1. Mục đích yêu cầu
11. kiến thức
- Trẻ biết tên vận động “Đi hết đoạn đường hẹp”
- Trẻ đi được trong đường hẹp theo hướng dẫn của cô.
- Trẻ biết chơi trò chơi “Trời mưa”
1.2 Kỹ năng.
- Trẻ đi tự nhiên, khi đi không chạm vào vạch, nhanh nhẹn khi tham gia chơi trò chơi.
- Rèn luyện kỹ năng khéo léo và định hướng không gian cho trẻ.
1.3 Thái độ:
- Trẻ thích tập thể dục, hứng thú tham gia hoạt động.
2. Chuẩn bị:
2.1 chuẩn bị của cô
- Đài băng đĩa nhạc có các bài hát “vui đến trường”, “trường cháu đây là trường mầm non”.
- Hai đường hep có chiều rộng 20 cm, chiều dài từ 3m - 3,5m.
2.2 chuẩn bị của trẻ
- 2 cái ô làm mái nhà, 10 ghế nhựa cho trẻ chơi trò chơi.
21 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 4785 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Tuần 2 - Chủ đề nhánh: Lớp học của bé, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n các bài hát trong chủ đề, hát đúng lời, đúng giai điệu,...
- biết tên đồ dùng học tập và tô màu bức tranh đẹp.
- nhạc cụ âm nhạc: xắc xô, phách tre,...
- tranh đồ dùng học tập.
- Trẻ về góc chơi của mình chọn nhạc cụ âm nhạc.cô gợi hỏi trẻ tên các bài hát trong chủ đề. Tổ chức cho trẻ thể hiện các bài hát. Cô khuyến khích trẻ thể hiện bài hát, tự tin và bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Cô gợi hỏi trẻ nội dung bức tranh, hỏi trẻ ý tưởng tô màu cho bức tranh. Trẻ chọn màu, tô màu cho bức tranh.
trẻ chơi cô bao quát trẻ.
4. góc thiên nhiên - vận động:
- chăm sóc cây xanh.
- trò chơi vận động
-Trẻ biết chăm sóc cây: tưới nước cho cây, nhổ cỏ, lau lá cây,... - biết chơi đúng cách đúng luật một số trò chơi vận động.
- Bộ dụng cụ chăm sóc cây, bóng, vòng thể dục,...
- Trẻ về góc chơi. Cô đến trò chuyện xem cháu đang làm gì? Đây là cây gì? Cháu sẽ chăm sóc cây như thế nào? Cô gợi ý trẻ cách lau lá cây, tưới nước cho cây, nhổ cỏ,...
- Góc vận động cho trẻ chọn đồ chơi. Cô đến hỏi trẻ xem cháu thích chơi trò chơi gì, cô gợi ý trẻ cách chơi, luật chơi.
Trẻ chơi cô bao quát trẻ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2018
I. HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực phát triển thể chất
Đề tài: ĐI HẾT ĐOẠN ĐƯỜNG HẸP
Trò chơi: “ trời mưa”
1. Mục đích yêu cầu
11. kiến thức
- Trẻ biết tên vận động “Đi hết đoạn đường hẹp”
- Trẻ đi được trong đường hẹp theo hướng dẫn của cô.
- Trẻ biết chơi trò chơi “Trời mưa”
1.2 Kỹ năng.
- Trẻ đi tự nhiên, khi đi không chạm vào vạch, nhanh nhẹn khi tham gia chơi trò chơi.
- Rèn luyện kỹ năng khéo léo và định hướng không gian cho trẻ.
1.3 Thái độ:
- Trẻ thích tập thể dục, hứng thú tham gia hoạt động.
2. Chuẩn bị:
2.1 chuẩn bị của cô
- Đài băng đĩa nhạc có các bài hát “vui đến trường”, “trường cháu đây là trường mầm non”.
- Hai đường hep có chiều rộng 20 cm, chiều dài từ 3m - 3,5m.
2.2 chuẩn bị của trẻ
- 2 cái ô làm mái nhà, 10 ghế nhựa cho trẻ chơi trò chơi.
