1. Ổn định:
- Trò chuyện vế bác nông dân.
- Các con có biết các bác nông dân thường làm những việc gì không?
- Các bác thường dùng những dụng cụ gì?
- Hôm nay cô sẽ dạy cho các con bài hát nói về ba má của 1 bạn nhỏ hàng ngày luôn phải ra đồng để làm việc. Bài hát " tía má em " sáng tác của chú Văn Lương.
2. Nội dung:
Hoạt động 1: Dạy hát
* Cô hát lần 1: không nhạc, cô hát đúng lời đúng giai điệu của bài hát. Cô hát tình cảm vui tươi.
- Hỏi trẻ nhắc lại tên bài hát, tên tác giả.
* Cô hát lần 2: kết hợp với nhạc không lời.
- Đàm thoại cùng trẻ:
+ Bài hát nói về ai?
7 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 9684 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Phát triển trí thông minh âm nhạc - Đề tài: Dạy hát: Tía má em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
THỨ ......... NGÀY ....... THÁNG ....... NĂM .........
Tên hoạt động
Nội dung – hình thức
Đón trẻ, trò chuyện, diểm danh
- Cô đón trẻ vui vẻ niềm nở, nhắc trẻ chú ý chào hỏi cô giáo, chào hỏi bố mẹ, người thân.
- Cô giới thiệu chủ đề mới " nghề phổ biến ở địa phương ".
- Cô cho trẻ tự vào góc chơi mà trẻ thích.
- Cô cùng trò chuyện với trẻ về nghề và dụng cụ làm ruộng, làm rẫy.
- Trò chuyện về các nghề sản xuất mà trẻ biết.
- Cho trẻ xem tranh về các nghề truyền thống quen thuộc ở địa phương, các dụng cụ nghề.
- Điểm danh.
Thể dục buổi sáng
Khởi động: cho trẻ đi, chạy các kiểu khác nhau theo hiệu lệnh của cô.
Trọng động:
Vận động theo nhạc ( cháu yêu cô chú công nhân)
- Động tác hô hấp: hít thở sâu.
- Tay vai : hai tay dang gang, gập tay trước ngực. ( 2 lần 4 nhịp )
- Bụng, lườn: hai tay giơ cao, cúi sâu về phía trước. ( 2 lần 4 nhịp )
- Chân : hai tay chống hông, khụy gối. ( 2 lần 4 nhịp )
- Bật: Bật chụm tách chân. ( 2 lần 4 nhịp )
Hồi tĩnh: đi lại hít thở nhẹ nhàng.
Ăn sáng
Hoạt động có chủ đích
Phát triển trí thông minh âm nhạc
Đề tài: Dạy Hát: Tía Má Em
( Nhạc và lời: Văn Lương )
Nghe hát: Vườn Cây Của Ba
1. Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát " tía má em", tên tác giả. Hiểu nội dung bài hát: biết được công việc của người nông dân.
- Cảm nhận đựơc giai điệu vui tươi nhộn nhịp của bài hát " vườn cây của ba " .
b. Kỹ năng:
- Trẻ hát đúng nhịp bài hát, thể hiện được cảm xúc khi hát. ( cs 70 )
- Trẻ trả lời trọn câu.
c. Thái độ:
- Biết trả lời to - rõ ràng, tác phong khi trả lời.
- Biết được công việc của người nông dân và yêu mến và kính trọng người lao động, lễ phép với mọi người.
2. Chuẩn bị:
- Nhạc không lời bài " Tía má em và vườn cây của ba".
- Tranh ba mẹ đi cày bừa.
- Trang phục của người nông dân,liềm,
* Tích hợp: MTXQ "Nhận biết một số ngành nghề "
3. Tiến trình thực hiện:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định:
- Trò chuyện vế bác nông dân.
- Các con có biết các bác nông dân thường làm những việc gì không?
- Các bác thường dùng những dụng cụ gì?
- Hôm nay cô sẽ dạy cho các con bài hát nói về ba má của 1 bạn nhỏ hàng ngày luôn phải ra đồng để làm việc. Bài hát " tía má em " sáng tác của chú Văn Lương.
2. Nội dung:
Hoạt động 1: Dạy hát
* Cô hát lần 1: không nhạc, cô hát đúng lời đúng giai điệu của bài hát. Cô hát tình cảm vui tươi.
- Hỏi trẻ nhắc lại tên bài hát, tên tác giả.
* Cô hát lần 2: kết hợp với nhạc không lời.
- Đàm thoại cùng trẻ:
+ Bài hát nói về ai?
