Giáo án mầm non lớp mầm - Tuần 08 - Chủ đề nhánh: Ngôi nhà thân yêu

 

I. YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ biết trườn sấp và kỹ năng trèo qua ghế thể dục.

- Khi trèo ghế thể dục, trẻ biết hai tay ôm ngang ghế áp bụng sát ghế, lần lượt đưa từng chân qua ghế rồi đi về cuối hàng.

2. Kỹ năng:

- Dạy trẻ kỹ năng trườn sấp và kỹ năng trèo qua ghế thể dục.

- Kỹ năng trườn sấp thành thạo phối hợp chân tay nhịp nhàng, mắt nhìn về phía trước

- Khi trèo ghế thể dục, trẻ biết hai tay ôm ngang ghế áp bụng sát ghế, lần lượt đưa từng chân qua ghế rồi đi về cuối hàng

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe.

II. CHUẨN BỊ

- Sân sạch thoáng, nhạc “ Nhà của tôi ”

- Ghế thể dục .

 

doc21 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 5707 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Tuần 08 - Chủ đề nhánh: Ngôi nhà thân yêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Nhận xét, tuyên dương. - Vệ sinh trả trẻ. - Cho trẻ cắm cờ. - Ôn các bài thơ, bài hát đã học trong tuần. - Sinh hoạt văn nghệ. -Nhận xét nêu gương cuối tuần. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC Chủ đề nhánh : NGÔI NHÀ THÂN YÊU Từ ngày : 24/10-28/10/2016 I. YÊU CẦU CHUNG - Biết cất dọn đồ chơi ngăn nắp gọn gàng sau khi chơi - Trẻ tự nguyện chọn góc chơi phù hợp với chủ đề trường mầm non. - Cháu biết sử dụng đồ chơi, không tranh giành đồ chơi với bạn. - Cháu vào chơi theo nhóm hay cá nhân tùy theo ý thích của cháu. - Giáo dục cháu đoàn kết, phối hợp với bạn trong quá trình chơi. 1. Góc phấn vai: Gia đình Nấu ăn - Biết thể hiện các vai trong gia đình: Bố, mẹ, con, - Biết được các thao tác nấu ăn và cách tổ chức bữa ăn cho gia đình 2. Góc xây dựng: Xây khu chung cư - Trẻ xây Xây khu chung cư” có vườn hoa, ao cá, vườn rau, vườn cây ăn quả, biết sáng tạo them các công trình phụ, 3. Góc nghệ thuật: Cắt dán ngôi nhà, tô màu một số đồ dùng gia đình , xếp hình ngôi nhà bằng que. - Trẻ biết cắt dán ngôi nhà, vẽ thêm một số hình ảnh trang trí. - Trẻ biết tô màu kín hình, không tô lem ra ngoài một số đồ dùng gia đình. - Trẻ biết phối hợp với nhau để xếp hình ngôi nhà bằng que. 4. Góc học tập: Làm album về các kiểu nhà, một số đồ dùng gia đình, chọn nhóm đồ dùng có số lượng 4. - Trẻ biết cắt dán, tô màu các hình của ngôi nhà và các đồ dùng gia đình để làm thành album. - Biết chọn và tô màu nhóm đồ vật có số lượng 4. 5. Góc thiên nhiên: Chơi với cát, nước. - Cháu làm quen thực hành chơi với cát và nước - Cháu được trải nghiệm thực tế. II. Chuẩn bị. 1.Góc phân vai: Gia đình Nấu ăn - Một số đồ dùng gia đình. - bàn, ghế. - Một số loại thực phẩm 2. Góc xây dựng: Xây khu chung cư - Gạch, hàng rào, cổng xây dựng. - Cây xanh, bông hoa, cỏ, một số loại rau, một số loại động vật sống dưới nước. 3. Góc nghệ thuật: Cắt dán ngôi nhà, tô màu một số đồ dùng gia đình , xếp hình ngôi nhà bằng que. - Màu sáp, hồ dán, kéo. - Giấy