3. Cách tiến hành:
3.1 Ổn định, gây hứng thú.
- Cô cùng trẻ hát bài “vui đến trường’’ và trò chuyện với trẻ về một số hoạt động trong ngày của cô và trẻ.
Cô giới thiệu hoạt động thể dục hàng ngày, nói về ích lợi của việc tham gia hoạt động rèn luyện thân thể.
Cô nhắc nhở trẻ cần đi học đúng giờ để tham gia tập thể dục buổi sáng kết hợp ăn đầy đủ các loại thức ăn cho cơ thể phát triển khỏe mạnh.
Cô giới thiệu tên vận động mà hôm nay trẻ sẽ được học.
3.2 nội dung
hoạt động 1: Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp với các kiểu đi khác nhau: đi bình thường, đi nhanh, đi chậm, đi kiễng gót,... theo hiệu lệnh của cô. Sau đó cho chuyển đội hình ba hàng ngang dãn cách đều nhau.
Hoạt động 2: Trọng động:
*bài tập phát triển chung: trẻ tập các động tác của bài thể dục.
Động tác hô hấp: gà gáy ò ó o...
Động tác tay: hai tay giang ngang lên cao.
Động tác bụng: hai tay chống hông xoay người 90 độ.
Động tác chân: bước một chân ra trước khuỵu gối.
Động tác bật: bật tách khép chân tại chỗ
Trẻ tập mỗi động tác 2L x 2Nkết hợp bài hát “trường cháu đây là trường mầm non”.
Vừa rồi cô thấy các con tập luyện rất tốt, bây giờ các con nhẹ nhàng đứng thành 2 hàng dọc trước vạch kẻ màu đỏ nào.
* Vận động cơ bản: “Đi hết đoạn đường hẹp”.
Cô giới thiệu tên vận động.
- Cô làm mẫu lần 1: không phân tích.
- Cô làm mẫu lần 2: cô vừa làm vừa phân tích: Từ đầu hàng cô đi đến trước vạch chuẩn ở đầu con đường, khi có hiệu lênh “chuẩn bị” 2 tay cô chống hông, khi có hiệu lệnh “đi” cô bước đi tự nhiên trong đường hẹp, mắt nhìn thẳng về phía trước, đầu không cúi, chân không chạm vào vạch, đi hết đường hẹp, cô đi về cuối hàng đứng.
- Cô làm mẫu lần 3: Mời 1 trẻ lên đi cùng cô.
+ cô hỏi trẻ tên vận động.
- Lần lượt cho 2 trẻ thực hiện đến hết lớp.
(Khi trẻ thực hiện cô quan sát sửa sai và cho trẻ nhận xét xem bạn đi thế nào, đi có bị chạm vào vạch không.)
- Cho 2 tổ thi đua.
Hỏi lại tên bài tập.
- Cho 1 trẻ lên tập lần cuối.
* Trò chơi: “Trời mưa”
- Cô giới thiệu tên trò chơi “Trời mưa”: Cô đã chuẩn bị 2 cái ô làm ngôi nhà, mỗi ngôi nhà cô xếp 5 cái ghế.
- Cách chơi: Cả lớp đi vòng tròn vừa đi vừa hát, khi cô nói trời mưa thì các con phải chạy nhanh về nhà.
- Luật chơi: Mỗi bạn phải tìm cho mình 1 cái ghế để ngồi, nếu không tìm được ghế thì sẽ phải nhảy lò cò. Các con đã hiểu rõ cách chơi chưa.
- Cô cho trẻ chơi 2 - 3 lần, động viên trẻ kịp thời.
Hoạt động 3: Hồi tĩnh
cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 -2 vòng
3.3 kết thúc
- trẻ hát “vui đến trường ra ngoài”
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
Hoạt động có chủ đích: Quan sát đu quay
Trò chơi vận động: Trời nắng – Trời mưa.
Chơi tự do: xem tranh, lăn bóng, xếp hạt
1. Yêu cầu.
- Trẻ biết tên gọi, một số đặc điểm nổi bật của cái đu quay.
