1: Hoạt động 1: Trò chuyện.
- Cô trò chuyện,hướng trẻ vào bài tập phát triển chung.
2: Hoạt động 2.Bé khởi động.
- Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các thế chân lên dốc,xuống dốc,vào cua,đi thường,chạy nhanh,chậm,về ga.xếp đội hình.
3: Hoạt động 3:Trọng động
- Cho trẻ tập các động tác bài tập phát triển chung:
+ Hô hấp: Gà gáy ò ó o
+ Tay: Đưa 2 tay ra sau lưng và nói “dấu tay”
+ Chân: Giậm chân tại chỗ 1-2,1-2.
+ Bụng: Gà mổ thóc.
+ Bật: Bật nhảy tại chỗ.
- Chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”
4: Hoạt động4. Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng giả làm những chú chim
18 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 3494 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ điểm: Trường mầm non - Chủ đề: Trường mầm non của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cháu hứa với cô”
- Trẻ đoán thời tiết trong ngày?
- Hỏi trẻ hôm nay thứ mấy?
- Hát bài “Sáng thứ hai”
- Cô nêu tiêu chuẩn bé ngoan:
+ Đi học đều, đúng giờ.
+ Móng tay chân cắt ngắn, chà sạch.
+ Không vứt rác trong lớp.
+ Chú ý lên cô.
+ Muốn nói biết giơ tay, không được nói leo.
+ Biết giúp cô lấy cất đồ dùng đồ chơi.
- Hát “ Đường và chân”, “Em tập chải răng”
- Cô giới thiệu chủ điểm nhánh : “Trường mầm non của bé”
B. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN: KỸ NĂNG VÀ TÌNH CẢM XÃ HỘI
ĐỀ TÀI: RÈN KỸ NĂNG CHÀO HỎI LỄ PHÉP CHO TRẺ
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức.
- Trẻ biết chào hỏi lễ phép với người lớn.
2. Kỹ năng.
- Biết sử dụng một số từ chào hỏi lễ phép phù hợp với tình huống khi giao tiếp với mọi người.
3. Ngôn ngữ.
- Phát triển ngôn ngữ và làm giàu vốn từ cho trẻ.
4. Giáo dục.
- Giáo dục trẻ yêu quý, lễ phép với ông bà, cha mẹ, cô giáo và mọi người xung quanh .
II. Chuẩn bị.
1. Cô.
- Cô sáng tạo câu chuyện: Mèo con lễ phép .
- Một con mèo, một con gà trống bằng đồ chơi.
2. Đồ dùng của trẻ.
- Trẻ: Tâm sinh lý trẻ thoải mái.
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- Cô cho trẻ hát bài: “Trường chúng cháu là trường mầm non”
- Các con ơi, sáng nay ai đưa các con đến trường? Trước khi đi học các con chào ai?, Đến lớp thì chào ai?,Có bạn nào đến lớp không chào cô giáo không?, Như vậy đã ngoan chưa?
- Các con có muốn trở thành một em bé ngoan được mọi người yêu quý không?
- Cô có một câu chuyện kể về bạn mèo và bạn gà trống rất hay, trong câu chuyện có bạn gà trống được mọi người rất yêu quý đấy. Để biết được vì sao bạn ấy lại được mọi người quý mến như thế, bây giờ các con hãy lắng nghe cô kể câu chuyện “Mèo con lễ phép” nhé.
- Cô kể chuyện sáng tạo cho trẻ nghe (Cô kể bằng rối)
- Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì?Trong câu chuyện có những bạn nào?
+ Bạn mèo con và bạn gà trống bạn nào ngoan hơn?
+ Vì sao bạn gà trống lại ngoan hơn bạn mèo con?
+ Vậy các con có muốn trở thành một em bé ngoan, lễ phép và được mọi người yêu quý không?
2. Hoạt động 2: Dạy trẻ cách chào hỏi
*Dạy trẻ cách chào hỏi người lớn.
- Hôm nay cô sẽ hướng dẫn chúng mình cách chào hỏi lễ phép để trở thành một em bé ngoan, các con có đồng ý không?
+ Khi gặp cô giáo, bố mẹ các con chào như thế nào?
+ Cô làm mẫu: Con chào cô ạ!
Con chào bố ạ!
Con chào mẹ ạ!
