Giáo án mầm non lớp mầm - Tuần 02 - Trường mầm non - Tết trung thu

I.YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

 - Trẻ nhớ tên vận động, biết trườn theo hướng thẳng .

 -Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi, luật chơi của trò chơi vận động .

 2.Kỹ năng:

- Trẻ biết phối hợp tay, chân khi trườn.

- Trẻ biết trườn người sát sàn nhà.

 - Giúp trẻ phát triển cơ tay, cơ chân,khả năng chú ý ,tư duy.

- Giúp trẻ phát triển sự khóe léo,nhanh nhen, bền bỉ khi thực hiện các vận động và khi chơi.

 3.Thái độ:

 -Giáo dục trẻ tính đoàn kết phối hợp cùng bạn khi chơi.

II.CHUẨN BỊ

- Vạch chuẩn

- Sàn nhà sạch sẽ (có thể trãi chiếu để trẻ trườn sắp).

 

doc19 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 2037 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Tuần 02 - Trường mầm non - Tết trung thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Trò chơi vận động: Trời nắng trời mưa Trung thu của bé - Quan sát tranh ảnh về ngày tết trung thu (Lồng đèn trung thu, bánh trung thu....) -Trẻ biết ngày trung thu là ngày nào? Dành cho ai? Các trò chơi trong ngày trung thu. - Phát triển ghi nhớ có chủ định, rèn luyện sự khéo léo nhanh nhẹn, - Giáo dục trẻ không xô đẩy bạn khi chơi. * Trò chơi vận động: Trời nắng tròi mưa. -Yêu cầu: trẻ biết cách chơi và luật chơi. - Cho trẻ chơi tự do Bé yêu tết trung thu - Quan sát hình ảnh về trò chơi trong ngày tết trung thu, hình ảnh về đèn trung thu.có số lượng là 2. - Cháu biết cách chơi an toàn và biết bảo quản đồ chơi. - Trò chơi vận động: Trời nắng trời mưa. Chú Cuội, chị Hắng -Quan sát: Hình ảnh về chú Cuội, chị Hắng, - Trẻ biết chú Cuội và chị Hằng và chỉ nghe kể vào ngày tết trung thu. - Trò chơi vận động: Trời nắng trời mưa Hoạt động có chủ đích THỂ DỤC - Trườn theo hướng thẳng TC: Cùng thi tài KPXH: Tìm hiểu về trung thu TẠO HÌNH Nặn bánh trung thu. LQVT So sánh to nhỏ 2 đối tượng. LQVH - thơ “Trăng sáng”. ÂM NHẠC - Hát: “Đêm trung thu” - Vận động: Minh họa - NH: Chiếc đèn ông sao. - TCAN: Bạn ở đâu Hoạt động góc Góc phân vai: Bán hàng, quầy giải khát. Góc xây dựng: Xây khu vui chơi. Góc học tập - sách: Ghép tranh, làm sách về tết trung thu. Góc nghệ thuật : Vẽ trăng, vẽ bánh trung thu , trang trí đèn trung thu. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh , chơi với cát, với nước. Hoạt động chiều - Ôn “Trườn theo hướng thẳng” - LQ “Tìm hiểu về trung thu” - . -Nhận xét nêu gương cuối ngày . - Ôn “Tìm hiểu về trung thu” - LQ “So sánh to nhỏ 2 đối tượng” - Nhận xét nêu gương cuối ngày. - Ôn “So sánh to nhỏ 2 đối tượng” - LQ: thơ “Trăng sáng”. - Nhận xét nêu gương cuối ngày. - Ôn: thơ “Trăng sáng”. - LQ: bài hát: “Đêm trung thu” - Nhận xét nêu gương cuối ngày. - Ôn: bài hát: “Đêm trung thu” - Sinh hoạt văn nghệ. - Nhận xét nêu gương cuối tuần. Vệ sinh, trả trẻ - Vệ sinh trẻ sạch sẽ trước khi cho trẻ về. - Cô tạo cho trẻ niềm vui khi về với gia đình. - Trao đổi với phụ huynh về những nội dung cần thiết như tình hình học tập, các hoạt động trong một ngày của bé. - Nhắc nhở cháu chào cô, cha mẹ khi về. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC Chủ đề nhánh: TẾT TRUNG THU Thời gian: Từ 12/09 – 16/09/2016 I. YÊU CẦU: - Biết phân vai chơi cho từng góc chơi. - Thể hiện các trò chơi theo bản thân – tết trung thu. - Biết về đúng vị trí góc chơi. - Trẻ nhập vai, biết thể hiện tính đoàn kết trong khi chơi. 1. Góc đóng vai: Trò chơi “Bán hàng, quầy giải khát”. - Trẻ biết phân vai chơi, bước đầu thể hiện các vai chơi bán hàng, bán quầy giải khát - Thái độ ứng xử của các thành viên trong trò chơi: Chủ cửa hàng, chủ quán và nhân viên phải biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. 2. Góc xây dựng: Xây khu vui chơi. - Trẻ biết dùng các “vật liệu xây dựng” biết phối hợp cùng nhau làm việc để hoàn thành công trình. - Biết phân công nhiệm vụ cho từng “chú công nhân”, 3. Góc nghệ thuật: Nặn bánh trung thu, trang trí đèn trung thu. - Trẻ biết vẽ ông trăng tròn, biết vẽ chiếc bánh trung thu hình vuông, hình tròn... và biết dùng những hình tròn to , nhỏ nhiều màu sắc trang trí đèn trung thu. - Bước đầu cho trẻ cảm nhận được cái đẹp trên sản phẩm của mình làm ra. - Biết giữ trật tự khi hoạt động nhóm . 4. Góc học tập: Ghép tranh , làm sách về tết trung thu - Trẻ biết lựa chọn tranh ghép đúng yêu cầu của cô, biết chọn lựa hình ảnh để làm sách. - Biết ngồi ngay ngắn khi làm album, khi ghép tranh... 5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh. - Cháu làm quen thực hành chăm sóc cây - Cháu được trải nghiệm thực tế. II. CHUẨN BỊ: 1. Góc đóng vai: Trò chơi “ Bán hàng , quầy giải khát”. - Một số đồ dùng bán hàng( Trang phục của bé, nón, áo,...) - Quầy giải khát (nước suối, nước ngọt, sữa...) 2. Góc xây dựng: Xây khu vui chơi. - Gạch: lớn, nhỏ - Hàng rào, nhiều đồ chơi.... - Thuyền lắc, xích đu.... - Nón bảo hộ. Cổng lớn, cổng nhỏ 3. Góc nghệ thuật: Nặn bánh trung thu, trang trí đèn trung thu. - Tranh về trăng, tranh về bánh trung thu, đèn trung thu.... - Giấy vẽ, bút chì, bút màu, hình vuông, hình tròn...trang trí. 4 Góc học tập: Ghép tranh , làm sách về tết trung thu - Hình ảnh về tết trung thu. - Hồ dán, giấy a4... 5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh - Một số dụng cụ làm vườn như bình tưới - Cát khô, nước , khăn lau..... III. HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ - Cô và trẻ cùng hát bài: “ Đêm trung thu”. - Sau giờ học đến giờ gì? - Lớp chúng ta đang hoạt động ở chủ đề gì? - Theo các con chúng ta nên tổ chức bao nhiêu góc chơi? - Dự kiến tổ chức hoạt động góc cho trẻ: 1.Thỏa thuận trước khi chơi: * Góc xây dựng:Khu vui chơi. + Hôm nay góc xây dựng chúng ta sẽ chơi gì? + Để xây được công trình cần có ai? + Khi làm việc thì các chú công nhân phải như thế nào? + Nếu bạn là chủ công trình thì bạn sẽ xây khu vui chơi như thế nào? * Góc đóng vai: bán hàng, quầy giải khát. + Theo bạn thì hôm nay góc