- Rèn óc quan sát, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Hào hứng tham gia hoạt động.
2. Chuẩn bị.
- Đu quay.
- Trang phục các cháu gọn gàng.
3. Tiến hành.
*Quan sát: Đu quay.
Cô cùng trẻ hát bài hát “đi dạo” và đi đến điểm quan sát.
Cô cho trẻ quan sát và đàm thoại.
+Trước mắt các con là cái gì đây?
+Chiếc đu quay này có dạng hình gì?
+Đây là cái gì? (Ghế ngồi). Có bao nhiêu chiếc ghế ngồi?
+Chiếc ghế này có dạng hình con vật gì?
+Đây là cái gì?(Tay lái).
+ Chiếc đu quay này có màu gì?
+ Còn đây là cái gì? (Mái che).Mái che dùng để làm gì?
+ Các con có thích chơi đu quay không?
+ Khi chơi chúng mình phải ngồi như thế nào?
Cô khái quát lại và giáo dục trẻ khi chơi phải ngồi ngay ngắn, không xô đẩy bạn kẻo bị ngã.
* Trò chơi vận động: Trời nắng – trời mưa.
- cách chơi: một bạn đóng vai cáo, các bạn còn lại đóng vai thỏ. Các chú thỏ đi dạo chơi trên bãi cỏ và hát bài’ trời nắng trời mưa”. Khi có hiệu lệnh xắc xô của cô thì cáo nhanh chân chạy ra đuổi bắt các chú thỏ. Các chú thỏ phải chạy thật nhanh không để cho cáo bắt được.
- luật chơi: nếu chú thỏ nào để cho cáo bắt được sẽ phải nhảy lò cò.
Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 -3 lần, nhận xét.
* Chơi tự do
Trẻ chơi theo nhóm, cô quan sát trẻ khi chơi, nhắc trẻ chơi vui vẻ đoàn kết.
III. HOẠT ĐỘNG GÓC
Trẻ thực hiện theo kế hoạch đã nên
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Rèn nề nếp thói quen thưa gửi khi người lớn hỏi, biết giơ tay khi phát biểu
1.Yêu cầu:
- Trẻ biết được khi muốn nói hoặc xin cô 1 điều gì đó cần phải giơ tay.
- Có lễ phép thưa gửi với người lớn
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
2. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh lớp học cô và trẻ
- Trẻ ngồi hình chữ u
3.Tiến hành
*Cô cùng trẻ hát bài hát “ Lời chào buổi sáng”Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát
+ Em bé trước khi đi học đã làm gi?
+ Em chào những ai?
+ Em nói với bố mẹ điều gì?
+ Em có ngoan không?
* Cô rèn nề nếp cho trẻ:
- Cô rèn cho trẻ thói quen khi muốn nói hoặc xin phép cô một việc gì đó phải biết giơ tay để xin phép.
- Trẻ biết được khi cô giáo hỏi hoặc người lớn hỏi trẻ cần thưa gửi cho lễ phép mới là trẻ ngoan. Các con phải nói “ Cháu thưa cô”, “ Thưa bác”
- Cô gọi trẻ hỏi và tập cho trẻ cách giơ tay xin phép và thưa gửi để cho trẻ biết và quen với nề nếp thói quen của lớp. Cô làm mẫu để trẻ làm theo
V. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
Tình trạng sức khỏe
..............................................................................................................................................................................................................................................................
Trạng thái – cảm xúc – thái độ - hành vi
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kiến thức – kỹ năng
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2018
I. HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Đề tài: “Nhận biết và gọi tên hình tròn”
1. mục đích yêu cầu
1.1 kiến thức:
- Trẻ nhận biết đặc điểm và gọi tên đúng hình tròn.
1.2 kỹ năng
- Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích cho trẻ.
1.3 thái độ
- Giáo dục trẻ giữ gìn đồ chơi đồ dùng.
2. Chuẩn bị
2.1 Chuẩn bị của cô
- Mô hình vườn hoa, ao cá.