(Khoanh tay trước ngực, đầu hơi cúi, miệng cười tươi, giọng nói phải to, rõ ràng)
+ Vậy khi gia đình mình có khách thì các con có chào không?
+ Các con chào như thế nào?
+ Khi đi học về các con chào ai? Chào như thế nào?(Chào ông/bà/bố/mẹ/anh/chịCháu/con/em đi học về ạ)
* Dạy trẻ cách chào hỏi bạn bè.
- Khi gặp người lớn các con vòng tay lại chào, đầu hơi cúi, thế khi gặp các bạn của mình thì sao? Các con chào như thế nào?
- Cô làm mẫu: Nhìn thẳng vào bạn và vui tươi đưa tay ngang tầm mắt vẫy chào (mình chào bạn)
- Bây giờ các con có muốn làm những em bé ngoan được mọi người yêu quý không?
3. Hoạt động 3: Bé nào ngoan hơn.
- Các con hãy nhìn xem, ai đây? (Cô Hoa)
- Chúng mình cùng lễ phép chào cô Hoa nào?
- Cho 2 trẻ lên chào nhau.
- Cho cả lớp đứng dậy chào nhau.
* CC - GD:
- Cô nhận xét tuyên dương: Hôm nay cô thấy lớp mình rất ngoan, đã biết chòa hỏi lễ phép rất to, rất rõ rang, cô khen các con nào.
- GD: Để trở thành một em bé ngoan, được mọi người yêu quý thì khi gặp mọi người các con phải biết chào hỏi lịch sự, lễ phép, và phải biết yêu thương giúp đỡ bạn bè nhé.
* Kết thúc: Cho trẻ chơi tự do: Hôm nay trong lớp mình cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ chơi lý thú và bổ ích đấy, cô sẽ cho các con về chơi ở các góc để khám phá những đồ chơi của mình các con có đồng ý không? Bây giờ cô mời các con về góc yêu thích của mình nào.
- Trẻ hát.
- Trẻ trả lời cô.
- Chào cô giáo và chào các bạn.
- Có ạ.
- Vâng ạ.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô kể chuyện.
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô
- Vì khi gặp người lớn bạn gà trống biết chào hỏi lễ phép còn bạn mèo con thì không .
- Có ạ
- Trẻ nghe cô hướng dẫn.
- Trẻ quan sát.
- Có ạ.
- Trẻ trả lời cô.
- Trẻ nghe cô nói.
- Trẻ quan sát cô làm mẫu
- Có ạ.
- Trẻ trả lời cô.
Con chào cô Hoa ạ! (2 trẻ lên chào)
- Trẻ thực hành chào nhau
- Trẻ nghe cô khái quát và GD.
- Trẻ về các góc chơi và chơi theo ý thích.
C. CHƠI NGOÀI TRỜI.
- Hoạt động có chủ đích: Quan sát trường mầm non.
- Trò chơi vận động: Kéo co.
- Chơi tự do: Theo ý thích.
I. Mục đích, yêu cầu.
-Trẻ được hít thở không khí trong lành và bước vào hoạt động mới.
-Rèn cho trẻ kĩ năng ghi nhớ và tư duy.
-Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ rang mạch lạc.
-Trẻ có ý thức trong giờ hoạt động.
-Trẻ biết yêu quý thầy cô giáo vâng lời ông bà, bố mẹ.
II: Chuẩn bị.
1:Địa điểm. Ngoài trời
2:Đồ dùng.
III: Tiến hành.
1: Hoạt động 1.Trước khi hoạt động.
- Cô cho trẻ xếp hang,dặn dò trẻ một số điều trước khi ra sân.
2: Hoạt động 2. Trong khi hoạt động.
*HĐCCĐ: Quan sát trường mầm non.
- Chúng mình đã đến nơi rồi , các cháu nhìn xem phía trước các cháu có gì đây ?
- Cho trẻ đọc 2-3 lần : "Trường Mầm Non "
- Trường MN chúng mình mang tên gì?
- Trường Mn có gì đây ?
- Ngoài sân có gì?
- Những đồ chơi này dành cho ai?
- Các cháu có yêu trường MN không?
- Yêu trường lớp chúng mình phải như thế nào?
- Cô chốt lại và giáo dục: Các cháu được quan sát trường MN, Trường MN là nơi chào đón các cháu đến học tập và vui chơi, các cháu phải thường xuyên đi học, nghe lời thầy cô và bố mẹ các cháu nhớ chưa nào?