+ Ba má của bạn trong bài hát khi ra đồng đã làm việc vất vả để làm ra những hạt lúa làm thành gạo cho chúng mình ăn hằng ngày đó các con.
+ Vậy công việc của bác nông dân có vất vả không?
- Nội dung: trong bài hát nói lên sự vất vả của các cô chú nông dân khi làm ruộng làm ra những hạt thóc. Họ phải thức khuya dậy sớm để ra đồng làm việc. Không nói đến khi tới vụ mùa các bác nông dân phải gặt lúa đem về phơi nắng cho khô nữa các con. Các bác nông dân làm ra những hạt lúa không hề dễ dàng nhưng mọi người vẫn tươi cười và hạnh phúc đó các con.
- Giáo dục: gia đình chúng ta đã ăn những hạt gạo thơm ngon từ các bác nông dân làm ra thì chúng ta phải biết yêu thương, trân trọng và tôn trọng các bác nông dân. Chúng ta phải biết giữ gìn hạt cơm. Khi ăn không được làm rớt cơm và không được phung phí các con nhớ nhé.
* Trẻ hát
- Bây giờ chúng mình hãy cùng thể hiện tình cảm của mình với cô bác nông dân.
- Cô cho trẻ hát 2 lần
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ ( cho trẻ hát lại câu hát mà trẻ hát sai nhịp)
- Cho tổ, nhóm, cá nhân hát.
Hoạt động 2: Nghe hát " vườn cây của ba”
- Cô giới thiệu tên bài hát tên tác giả.
- Cô hát lần 1 vui tươi.
- Giảng nội dung có tranh minh họa.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 2 + nhạc.
Hoạt động 3: Hóa thân thành các bác nông dân.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 lần
- Động viên tuyên dương trẻ
Kết thúc:
- Cô cho trẻ nhẹ nhàng ra sân chơi
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ nghe cô hát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Dạ có.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ hát.
- Trẻ nghe hát.
- Trẻ chơi.
Phát triển trí thông minh vận động
Đề tài: Chuyền bắt bóng sang 2 bên theo hàng ngang
1. Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ biết chuyền bóng bằng 2 tay và phối hợp nhịp nhàng với bạn để chuyền bóng sang bên phải, bên trái và không làm rơi bóng. ( cs 04 )
b. Kỹ năng:
- Phát triển cơ tay, cơ vai và phát triển tố chất khéo léo nhanh nhẹn của trẻ giữa tay và mắt.
- Kỹ năng cầm bóng.
c. Thái độ:
- Rèn tính tổ chức, phối hợp tập thể trong quá trình tập luyện.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơ cẩn thận.
- Trẻ biết tập thể dục sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia hoạt động.
2. Chuẩn bị:
- Nhạc.
- Rổ.
- Mỗi trẻ 1 quả bóng.
- Sân tập bằng phẳng sạch sẽ.
3. Tiến trình thực hiện:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định:
- TC: đá banh
+ Nào banh đâu?
+ Sút, sút.
- Giỏi lắm, thế các con có muốn chơi với banh nữa không?
- Để tiếp tục chơi với banh. Bây giờ chúng mình hãy cùng khởi động với cô cho khỏe nha.
2. Nội dung:
2.1/ Khởi động
- Trẻ nối đuôi nhau đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi bằng gót chân, mũi bàn chân, đi bằng má bàn chân, đi khom lưng, đi nhanh, đi chậm.
- Trẻ xếp thành 2 hàng theo hiệu lệnh của cô.
2.2/ Trọng động
a/ Bài tập phát triển chung:
( Tập kết hợp với nhạc ) tập với bóng.
- Hô hấp: thổi bóng
- Động tác Tay- vai: hai tay đưa lên cao rồi hạ xuống.
- Động tác Bụng- lườn: Hai tay cầm bóng giơ ra trước mặt quay sang phải, sang trái.
- Động tác Chân: Hai chân cầm bóng trước mặt đồng thời nhún chân.
- Động tác Bật: Bật tại chỗ.
* Các động tác thực hiện 2l x 4n.
b/ Vận động cơ bản: Chuyền bắt bóng sang 2 bên theo hàng ngang.
- Cô có trò chơi rất hay, các con hãy cùng vào 2 hàng ngang và chơi nha.
- Trò chơi có tên là " chuyền bắt bóng sang 2 bên theo hàng ngang".
- Cho cả lớp nhắc lại tên vận động.
- Để thực hiện vận động "chuyền bắt bóng sang 2 bên theo hàng ngang" đúng, chính xác các con chú ý xem cô làm trước.
* Cô làm mẫu:
- Lần 1: Không giải thích.
- Lần 2: Giải thích.
