Giáo án mầm non lớp mầm - Tuần 19 - Chủ đề nhánh: Mùa xuân của bé

I/ Mục đích yêu cầu

1, kiến thức:

- Củng cố, hệ thống kiến thức của trẻ về các dấu hiệu đặc trưng của mùa xuân:

+ Thời tiết, bầu trời, nắng, gió

+ Sự thay đổi diễn ra trong đời sống động thực vật trong mùa xuân: Cây cối đâm chồi nảy lộc. Loài hoa đặc trưng của mùa xuân (Hoa đào, hoa mai). Chim chóc, ong bướm tìm mồi, hút mật.

+ Các hoạt động của con người trong mùa xuân: đi lễ hội, đi chúc Tết, đón tết, đi lễ chùa.

- Biết được sự thay đổi thời tiết theo mùa, mối quan hệ giữa thời tiết và sự thay đổi trong đời sống động, thực vật

2, kĩ năng:

- Có kỹ năng quan sát, so sánh, phân nhóm các dấu hiệu đặc trưng theo mùa.

- Có kĩ năng thiết lập mối quan hệ giữa thời tiết và sự thay đổi trong đời sống động, thực vật, hoạt động của con người

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong quá trình đàm thoại.

3. Phát triển:

- Phát triển khả năng chú ý

- Phát triển khả năng phối hợp cùng đồng đội

4, Thái độ:

- Bày tỏ thái độ khi được nhận quà tết.

- Biết nói lời chúc mừng, cảm ơn.

II. Chuẩn bị:

- Bài giảng điện tử

 