phân vai lớp mình sẽ chơi gì? + Cần có những vai chơi nào? + Công việc của từng vai chơi? + Công việc của người chủ cửa hàng làm gì? + Nhân viên bán hàng có nhiệm vụ gì? + Thái độ của từng vai chơi? * Góc nghệ thuật: Nặn bánh trung thu, trang trí đèn trung thu. + Hôm nay góc nghệ thuật lớp mình sẽ chơi gì? + Cô cũng có rất nhiều đèn trung thu, có rất nhiều hình ảnh bánh trung thu, Vậy để vẽ được trang và bánh trung thu thì chúng ta phải làm gì? * Góc học tập : Ghép tranh , làm sách về tết trung thu - Cô có rất nhiều sách , hình ảnh tết trung thu ...Theo các bạn hôm nay chúng ta sẽ chơi trò chơi gì? * Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh - Góc thiên nhiên các con sẽ chơi trò chơi gì? - Các con sẽ chơi như thế nào? Ngay bây giờ mời tất cả các bạn hãy về nhóm chơi của mình. * Cô cho trẻ về nhóm thảo luận và phân công vai chơi cụ thể của từng thành viên trong từng góc chơi 2. Quá trình chơi: - Cho trẻ chơi, trẻ tự nhận vai chơi và thỏa thuận cách chơi với nhau trong nhóm. - Cô theo dõi các góc chơi. Chú ý bao quát, gợi ý để trẻ nhập vai chơi. Cô nhập vai chơi để trò chuyện bằng ngôn ngữ trò chơi cùng trẻ. Dùng ngôn ngữ của vai chơi để gợi ý giúp trẻ phản ánh đúng hành động và thái độ của vai chơi. - Cô chú ý xử lý tình huống xảy ra trong quá trình chơi, ví dụ: + Góc xây dựng: Khi góc mất trật tự, cô nhập vai và hỏi thăm khi nào công trình hoàn thành để bàn giao? Vậy chúng ta phải làm việc như thế nào? + Góc nghệ thuật: Nếu trẻ không tập trung thể hiện vai chơi thì cô đóng vai khách hỏi mua tranh, thu hút để trẻ hoàn thành những bức tranh. + Góc học tập: Khi trẻ chơi chưa đúng luật chơi cô vào cùng chơi với trẻ bạn ơi cho tôi chơi với nhé. + Góc đóng vai: Nhắc nhỡ trẻ nếu bàn ghế trong quán không ngay ngắn hay cửa hàng để đồ dùng không ngăn nấp,nên sắp xếp lại... - Gợi ý để trẻ phát triển trò chơi theo ý tưởng sáng tạo của trẻ. - Biết liên kết giữa các góc chơi. - Trẻ sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp. 3. Nhận xét sau khi chơi: * Nhận xét hành động qua vai chơi: - Cô gợi ý cho trẻ nhận xét các vai chơi trong nhóm. - Cô đến từng góc chơi nhập vai chơi đàm thoại với trẻ về kết quả chơi, lưu ý trẻ cần bổ sung gì cho lần chơi sau. * Nhận xét buổi chơi: - Trẻ tập trung về một góc chơi tốt nhất.Dùng ngôn ngữ trò chơi nhận xét về cách chơi của trẻ, những gì cầm bổ sung cho lần chơi sau. - Nhận xét cả lớp.Cho trẻ thu dọn đồ chơi. - Nhắc trẻ vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi để giữ vệ sinh cơ thể. - Trẻ hát và vận động - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ về nhóm thảo luận và tiến hành chơi - Trẻ lắng nghe. - Trẻ thực hiện KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Thứ hai,ngày 12 tháng 09 năm 2016 Đề tài:TRƯỜN THEO HƯỚNG THẲNG TCVĐ: Tung cao hơn nữa I.YÊU CẦU: 1. Kiến thức:  - Trẻ  nhớ tên vận động, biết trườn theo hướng thẳng .    -Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi, luật chơi của trò chơi vận động . 