màu, ống hút, giấy A4. - Hình tô màu một số đồ dùng gia đình. - Nơi trưng bày sản phẩm. 4. Góc học tập: Làm album về các kiểu nhà, một số đồ dùng gia đình, chọn nhóm đồ dùng có số lượng 4. - Hình ảnh một số kiểu nhà, một số đồ dùng gia đình. - Sách để làm album. - Nhóm một số đồ vật có số lượng trong phạm vi 4. - Kéo, hồ dán, màu sáp, bàn ghế. 5. Góc thiên nhiên: Chơi với cát, nước - Cát, nước - Xô, khuôn in hình trên cát, chai, phễu, III. HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Ổn định Tạo tình huống thỏ con đến thăm lớp và thỏ con muốn tham gia hoạt động góc cùng với các bạn. -Lớp mình đang hoạt động ở chủ điểm nào? - Hôm nay lớp mình chơi ở những góc chơi nào? 1.Thỏa thuận trước khi chơi: *Góc phân vai: Gia đình Nấu ăn - Trò chơi gia đình có những vai chơi nào? - Những người trong gia đình phải biết đối sử với nhau như thế nào? - Cửa hàng thực phẩm có những vai chơi nào? - Người bán làm nhiệm vụ gì? - Còn khách đến mua hàng thì sao? - Khi chơi thì các bạn phải chơi như thế nào? * Góc xây dựng: Xây khu chung cư - Ở góc xây dựng con sẽ xây gì? - Trong công trình có những ai? - Chủ công trình làm gì? - Còn các chú công nhân thì sao? - Khi xây ngôi nhà thì các bạn sẽ xây những gì? - Khi chơi thì các bạn phải chơi như thế nào? * Góc nghệ thuật: Cắt dán ngôi nhà, tô màu một số đồ dùng gia đình , xếp hình ngôi nhà bằng que. - Góc nghệ thuật các con sẽ chơi những trò chơi nào? - Các con dũng kĩ năng gì để cắt dán ngôi nhà? - Các con dũng kĩ năng gì để xếp hình ngôi nhà bằng ống hút? - Khi tô màu một số đồ dùng gia đình, các con phải tô như thế nào? * Góc học tập: Làm album về các kiểu nhà, một số đồ dùng gia đình, chọn nhóm đồ dùng có số lượng 4. - Góc học tập các con sẽ chơi trò chơi gì? - Các con làm album như thế nào? * Góc thiên nhiên: Chơi với cát nước - Góc thiên nhiên các con sẽ chơi trò chơi gì? - Các con sẽ chơi như thế nào? Ngay bây giờ mời tất cả các bạn hãy về nhóm chơi của mình. * Cô cho trẻ về nhóm thảo luận và phân công vai chơi cụ thể của từng thành viên trong từng góc chơi 2. Quá trình chơi: - Cho trẻ chơi, trẻ tự nhận vai chơi và thỏa thuận cách chơi với nhau trong nhóm. - Cô theo dõi các góc chơi. Chú ý bao quát, gợi ý để trẻ nhập vai chơi. Cô nhập vai chơi để trò chuyện bằng ngôn ngữ trò chơi cùng trẻ. Dùng ngôn ngữ của vai chơi để gợi ý giúp trẻ phản ánh đúng hành động và thái độ của vai chơi. - Cô chú ý xử lý tình huống xảy ra trong quá trình chơi, ví dụ: + Góc xây dựng: Khi góc mất trật tự, cô nhập vai và hỏi thăm khi nào công trình hoàn thành để bàn giao? Vậy chúng ta phải làm việc như thế nào? + Góc nghệ thuật: Nếu trẻ không tập trung thể hiện vai chơi thì cô đóng vai khách hỏi mua tranh, thu hút để trẻ hoàn thành những bức tranh. + Góc học tập: Khi trẻ chơi chưa đúng luật chơi cô vào cùng chơi với trẻ bạn ơi cho tôi chơi với nhé. + Góc đóng vai: Nhắc nhỡ trẻ nếu trẻ bày quá