doc20 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 17781 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Tuần 19 - Chủ đề nhánh: Mùa xuân của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viên mùa xuân 2. Góc phân vai: Chợ trái cây mùa xuân – quầy giâỉ khát 3. Góc nghệ thuật: vẽ vườn hoa mùa xuân, cắm hoa ngày tết 4. Góc học tập: Sưu tầm tranh ảnh về các mùa và phân loại tranh ảnh theo các mùa 5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc hoa mùa xuân HOẠT ĐỘNG CHIỀU 15h30 ->17h30 - Ôn kỹ năng: Ném trúng đích thẳng đứng. - LQ: Bé tìm hiểu mùa xuân - Rèn nề nếp đội hình đội ngũ cho trẻ. - Nhận xét, tuyên dương. - Vệ sinh trả trẻ. - Ôn: Bé tìm hiểu mùa xuân - LQ: Nhận biết số lượng trong phạm vi 4. Chữ số 4 - Nhận xét, tuyên dương. - Vệ sinh trả trẻ. - Ôn: so sánh chiều dài 2 đối tượng LQ: Bài thơ “ Tết đang vào nhà ” - Nhận xét, tuyên dương. - Vệ sinh trả trẻ. - Ôn : Tết đang vào nhà - LQ: “Mùa xuân đến rồi” - Rèn cho trẻ kỹ năng đọc thơ diễn cảm nhưng không kéo dài. - Nhận xét, tuyên dương. - Vệ sinh trả trẻ. - Ôn vận động của bài hát “ Bé chúc tết” - Nhận xét cuối tuần. - Vệ sinh trả trẻ. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC CHỦ ĐỀ NHÁNH: MUØA XUAÂN CUÛA BEÙ 1Tuần ( Thời gian từ 09/01-13/01/2017) I. YÊU CẦU CHUNG - Cho trẻ thể hiện chủ đề: “ Mùa xuân của bé” - Trẻ sử dụng đúng ngôn ngữ vai chơi khi thực hiện trò chơi - Giáo dục trẻ có thái độ làm việc nghiêm túc, chăm chỉ, không đùa giỡn. - Cháu có sự liên kết góc chơi và vai chơi 1. Góc phân vai: Cửa hàng ngày tết - Quầy giải khát - Biết cách xưng hô phù hợp từng vai chơi: Người bán hàng – người mua hàng - Biết thể hiện nhiệm vụ của từng vai chơi - Người bán nước biết làm nước theo yêu cầu của khách và giữ gìn vệ sinh cửa hàng. 2. Góc xây dựng: Xây công viên - Biết dùng các nguyên vật liệu bố trí công trình chính: Khu vui chơi, vườn hoa, khu chụp ảnh lưu niệm. - Giáo dục trẻ tính làm việc tập thể. 3. Góc học tập-sách: Nối số lượng trong phạm vi 4, vòng quay hình học, ghép hình các loại quả ngày tết bằng que - Trẻ biết nói về nội dung của bức tranh (ảnh) và nói được bức tranh đó là đặc trưng của mùa xuân - Biết phân loại tranh ảnh mùa xuân 4. Góc nghệ thuật: cắm hoa ngày tết, dán hoa mai, hoa đào, nặn quả ngày tết, tô màu tranh mùa xuân - Trẻ biết dán hoa mai, hoa đào, nặn quả ngày tết, tô màu tranh mùa xuân - Trẻ biết cắm hoa vào bình để trưng ngày tết - Giáo dục trẻ: Mong muốn tạo ra những sản phẩm đẹp 5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc hoa mùa xuân - Trẻ biết thực hiện các công việc chăm sóc hoa mùa xuân: Tưới hoa, nhổ cỏ, nhặt lá vàng trên hoa. - Tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm và yêu thiên nhiên. II. CHUẨN BỊ 1. Góc phân vai: Cửa hàng ngày tết - Quầy giải khát - Bàn máy vi tính, kệ trưng bày. - Trái cây: Cam, bưởi, táo, dưa hấu, mận - Các loại nước: Nước suối, coca, nước yến, trà xanh - Ví, tiền giả 2. Góc xây dựng: Xây công viên - Sơ đồ công viên mùa xuân - Khối gỗ, gạch xây dựng, hàng rào, cây xanh - Mô hình nhà, hộp sữa - Hoa mai, hoa đào, một số đồ chơi ngoài trời. 3. Góc học tập-sách: Nối số lượng trong phạm vi 4, vòng quay hình học, ghép hình các loại quả ngày tết bằng que - Truyện tranh về mùa xuân: Múa lân, hoa mùa xuân, cảnh vật mùa xuân, lễ hội mùa xuân - Phân loại tranh ảnh về mùa xuân: Hoa mai, hoa đào, hoa