*TCVĐ: Kéo co.
- Cô giới thiệu trò chơi.
- Phổ biến cách chơi,luật chơi.
- Cho trẻ chơi.
- Cô chơi cùng trẻ và bao quát trẻ chơi.
- Động viên khuyến khích trẻ chơi.
*CTD: Theo y thích.
- Cô cho trẻ chơi theo ý thích. Cô quan sát và chơi cùng trẻ.
3: Hoạt động 3. Sau khi hoạt động
- Cô hỏi lại nội dung hoạt động.
- Được chơi những trò chơi gì?
D. HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: Cô giáo
- Góc xây dựng: Xây dựng trường mầm non
- Góc học tập: Xem tranh ảnh về trường mầm non
- Góc nghệ thuật: Hát múa về trường mầm non
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ thể hiện vai cô giáo dạy học sinh
- Biết xây dựng trường mầm non bằng những khối gỗ
- Trẻ trao đổi với nhau về những bức tranh
- Trẻ hứng thú hát múa về trường mầm non
II. Chuẩn bị
- Đầy đủ đồ chơi ở các góc
III . Tiến hành
1.Trước khi hoạt động.
- Cô giới thiệu nội dung các góc.
- Cô cho trẻ nhận vai chơi.
- Cho trẻ lấy ký hiệu về góc chơi mà trẻ chọn gắn vào góc.
2. Trong khi hoạt động.
- Cô gây hứng thú cho trẻ.
- Cô tạo hứng thú để trẻ phát huy hết khả năng sáng tạo của trẻ.
- Cô nhập vai chơi cùng trẻ và gợi ý giúp trẻ để trẻ thể hiện được ý tưởng sáng tao của mình.
- Cô gợi ý cho các nhóm liên kết với nhau trong khi chơi.
3. Sau khi hoạt động.
- Cô cho các góc tự nhận xét về góc chơi của mình.
- Cô cho trẻ đến thăm góc nghệ thuật vui văn nghệ.
- Cô nhận xét chung.
- Cho trẻ cất đồ dùng đồ chơi vào nơi quy định.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
A. THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI
- Cho trẻ tập theo lời bài hát: “Đu quay” 2 lần.
B. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI.
HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI
TRÒ CHƠI HỌC TẬP : CHUÔNG REO Ở ĐÂU
I. Mục đích yêu cầu
Rèn luyện khả năng thính giác cho trẻ.
II. Chuẩn bị
Những đồ vật có thể phát ra âm thanh như ( Chuông ,xắc xô,kèn trống).
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Trước khi chơi.
- Cô trò chuyện đàm thoại cùng trẻ.
+ Cô giới thiệu tên trò chơi : Chuông reo ở đâu.
- Các cháu đã chơi trò chơi này bao giờ chưa?
- Cô hỏi trẻ cách chơi nếu trẻ biết.
+ Cô nói cách chơi: Trò chơi “Chuông reo ở đâu”
- Cách chơi: Cô cầm chuông 1 trẻ đứng bên cạnh nhắm mắt .khi thì cô dung chuông ở phía trên đầu trẻ,khi thì ở phía trước hoặc phía sau, bên phải ,bên trái trẻ.Trẻ xác định hướng chuông reo bằng cách chỉ tay về hướng đó và nói bằng lời.: “ Chuông reo ở bên phải” hoặc “ chuông reo ở phía trên”,..Những trẻ khác theo dõi và nhận xét xem bạn nói có đúng không.
- Khi trẻ đã chơi thạo ,cô có thể phần trẻ thanh từng nhóm .mỗi nhóm 5 trẻ .1 trẻ đứng giữa nhắm mắt ,4 trẻ đứng xung quanh ở 4 vị trí ( phải trái ,trước ,sau) . Các trẻ lần lượt rung chuông để trẻ đứng giữa đoán xem chuông reo ở phía nào.Nếu trẻ đứng giữa đoán đúng thì trẻ rung chuông phải đứng vào giữa và trò chơi lại tiếp tục.
+ Luật chơi: Bạn nào đoán sai thì phải ra ngoài 1 lần chơi.
2.Trong khi chơi
- Cô chơi theo cả lớp, theo nhóm 2 nhóm.
- Cô chơi cùng trẻ, làm chủ trò khuyến khích động viên trẻ chơi.