+ TTCB: Cô đứng rộng chân bằng vai, 2 tay cầm bóng. Khi nghe hiệu lệnh " chuyền bóng sang bên phải " thì đưa bóng sang phía phải, bạn kế bên nhận bóng bằng 2 tay và chuyền tiếp cho bạn bên cạnh cứ thế cho đến hết hàng.
- Các con hiểu cách chuyền bóng chưa?
- Hỏi lại tên vận động? Cô vừa thực hiện vận động gì?
- Mời trẻ khá lên thực hiện cho cả lớp xem.
* Trẻ luyện tập:
- Lần 1, lần 2: cả lớp cùng thực hiện ( đội hình 2 hàng ngang ).
- Lần 3: Cho trẻ thi đua " thi chuyền bóng nhanh ". Bên nào rơi bóng xuống đất là thua, bên nào nhanh hơn và lấy được nhiều bóng là thắng.
=> Cô bao quát sửa sai động viên trẻ, nhắc trẻ đón bóng không làm rơi bóng.
c/ Trò chơi vận động: ném bóng vào rổ
- Luật chơi: bạn nào ném bóng không vào rổ sẽ ra ngoài 1 lần chơi.
- Cách chơi: các con đứng ngay vạch mức và ném bóng vào rổ, sau đó đi về cuối hàng. Bạn tiếp theo lên thực hiện tiếp.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
(Cô nhận xét động viên trẻ sau mỗi lần chơi)
3. Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng.
* Kết thúc: cho trẻ đi uống nước.
- Trẻ chơi.
- Dạ có.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi.
- Trẻ tập.
- Trẻ đứng thành 2 hàng ngang.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nhắc lại.
- Trẻ xem và nghe cô hướng dẫn làm mẫu.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ nghe cô giới thiệu trò chơi.
- Trẻ chơi.
Ăn nhẹ
Hoạt động ngoài trời
- Tìm hiểu 1 sô nghề ở địa phương.
- Chơi tự do, nhặt lá cây.
- TCVĐ: chọn dụng cụ nghề nông.
Hoạt động góc
Góc trọng tâm
* Góc học tập: chơi lô tô, xếp que, hột hạt.
- Yêu cầu:
+ Hướng dẫn trẻ biết xếp que, hột hạt tạo thành sản phẩm.
+ GD trẻ không quăng, đập, cắn đồ chơi.
+ Trẻ biết gọi tên và phân biệt các đồ dùng nghề nông.
- Chuẩn bị:
+ Tranh ảnh dụng cụ nghề nông, đồ dùng đồ chơi, loto nghề nghiệp.
- Hướng dẫn: cho trẻ tự do sáng tạo khi xếp hình, chơi lô tô theo hướng dẫn.
Các góc khác
* Góc xây dựng – lắp ghép: xây nông trại.
* Góc nghệ thuật:
+ Góc AN: biểu diễn văn nghệ
+ Góc TH: dán các dụng cụ nghề nông.
* Góc phân vai: bác nông dân.
* Góc thiên nhiên: chăm sóc cây.
Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa
- Rèn luyện nề nếp rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Chải răng và rửa mặt sạch sẽ.
- Giới thiệu các món ăn trong ngày cho trẻ biết.
- Trẻ tập tự xúc cơm ăn, ăn tất cả các thức ăn không kén chọn, tập trẻ mời cô mời bạn, cô giới thiếu món ăn. Giáo dục trẻ mời cô và các bạn trước khi ăn. ( cs 15 )
- Động viên trẻ ăn hết suất, ăn không rơi vãi.
- Trẻ ngủ đủ giấc, giữ yên lặng khi ngủ.
Hoạt động chiều
- Rèn nề nếp cho trẻ.
- Chơi tự do ở các góc.
- Củng cố lại các kiến thức cô cung cấp cho trẻ trong ngày.
- Tô màu sách chủ điểm.
- Xếp đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp.
Vệ sinh, trả trẻ
- Giữ vệ sinh cho trẻ trước khi ra về.
- Nhắc nhở trẻ biết chào ba, mẹ và cô giáo.
- Nói cho phụ biết về những hoạt động trong ngày của trẻ.
Đánh giá hoạt động trong ngày
Đánh giá kết quả hoạt động trong ngày
a. Những nội dung chưa dạy được và lý do.
........................
....
........
............................................................................
b. Những nội dung cần thay đổi ( nếu có ).
....
....
....
............................................................................
Những trẻ có biểu hiện đặc biệt cần quan tâm
.....
.....
.............................................................................
.............................................................................
GV THỰC HIỆN
Bùi Thị Thanh Tuyền
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- The duc chuyen bong theo hang ngang_12353087.doc