- Một số đồ vật có hình tròn để quanh lớp
- Rổ đựng hình tròn.
2.2 Chuẩn bị của trẻ
- Ngồi chiếu hình chữ u
- Mỗi trẻ 1 hình tròn đựng trong rổ.
3. Cách tiến hành:
3.1Ổn định gây hứng thú
Cô gây hứng thú với trẻ bằng cách cho trẻ đến thăm quan vười hoa nhà bạn búp bê. Cô gợi hỏi trẻ:
+ Nhà bạn búp bê có những gì?
+Quanh nhà bạn có gì đây?
+ Ao cá nhà bạn búp bê có hình gì các con có biết không? ( đó là hình tròn đấy) để biết thêm về cấu tạo của hình tròn cô mời các con về chỗ ngồi cùng nhau khám khá cề cấu tạo của hình tròn nhé.
3.2 Nội dung:
Hoạt động 1:Nhận biết và gọi tên hình tròn:
Các con ạ trong toán học có rất nhiều loại hình khác nhau. Nhưng hôm nay cô muốn giới thiệu cho các con một loại hình đó là hình tròn.
Trên tay cô là hình tròn, hình tròn có một đường cong tròn khép kín gọi là hình tròn.
- Cô phát âm rõ “Hình tròn” 3 lần cho trẻ nghe.
- Cô cho trẻ phát âm “Hình tròn”.
Tổ, nhóm, cá nhân phát âm hình tròn. (cô chú ý nghe và sửa sai cho trẻ).
- Cô nói lại cấu tạo của hình tròn lần nữa và cho trẻ nói cấu tạo của hình tròn để trẻ khắc ghi.
- Cô giới thiệu vì hình tròn có một đường cong tròn khép kín nên chùng ta có thể cầm hình tròn lăn được. Cô lăn cho trẻ quan sát.
- Cô gọi nhiều trẻ nói lại cấu tạo của hình tròn.
Hoạt động 2: Trò chơi:
Các con rất ngoan cô tặng cho các con một món quà, các con đưa tay về phía sau để nhận món quà của mình nào. ( Trẻ lấy rổ về phía trước).
- Trong rổ của các con có gì thế?
- Cô cho trẻ cầm hình tròn trên tay, cô cho trẻ lăn thử trên mặt phẳng sau đó cô hỏi trẻ:
- Các con vừa làm gì?
- Vì sao hình tròn lại lăn được?
Hoạt động 3: Luyện tập:
- Cô cho trẻ tìm và nói xem trong lớp mình các con nhìn thấy có đồ chơi hay đồ dùng gì có dạng hình tròn?
- Cô cho trẻ tìm và kể tên loại đồ chơi đồ dùng có dạng hình tròn
3.3 Kết thúc:
Cô cho cháu hát bài “ trường cháu đây là trường mầm non” đi ra ngoài.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Hoạt động có mục đích: “Quan sát cây si”
Trò chơi vận động: “kéo co”
Chơi tự do: xếp hột hạt, vẽ hoa, xem tranh, tung bóng
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết đặc điểm tên gọi, ích lợi của cây đối với đời sống con người.
- Có kĩ năng quan sát và trả lời câu hỏi rõ ràng
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
2. Chuẩn bị:
- Cây si cho trẻ quan sát.
- hột hạt, phấn, tranh ảnh về trường mầm non, bóng.
3. Tiến hành:
*Quan sát cây si
Cô dẫn trẻ ra sân vừa đi vừa hát “em yêu cây xanh” và đứng quanh cây si.
- Hỏi trẻ về đặc điểm, ích lợi, hình dáng, màu sắc của cây?
+ Đây là cây gì?
Cô giới thiệu các phần của cây hỏi trẻ?
+ Cây si có đặc điểm gì?
+ Đây là phần gì?
+Thân cây có màu gì?
+ Lá cây như thế nào? Lá cây có màu gì?
(Cô hỏi lại 5-6 trẻ về đặc điểm của cây)
+ Cây được trồng để làn gì?