phượng, quần áo, cảnh mọi người đi chơi xuân, cảnh đi tắm biển. 4. Góc nghệ thuật: cắm hoa ngày tết, dán hoa mai, hoa đào, nặn quả ngày tết, tô màu tranh mùa xuân - Hoa, lọ hoa. - Giấy màu, hồ. - Tranh về chủ điểm 5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc hoa mùa xuân - Khăn lau, keo, sọt rác - Nước, thùng tưới III. HƯỚNG DẪN: Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ 1. Thỏa thuận trước khi chơi - Cô cho cả lớp hát một bài về chủ điểm: “ Bé chúc tết ” - Lớp chúng ta đang hoạt động ở chủ đề gì? - Theo các bạn, hôm nay chúng ta sẽ tổ chức bao nhiêu góc chơi? - Con hãy nói xem đó là những góc nào? - Dự kiến các góc chơi cho trẻ * Góc phân vai: Cửa hàng ngày tết - Quầy giải khát - Nhìn vào đồ chơi ở góc phân vai, hôm nay các bạn nên chơi gì cho phù hợp chủ đề ? - Với trò chơi ấy, cần phải có những vai chơi nào? - Công việc của từng vai chơi? - Thái độ của từng vai chơi thế nào? * Góc xây dựng: Xây công viên - Với những đồ dùng đồ chơi ở góc xây dựng, hôm nay chúng ta nên chơi gì? - Để xây được công viên ngày tết thì cần phải có những ai? - Con định xây công viên mùa xuân ấy như thế nào? + Xây công viên mùa xuân: Có khu trồng hoa, khu trồng cây, khu vui chơi, khu ăn uống - Khi xây công trình ấy, con sẽ bố trí thêm những gì? - Những người trong công trình làm những việc gì?( chủ công trình làm gì? Các chú công nhân xây dựng có nhiệm vụ gì? ) - Để công trình hoàn thành đúng tiến độ, mọi người phải làm việc như thế nào? * Góc học tập-sách: Nối số lượng trong phạm vi 4, vòng quay hình học, ghép hình các loại quả ngày tết bằng que - Góc học tập hôm nay các con thích chơi gì? - Các con dự định chơi trò chơi ấy như thế nào? - Cô đưa ra yêu cầu của trò chơi trẻ chọn? * Góc nghệ thuật: cắm hoa ngày tết, dán hoa mai, hoa đào, nặn quả ngày tết, tô màu tranh mùa xuân - Hôm nay góc nghệ thuật con dự định sẽ chơi gì? - Con sẽ chơi như thế nào? - Làm xong con đem đi đâu bán? * Góc thiên nhiên: Chăm sóc hoa mùa xuân - Góc thiên nhiên hôm nay các con sẽ chơi gì? - Con sẽ tổ chức chơi như thế nào? - Cô đưa ra yêu cầu của góc chơi? 2. Quá trình chơi - Cho trẻ về góc chơi, chọn nhóm trưởng, thỏa thuận vai chơi. - Cô bao quát, cho trẻ tự lấy đồ chơi, bày trí thực hiện nhiệm vụ vai chơi. Giúp đở trẻ những công việc khó: bê bàn, bê tủ, - Cô đến hòa vào nhập vai chơi cùng trẻ. Sử dụng ngôn ngữ vai chơi giao tiếp, nhắc nhở, uốn nắn, mở rộng nội dung chơi cho trẻ. Ví dụ: *Góc xây dựng: Khi “ Chú công nhân” xây hàng rào chưa ngay ngắn. Cô đến và nói “ Chào các chú công nhân, nếu hàng rào không được xây ngay ngắn sẽ dễ đỗ và xãy ra tai nạn lao động”. - Trẻ giành đồ chơi ở góc: Chào anh có anh đang xây khu nào vậy ạ. Anh đang cần nguyên vật liệu này còn anh kia cũng cần nguyên vật liệu này nhưng công trình hết nguyên vật liệu này phải không? Vậy anh nên liêu hệ với chủ công trình kêu chủ công trình mua thêm nhe. Và công trình anh còn thiếu nguyên vật liệu gì khác không? Nếu còn thiếu thì tôi nghĩ trong thời gian chủ công trình đem nguyên vật liệu về cho anh thì anh nên đi lấy nguyên vật liệu khác xây cho hoàn chỉnh khu anh nhé - Trẻ chưa nhập vai chơi: Cho hỏi anh xây khu nào vậy ạ. Công trình anh hoàn thiện chưa? Nhưng chắc do anh mệt nên không muốn xây nữa phải không. Vậy thì mình nên đến chủ công trình xin nghĩ làm ngày hôm nay khi nào hết mệt sẽ đi làm lại he * Góc đóng vai: Khi “ Cô phục vụ” chưa biết chào mời khách. Cô đóng vai là khách hàng “Tôi thấy cửa hàng chị rất sạch sẽ, và bày bán rất đẹp mắt. Nhưng nếu chị chào hỏi nhiệt tình lần sau tôi mới ghé” * Góc học tập: Trẻ lúng túng khi chơi. Cô có thể đến vừa chơi với trẻ vừa trò chuyện về cách chơi. * Góc nghệ thuật: Ví dụ: Trẻ dùng nguyên vật liệu mở: ” Bình hoa này đẹp quá nếu có thêm lá nữa sẽ đẹp hơn nhiều” 3/ Nhận xét: a) Nhận xét hành động chơi qua vai chơi: - Cô đến từng góc chơi, dùng ngôn ngữ trò chơi gợi mở trẻ nhận xét về vai chơi của mình, của bạn cùng góc chơi, nhập vai cùng trẻ nhận xét hành động từng vai chơi. b) Nhận xét buổi chơi: - Cô tập trung trẻ lại một góc chơi tốt nhất để cả lớp rút kinh nghiệm và học hỏi. - Cô nhận xét quá trình chơi của cả lớp. Khen góc chơi tốt nhất, khen những trẻ chơi tốt. Nhắc nhở nhẹ nhàng, động viên trẻ chơi tốt ở giờ chơi sau. Nhắc nhở trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng, làm vệ sinh cá nhân. - Trẻ hát cùng cô. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời . - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời - Trẻ về góc chơi và thực hiện nhiệm vụ vai chơi của mình. Thứ hai, ngày 09 tháng 01 năm 2017 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Đề tài : NÉM TRÚNG ĐÍCH THẲNG ĐỨNG TCVĐ: Nhảy bao bố I. YÊU CẦU: 1. Kiến thức - Trẻ biết xác định hướng ném trúng đích thẳng đứng. 2. Kỹ năng: - Trẻ biết dùng sức của tay- vai để phối hợp với mắt ném túi cát trúng đích thẳng đứng. - Rèn luyện kỹ năng khéo léo cho trẻ - Trẻ thực hiện đều và chính xác bài tập phát triển chung. - Tham gia chơi trò chơi hứng thú. - Phát triển cơ tay. - Khả năng chú ý khi thực hiện. - Khả năng định hướng khi vận động. - Phát triển tố chất vận động cho trẻ: Sự mạnh mẽ, tự tin, nhanh nhẹn và khéo léo. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ trật tự, chú ý lắng nghe cô. II. CHUẨN BỊ: - Sân sạch thoáng, vạch chuẩn, đích thẳng đứng. Túi cát - Nhạc theo chủ đề. - 8 bao bố cho trẻ chơi trò chơi - Trẻ: đồng phục, đầu tóc gọn gàng III. TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Hoạt động gây hứng thú Cô cho trẻ xem hình ảnh bánh chưng, hoa đào, hoa mai, dưa hấu. Các bạn vừa thấy hình ảnh gì? Hình ảnh đó làm các con liên tưởng đến điều gì? Ngày tết nguyên đán, tết cổ truyền của dân tộc sắp đến. Vào dịp tết các bạn nhỏ được chơi rất nhiều trò chơi. Hôm nay chúng ta cúng tham gia các trò chơi đó nhé! * Hoạt động 1 : Nào chúng ta cùng khởi động Khởi động: - Mở nhạc bài : « Bé chúc tết » cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu: Đi thường, đi nhón chân, đi thường, đi kiễng gót, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm dần,đổi chiều, chạy chậm, chạy nhanh.. * Hoạt động 2: Bé Khỏe a) Bài tập phát triển chung + Động tác tay 2: Hai tay đưa trước mặt, đưa lên cao (4 lần 4 nhịp) (ĐTNM) + Động tác bụng 6: Ngồi duỗi chân , quay người sang 2 bên. (2 lần 4 nhịp) + Động tác chân 2: Ngồi khuỵu gối (2 lần 4 nhịp) + Động tác bật 2: Bật tách chân ra 2 bên, tay chống hông. (2 lần 4 nhịp) b)Vận động cơ bản : Ném trúng đích thẳng đứng - Các bạn ơi ở chợ tết rất vui và có một trò chơi có thưởng nữa đó các bạn. Đó là trò chơi” Ném trúng đích thẳng đứng”. Bây giờ chúng ta cùng đến tham gia nha! - Bây giờ cô sẽ chơi thử 1 lần cho các bạn xem nhé! - Cô làm mẫu lần 1 - Để cho các bạn chơi tốt và có phần thưởng