3. Sau khi chơi
- Cô hỏi lại tên trò chơi.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý cô giáo và các bạn.
- Trẻ đàm thoại cùng cô.
- Trẻ trả lời
-Trẻ nghe cô giới thiệu cách chơi.
- Trẻ nghe cô nói luật chơi.
-Trẻ hứng thú chơi trò chơi.
- Trẻ nhắc lại tên trò chơi.
- Trẻ nghe và ghi nhớ.
C. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ.
- Cô cho trẻ tự nêu gương các bạn ngoan trong ngày.Sau đó cô chốt lại tuyên dương trẻ ngoan và những trẻ cần cố gắng trong buổi học sau.
- Cho trẻ cắm cờ.
D. VỆ SINH - TRẢ TRẺ
- Sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho trẻ.
- Cho trẻ đi vệ sinh
- Cô tiến hành trả trẻ tận tay phụ huynh
- Trò chuyện trao đổi về tình hình của trẻ.
- Trước khi ra về kiểm tra điện và khoá cửa cẩn thận.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3 ngày 21 tháng 8 năm 2018.
(Dạy thứ 5 ngày 23/08/2018)
HOẠT ĐỘNG SÁNG
A.ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH – THỂ DỤC SÁNG
I. ĐÓN TRẺ.
II. ĐIỂM DANH
III. THỂ DỤC SÁNG.
1. Mục đích yêu cầu.
- Trẻ biết tập thể dục,tập theo lời bài hát “ Vui đến trường”
- Trẻ biết kết hợp chân tay nhịp nhàng.
- Trẻ trả lời được một số câu hỏi của cô.
- Trẻ thực hiện đoàn kết không xô đẩy nhau.
2: Chuẩn bị.
1.Địa điểm:ngoài trời.
2.Đồ dùng:xắc xô.
3: Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1: Hoạt động 1: Trò chuyện.
Cô trò chuyện,hướng trẻ vào bài tập phát triển chung.
2: Hoạt động 2.Bé khởi động.
- Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các thế chân lên dốc,xuống dốc,vào cua,đi thường,chạy nhanh,chậm,về ga.xếp đội hình.
3: Hoạt động 3:Trọng động
- Cho trẻ tập các động tác bài tập phát triển chung:
+ Hô hấp: Gà gáy ò ó o
+ Tay: Đưa 2 tay ra sau lưng và nói “dấu tay”
+ Chân: Giậm chân tại chỗ 1-2,1-2.
+ Bụng: Gà mổ thóc.
+ Bật: Bật nhảy tại chỗ.
- Chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”
4: Hoạt động4. Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng giả làm những chú chim bay nhẹ nhàng .
-Trẻ trò chuyện cùng cô
-Trẻ khởi động.
-Trẻ tập theo hiệu lệnh của cô.
-Trẻ hồi tĩnh.
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
LVPT : NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG : VĂN HỌC
ĐỀ TÀI: Thơ: “Bạn Mới”
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả
- Trẻ hiểu được nội dung bài thơ
2. Kỹ năng.
- Rèn kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ
3. Ngôn ngữ:
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng.
4. Giáo dục
- Giáo dục trẻ biết quan tâm giúp đỡ bạn bè và biết đoàn kết trong khi chơi.
II: Chuẩn bị.
1: Địa điểm. -Tại lớp học
2: Đồ dùng. -Tranh minh họa thơ
3: NDTH. HĐPT nhận thức, Thẩm mĩ
III: Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Trò chuyện
-Cô và trẻ trò chuyện về chủ điểm , hướng trẻ vào bài
*Hoạt động 2 : Bé nghe cô đọc thơ
+ Cô đọc lần 1: Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
+ Cô đọc lần 2: Kết hợp tranh minh họa, giảng giải nội dung
- Bạn mới khi đến trường còn nhút nhát và đã được một bạn trong lớp dạy hát,rủ bạn cùng chơi,cô thấy cô cười, cô khen các bạn đoàn kết.
*Hoạt động 3: Bé khám phá
- Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ gì? Của tác giả nào?
- Bài thơ nói về ai?
- Khi bạn nhỏ mới đến trường bạn như thế nào?
- Được thể hiện qua những câu thơ nào?
- Em đã dạy bạn nhỏ những gì? Rủ bạn làm gì?
- Cô thấy cô đã khen các bạn như thế nào ?