+ Cây sống được là nhờ đâu?
Cô củng cố lại và giáo dục trẻ cách chăm sóc và bảo vệ cây: Đây là cây si cây có 3 phần đó là phần gốc có các rễ cây ăn sâu xuống đất để hút dinh dưỡng và nước, có phần thân màu nâu có các cành cây dâm ra từ thân cây, trên cành có nhiều lá có màu xanh, lá cây si nhỏ. Cây được trồng để làm cảnh đẹp và cho bóng mát. Muốn cây xanh tốt chúng ta phải tưới nước bón phân cho cây và hàng ngày không được ngắt lá bẻ cành nhé.
*Trò chơi vận động “ kéo co”.
- Cách chơi: cô chia trẻ thành hai đội, số trẻ trong hai đội bằng nhau. Mỗi đội kéo một đầu sợi dây thừng, ở giữa buộc sợi vải đỏ đặt thẳng vạch chuẩn. Khi có hiệu lệnh cả hai đội kéo sợi dây thừng về phía đội mình.
- Luật chơi: đội nào kéo được sợi dây thừng lệch về phía đội mình là đội đó chiến thắng.
Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần, nhận xét tuyên dương trẻ.
*Chơi tự do :Trẻ chơi trong phạm vi quy định,cô bao quát trẻ chơi.
HOẠT ĐỘNG GÓC
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Ôn cách rửa mặt
* Cô rửa mẫu: Cách rửa mặt cho trẻ quan sát, rửa đến đâu cô giảng giải cách rửa đến đó cho trẻ nghe.
Cô xòe bàn tay phải ra và cô đặt khăn mặt lên bàn tay 1 chiều dài bên ngoài 1 chiều ngắn bên trong.
+ Cô dùng ngón tay cái cô rửa mắt trái, cô dùng ngón tay trỏ cô rửa mắt phải cô rửa từ bên trong cô rửa ra sau đó cô dịch khăn.
+ Cô dùng ngón cái và ngón trỏ cô rửa mũi, cô vuốt từ trên xuống dưới và ngoái 2 lỗ mũi sau đó cô dịch khăn.
+ Cô dùng ngón tay cái cô rửa môi trên “ cô đưa từ phải qua trái” cô dùng ngón trỏ cô rửa môi dưới “cô đưa từ trái sang phải”. sau đó cô dịch khăn.
+ Cô lau từ trán xuống cằm cả 2 bên và sau đó cô gấp đôi khăn vào cô lau cổ.
+ Cô cầm chéo 2 đầu khăn bằng 2 tay cô ngoáy 2 lỗ tai và cô bỏ khăn vào chậu
Cô vừa thực hiện song cách rửa mặt rồi.
* Trẻ thực hiện.
- Cho trẻ thực hiện bằng khăn
Khi trẻ thực hiện cô đứng quan sát và hướng dẫn thêm cho những trẻ còn thực hiện sai các bước để cháu thực hiện cho đúng.
* Nhận xét:
Cô hỏi trẻ các con vừa thực hiện gì?
Hôm nay cô hướng dẫn các con rửa mặt qua các bước cô thấy các con thực hiện cách rửa rất giỏi, nhưng còn 1 số bạn còn đang lúng túng lần sau khi rửa các con nhớ chú ý hơn nhé.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
Tình trạng sức khỏe
..................................................................................................................................................................................................................................................................
2.Trạng thái - cảm xúc – thái độ - hành vi
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
...................................................................................................................................
.................................................................................................................................
3. Kiến thức – kỹ năng
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 12 tháng 9 năm 2018
I. HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực phát triền ngôn ngữ
Đề tài: thơ : “ bạn mới”
1. Mục đích yêu cầu:
1.1 kiến thức
- Trẻ biết tên bài thơ, biết đọc diễn cảm và hiểu nội dung bài thơ.
1.2 kỹ năng
- rèn kỹ năng đọc và mở rộng vốn từ cho trẻ.
1.3 thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, biết yêu quý, giúp đỡ bạn bè.