thì các bạn hãy chú ý lên đây xem cô thực hiện như thế nào nhé! - Làm mẫu lần 2, vừa làm vừa phân tích - TTCB: Đứng chân trái trước, chân phải sau trước vạch chuẩn, tay phải cầm túi cát đưa trước cùng với chiều chân sau, mắt nhìn thẳng vào đích - TH: Gập khuỷu tay, túi cát ngang tầm mắt, mắt nhìn thẳng vào đích dùng sức của tay ném túi cát vào giữa vòng tròn. Sau đó nhặt túi cát để vào rổ * Trẻ thực hiện: - Chia trẻ đứng thành 2 hàng dọc đối diện với nhau, thực hiện lần lượt cho đến hết lớp (2 lần). - Cho trẻ đứng thành 4 hàng dọc và thi đua giữa 4 đội. - Cô bao quát kết hợp với sửa sai, động viên khuyến khích trẻ thực hiện tốt động tác. * Củng cố: Cô hỏi lại tên bài tập. Mời 2 trẻ khá nhất thực hiện lại động tác cho cả lớp cùng xem. c) Trò chơi: Nhảy bao bố - Vào dịp tết các bạn nhỏ được chơi những trò chơi dân gian rất vui. Hôm nay cô cùng các con sẽ chơi một trò chơi dân gian có tên “Nhảy bao bố” - Cách chơi: Cô chia lớp mình thành 4 đội, nhiệm vụ từng thành viên của bốn đội sẽ lần lượt bước vào chiếc bao rồi sau đó dùng sức của đôi bàn chân và bật thẳng tiến về trước. Thành viên đầu tiên của các đội sau khi thực hiện xong thì thành viên tiếp theo sẽ bật tiếp. Cứ như thế cho đến thành viên cuối cùng. - Luật chơi: Trong thời gian một bài hát nếu đội nào hoàn thành nhanh nhất thì sẽ là đội thắng cuộc. - Cho trẻ chơi 2 lần trên mỗi lượt. - Mời trẻ tham gia trò chơi - Cô quan sát, nhận xét * Hoạt động 3: Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng, hít thở sâu. - Trẻ xem hình ảnh - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ quan sát và lắng nghe - Trẻ thi đua - Trẻ thực hiện Nhận xét tiết dạy: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................. Thứ hai, ngày 09 tháng 01 năm 2017 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN THẨM MỸ Đề tài : VẼ VƯỜN HOA MÙA XUÂN I. YÊU CẦU: 1. Kiến thức - Trẻ biết vẽ vườn hoa mùa xuân có nhiều loại hoa có nhiều hình dạng và màu sác khác nhau - Trẻ biết gọi tên và màu sắc các loại hoa mùa xuân - Trẻ biết ngày tết mọi người này trang trí các loại hoa này trong gia đình 2. Kỹ năng - Củng cố kỹ năng năng vẽ nét tròn, nét dài . - Biết sắp xếp hài hoà về màu sắc cân đối tạo thành vườn hoa theo ý thích. Đặt tên cho tác phẩm. - Khuyến khích trẻ sáng tạo khi vẽ vườn hoa theo ý tưởng của riêng trẻ. - Phát triển óc thẩm mỹ sáng tạo sản phẩm đẹp. - Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay. 3.Thái độ - Giáo dục cháu biết giữ gìn sản phẩm của mình. - Trẻ có tâm thế háo hứng đón tết Nguyên đán. - Giáo dục trẻ có thói quen nề nếp trong học tập. II. CHUẨN BỊ: - Hoa mai, hoa đào, hoa cúc... - Tranh vẽ vườn hoa mai, hoa đào, hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền... - Góc trưng bày sản phẩm. - Nhạc không lời. III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Hoạt động gây hứng thú: Đi chợ hoa - Các bạn ơi sắp đến tết rồi. Mẹ Bi rất là bận nên nhờ Bi đi chợ hoa mua hoa về trưng cho ngày tết . Bây giờ chúng ta đi chợ hoa cùng Bi nhé! - Cho trẻ vừa đi vừa hát bài “ Sắp đến tết rồi”. * Hoạt động 1: Trang trí hoa gì đón tết a) Quan sát hình ảnh - Bây giờ chúng ta cùng qua sát xem bi mua được những loại hoa gì trưng cho ngày tết nhé! Hoa gì ngủ hết mùa đông Xuân về hớn hở nhuộm vàng trời Nam? Đố bạn hoa gì? - Hoa mai màu gì? Cánh hoa mai dạng gì? ( Hoa mai màu vàng, cánh hoa