nhiều đồ vật không cần thiết lên bàn ăn của gia đình - Gợi ý để trẻ phát triển trò chơi theo ý tưởng sáng tạo của trẻ. - Biết liên kết giữa các góc chơi. - Trẻ sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp. 3. Nhận xét sau khi chơi: * Nhận xét hành động qua vai chơi: - Cô gợi ý cho trẻ nhận xét các vai chơi trong nhóm. - Cô đến từng góc chơi nhập vai chơi đàm thoại với trẻ về kết quả chơi, lưu ý trẻ cần bổ sung gì cho lần chơi sau. * Nhận xét buổi chơi: - Trẻ tập trung về một góc chơi tốt nhất.Dùng ngôn ngữ trò chơi nhận xét về cách chơi của trẻ, những gì cầm bổ sung cho lần chơi sau. - Nhận xét cả lớp. - Cho trẻ thu dọn đồ chơi. - Nhắc trẻ vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi để giữ vệ sinh cơ thể. Chủ điểm: Gia đình thân yêu Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2016 Đề tài : TRƯỜN SẤP, TRÈO QUA GHẾ THỂ DỤC I. YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ biết trườn sấp và kỹ năng trèo qua ghế thể dục. - Khi trèo ghế thể dục, trẻ biết hai tay ôm ngang ghế áp bụng sát ghế, lần lượt đưa từng chân qua ghế rồi đi về cuối hàng.  2. Kỹ năng: - Dạy trẻ kỹ năng trườn sấp và kỹ năng trèo qua ghế thể dục. - Kỹ năng trườn sấp thành thạo phối hợp chân tay nhịp nhàng, mắt nhìn về phía trước - Khi trèo ghế thể dục, trẻ biết hai tay ôm ngang ghế áp bụng sát ghế, lần lượt đưa từng chân qua ghế rồi đi về cuối hàng 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe. II. CHUẨN BỊ - Sân sạch thoáng, nhạc “ Nhà của tôi ” - Ghế thể dục. III. HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Ổn định - Hôm nay các gia đình cùng tham gia hội thao nhé!. * Hoạt động 1: Khởi động - Cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn bài “Thể dục buổi sáng”, kết hợp các kiểu: đi bằng mũi chân, gót chân, chạy nhanh, chạy chậm. - Về đội hình 3 hàng ngang * Hoạt động 2: Trọng động a. Bài tập phát triển chung + Động tác hô hấp: Thổi nơ bay + Động tác tay vai 1: Đưa hai tay đưa ra trước, lên cao. (8 lần 4 nhịp) ĐTNM + Động tác chân 1: Ngồi xổm đứng lên liên tục. ( 8 lần 4 nhịp) ĐTNM + Động tác lưng bụng 2: Quay người sang bên. ( 4 lần 4 nhịp) + Động tác bật: Bật tại chỗ. ( 4 lần 4 nhịp) - Về đội hình 2 hàng ngang chuẩn bị bài tập: “Trườn sấp, trèo qua ghế thể dục” b. Vận động cơ bản - Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các bạn vận động “Trườn sấp, trèo qua ghế thể dục” Chúng ta cùng đoán xem bạn nào có thể làm tốt bài tập này nhé! - Để thực hiện được trước hết các bạn cùng quan sát cô làm mẫu. - Cô làm mẫu lần 1. - Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích: + Trườn sấp, trèo qua ghế thể dục TTCB: Nằm sấp sát vạch chuẩn, ngực áp sát sàn, 2 tay để phía trước, khủy tay hơi gập, 1 tay chôm ra, 1 chân co, 1 chân thẳng TH : Khi có hiệu lệnh trườn các con trườn kết hợp tay nọ, chân kia, mắt nhìn thẳng. Khi trườn đến ghế thì dùng hai tay ôm ngang ghế , cô áp bụng sát