2. Chuẩn bị:
2.1 Chuẩn bị của cô
- Tranh minh họa nội dung bài thơ.
- Bài hát “ Lớp chúng mình”,
2.2 Chuẩn bị của trẻ
- Thuộc bài hát “ Lớp chúng mình”.
3. Cách tiến hành:
3.1 ổn định gây hứng thú
Cô cùng trẻ chơi trò chơi “ kết bạn”.
- cách chơi: trẻ đi vòng tròn hát bài “ trường cháu đây là trường mầm non” khi có hiệu lệnh “kết bạn, kết bạn” của cô thì hai trẻ hãy nhanh tay kết thành một đôi.
- luật chơi: nếu bạn nào không kết được bạn sẽ phải nhảy lò cò.
Cô tổ chức cho trẻ chơi một lần, nhận xét.
Trò chuyện với trẻ:
+ chúng mình vừa chơi trò chơi gì?
+ chơi với các bạn chúng mình có thấy vui không?
+ bạn cùng lớp chơi với nhau chúng mình phải như thế nào?
cô dẫn dắt đến bài thơ “ bạn mới”.
3.2 nội dung
Hoạt động 1: Đọc thơ cho trẻ nghe.
- Cô đọc diễn cảm bài thơ lần 1: cô giới thiệu tên bài thơ.
- Cô đọc bài thơ lần 2: Kèm tranh minh họa.
Cô giảng nội dung bài thơ: “Bài thơ nói về một bạn mới đi học, mới đến lớp có rất nhiều bỡ ngỡ còn nhút nhát, các bạn cũ ở trong lớp rủ bạn chơi, dạy bạn hát để bạn làm quen với trường lớp. Cô giáo thấy được việc làm đó cô đã khen các bạn biết đoàn kết, giúp đỡ nhau”.
- cô đọc trích dẫn:
+ đoạn 1: “ bạn mới đến trường
hãy còn nhút nhát”
đó là một bạn mới trong lớp mới đi học nên bạn còn bỡ ngỡ chưa quen bạn quen cô. Nên bạn còn nhút nhát không dám chơi với ai.
+ đoạn 2: “ em dạy bạn hát
Rủ bạn cùng chơi”
Các bạn trong lớp đã đén rủ bạn cùng chơi, và dạy bạn hát để bạn làm quen với môi trường mới.
+ đoạn 3: “ cô thấy cô cười
cô khen đoàn kết”
cô giáo rất vui vì các bạn đã biết quan tâm, giúp đỡ bạn mới trog lớp.
Đàm thoại:
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
+ Trong bài thơ nhắc đến ai?
+ Bạn mới đến trường còn làm sao?
+ ai đã dạy bạn mới hát, và rủ bạn cùng chơi?
+ cô giáo thấy thì cô như thế nào? Cô khen làm sao?
+ qua bài thơ này chúng ta học được điều gì?
+ bạn trong một lớp phải như thế nào với nhau?
Vậy các con hãy học theo các bạn nhỏ trong bài thơ cô vừa đọc nhé. Các con trong cùng một lớp phải chơi đoàn kết với nhau và biết nhường nhịn nhau, chia sẻ đồ chơi cho nhau và giúp đỡ bạn lúc bạn gặp khó khăn.
Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ
- Cả lớp đọc thơ cùng cô 2 - 3 lần. Hỏi trẻ tên bài thơ.
- cô mời các nhóm đọc thơ ( 3 -4 nhóm).
- cô mời 3 tổ đọc thơ.
- cá nhân mời 1 -2 trẻ lên đọc thơ.
( Cô chú ý sửa sai cho trẻ và rèn trẻ đọc thơ diễn cảm)
*Cho trẻ chơi trò chơi: Đọc thơ nối tiếp theo tay chỉ của cô.
Cô hỏi lại tên bài thơ và mời cả lớp đọc thơ lại 1 lần.