mai dạng tròn và mọc thành chùm) - Còn đây là hoa gì? ( Hoa Đào) - Cánh hoa đào dạng gì ? Màu gì ? ( Cánh hoa đào dạng tròn, mọc thành chùm như hoa mai nhưng cánh nhỏ hơn. Hoa đào màu hồng) - Đố bạn hoa gì đây? ( Hoa cúc) - Hoa cúc có đặc điểm gì ? ( Hoa cúc màu vàng, cánh hoa cúc dài mền mịn) b) Quan sát tranh mẫu - Để đón tết, ngoài việc mua hoa ttrang trí ra nhà Bi còn muốn trang trí những bức tranh hoa mùa xuân trong nhà. Bây giờ chúng ta cùng xem nhà Bi muốn treo tranh gì và giúp bạn ấy nhé ! - Cô cho trẻ xem tranh mẫu: Vẽ vườn hoa Mai - Đây là bức tranh vẽ vườn hoa gì? - Bạn nào có nhận xét về bức tranh? - Hoa mai có màu gì ? - Cánh của hoa mai có dạng gì ? - Để vẽ được vườn hoa mai, ta vẽ như thế nào ? -> Cô nhấn mạnh: Vườn hoa mai ta vẽ nhiều cây mai đứng gần nhau và vẽ nhiều hoa mai. Để vẽ được hoa mai, đầu tiên ta vẽ hình tròn nhỏ làm nhị hoa, vẽ nét cong tròn làm cánh hoa. Hoa ở gần thì vẽ to, hoa ở xa vẽ nhỏ hơn. Có thể vẽ thêm các chi tiết phụ như bướm, mây, mặt trời, Vẽ vườn hoa cúc - Đây là bức tranh vẽ vườn hoa gì? - Bạn nào có nhận xét về bức tranh? - Hoa cúc có màu gì ? - Cánh của hoa cúc có dạng gì ? - Để vẽ được vườn hoa cúc, ta vẽ như thế nào ? -> Cô nhấn mạnh: Vườn hoa cúc ta vẽ nhiều cây cúc đứng gần nhau và vẽ nhiều hoa cúc. Để vẽ được hoa cúc, đầu tiên ta vẽ hình tròn nhỏ làm nhị hoa, những nét dài làm cánh hoa. Hoa ở gần thì vẽ to, hoa ở xa vẽ nhỏ hơn. Có thể vẽ thêm các chi tiết phụ như bướm, mây, mặt trời, - Cho trẻ xem thêm một số tranh vẽ vườn hoa: Hoa đào, hoa hồng, , hoa đồng tiền - Thế các con dự định vẽ vườn hoa gì? - Cô mời trẻ nói lại kỹ năng vẽ vườn hoa * Hoạt động 2: Bé vui thử tài: - Cô cho trẻ về nhóm thực hiện. (Vừa đi đọc bài thơ “ Bé chúc tết” và về chổ của mình). - Các nhóm thực hiện theo ý tưởng của mình. - Cô bao quát và động viên cháu thực hiện sản phẩm của mình. * Hoạt động 3:Sản phẩm bé yêu - Sau khi hoàn thành xong cô cho trẻ đem sản phẩm treo lên giá và nhận xét: + Cô mời một vài bạn lên chọn sản phẩm nào con thích nhất? Vì sao con thích? + Mời tác giả lên giới thiệu sản phẩm của mình. + Cô nhận xét một vài sản phẩm đẹp, khen ngợi trẻ. + Mời trẻ trình bày lại kỹ năng vẽ vườn hoa - Động viên những trẻ chưa hoàn thành, lần sau cố gắng hơn nữa. * Kết thúc: Lớp hát 1 bài. Nhắc trẻ rửa tay. - Trẻ lắng nghe - Trẻ hát - Hoa mai - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời. - Trẻ nêu ý tưởng. - Trẻ thực hiện - Trẻ nêu ý - Trẻ hát. Nhận xét tiết dạy: . ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ ba, ngày 10 tháng 01 năm 2017 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đề tài : BÉ TÌM HIỂU MÙA XUÂN I/ Mục đích yêu cầu 1, kiến thức: - Củng cố, hệ thống kiến thức của trẻ về các dấu hiệu đặc trưng của mùa xuân: + Thời tiết, bầu trời, nắng, gió + Sự thay đổi diễn ra trong đời sống động thực vật trong mùa xuân: Cây cối đâm chồi nảy lộc. Loài hoa đặc trưng của mùa xuân (Hoa đào, hoa mai). Chim chóc, ong bướm tìm mồi, hút mật. + Các hoạt động của con người trong mùa xuân: đi lễ hội, đi chúc Tết, đón tết, đi lễ chùa. - Biết được sự thay đổi thời tiết theo mùa, mối quan hệ giữa thời tiết và sự thay đổi trong đời sống động, thực vật 2, kĩ năng: - Có kỹ năng quan sát, so sánh, phân nhóm các dấu hiệu đặc trưng theo mùa. - Có kĩ năng thiết lập mối quan hệ giữa thời tiết và sự thay đổi trong đời sống động, thực vật, hoạt động của con người - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong quá trình đàm thoại. 