ghế, rối lần lượt đưa từng chân qua ghế rồi cô đi về cuối hàng. * Trẻ thực hiện: - Chia trẻ đứng thành 2 hàng dọc, thực hiện lần lượt cho đến hết lớp (2 lần). - Cho trẻ đứng thành 4 hàng dọc và thi đua giữa 4 đội. - Cô bao quát kết hợp với sửa sai, động viên khuyến khích trẻ thực hiện tốt động tác. * Củng cố: Cô hỏi lại tên bài tập. Mời 2 trẻ khá nhất thực hiện lại động tác cho cả lớp cùng xem. * Hoạt động 3: Hồi tỉnh - Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng thả lỏng tay chân  * Kết thúc: nhận xét và tuyên dương  - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ quan sát Trẻ thực hiện Trẻ thực hiện Trẻ thực hiện Nhận xét tiết dạy: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN THẪM MỸ Thứ hai, ngày 24 tháng 10 năm 2016 Đề tài : VẼ NGÔI NHÀ I.YÊU CẦU : 1. Kiến thức: - Cháu biết vẽ ngôi nhà theo ý tưởng của mình 2. Kỹ năng : - Luyện kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay để vẽ được những sản phẩm đẹp - Phát triển khả năng sáng tạo khi tô màu tranh. - Trẻ biết sử dụng đôi bàn tay khéo léo của mình để tạo nên những sản phẩm đẹp 3. Thái độ - Trẻ biết yêu quý và giữ gìn sản phẩm của mình - Biết sắp xếp bố cục hợp lý. - Trẻ biết yêu quý cái đẹp, biết tạo ra cái đẹp, biết giữ gìn sản phẩm mình và bạn II. CHUẨN BỊ: - Tranh mẫu của cô. - Tập tạo hình, Bút màu - Nhạc không lời - Góc trưng bài sản phẩm - Bàn ghế. III. HƯỚNG DẪN : HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ *Hoạt động gây hứng thú - Cô cùng trẻ hát bài: “ Nhà của tôi” - Các bạn vừa hát bài gì? - Các bạn biết những kiểu nhà nào Mỗi chúng ta, ai cũng có một ngôi nhà, nơi mà gia đình chúng ta sống cùng nhau, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. - Trường mình sắp tổ chức cuộc thi thiết kế nhà. Bây giờ chúng ta vẽ các ngôi nhà thật đẹp để cùng tham gia vào cuộc thi nhé! *Hoạt động 1: Bé quan sát * Quan sát tranh mẫu - Trường mình sắp tổ chức cuộc thi thiết kế nhà. Bây giờ chúng ta vẽ các ngôi nhà thật đẹp để cùng tham gia vào cuộc thi nhé! + Các bạn nhìn xem cô có tranh gì đây ?( Tranh các kiểu nhà) + Trong tranh cô có gì?( Nhà ngói, nhà một tầng, nhà cao tầng) + Các kiểu nhà được vẽ như thế nào? + Được tô màu gì? -> Đây là tranh các kiểu nhà: Nhà ngói, nhà một tầng, nhà cao tầng, * Quan sát tranh mẫu. - Nhìn xem cô có tranh gì nữa đây? - Trong tranh có những gì? - Mái nhà có dạng hình gì? - Để vẽ được mái nhà, cô vẽ như thế nào? - Thân nhà có dạng hình gì? - Để vẽ được thân nhà, cô vẽ như thế nào? - Cửa sổ có dạng hình gì? - Cô dùng nét gì để vẽ cửa sổ - Cửa chính có dạng hình gì? - Cô dùng nét gì để vẽ cửa chính? * Quan sát cô làm mẫu. - Cô thực hiện : vừa làm vừa giải thích - Trước khi vẽ các con phải ngồi như thế nào? -> Các con phải ngồi ngày ngắn, cầm bút bằng tay phải và 3 đầu ngón tay, dùng nét xiên phải, xiên trái và nét ngang để vẽ hình tam giác làm mái nhà, vẽ nét ngang, nét thẳng đứng