3.3 Kết thúc:
Cô cho trẻ hát bài “ Lớp chúng mình” ra ngoài.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Hoạt động có chủ đích: Tham quan khu nhà bếp
Trò chơi vận động: Trời nắng – trời mưa
Chơi tự do
1. Yêu cầu.
- Trẻ biết khu vực nhà bếp, công việc của các cô trong khu nhà bếp.
- Rèn óc quan sát, ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Trẻ biết quý trọng các cô nuôi, ăn hết suất để tỏ lòng biết ơn các cô nuôi.
2. Chuẩn bị.
- Trang phục phù hợp
- Địa điển cho trẻ quan sát hợp lý, bao quát khu nhà bếp.
3. Tiến hành.
* Hoạt động có chủ đích: Tham quan khu nhà bếp.
Cô đàm thoại cùng trẻ:
+Các con kể cho cô biết trong trường có những khu làm việc nào?
+ Những ai làm việc ở đó?
Hôm nay cô cháu mình cùng tham quan khu nhà bếp nhé.
+ Các con đang đứng trước khu nhà gì đây?
+ Chúng mình cùng nhìn xem khu nhà bếp được xây ntn?
+ trong bếp có những đồ dùng, dụng cụ gì? Có những loại thực phẩm nào?
+ Trong khu nhà bếp có những ai đang làm việc kia?
+ Các cô làm công việc gì? Để làm gì?
+ Chúng mình được ăn những món ăn do các cô nấu, có thấy ngon không?
Cô củng cố lại và giáo dục trẻ ăn nhiều không kén chọn thức ăn, khi ăn không làm rơi vãi thức ăn. Và biết yêu quý tôn trọng các cô nuôi.
*Trò chơi vận động: “ dung dăng dung dẻ”
- Cách chơi: trẻ nắm tay nhau thành vòng tròn vừa đi vừa đọc bài đồn giao “ dung dăng dung dẻ” tay đong đưa theo nhịp bài đồng giao. Khi đọc đến câu cuối cùng tất cả cùng ngồi xuống.
- Luật chơi: bạn nào ngồi xuống muộn nhất sẽ bi loại.
Cô tổ chức cho trẻchơi 2-3 lần nhận xét.
*Chơi tự do: trẻ chơi theo nhóm cô bao quát trẻ.
III. HOẠT ĐỘNG GÓC
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “nu na nu nống”
1.Yêu cầu
- Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi, luật chơi trò chơi “ nu na nu nống”.
- Rèn khả năng ghi nhớ, và kỹ năng vận động cho trẻ.
- Trẻ hứng thú thm gia hoạt động.
2.Chuẩn bị
- Địa điểm chơi rộng rãi, thoáng mát.
3.Tiến hành
- Cách chơi: cho trẻ ngồi duỗi thẳng chân thành hàng ngang theo nhóm 5- 7 trẻ. Đọc bài đồng dao “ nu na nu nống” tay chỉ lần lượt vào từng chân của mỗi bạn cho đến hết bài đồng dao. Đến câu cuối cùng tới chân của bạn nào thì chân đó sẽ được rụt lại, cứ như thế chơi lượt tiếp theo đến khi bạn nào rụt được cả hai chân trước là người chiến thắng.
- Luật chơi: bạn nào rụt được cả hai chân trước là người chiến thắng.
Cô tổ chức cho chơi, trong khi trẻ chơi cô quan sát hướng dẫn trẻ. Kết thúc, cô nhận xét buổi chơi và tuyên dương trẻ.
V. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
Tình trạng sức khỏe
....................................................................................................................................................................................................................................................................
Trạng thái - cảm xúc – thái độ - hành vi
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kiến thức – kỹ năng
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 13 tháng 9 năm 2018
I. HOẠT ĐỘNG HỌC :
Lĩnh vực phát triểnthẩm mỹ
Đề tài : Dạy hát: Vui đến trường”
Tác giả: Hồ Bắc
Nghe hát : ”ngày đầu tiên di học
Tác giả: Đỗ Mạnh Thường
Trò chơi : Ai đoán giỏi
1. Mục đích yêu cầu
1.1 Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài hát,tên tác giả, hát cùng cô đúng lời, đúng giai điệu bài hát.