2.Kỹ năng: - Trẻ biết phối hợp tay, chân khi trườn. - Trẻ biết trườn người sát sàn nhà. - Giúp trẻ phát triển cơ tay, cơ chân,khả năng chú ý ,tư duy... - Giúp trẻ phát triển sự khóe léo,nhanh nhen, bền bỉ khi thực hiện các vận động và khi chơi. 3.Thái độ: -Giáo dục trẻ tính đoàn kết phối hợp cùng bạn khi chơi. II.CHUẨN BỊ - Vạch chuẩn - Sàn nhà sạch sẽ (có thể trãi chiếu để trẻ trườn sắp). III.HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ Hoạt động 1: Khởi động - Để có một cơ thể khỏe mạnh thì lớp chúng ta cùng với cô tập thể dục nhé. *Khởi động: -Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi:Trẻ đi thường - đi kiễng gót - đi thường - đi bằng gót chân - đi khom lưng-chạy chậm - chạy nhanh - đi thường. -Trẻ dàn thành 3 hàng ngang cách đều nhau. Hoạt động 2: Trọng động: Bé thể hiện. a.Bài tập phát triển chung: -Động tác tay 1: Xoa cổ tay (8 lần x 8 nhịp) -Động tác chân 1: Kiễng chân(4 lần x 8 nhịp) -Động tác lưng-bung 1: Gập bụng(4 lần x 8 nhịp) -Động tác bật 1: Bật thằng (8 lần x 8 nhịp). -Về đội hình 2 hàng ngang chuẩn bị bài tập: “Trườn theo hướng thẳng” b. Vận động cơ bản: “ Trườn theo hướng thẳng”. Các con đã thấy khỏe chưa nào?Nếu đã khỏe thì các con cùng với cô học thêm bài tập vận động mới nhé. Vậy cô mời các con đứng hai hàng ngang đối diện nhau. Các con cùng nhìn cô làm mẫu trước nhé. + Cô làm lần1 không giải thích + Cô làm lần 2 vừa làm vừa giai thích. TTCB: Cô nằm sấp, duỗi thẳng hai chân, hai tay đặt sát vạch chuẩn, mắt nhìn thẳng đầu không cúi. TH: Khi có hiệu lệnh trườn kết hợp tay nọ, chân kia đạp mạnh, mắt nhìn thẳng đầu không cúi và trườn thẳng về phía trước. Chú ý trong khi trườn người phải nằm sát xuống nền nhà, trườn hết vạch thì đứng lên và đi về cuối hàng đứng. * Trẻ thực hiên: - Cho trẻ về đội hình 4 hàng dọc và lần lược cho trẻ thực hiện . - Chú ý sữa sai vận động viên trẻ tự tin thực hiện. - Trẻ thực hiên lần nưã. c. Trò chơi vận động: “Tung cao hơn nữa” - Cô giới thiệu tên trò chơi “Tung cao hơn nữa”. - Có ai biết chơi trò chơi này? Mời trẻ nêu cách chơi nếu biết. - Cách chơi: Giáo viên chuẩn bị cho mỗi trẻ một quả bóng. Trẻ cầm quả bóng và đứng ra ở chổ rộng hoặc sân chơi. Trẻ tung bóng lên cao phía trên đầu của mình và cố gắng bắt bóng bằng hai tay. Vừa tung vừa đọc: Quả bóng con con Quả bóng tròn tròn Tung cao em đỡ Tung cao hơn nữa Em bắt rất tài. - Luật chơi: Trẻ tung bóng lên cao và bắt bóng bằng hai tay, không được ôm bóng vào ngực. - Cô mời 1 vài trẻ chơi cùng cô 1 lần. - Chia trẻ thành 2 nhóm, tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần theo nhóm Cô động viên trẻ chơi, nhận xét quá trình chơi * Hoạt động 3: Hồi tĩnh Cho trẻ đi nhẹ nhàng hít thở sau. -Trẻ trả lời -Trẻ thực hiện -Trẻ tập theo cô - Trẻ quan sát -Trẻ quan sát -Trẻ thực hiện - Trẻ tham gia Nhận xét tiết dạy: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Thứ ba, ngày 13 tháng 09 năm 2016 Đề tài:TÌM