để vẽ hình chữ nhật làm thân nhà, dùng các nét ngang, nét thẳng đứng để vẽ hình vuông làm cửa sổ, sau đó vẽ thêm hình chữ nhật để làm cửa chính cho ngôi nhà. Vẽ xong, cô tô màu ngôi nhà cho thật đẹp. - Cô đã vẽ xong rồi các con thấy thế nào? - Vậy để vẽ ngôi nhà đẹp thì các bạn làm như thế nào? - Cô đã chuẩn bị mỗi bạn một bức tranh, bây giờ lớp chúng mình cùng giúp cô tạo nên những bức tranh thật đẹp nhé! * Hoạt động 3 : Bé tô màu tranh. * Hỏi ý định của trẻ. Theo các con, các con vẽ ngôi nhà của mình như thế nào? *Trẻ thực hiện  + Cô hướng dẫn trẻ cách vẽ, chọn màu cho phù hợp. (Cô bao quát, gợi cho trẻ còn lúng túng). + Cô quan sát, gợi ý hướng dẫn trẻ thực hiện các thao tác. + Củng cố cho trẻ kỹ năng tô, kỹ năng cầm viết cho trẻ. + Trao đổi về ý tưởng của trẻ khi thực hiện . + Cô hướng dẫn và sửa sai cách ngồi và cách cầm bút màu cho trẻ. - Cô động viên trẻ tô màu cho thật đẹp và hoàn thành sản phẩm nhanh * Hoạt động 3 : Bức tranh nào đẹp. Cô cho trẻ trung bày sản phẩm. - Bây giờ lớp mình cùng lên trưng bày bài sản phẩm của mình nào.( Gọi 1-2 đặt tên bức tranh của mình) - Các con quan sát xem thích bức tranh nào nhất? - Vì sao con lại thích bức tranh này nhất? - Mời tác giả lên giới thiệu bài của mình? - Cô nhận xét bài của trẻ: nhận xét riêng => GD: Khi vẽ thì ngồi ngay ngắn, tô màu không lem ra ngoài.. - Kết thúc: Cho trẻ đi vệ sinh chuẩn bị hoạt động góc - Trẻ hát - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiên - Trẻ chọn và nhận xét Nhận xét tiết dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Thứ ba, ngày 25 tháng 10 năm 2016 Đề tài : NGÔI NHÀ CỦA BÉ. I . YÊU CẦU : Kiến thức - Trẻ miêu tả được đặc điểm ngôi nhà, các nguyên vật liệu làm nhà và cảnh quan xung quanh. - Trẻ phân biệt được các kiểu nhà: nhà tranh, nhà ngói, nhà tầng Kỹ năng - Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô. - Phát triển khả năng quan sát, nhận xét, phân loại, so sánh đối tượng. - Chơi trò chơi hứng thú. Thái độ - Yêu quý ngôi nhà, có ý thức giữ gìn vệ sinh cho ngôi nhà. - Trẻ lắng nghe cô, mạnh dạn phát biểu, tích cực hoạt động. II. CHUẨN BỊ: - Bài giảng điện tử - Những lô tô về các kiểu nhà (sử dụng trong trò chơi). - 2 bảng. III. HƯỚNG DẪN : HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Ổn định, gây hứng thú Hát “Nhà của tôi”. Hỏi trẻ: - Chúng ta vừa hát bài gì vậy? - Ai có thể kể về ngôi nhà của mình nào? Cô gợi ý để trẻ kể về ngôi nhà của mình. - Ai cũng có một ngôi nhà để ở. Sau khi tan học, bố mẹ đón các con từ trường về nhà và các con sẽ cùng bố mẹ sum họp trong ngôi nhà thân yêu của mình. - Các con có muốn biết về ngôi nhà của cô không? Hoạt động 1: Ngôi nhà của gia đình bé *Quan sát kiểu nhà tầng. -Các con chú ý xem cô có hình ảnh gì đây? (Ngôi nhà 1 tầng (nhà cấp 4)) -Hình ảnh gì đây các con? -Đây là kiểu nhà gì? -Ai có nhận xét gì về ngôi nhà này nào ? + Mái nhà có hình gì ? màu gì ? + Tường