1.2 Kỹ năng
- Rèn khả năng hát đúng giai điệu bài hát.
- rèn kỹ năng biểu diễn tự tin
1.3 Thái độ
- Trẻ yêu thích âm nhạc
2. Chuẩn bị
2.1 chuẩn bị của cô
- nhạc bài hát vui đến trường”
- Dụng cụ âm nhạc , sắc xô, phách, mõ,...
2.2 chuẩn bị của trẻ
- nhạc cụ âm nhạc: sắc xô, phách tre, trống,...
3. Tiến hành
3.1 Ổn định tổ chức
cô cùng trẻ đọc bài thơ “ bạn mới” và trò chuyện cùng trẻ.
+ các con vừa đọc bài thơ gì?
+ các bạn nhỏ trong bài thơ đã giúp đỡ bạn như thế nào?
+ đến trường chúng mình thấy như thế nào?
Cô dẫn dắt đến bài hát “ vui đến trường” của tác giả Hồ bắc.
3.2 Nội dung
*Dạy hát : “vui đến trường”
- Cô hát lần 1: Gới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát lần 2: giảng nội dung bài hát: “cứ mỗi sáng chúng mình ngủ dậy có tiếng chim hót, có ông mặt trời mọc, chúng mình đánh răng rửa mặt, ăn cơm xong được mẹ đưa đến trường được gặp cô, gặp các bạn rất là vui”.
-Cô hát lần 3: kết hợp dụng cụ âm nhạc. Hỏi trẻ có cảm nhận gì về giai điệu của bài hát.
- Cô bắt nhịp cả lớp hát 2-3 lần
- Cô mời 3 tổ hát kết hợp các hình thức khác nhau: vỗ tay, nhún, ký chân,...
- cô mời cá nhân trẻ lên biểu diễn.
- cô mời 3 – 4 nhóm thể hiện bài hát cùng nhạc cụ âm nhạc.
Cô hỏi lại trẻ tên bài hát, tên tác giả cô cho cả lớp hát lại 1 lần.
* Nghe hát : “ngày đầu tiên đi học”
- Cô hát lần 1 : ngồi đu đưa người, hát nhẹ nhàng: giới thiệu tên bài hát ,tên tác giả.
- Cô hát làn 2: giảng nội dung bài hát: “ngày đầu chúng mình đi học, được mẹ đưa đến trường được cô giáo vỗ về an ủi, được cô dạy hát múa. Cô giáo như người mẹ hiền chăm sóc cho chúng mình từ miếng ăn, giấc ngủ khi chúng mình ở trường đấy”. - Cô hát lần 3: kết hợp một số động tác minh họa, trẻ hưởng ứng cùng cô.
* Trò chơi : ai đoán giỏi
- Cách chơi: một trẻ đúng giữa lớp đội
* Kết thúc : Cô cho cả lợp hát bài “ vui đến trường “ và ra chơi
. CHƠI HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
* Quan sát cảnh sân trường.
* TCVĐ: Mèo và chim sẻ.
* Chơi tự do: Phấn và bóng
1. Yêu cầu
- Trẻ biết quang cảnh sân trường có đồ chơi,cây cối.
- Sân trường là nơi diễn ra các hoạt động như vui chơi và hoạt động khác.
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.
- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ.
2. Chuẩn bị
- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, câu hỏi đàm thoại,phấn và vòng.
3. Tiến hành
Quan sát cảnh sân trường
Cô cho trẻ hát bài: Vườn trường mùa thu,ra sân
- Bài hát nói về điều gì? Trong sân có những gì?
- Cô dẫn trẻ đi quan sát đồ chơi quanh sân trường, sân trường là nơi để các con làm gì? Giáo dục cháu bảo vệ sân trường, bảo vệ cây cối và các đồ chơi xung quanh trường của mình.
*TCVĐ: Mèo và chim sẻ
- Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Cô quan sát trẻ chơi, khuyến khích trẻ chơi.
* Chơi tự do: Phấn và bón
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lop 3 tuoi_12420206.docx