ được dán 1 hình. -Cô tổ chức cho trẻ chơi , quan sát , chú ý , bao quát trẻ . Xử lí các tình huống xảy ra . -Cô nhận xét và kiểm tra kết quả mỗi đội * Kết thúc - Nhận xét giờ học - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Tre lắng nge

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxphat trien ngon ngu 5 tuoi_12437929.docx