- Khi đến lớp chúng mình có dạy bạn hát,rủ bạn cùng chơi không?
- Qua bài thơ này muốn nhắc nhở chúng mình điều gì?
=> Cô chốt: Các cháu ạ khi lớp chúng mình có bạn mới đến chúng mình phải giúp đỡ và chơi đoàn kết cùng bạn.
*Hoạt động 4: Bé ngâm thơ
- Cho trẻ đọc thơ 2 lần
- Tổ đọc
- Nhóm đọc
- Cá nhân đọc
*Củng cố nội dung bài
*Giáo dục.
- Trẻ yêu quý,kính trọng cô giáo đoàn kết với bạn,không tranh giành đồ chơi với bạn.
*Kết thúc.
Cho trẻ ra chơi
-Trẻ trò chuyện
-Trẻ nghe
-Trẻ nghe
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
- Còn nhút nhát
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ đọc thơ
-Trẻ trả lời
-Trẻ nghe
-Trẻ ra chơi
C. CHƠI NGOÀI TRỜI.
- Hoạt động có chủ đích: Quan sát trường mầm non.
- Trò chơi vận động: Kéo co.
- Chơi tự do: Theo ý thích.
(Tiến hành như đã soạn ở thứ 2)
D. HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: Cô giáo
- Góc xây dựng: Xây dựng trường mầm non
- Góc học tập: Xem tranh ảnh về trường mầm non
- Góc nghệ thuật: Hát múa về trường mầm non
(Tiến hành như đã soạn ở thứ 2)
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
A. THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI
- Cho trẻ tập theo lời bài hát: “Đu quay” 2 lần.
B. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH.
Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ bài “Bạn Mới”
C. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ.
- Cô cho trẻ tự nêu gương các bạn ngoan trong ngày.Sau đó cô chốt lại tuyên dương trẻ ngoan và những trẻ cần cố gắng trong buổi học sau.
- Cho trẻ cắm cờ.
D. VỆ SINH - TRẢ TRẺ
- Sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho trẻ.
- Cho trẻ đi vệ sinh
- Cô tiến hành trả trẻ tận tay phụ huynh
- Trò chuyện trao đổi về tình hình của trẻ.
- Trước khi ra về kiểm tra điện và khoá cửa cẩn thận.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 4 ngày 22 tháng 8 năm 2018.
HOẠT ĐỘNG SÁNG
A. ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH – THỂ DỤC SÁNG
I. ĐÓN TRẺ.
II. ĐIỂM DANH
III. THỂ DỤC SÁNG. (Tiến hành như đã soạn ở thứ 3)
B. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
LVPT : THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG : ÂM NHẠC
ĐỀ TÀI: Dạy hát “Cháu đi mẫu giáo”
I: Mục đích, yêu cầu.
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc bài hát, biết tên nhạc sĩ, hiểu nội dung bài hát
- Trẻ hát đúng nhịp điệu bài hát biết vận động theo bài hát,biết chơi trò chơi.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng vận động vỗ tay theo phách cho trẻ
3. Ngôn ngữ:
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc.
4. Giáo dục:
- Trẻ yêu thích âm nhạc
- Trẻ có ý thức trong giờ học
II: Chuẩn bị
1: Địa điểm.
- Tại lớp học
2: Đồ dùng.
- Bài hát,phách tre cho trẻ
- Mũ chóp kín
3: NDTH: HĐPT ngôn ngữ
III: Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Cùng giao lưu
- Cô cho trẻ đọc bài thơ “Bạn mới”
- Đàm thoai nội dung bài thơ và chủ điểm.
*Hoạt động 2: (TT) Bé làm ca sĩ
- Cô giới thiệu bài hát,nhạc sĩ
- Cô hát lần 1: Giới thiệu tên bài hát tên nhạc sĩ.
- Cô hát lần 2: Thể hiện cảm xúc.
- Các cháu vừa nghe cô hát bài hát gì?
- Khi được 3 tuổi thì bé đi đâu?
- Bé đi mẫu giáo để bố mẹ đi đâu ?
- Các cháu đến lớp học có ngoan không?
- Vậy các cháu phải làm gì ?
*Giảng nội dung:
- Bài hát nói về một bạn nhỏ khi lên 3 tuổi thì được bố mẹ đưa đi học lớp mẫu giáo để bố mẹ, ông bà đi làm việc.
