Giáo án mầm non lớp mầm - Hoạt động nhận biết - Đề tài: Con cá - Con cua

Cô khẳng định lại và cho trẻ nhắc lại “ đầu cá”

+ Đầu cá có những bộ phận nào?

+ Mắt cá dùng để làm gì?

+ Miệng cá đâu? Miệng cá dùng để làm gì?

+ Cô đố chúng mình cái gì nó đang nhấp nháy đây?

Đây là mang cá, cá thở bằng mang đấy.

( Cô khẳng định lại và cho trẻ chỉ và nhắc lại: Phần đầu của cá gồm có: mắt cá, miệng cá, mang cá)

- Tương tự cô chỉ vào mình cá và hỏi trẻ : Đây là bộ phận gì của cá vàng?

Cô cho trẻ nhắc lại từ “ Mình cá” nhiều lần

+ Trên mình cá có gì?

.+ Cái gì mà khi bơi nó vẫy vẫy?

 ( Trẻ không trả lời được cô gợi ý trẻ )

+ Còn đây là cái gì?( đuôi cá)

- Cô khẳng định và cho trẻ nhắc lại “ Đuôi cá” nhiều lần

( Cô gọi hỏi nhiều trẻ, hỏi bộ phận nào cô cho trẻ chỉ vào bộ phận đó và gọi tên)

 