HIỂU VỀ TRUNG THU I.YÊU CẦU 1.Kiến thức: - Trẻ biết ngày Tết Trung của dân tộc và một số phong tục tập quán của người Việt Nam. - Biết các loại hoa quả ,thức ăn các hoạt động vui chơi giải trí trong ngày Tết Trung Thu. - Trẻ biết được tác dụng của chúng đối với cơ thể. 2.Kỹ năng - Phát triển tư duy ngôn ngữ,khả năng chú ý quan sát ,phân loại,ghi nhớ có chủ định. - Cung cấp từ:Tết Trung thu. 3.Thái độ. - Trẻ trân trọng ngày Tết Trung Thu của dân tộc và tham gia tích cực vào các hoạt động đón trào ngày Tết Trung Thu. II.CHUẨN BỊ: - Các loai bánh mức:Bánh Trung Thu, kẹo,nước ngọt .. - Cô tập cho trẻ các bài về tết trung thu. III.HƯỚNG DẪN: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ *Hoạt động gây hứng thú: Cho trẻ xem một đoạn video nói về những hoạt động trong ngày tết trung thu. - Các con vừa được xem đoạn video nói về gì? - Những hoạt động đó thường được diễn ra trong ngày lễ gì? ( Lễ tết trung thu). Vậy bây giờ lớp chúng ta cùng trò chuyện về “ Ngày tết trung thu” nhé! Hoạt động 1: Tết trung thu * Quan sát bánh trung thu. - Các con nhìn xem đây là gì? - Những loại bánh này chỉ có vào ngày lễ gì?( Tết trung thu). - Ngày lễ trung thu diễn ra vào ngày nào?(ngày rằm tháng tám). - Vào ngày lễ tết trung thu các con thường thấy những loại bánh nào? ->Vào ngày trung thu thì có rất nhiều loại bánh : Bánh trung thu, bánh in, bánh bía.... * Đèn trung thu. - Ngoài bánh trung thu ra thì tết trung thu các con thường được làm gì ?( Được đi chơi, được mua cho đèn trung thu...). - Tại sao vào ngày tết trung thu các con được ba, mẹ mua cho đèn trung thu?( Vì đèn trung thu đặc trưng cho đồ chơi ngày tết trung thu). - Tết trung thu các con được chơi những trò chơi gì?( Được chơi lồng đèn trung thu, được chơi phá cỗ ăn kẹo bánh, được hát múa mừng hội...) ->Ngày tết trung thu có rất nhiều loại đèn trung thu, đen trung thu có rất nhiều con vật, đèn trung thu có rất nhiều mẫu , kiểu khác nhau... * Chú cuôi, chị Hằng. - Trung thu có đèn , có bánh trung thu, ngoài những thứ đó ra thì các con còn được nghe kể về ai?( Chú cuội, chị hằng). - Chú cuội, chị Hằng ở đâu? Tại sao chú cuôi, chị Hằng chỉ xuất hiện trong ngày tết trung thu ? - Ngoài chú cuội và chị hằng ra thì các con còn được nghe kể gì trong đêm trung thu nữa?( Ông trăng tròn). -> Chú cuội ở trên cung trăng, chị Hằng cũng vậy, hằng năm vào ngày tết trung thu vào ngày mà ông trăng tròn thật sáng, thật lấp lánh...thì chú cuội và chị hằng mới xuất hiện để cùng các bé vui múa hát dưới ánh trăng tròn để đón tết trung thu... *Giáo dục: Khi ăn quả bánh kẹo nhớ phải rữa tay, rữa quả mới được ăn. * Hoạt động 2 : Trò chơi “Chuyền cờ” - Cách chơi:cô chuyền cờ,lá cờ đến bạn nào vừa hết một đoan bà hát,bạn đó phải kể tên một món ăn hoặc loại bánh mức trẻ đã biết trong ngày Tết trung thu. - Luật chơi:Bạn nào không kịp chuyền, không kể được phải hát hoặc thua cuộc. -Trẻ ngồi vòng tròn cô chuyền hai cờ về hai phía,cờ đến tay ,người ấy nói (cô gợi hỏi thêm). * Hoạt động 3:Thi ai nhanh tay. - Cách chơi: Chia lớp thành 3 nhóm.Cô phát cho mỗi nhóm một rổ đồ dùng về nhiều hình ảnh.Yêu cầu trẻ phải tìm những hình ảnh về trung thu gắn lên tranh của đội mình. - Luật chơi: Tìm nhanh và đúng thì nhóm đó thắng. Kết thúc : Cho trẻ hát và vận động bài hát “ Đêm trung thu”. - Trẻ quan sát. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe. - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện. Nhận xét tiết dạy: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN THẪM MỸ Thứ ba, ngày 13 tháng 09 năm 2016 Đề tài : NẶN BÁNH TRUNG THU I.YÊU CẦU : 1. Kiến thức: -Trẻ biết nặn các loại bánh theo đặc điểm (vuông,tròn), biết gọi tên bánh hoặc đặt tên cho bánh. 2. Kỹ năng: - Củng cố kỹ năng xoay tròn,ấn bẹt. - Phát triển trí tưởng tượng ,sáng tạo,biết sử dụng nguyên vật liệu để nặn tên các loại bánh và đặt tên cho những loại bánh đó. - Biết được tên gọi của một số món ăn và thực phẩm thông dụng. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ tập trung, kiên nhẫn hoàn thành sản phẩm, biết quan tâm đến bạn khi thực hành và biết chải răng sau khi ăn bánh ngọt. II. CHUẨN BỊ: - Hình ảnh cửa hàng bán bánh trên máy tính có nhiều kiểu bánh khác nhau. - Một vài mẫu bánh nặn sẵn của cô - Đất nặn, bảng con, khăn lau tay cho trẻ - Nhạc nhẹ không lời về trung thu III. HƯỚNG DẪN : HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ *Hoạt động:Gây hứng thú - Hôm nay lớp mình được mời đi dự tiệc mừng tết trung thu, nhưng trước khi đi cô và các con cùng đi tham quan một nơi, xem đó là nơi nào nhé! *Hoạt động 1: Quan sát - Mời các bạn hãy cùng cô tới thăm quan một xưởng làm bánh Trung thu nhé. - Cho trẻ xem một đoạn phim về bánh trung thu với nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau Sau đó cô trò chuyện với trẻ: + Con thấy gì trong đoạn phim? a. Quan sát vật thật + Các bạn nhìn xem cô có bánh gì đây? + Bánh có dạng hình gì? + Phía trên của bánh có gì đặc biệt? + Màu sắc của bánh như thế nào? b. Quan sát vật mẫu - Cho trẻ quan sát một số bánh mẫu cô đã nặn và đàm thoại theo nội dung của từng bánh mẫu. + Bánh có dạng hình gì? ( tròn, vuông, tam giác, hình chữ nhật, hình ngôi sao) + Màu sắc của bánh như thế nào? + Trên bề mặt của bánh có gì? + Nhân của bánh nằm ở đâu? + Cô phải sử dụng kỹ năng gì để nặn được chiếc bánh này? c. Quan sát cô làm mẫu Để nặn được bánh trung thu, chúng ta làm theo 3 bước: - Bước 1: Lấy một mẫu đất nặn, nhồi đất cho mềm - Bước 2: Dùng kỹ năng lăn tròn, lăn tròn mẫu đất - Bước 3: Lấy khuôn của bánh trung thu đặt lên mẫu đất đã được lăn tròn, lấy khuôn ra, cô được bánh trung thu rồi. Hoạt động 2: Trẻ thực hiện Hôm nay chúng ta hãy cùng làm những người thợ tí hon sản xuất ra những chiếc bánh thật đẹp và xinh xắn nhé - Hỏi ý kiến của một vài trẻ: Con định nặn cho mình chiếc bánh như thế nào? - Con sử dụng kỹ năng gì để nặn chiếc bánh ấy? - Cho trẻ về vị trí và nặn trên nền nhạc