nhà như thế nào ? + Xung quanh ngôi nhà có gì ? Cô tổng kết lại ý kiến của trẻ. - Để xây được ngôi nhà này thì phải có những nguyên vật liệu gì ? Cô tổng kết lại kiến thức. - Ngôi nhà của bạn nào giống ngôi nhà này ? - Ngoài ngôi nhà 1 tầng thì còn có ngôi nhà mấy tầng nữa ? (nhà 2 tầng, nhà 3 tầng, nhà nhiều tầng (nhà chung cư)) *Quan sát kiểu nhà ngói. - Ở thành phố có rất nhiều nhà tầng. Ở quê cũng có nhà tầng và ngoài nhà tầng ra thì ở quê còn có kiểu nhà gì nữa ? - Đây là kiểu nhà gì ? (Nhà ngói) - Ai có nhận xét gì về ngôi nhà này nào ? + Mái nhà có hình gì ? màu gì ? + Tường nhà như thế nào ? + Xung quanh ngôi nhà có gì ? Cô tổng kết lại ý kiến của trẻ. *Giới thiệu kiểu nhà sàn. -Cô có câu hỏi khó hơn đố cả lớp này. Ở miền núi các bạn nhỏ của chúng ta ở trong những ngôi nhà gì ? (Nhà sàn) - Nhà gì đây các con ? - Ai có nhận xét gì về ngôi nhà này nào ? + Mái nhà có hình gì ? màu gì ? + Tường nhà như thế nào ? + Xung quanh ngôi nhà có gì ? - Tại sao lại có những cây cột to và cao ở bên dưới ngôi nhà ? Gợi ý để trẻ trả lời. - Để vào được nhà chúng ta phải làm như thế nào ? - Các con có thích ở nhà sàn không ? * Mở rộng : Ngoài nhà tầng, nhà ngói, nhà sàn còn có nhiều kiểu nhà khác như nhà tranh, nhà lá, biệt thự, *Giáo dục -Các con có yêu quý ngôi nhà của mình không ? -Vậy các con sẽ làm gì để bảo vệ ngôi nhà của mình nào ? Giáo dục trẻ yêu quý ngôi nhà, giữ gìn vệ sinh cho ngôi nhà của mình (không vứt rác, đồ chơi bừa bãi, không vẽ bậy lên tường). + So sánh nhà tầng và nhà sàn - Nhà tầng và nhà sàn giống và khác nhau như thế nào? Giống nhau: + Đều dùng để ở. + Đều được con người xây dựng lên. - Khác nhau: Nhà Tầng Nhà sàn - Được xây dựng bởi các chú thợ xây - Nguyên liệu làm nhà: Gạch, cát, đá, xi măng, săt - Được xây dựng bởi các chú thợ gỗ - Nguyên liệu làm nhà: Gỗ, lá lợp nhà, Hoạt động 2 : Bé tham gia trò chơi *Trò chơi 1 : Ô cửa bí mật Cách chơi : Có 3 ô cửa, mỗi sau một ô cửa sẽ là một câu đố về các kiểu nhà mà bé biết, Sau khi trả lời câu đố đó là kiểu nhà nào, bé hãy nói về đặc điểm của kiểu nhà đó - Ô cửa số 1 : Nhà gì dùng mái tranh che Dùng cây làm cột Dùng tre làm tường ? - Ô cửa số 1 : Nhà gì mái ngói đỏ tươi Tường vôi màu trắng Sân phơi trước nhà ? - Ô cửa số 1 : Muốn vào nhà Phải leo thang Vì thú dữ Ở ngoài kia ? Đố là nhà gì ? *Trò chơi 2 : Phân loại nhà. - Cách chơi : Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử ra 5 người để tham gia trò chơi, ở trên bảng cô dán sẵn các nguyên vật liệu để làm nhà :  + Bảng 1 (đội 1) : tranh, tre, gỗ. + Bảng 2 (đội 2) : gạch, ngói, sắt, thép. Sẽ có các lô tô về nhà tranh, nhà sàn, nhà ngói, nhà tầng. Từng thành viên của mỗi đội sẽ chọn kiểu nhà phù hợp với các nguyên vật liệu của cô, chạy lên và bật qua suối nhỏ để gắn vào bảng của đội mình. - Luật chơi : Hết bài hát « Nhà của tôi », đội nào gắn được đúng và nhiều lô tô hơn đội ấy sẽ thắng. Kết thúc trò chơi cô nhận xét, khen thưởng. Kết thúc : Hát bài « Nhà của tôi ». -Trẻ hát cùng cô -Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời theo hiểu biết của mình -Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời. Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời -Trẻ thực hiện trò chơi Nhận xét tiết dạy: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Thứ tư, ngày 26 tháng 10 năm 2016 Đề tài : NHẬN BIẾT SO SÁNH HÌNH CHỮ NHẬT VÀ HÌNH TAM GIÁC I. Mục đích yêu cầu : kiến thức: Trẻ nhận biết gọi đúng tên hình tam giác, hình chữ nhật Củng cố nhận biết hình vuông, 3 màu xanh đỏ vàng. Kĩ năng: Trẻ nhận biết gọi đúng tên hình tam giác, hình chữ nhật, màu sắc. Rèn trẻ kĩ năng chú ý quan sát hgi nhớ có chủ định, sử dụng đồ dùng, chơi theo yêu cầu hiệu lệnh của cô. Thái độ: Trẻ có hứng thú tham gia hoạt động có ý thức trong giờ học , biết làm theo yêu cầu của cô. II. Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô: Máy chiếu sử dụng powriporni các hình tam giác, hình chữ nhât. + Hình tam giác màu xanh. đỏ + Hình chữ nhật màu xanh đỏ, vàng. Một số tranh ảnh đồ vật cho trer tim ôn luyện và liên hệ. Các hình ảnh đồ vật con vật cho trẻ tìm hình. 3 bảng đa năng có gắn 3 hình cho trẻ chơi trò chơi “tìm nhà” * Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ 1 rổ trong đó có 2 hình vuông, 2 hình tam giác, 2 hình chữ nhật Xanh đỏ, vàng. - 1 sồ hình làm quà tặng cho trẻ chơi trò chơi. - Hoa làm phần thưởng cho trẻ II. HƯỚNG DẪN : HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ . Ổn định tổ chức, giới thiệu bài - Giới thiệu hội thi “Bé vui học hình” “ Với chủ đề nhận biết phân biệt hình chữ nhật và hình tam giác. *Hoạt động 1: Ôn nhận biết hình vuông củng cố 3 màu xanh đỏ vàng. Mở đầu chương trình là phần giao lưu văn nghệ mời quí vị đại biểu cùng các bé hãy thưởng thức tiết mục văn nghệ do tốp ca nam với trang phục nghộ nghĩnh (Vuông màu đỏ, màu vàng, màu xanh). - Cô hỏi trẻ trang phục của các bạn có hình gì? Màu gì? *Hoạt đông 2: Bé nhận biết phân biệt hình chữ nhật, hình tam giác. *Hôm nay cô cùng Các bé nhận biết hình chữ nhật và hình tam giác. Cô giới thiệu hình tam giác Cô hỏi trẻ hình gì đây? con biết gì về hình tam giác? Hình tam giác màu gì? Hình tam giác có lăn được không? Hình tam giác có mấy cạnh? mấy góc? - Cô cho trẻ đếm cạnh hình tam giác cùng cô. + scho trẻ lần lượt gọi tên hình tam giác. * Cô bật hình chữ nhật hiện lên. Còn hình này là hình gì? Đây là hình chữ nhật ( cho cả lớp trẻ nói) Hình chữ nhật màu gì? Hình chữ nhật có mấy cạnh. Cô dạy đếm cạnh hình chữ nhật. * Cô bật máy hình tam giác hiện lên ( Cùng hình chữ nhật). - Cô có hình gì đây? - Đây là hình gì? => Cô chốt lại: hình tam giác có 3 cạnh, 3 góc nên hình tam giác không lăn được. Còn hình chữ nhật có 4 góc, 4 cạnh . 