- Cô cho cả lớp hát 2-3 lần
- 3 Tổ hát hát.
- 2-3 nhóm trẻ hát.
- 2-3 cá nhân trẻ hát.
* Thể hiện tài năng
- Cô vỗ tay theo nhịp 1 lần.
- Cho trẻ vận động theo lớp,tổ,nhóm,cá nhân.
- Cô khuyến khích động viên trẻ.
- Lớp vận động lại 1 lần
*Củng cố: Hỏi lại tên bài?
*Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc.
- Cô giới thiệu tên trò chơi “Thi ai nhanh”
- Hướng dẫn trẻ cách chơi và luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.
*Kết thúc.
- Cho trẻ nhắc lại tên trò chơi.
- Cô nhận xét giờ học,giáo dục trẻ.
- Chuyển hoạt động khác.
-Trẻ đọc
-Trẻ đàm thoại
-Trẻ nghe
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Có ạ
-Trẻ nghe
-Trẻ hát và thể hiện cảm xúc
- Tổ hát
- Nhóm hát
- Cá nhân trẻ hát
-Trẻ vận động
- Trẻ nhắc lại tên bài hát
-Trẻ nghe cô hướng dẫn
- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi
-Trẻ ra chơi
C. CHƠI NGOÀI TRỜI.
- Hoạt động có chủ đích: Quan sát trường mầm non.
- Trò chơi vận động: Kéo co.
- Chơi tự do: Theo ý thích.
(Tiến hành như đã soạn ở thứ 2)
D. HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: Cô giáo
- Góc xây dựng: Xây dựng trường mầm non
- Góc học tập: Xem tranh ảnh về trường mầm non
- Góc nghệ thuật: Hát múa về trường mầm non
(Tiến hành như đã soạn ở thứ 2)
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
A. THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI
- Cho trẻ tập theo lời bài hát: “Đu quay” 2 lần.
B. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH.
Rèn cho trẻ kỹ năng hát đúng giai điệu bài hát “Cháu đi mẫu giáo”
C. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ.
- Cô cho trẻ tự nêu gương các bạn ngoan trong ngày.Sau đó cô chốt lại tuyên dương trẻ ngoan và những trẻ cần cố gắng trong buổi học sau.
- Cho trẻ cắm cờ.
D. VỆ SINH - TRẢ TRẺ
- Sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho trẻ.
- Cho trẻ đi vệ sinh
- Cô tiến hành trả trẻ tận tay phụ huynh
- Trò chuyện trao đổi về tình hình của trẻ.
- Trước khi ra về kiểm tra điện và khoá cửa cẩn thận.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 5 ngày 23 tháng 8 năm 2018.
HOẠT ĐỘNG SÁNG
A. ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH
I. ĐÓN TRẺ.
II. ĐIỂM DANH
B. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
LVPT : THỂ CHẤT
HOẠT ĐỘNG : THỂ DỤC
ĐỀ TÀI: BẬT TẠI CHỖ
I:Mục đích – yêu cầu.
1. Kiến thức.
-Trẻ biết tên vận động “Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh”, và biết hiệu lệnh của cô.
2. Kỹ năng.
- Rèn luyện việc nghe và ghi nhớ các lệnh.
- Phát triển ở trẻ tố chất nhanh, mạnh, khéo.
3. Ngôn ngữ.
-Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ rang mạch lạc.
4.Giáo dục.
-Trẻ có ý thức trong giờ học.
-Thường xuyên luyện tập thể dục để có sức khỏe tốt.
II: Chuẩn bị.
1:Địa điểm: sân tập sạch sẽ.
2:Đồ dùng: - Sắc xô, vạch
- Đài nhạc bài hát trong chủ đề.
3:NDTH: HĐPT thẩm mĩ.
III:Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1:Hoạt động1.Cùng giao lưu.
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề rồi hướng trẻ vào bài học.
2:Hoạt động2. Bé làm đoàn tàu.
- Cô cho trẻ đi vòng tròn làm đoàn tàu kết hợp các thế chân.lên dốc,xuống dốc,chạy nhanh,chậm về ga,xếp đội hình.
3:Hoạt động3.Trọng động
+ Động tác tay: hai tay ra trước sang ngang
2/4 nhịp
+ Động tác chân: đứng nhún chân, khuỵu gối
3/4 nhịp
+ Động tác bụng,lườn: Nghiêng người sang 2 bên.