nhẹ không lời. - Cô đến bên trẻ quan sát giúp đỡ những trẻ lúng túng. Hoạt động 3: Chiếc bánh nào xinh nhất? - Cho trẻ trưng bày sản phẩm - Mời trẻ lên tìm sản phẩm mà con cho là đẹp nhất và nói đươc vì sao là đẹp? - Cô nhận xét chung về sản phẩm bánh của cả lớp - Góp ý và động viên một vài sản phẩm chưa hoàn thiện lần sau cần cố gắng hơn. * Kết thúc: Trẻ vệ sinh và nghỉ ngơi nhẹ nhàng. - Trẻ đi tham quan cùng cô - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời -Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện Nhận xét tiết dạy: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ KẾ HOẠCH HỌAT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Thứ tư, ngày 14 tháng 09 năm 2016 Đề tài: SO SÁNH TO - NHỎ 2 ĐỐI TƯỢNG I. YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ biết so sánh được sự khác nhau giữ hai đối tượng. - Biết so sánh to-nhỏ giữ hai đối tượng. - Hình thành ở trẻ thuật ngữ biểu tượng:To hơn - nhỏ hơn 2. Kỹ năng: -Trẻ có kỹ năng so sánh to-nhỏ. - Sử dụng đúng thuật ngữ To hơn - nhỏ hơn trong việc so sanh hai đối tượng. - Luyện kỹ năng quan sát ghi nhớ có chủ định, sử dụng đồ dùng đồ chơi theo hiệu lệnh củ cô. - Rèn cho trẻ tính mạnh dạn,kỹ năng tự tinh trả lời các câu hỏi. 3.Thái độ -Trẻ biết lắng nghe,chú ý và biết nhường nhịn nhau khi chơi -Trẻ ngoan có ý thức học. II.CHUÂN BỊ: - Hình ảnh trên Powerpoint so sánh độ lớn 2 đối tượng: 2 chiếc dĩa, 2 chiếc bánh trung thu. - Đồ dùng cho trẻ: Mỗi rổ cho trẻ gồm có ông trăng, ngôi sao, chiếc bánh có màu sắc khác nhau và độ lớn khác nhau. - 4 vòng tròn có hình trăng tròn và trăng khuyết có độ lớn khác nhau. - Nhạc về chủ điểm. III. HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ *Hoạt động:Gây hứng thú Cô và trẻ hát theo nhạc 1 đoạn bài “ Đêm trung thu” - Sau khi hát xong, trẻ về ngồi theo 4 tổ. Hoạt động 1: Những chiếc bánh xinh - Sắp đến tết trung thu, chúng ta cùng đi mua bánh trung thu về để chuẩn bị tết trung thu nhé - Đại diện của mỗi tổ đi mua 1 bánh về cho tổ mình. - Chọn ra 1 bánh in và 1 bánh trung thu và gợi hỏi: - Con nhận xét gì 2 chiếc bánh này? + Bánh nào to hơn? + Bánh nào nhỏ hơn? - Vì sao con biết? Hoạt động 2: Bé khám phá Để biết được chiếc bánh nào to hơn chúng ta cùng xem nhé: (Powerpoint) “ Đặt chồng 2 chiếc bánh lên nhau, nếu chiếc bánh nào thừa ra là lớn hơn, bánh kia là nhỏ hơn.” - Nhìn xem cô có gì nữa đây?̣ (chiếc đĩa màu xanh, chiếc dĩa màu đỏ) - Có mấy chiếc dĩa?̣ (hai chiếc đĩa) - Hai chiếc dĩa này như thế nào với nhau? -> Đặt chồng 2 chiếc đĩa lên nhau, nếu chiếc đĩa nào thừa ra là lớn hơn, đĩa kia là nhỏ hơn.” - Thế bây giờ mình để bánh lớn hơn vào dĩa lớn hơn và bánh nhỏ hơn để vào dĩa nhỏ hơn mời các bạn ăn nhé. *Thực hành: Cho trẻ chọn đồ dùng trong rổ theo yêu cầu của cô: - Lần 1: + Trẻ chọn và giơ lên ông trăng to hơn. + Trong rổ còn lại là ông trăng như thế nào? + Tương tự với ngôi sao và chiếc bánh - Lần 2: Cô yêu cầu chọn theo màu sắc và nói