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau và cũng không lăn được gọi là hình chữ nhật. - Bây giờ các con hãy chú ý xem ai nhanh mắt gọi đúng tên hình nhé.cô bật hình nào hiện lên thì các con nói tên hình đó nhé. - Các con vừa nhận biết, phân biệt hình gì? - Các con hãy dùng các hình của mình để xếp thành các dạng hình theo ý thích nào. - Cô thấy các con rất chăm chú thi đua nhận biết hình tam giác và hình chữ nhật các con hãy tìm xung quanh lớp xem tranh ảnh có đồ chơi, đồ vật nào ghép có dạng hình tam giác, hình chữ nhật các con tìm và nói cho cô và các bạn cùng biết nào. - Bây giờ các con nghe cô hỏi trong các hình tam giác và hình chữ nhật thì có hình nào lăn được không? Vì sao ? => Cô chốt lại hình tam giác và hình chữ nhật đều không lăn được vì hình tam giác có 3 cạnh còn hình chữ nhật có 4 cạnh: 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau, có các góc nên không lăn được. - Tiếp theo là phần thi thực hành chọn hình của các bé: Ở phần thi này các con hãy chú ý nghe yêu cầu của (BGK) Hoạt động 3. Ôn Luyện củng cố: * TC1: - Giới thiệu tên trò chơi: “chọn hình theo yêu cầu của cô” + Cách chơi: Cô gọi tên hình nào thì các con hãy chọn thật nhanh và giơ lên gọi tên hình đó nhé! - Cô lần lượt gọi tên + Hình tam giác. + Hình chữ nhật. - Các con chọn hình rất giỏi cô khen các con nào. + Vừa rồi các con đã thực hiện qua. Trò chơi thứ nhất. Các con hãy cất đồ dùng lên nào. - Cô phát cho bé hộp quà? Cô mở cho trẻ xem vậy các con mỗi bạn được tặng 1 hình các con nói xem con có hình gì? Bây giời mời các con hãy Tham gia trò chơi thứ 2 của hội thi ngày hôm nay. TC2: có tên là “Tìm về đúng nhóm hình” + Cách chơi : các con vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh cô lắc xắc xô và nói “tìm nhà” thì các con có hình nào thì về đúng nhóm hình đó nhé! + Luật chơi: nếu bạn nào không tìm được thì thua cuộc phải nhảy lò cò bằng 1 chân, còn bạn nào tìm đúng thì sẽ thắng cuộc trong trò chơi này các con cùng cô gắng chú ý nhé. ( cô cho trẻ chơi 1lần) - Lần 2: cho trẻ đổi hình cho nhau. ( cô cho trẻ chơi 1 lần) - Các con đã được dự hội thi “ Bé vui học toán với chủ đề” “Bé nhận biết tam giác, hình chữ nhật” chúc mừng các con Sau đây bạn tổ chức cùng cảm ơn các cô đã đến dự hội thi “bé vui học toán” chúc các bé chăm ngoan học giỏi để trở thành những bông hoa đẹp tặng các cô nhân ngày nhà giáo Việt Nam. và (Ban TC) tặng phần quà cho tất cả các con đã đến dự với hội thi ngày hôm nay.(Nhạc Bông hồng tặng cô”. - Trẻ biểu diễn - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý tham gia vào trò chơi - Trẻ chú ý tham gia vào trò chơi Nhận xét tiết dạy: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Thứ năm, ngày 27 tháng 10 năm 2016 Đề tài : Thơ “ EM YÊU NHÀ EM” I . YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - Trẻ thuộc bài thơ. Tên tác giả - Cảm nhận âm điệu êm dịu nhẹ nhàng của bài thơ - Cảm nhận đượ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN 08 - ngoinhathan yeu.doc
Tài liệu liên quan