+ Động tác bật: bật về các phía.
2/4 nhịp
4:Hoạt động4. Bé tập thể dục
- Cô giới thiệu bài thể dục “Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh”.
+ Cô tập mẫu lần1. Không phân tích
+ Cô tập mẫu lần2. Phân tích động tác.
- TTCB đi lên đứng trước vạch chuẩn khi ccoo ra lệnh chạy các con sẽ chạy. Khi cô bảo chạy chậm các con sẽ chạy chậm, chạy nhanh các con chạy thật nhanh. Khi các con nghe 1 tiếng gõ sắc xô các con chạy chậm, khi cô gõ 2 tiếng các con sẽ chạy nhanh.
+ Cô tập mẩu lần3. Hoàn chỉnh.
- Cô mời 2 trẻ lên tập mẫu.
* Cho trẻ tập.
- Cô cho lần lượt 2 trẻ lên tập.
- Lần 2 cô cho trẻ thi đua theo đội.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
*Củng cố nội dung bài.
- Hỏi trẻ tên bài tập.
- Cô mời 2 trẻ lên tập lại.
*TCVĐ:
- Cô giới thiệu trò chơi “Quả bóng nảy”.
- Cô phổ biến cách chơi.luật chơi.
- Cô cho trẻ chơi.
- Động viên, khuyến khích trẻ chơi.
5:Hoạt động 5. Đoàn tàu về ga.
- Cô cho trẻ làm đoàn tàu đi nhẹ nhàng một vòng quanh sân 1-2 vòng.
*Kết thúc:
- Chuyển hoạt động khác.
-Trẻ trò chuyện
-Trẻ làm đoàn tàu
-Trẻ tập
-Trẻ tập
-Trẻ tập
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ tập mẫu
-Trẻ tập
-Trẻ thi đua
-Trẻ trả lời
-Trẻ nghe
-Trẻ chơi
-Trẻ hồi tĩnh
C. CHƠI NGOÀI TRỜI.
- Hoạt động có chủ đích: Quan sát trường mầm non.
- Trò chơi vận động: Kéo co.
- Chơi tự do: Theo ý thích.
(Tiến hành như đã soạn ở thứ 2)
D. HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: Cô giáo
- Góc xây dựng: Xây dựng trường mầm non
- Góc học tập: Xem tranh ảnh về trường mầm non
- Góc nghệ thuật: Hát múa về trường mầm non
(Tiến hành như đã soạn ở thứ 2)
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
A. THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI
- Cho trẻ tập theo lời bài hát: “Đu quay” 2 lần.
B. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI.
Trò chơi học tập: “Chuông reo ở đâu”
(Cho trẻ chơi như đã soạn thứ 2)
C. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ.
- Cô cho trẻ tự nêu gương các bạn ngoan trong ngày. Sau đó cô chốt lại tuyên dương trẻ ngoan và những trẻ cần cố gắng trong buổi học sau.
- Cho trẻ cắm cờ.
D. VỆ SINH - TRẢ TRẺ
- Sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho trẻ.
- Cho trẻ đi vệ sinh
- Cô tiến hành trả trẻ tận tay phụ huynh
- Trò chuyện trao đổi về tình hình của trẻ.
- Trước khi ra về kiểm tra điện và khoá cửa cẩn thận.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 6 ngày 24 tháng 8 năm 2018.
HOẠT ĐỘNG SÁNG
A. ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH – THỂ DỤC SÁNG
I. ĐÓN TRẺ.
II. ĐIỂM DANH
III. THỂ DỤC SÁNG. (Tiến hành như đã soạn ở thứ 3)
B. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
LVPT : NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG : KPKH
ĐỀ TÀI: NGÀY HỘI ĐẾN TRƯỜNG CỦA BÉ.
I. Mục đích,yêu cầu.
1. Kiến thức.
- Trẻ cùng cô trò chuyện về ngày hội đến trường của mình,trẻ biết khi đến trường có nhiều bạn bè và nhiều cô giáo.
2. Kỹ năng.
- Rèn kĩ năng ghi nhớ cho trẻ.
3. Ngôn ngữ.
- Mở rộng vốn từ cho trẻ.
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ rang mạch lạc.
4. Giáo dục.
- Trẻ biết lễ phép,kính trọng,yêu mến thầy cô trường,lớp.