3. Phát triển: - Phát triển khả năng chú ý - Phát triển khả năng phối hợp cùng đồng đội 4, Thái độ: - Bày tỏ thái độ khi được nhận quà tết. - Biết nói lời chúc mừng, cảm ơn. II. Chuẩn bị: - Bài giảng điện tử III. HƯỚNG DẪN : HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú. * Cho trẻ hát và vận động theo bài “Mùa xuân”. Cô trò chuyện với trẻ: - Các bạn vừa hát bài gì? - Mùa xuân là mùa mùa như thế nào? - Để biết mùa xuân có gì đặc biệt so với các mùa khác, chúng ta cùng tìm hiểu về mùa xuân nhé! * Hoạt động 2: Bé tìm hiểu về mùa xuân. Tìm hiểu về thời tiết của mùa xuân: + Cho trẻ xem đoạn băng về thời tiết mùa xuân: Cảnh bầu trời mùa xuân, mây, gió, nắng xuân, mưa xuân + Cô cho trẻ quan sát và hỏi trẻ: - Các bạn có nhận xét về thời tiết của mùa xuân? - Cô khái quát lại: Vào mùa xuân, bầu trời rất trong xanh, có những đám mây trắng nhỏ trôi bồng bềnh, hay có mưa phùn, nắng ấm, gió nhẹ. Tìm hiểu về cây cối, hoạt động của các con vật trong mùa xuân. - Cho trẻ xem tiếp đoạn băng: Cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua nở và hoạt động của các con vật trong mùa xuân. - Cô cho trẻ quan sát và trò chuyện: + Cây cối có những thay đổi gì khi mùa xuân đến? + Những con vật đã làm gì khi mùa xuân đến? - Cô khái quát lại: Mùa xuân đến, không khí trở nên ấm áp hơn mùa đông lạnh lẽo, những cây cố đua nhau đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua nở, có rất nhiều loài hoa nhưng trong đó có hoa mai, hoa đào, hoa cúc là loài hoa đặc trưng cho mùa xuân ở Việt Nam. Hoa nở cũng là thời gian mà những đàn ong, đàn bướm chăm chỉ hút mật hoa. Ngoài ra còn có chim én, một loại chim báo hiệu khi mùa xuân về. + Tìm hiểu về các lễ hội có trong mùa xuân và hoạt động của con người trong mùa xuân: - Cho trẻ quan sát đoạn băng về những lễ hội và hoạt động của con người trong mùa xuân. - Cô cho trẻ quan sát và hỏi trẻ: + Trong mùa xuân có những lễ hội nào? + Hoạt động của con người trong mùa xuân như thế nào? - Cô khái quát lại: Trong mùa xuân có 2 lễ hội lớn là Tết cổ truyền dân tộc và lễ hội rằm tháng giêng. Khi tết đến, mọi người đều chuẩn bị quét dọn nhà cửa, trang trí nhà cửa thật đẹp để đón tết, Trẻ em có nhiều quần áo mới, được đi thăm và chúc tết ông bà. + Mở rộng – Giáo dục - Mở rộng: Cho trẻ xem thêm những loại hoa, loại quả và những lễ hội khác có trong mùa xuân. - Giáo dục kỹ năng sống: Giáo dục trẻ phải biết chào hỏi khi đến thăm ông bà, biết cám ơn khì nhận quà hoặc bao lì xì. Không hái hoa, bẻ cành khi đi chơi, đi tham quan. * Hoạt động 4: Trò chơi luyện tập Trò chơi: “Xếp theo yêu cầu” Cô đưa ra yêu cầu các con hãy chọn và xếp theo nhóm. sau 1 đoạn nhạc nhóm nào xếp đúng sẽ được thưởng. Cô yêu cầu: - Lần 1: Hãy xếp những dấu hiệu của mùa xuân thành một nhóm. - Lần 2: Những loại hoa thường có trong mùa vào thành một nhóm. - Lần 3: Những hoạt động của con người trong mùa xuân. Trò chơi: “Trang trí tranh mùa xuân” Cách chơi: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ được phát một bức tranh về mùa xuân, các nhóm hạy tô màu hoặc vẽ thêm những chi tiết để có một bức tranh về mùa xuân hoàn chỉnh, Sau một bài hát, nhóm nào làm đúng sẽ là đội chiến thắng. 