xem đồ vật có màu đó là to hơn hay nhỏ hơn. Hoạt động 3: Những ngôi sao dễ thương Cách chơi: Cô có 2 mặt trăng: Mặt trăng màu vàng và mặt trăng màu cam. Mặt trăng màu vàng nhỏ hơn mặt trăng màu cam. - Mỗi bạn sẽ chọn cho mình một ngôi sao. Cô cùng trẻ đi chơi và hát những bài về trung thu và so sánh ngôi sao của mình với ngôi sao của bạn. Khi cô yêu cầu trẻ về nhóm thì bạn có ngôi sao nhỏ hơn sẽ bước vào mặt trăng nhỏ hơn, bạn có ngôi sao to hơn sẽ bước vào mặt trăng to hơn. - Lần 2: Các bạn đổi ngôi sao cho nhau. * Kết thúc: Trẻ nghỉ ngơi nhẹ nhàng -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời - Trẻ trả lời -Trẻ thực hiện - Trẻ tham gia vào trò chơi Nhận xét tiết dạy: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ KẾ HOẠCH HOAT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Thứ năm, ngày 15 tháng 09 năm 2016 Đề tài : Thơ “TRĂNG SÁNG” I. Yêu Cầu 1. Kiến thức. - Trẻ thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ. - Nhớ được các tình tiết trong bài thơ. 2. Kỹ năng. - Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm - Rèn cho trẻ tính tự tin khi lên đọc thơ. 3. Thái độ. - Trẻ hứng thú tham gia trò chơi. II/ chuẩn bị - Tranh minh hoạ nội dung bài thơ - Máy tính, que chỉ, III. HƯỚNG DẪN : HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ Hoạt động 1: Tạo hứng thú. Cho trẻ xem một đoạn clip về trung thu - Các bạn vừa xem những hình ảnh của lễ hội nào? - Trăng rằm đêm trung thu có gì đặc biệt? Hoạt động 2: Bé đọc thơ: Trăng sáng - Hôm nay cô có một bài thơ nói về ánh trăng sáng ngày rằm.. - Bài thơ có tên là: Trăng sáng của tác giả Trần Đăng Khoa. - Các con chú ý lắng nghe cô đọc bài thơ nhé! - Lần 1: Cô đọc cho trẻ nghe. - Bài thơ cô vừa đọc có tên là gì nhỉ? - Của tác giả nào? - Lần 2: Để bài thơ được hay hơn khi cô kết hợp với tranh trên powerpoint đấy. - Bài thơ cô vừa đọc có tên là gì nhỉ? - Của tác giả nào? - Sân nhà sáng hơn là nhờ gì? - Trăng khi tròn được tả như thể nào? - Còn khi trăng khuyết thì sao? - Vì sao các bạn nhỏ lại yêu quý mặt trăng? - Lần 3: Cô cho trẻ đọc cùng cô. Bây giờ các con hãy đọc to cùng cô bài thơ này nhé! (cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân đọc) - Lần 4: Cho trẻ thi: Ai đọc thơ hay nhất. Bây giờ cô sẽ mời 4 bạn lên đọc thi xem ai đọc hay nhất, diễn cảm nhất. - Ngoài ra trăng sáng còn đem đến cho chúng ta nhiều lễ hội như lễ hội rằm tháng giêng, lễ hội Vu Lan báo hiếu, và đặc biệt nhất là có lễ hội trung thu dành cho các bạn nhỏ. Hoạt động 4: Kết thúc. - Hôm nay lớp mình học rất giỏi cô khen cả lớp. - Bây giờ các con hát bài: Đêm trung thu rồi đi ra ngoài dạo chơi nhé! Trẻ trả lời. Trẻ trả lời. Trẻ lắng nghe. Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời Trẻ đọc cùng cô. Trẻ thi đọc thơ. Trẻ lắng nghe. Trẻ hát và đi ra ngoài chơi. Nhận xét tiết dạy: .........................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN 02- tettrungthu.doc
Tài liệu liên quan