docx7 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 4306 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Hoạt động nhận biết - Đề tài: Con cá - Con cua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT Đề tài: Con cá- Con cua Đối tượng: Trẻ 24- 36 tháng Thời gian: 15- 20 phút Học viên: Đào Vân Anh Sinh ngày: 28/12/1990 Lớp: K7E- Đan Phượng Ngày thực hiện: 10/10/2017 I, Mục đích- yêu cầu: 1, Kiến thức: - Trẻ nhận biết được con cá vàng, con cua. - Trẻ biết được đặc điểm bên ngoài của con cá vàng gồm có: Đầu cá, mình cá, đuôi cá + Trên đầu có mắt cá, miệng cá, mang cá + Mình cá có vẩy, vây cá + Cá vàng có màu vàng. - Trẻ biết được đặc điểm bên ngoài của con cua gồm có: Mai cua, 2 cái càng, 8 cái chân, mắt -Trẻ biết được cá vàng và con cua sống ở dưới nước. - Trẻ biết được cá bơi bằng vây, cua di chuyển bằng chân. - Trẻ biết cá vàng ăn rong rêu, bắt bọ gậy giúp cho nước sạch trong. 2, Kỹ năng: - Rèn khả năng chú ý, ghi nhớ, quan sát cho trẻ - Phát triển ngôn ngữ: trẻ nghe hiểu được các yêu cầu bằng lời nói và trả lời được câu hỏi đơn giản ( VD: con gì? Như thế nào?) - Luyện phát âm một số từ và câu ngắn to, rõ ràng. 3, Thái độ: - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động. - Giáo dục: Trẻ biết yêu thương và chăm sóc các con vật nuôi, không lại gần những con vật hung giữ. - Trẻ biết ăn nhiều các loại tôm, cua, cá rất tốt cho sức khỏe. II, Chuẩn bị: 1)Địa điểm: Trong lớp 2) Đồ dùng - Giao án điện tử, tivi, máy tính. - Một bể cá vàng nhỏ: có cá vàng và cua. - Nhạc bài hát “ ông già noel vui tính”, “Cá vàng bơi” - Một rổ cua và cá - 2 cái chậu màu đỏ và vàng III, Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1, Ôn định tổ chức : - Cô giới thiệu khách. - Ông già Noel bất ngờ xuất hiện kết hợp với nhạc bài hát « Ông già Noel vui tính » và tặng trẻ một món quà. - Chúng mình có muốn biết ông già noel tặng chúng mình món quà gì không ? - Chúng mình hãy nhìn lên xem có gì đây nào ? - Đố bé là con gì ? - Đó chính là con cá vàng và cua đấy. - Cô cho trẻ xem bể cá có nuôi cá vàng và cua thật đang bơi. - Cô khẳng định lại và cho cả lớp phát âm “ con cá vàng” 3 lần, “Con cua” 3 lần. - Chắc các chú cá vàng đói bụng rồi đó chúng mình cùng cho cá vàng ăn thôi. + Các con thấy các chú cá vàng đang làm gì? ( Nếu trẻ không trả lời được cô gợi ý trẻ trả lời) + Chúng mình thấy cua có bơi được không? + Vậy cua di chuyển thế nào? + Chúng mình hãy nhìn kỹ cách di chuyển của cá vàng và cua nhé. + Các con thấy các chú cá vàng và cua có đáng yêu không? - Bây giờ các con sẽ vận động làm những chú cá vàng xinh xắn bơi lội tung tăng theo nhạc bài hát “ Cá vàng bơi” và về chỗ ngồi của mình nhé . 2, Phương pháp hình thức tổ chức: a.Nhận biết con cá vàng - Chúng mình hãy cùng nhìn lên màn hình xem cô có gì đây? + Cô Vân Anh cũng đã chuẩn bị cho chúng mình hình ảnh của chú cá vàng này. + Cô cho cả lớp nói lại từ “ Con cá vàng” + Chú cá có màu gì? + Cá vàng có những bộ phận nào? + Cái gì đây? - Cô khẳng định lại và cho trẻ nhắc lại “ đầu cá” + Đầu cá có những bộ phận nào? + Mắt cá dùng để làm gì? + Miệng cá đâu? Miệng cá dùng để làm gì? + Cô đố chúng mình cái gì nó đang nhấp nháy đây? Đây là mang cá, cá thở bằng mang đấy. ( Cô khẳng định lại và cho trẻ chỉ và nhắc lại: Phần đầu của cá gồm có: mắt cá, miệng cá, mang cá) - Tương tự cô chỉ vào mình cá và hỏi trẻ : Đây là bộ phận gì của cá vàng? Cô cho trẻ nhắc lại từ “ Mình cá” nhiều lần + Trên mình cá có gì? .+ Cái gì mà khi bơi nó vẫy vẫy? ( Trẻ không trả lời được cô gợi ý trẻ ) + Còn đây là cái gì?( đuôi cá) - Cô khẳng định và cho trẻ nhắc lại “ Đuôi cá” nhiều lần ( Cô gọi hỏi nhiều trẻ, hỏi bộ phận nào cô cho trẻ chỉ vào bộ phận đó và gọi tên) - > Cô chốt kiến thức : Cá vàng có các bộ phận như: đầu cá , thân cá, đuôi cá . -Trên đầu cá gồm có: Mắt cá: giúp cá nhìn thấy được Miệng cá: giúp cá ăn Mang cá giúp cá thở - Trên thân cá có: Vảy cá giúp bảo vệ cá Vây cá giúp cá rẽ hướng khi bơi - Đuôi cá giúp cá vàng bơi được - Cá vàng sống ở đâu?( Sống trong nước và ăn rong rêu, bọ gậy..) - Cá được nuôi làm cảnh hoặc để làm thức ăn cho người và động vật * Mở rộng : - Cho trẻ xem hình video cá bơi ở ao, hồ, ở biển. b. Nhận biết con cua: - Chúng mình hãy nhìn lên màn hình xem cô có con gì đây nào? - Cho trẻ nói từ “con cua” - Con cua có những bộ phận gì?(Cô chỉ vào các bộ phận và cho trẻ gọi tên) + Đây là gì? (Cô chỉ vào mắt của cua) + Cô chỉ vào miệng của cua và hỏi trẻ, cho trẻ gọi tên + Đây là gì? (Càng cua, cô cho trẻ nói và cho trẻ lên chỉ) + Cua có mấy cái càng? Cái càng cua dùng để làm gì?( 2 cái càng và dùng để cặp thức ăn cho vào miệng và tự vệ khi gặp kẻ thù) + Đây là gì?(Cô chỉ vào mai cua, cho trẻ lên chỉ và gọi tên) + Chân của cua đâu?( Gọi 1 trẻ lên chỉ cho cả lớp xem và cho trẻ gọi tên) + Cua có rất nhiều chân và nó giúp cua di chuyển trong nước dễ dàng + Cô giới thiệu thêm cho trẻ: Cua thường ăn các loài động vật nhỏ hơn mình, cua có chân vì vậy cua sống được cả dưới nước lẫn trên bờ. * Mở rộng: Có rất nhiều loại cua với nhiều màu sắc và kích thước khác nhau, chúng mình hãy cùng nhìn lên màn hình xem các loại cua khác nữa nhé.(Cho trẻ xem hình ảnh các loài cua khác) * GD: Vừa rồi cô đã cho chúng mình tìm hiểu về con gì? Chúng mình có biết cá và cua là 1 loại thức ăn rất bổ dưỡng và tốt cho sức khoẻ của chúng mình, vì vậy chúng mình nên ăn nhiều cua và cá để chúng mình có thể mau lớn và khoẻ mạnh. Và nếu nhà chúng mình có nuôi cá cảnh thì hàng ngày chúng mình phải chớ cho cá ăn nhé. - Vừa rồi cô thấy chúng mình học bài rất là ngoan lên cô sẽ thưởng cho chúng mình 1 trò chơi, chúng mình có thích không nào! c. Trò chơi * Trò chơi 1: Thi xem ai giỏi - Cô phát cho trẻ mỗi trẻ 1 rổ có hình con cua và con cá - Khi cô nói tên con vật nào thì trẻ phải tìm và giơ con vật đó lên. - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần * Trò chơi 2: Tìm về đúng nhà - Cách chơi: Chúng mình hãy chọn cho mình một con vật mà mình thích, chúng mình sẽ chia làm 2 đội, đội cua và đội cá. Và nhiệm vụ của chúng mình là hãy giúp các bạn cua và cá về với mẹ của mình. Trên đường có 1 con suối nhỏ, chúng mình hãy vượt qua con suối để giúp các bạn về với mẹ của mình nhé - Luật chơi: Thời gian là 1 bản nhạc, đội nào mang được đúng và nhiều hơn thì đội đó giành chiến thắng. - Cô cho trẻ chơi, quan sát và hướng dẫn trẻ khi trẻ lúng túng. Kiểm tra và đánh giá kết quả 3. Kết thúc: - Cô ngợi khen trẻ, cho trẻ chào khách và cho trẻ chuyển hoạt động - Trẻ chào khách - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát - Trẻ phát âm - Trẻ cho cá ăn - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ hát và di chuyển về chỗ ngồi - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát - Trẻ phát âm - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ xem - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ xem - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ chào khách

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxhoat dong nhan biet 2 tuoi_12383045.docx
Tài liệu liên quan