II: Chuẩn bị.
1: Địa điểm. tại lớp học.
2: Đồ dùng.
-Tranh vẽ về trường lớp học, thầy cô giáo.
3: NDTH: HĐPT ngôn ngữ.
III: Tiến Hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1: Hoạt động1. Cùng trò chuyện.
- Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ điểm rồi hướng trẻ vào nội dung bài học.
2: Hoạt động 2: Cùng khám phá.
- Cô hỏi trẻ chúng mình đến trường cùng với ai?
- À đúng rồi bố mẹ đưa chúng mình đến trường.
- Đến trường chúng mình thấy có những ai?
- Đến trường có các cô giáo các bạn mới...
- Khi đến trường cô giáo dạy chúng ta biết những gì?
- Các cô đã dạy chúng mình biết đọc,hát,múa
* Củng cố nội dung giờ học.
* Giáo dục: chúng mình phải chăm ngoan học giỏi,vâng lời thầy cô giáo.
3: Hoạt động 3.Bé làm quà tặng.
- Để tỏ lòng biết ơn tới cô giáo,chúng mình hãy dùng đôi bàn tay khéo léo vẽ những bông hoa thật đẹp để tặng cô giáo nhé.
- Cô gợi ý để trẻ vẽ được nhiều bông hoa với những bông hoa có màu sắc khác nhau.
* Kết thúc:
- Cho trẻ ra chơi.
-Trẻ trò chuyện.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ nghe
-Trẻ trả lời
-Trẻ nghe
-Trẻ nghe
-trẻ vẽ
C. CHƠI NGOÀI TRỜI.
- Hoạt động có chủ đích: Quan sát trường mầm non.
- Trò chơi vận động: Kéo co.
- Chơi tự do: Theo ý thích.
(Tiến hành như đã soạn ở thứ 2)
D. HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: Cô giáo
- Góc xây dựng: Xây dựng trường mầm non
- Góc học tập: Xem tranh ảnh về trường mầm non
- Góc nghệ thuật: Hát múa về trường mầm non
(Tiến hành như đã soạn ở thứ 2)
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
A. THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI
- Cho trẻ tập theo lời bài hát: “Đu quay” 2 lần.
B. HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG, VĂN NGHỆ CUỐI TUẦN.
*Lao động tập thể:
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ biết giúp cô giáo làm một số việc vừa sức như: Lau chùi, xắp xếp lại đồ chơi cho gọn gàng sạch xẽ.
- Biểu diễn một số bài hát múa trong chủ điểm.
II. Chuẩn bị:
- Chổi, khăn lau.
- Đầu đĩa, phách, sắc xô.
III. Hướng dẫn:
- Cô giới thiệu:
- Giờ hoạt động chiều nay cô cho các cháu lau chùi sắp xếp lại đồ chơi.
- Cô chia trẻ ra thành các nhóm đến các góc lau chùi sắp xếp lại đồ chơi, đồ dùng trong các góc.
- Cô cùng làm và hướng dẫn trẻ làm.
- Cô nhận xét buổi lao động.
* Liên hoan văn nghệ:
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biểu diễn một số bài hát múa trong chủ điểm.
II. Chuẩn bị:
- Đầu đĩa, phách, sắc xô.
III. Hướng dẫn:
- Cô làm người giới thiệu chương trình.
- Cô cho trẻ biểu diễn theo tinh thần sung phong.
- Biểu diễn dưới nhiều hình thức: Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
- Cho trẻ đọc: Bàn tay cô giáo.
- Trăng ơi từ đâu đến.
- Trẻ biểu diễn cho trẻ dùng kết hợp các dụng cụ gõ.
- Cô động viên khuyến khích trẻ mạnh dạn khi biểu diễn.
- Cô góp vui với trẻ bài hát: Ngày đầu tiên đi học.
C. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ.
- Cô cho trẻ tự nêu gương các bạn ngoan trong ngày. Sau đó cô chốt lại tuyên dương trẻ ngoan và những trẻ cần cố gắng trong buổi học sau.
- Cho trẻ cắm cờ.
D. VỆ SINH - TRẢ TRẺ
- Sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho trẻ.
- Cho trẻ đi vệ sinh
- Cô tiến hành trả trẻ tận tay phụ huynh
- Trò chuyện trao đổi về tình hình của tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao an chu de truong mam non_12470268.docx