3. Kết thúc hoạt động: - Cho trẻ hát bài Mùa xuân -Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời. -Trẻ chú ý xem và lắng nghe. - Trẻ tham gia vào trò chơi Nhận xét tiết dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Thứ Tư, ngày 11 tháng 01 năm 2017 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đề tài : NHẬN BIẾT SỐ LƯỢNG TRONG PHẠM VI 4. CHỮ SỐ 4 I. YÊU CẦU: 1.Kiến thức: - Trẻ đếm đến 4, nhớ đến các nhóm đồ vật có số lượng trong phạm 4 nhận biết chữ số 4. 2.Kỹ năng - Hình thành ở trẻ khả năng chú ý có chủ định - Rèn luyện các giác quan và phát triển ngôn ngữ. - Phát triển quá trình tư duy: Quan sát, tổng hợp, ghi nhớ, chú ý có chủ định. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ tính nhanh nhẹn, hoạt bát trong hoạt động - Giáo dục trẻ chơi đoàn kết và tham gia vào các hoạt động tập thể. II-CHUẨN BỊ: - Hình ảnh trên máy các loại cây và quả - Giáo án điện tử : Trái cây, đĩa. - Sọt, chữ số, mô hình từng ngăn trong nhà kho, - Nhạc theo chủ điểm. III-TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Hoạt động gây hứng thú - Ổn định : Lớp hát bài “Bé chúc tết” - Các con vừa hát bài hát gì ? - Nội dung bài hát nói sao ? - Chúng ta cùng đến xem vườn cây của ba nhé! *. Hoạt động 1: Mỗi cây mấy hoa - Chúng cùng xem trên cây hoa cúc có bao nhiêu bông hoa! (hình ảnh trên máy) - Giúp bác ba đặt chiếc giỏ có số tương ứng với số hoa trên cây dưới chậu hoa! * Cứ như thế cô cho trẻ đếm số hoa của mổi cây và chọn số tương ứng (1,2,3) * Hoạt động 2: Xếp ra đĩa quả - Chúng ta cùng xếp trái cây ra dĩa để chuẩn bị đón khách ngày tết nhé! - Đĩa đầu tiên đã xếp sẵn 1 số quả rồi ta đếm xem có bao nhiêu quả nhé! - Có mấy quả vậy các bạn? - Có 2 quả. Nhưng có 4 vị khách vậy chúng ta phải làm sao? - Vậy chúng ta đếm xem trên đĩa có bao nhiêu quả rồi? - Cho trẻ chọn chữ số tương ứng và đọc lại chữ số 4 nhiều lần - Bây giờ chúng ta cùng xếp điã mận ra nhé + Có mấy quả mận trong đĩa? + Cho trẻ chọn chữ số tương ứng và đọc lại nhiều lần chữ số 4 - Đố các bạn chữ số 4 có cấu tạo như thế nào? + Cấu tạo chữ số 4 gồm 3 nét: 1 nét xiên phải, 1 nét nằm ngang, và 1 nét thẳng đứng * Hoạt động 3: Thu hoạch quả - Cách chơi: Chia lớp thành 5 nhóm. Mổi nhóm sẽ bắt thăm chọn loại quả cho nhóm mình (Quả bưởi, quả xoài, quả mẵng cầu, quả dưa hấu, quả dừa). Sau đó về nhóm và giúp thu hoạch quả vào sọt sao cho số lượng quả tương ứng với chữ số. ( trong sọt có sẳn quả, trẻ thêm hoặc bớt). Thời gian là 1 bài hát nhóm nào có nhiều soạt có nhiều quả nhóm đó thắng cuộc - Mời trẻ tham gia trò chơi - Cô quan sát, nhận xét * Hoạt động 3: Chuyển quả về kho - Luật chơi: + Mổi lượt chỉ chuyển nhiều nhất 2 quả. + Lần lượt mổi bạn của mổi đổi chuyển quả. - Cách chơi: + Chia lớp thành 2 đội. Nhiệm vụ 2 đội chuyển quả về kho giúp bác ba sao đó cất vào kho sao cho mổi ngăn trong kho của bác ba có số lượng quả tương ứng với chữ số. - Mời trẻ tham gia trò chơi - Cô quan sát, nhận xét * Kết thúc: Lớp hát 1 bài và cho trẻ nghỉ ngơi nhẹ nhàng - Trẻ hát cùng cô. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ đếm. - Trẻ chọn chữ số tương ứng - Có 3 quả - Thêm 1 quả vào - Có 4 quả - Trẻ chọn chữ số tương ứng và đọc cùng cô - Có 4 quả - Trẻ chọn chữ số tương ứng và đọc cùng cô - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện. - Trẻ thực hiện. Nhận xét tiết dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN 19 - mua xuan cua be - CHOI - NHI - Copy.doc
Tài liệu liên quan