I. YÊU CẦU:
1. Kiến thức
- Nắm được hình dạng và đặc điểm đặc của xe ô tô: đầu xe và thùng xei, có bánh xe .
-Trẻ nhận biết và gọi đúng tên các hình : Hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn và màu sắc của chúng.
- Biết dùng các nét thẳng, nét cong, nét cong tròn khép kín đễ vẽ ô tô.
2. Kỹ năng
- Rèn trẻ có kỹ năng vẽ, tô màu
- Phát triển khả năng chú ý, quan sát, thực hành
- Khuyến khích trẻ sáng tạo khi tạo dáng ô tô theo ý tưởng của riêng trẻ.
- Phát triển óc thẩm mỹ sáng tạo sản phẩm đẹp.
- Phát triển ghi nhớ có chủ định.
- Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay.
3.Thái độ
- Giáo dục cháu biết giữ gìn sản phẩm của mình.
- Giáo dục trẻ có thói quen nề nếp trong học tập.
- Giáo dục trẻ tham gia đúng luật lệ giao thông
II. CHUẨN BỊ:
- Hình ảnh: Xe ô tô khách,
- Tranh vẽ hình ô tô: Xe ô tô tải, xe ô tô.
- Bàn ghế cho trẻ ngồi.
- Góc trưng bày sản phẩm.
- Nhạc không lời.
21 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Tuần 21 - Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ NHÁNH: PHÖÔNG TIEÄN GIAO THOÂNG ÑÖÔØNG BOÄ
1Tuần ( Thời gian từ 07/03 - 12/03/2017 )
I. YÊU CẦU:
- Trẻ biết cùng nhau thảo luận để bầu ra nhóm trưởng, biết phân nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm chơi.
- Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ của vai chơi, biết liên kết các góc chơi.
- Trẻ nhập vai, biết thể hiện tính đoàn kết trong khi chơi.
1. Góc đóng vai: “Cửa hàng bán xe” – Quầy giải khát
- Người bán hàng: Vui vẻ, niềm nở chào mời khách.
- Người mua hàng: Lựa chọn mặt hàng mà mình thích, biết trả tiền khi mua hàng xong.
2. Góc xây dựng: Xây “Ngã tư đường phố”
- Trẻ biết cùng nhau làm việc để hoàn thành công trình.
- Biết phân công nhiệm vụ cho từng “chú công nhân”.
- Biết bố trí công trình hợp lí.
3. Góc nghệ thuật: Làm album các loại phương tiện giao thông, làm các PTGT đường bộ
- Trẻ biết tô màu, cắt dán làm album các loại phương tiện giao thông
- Trẻ biết dùng các nguyên liệu mở làm các PTGT đường bộ
4. Góc học tập: Phân loại phương tiện giao thông. Xếp ô tô bằng hình học, đếm số lượng hình học ở mỗi ô tô.
- Trẻ biết phân loại các phương tiện giao thông
- Trẻ biết dùng các hình học để xếp thành ô tô
- Biết đếm và đặt số tương ứng
- Biết giữ trật tự khi hoạt động nhóm.
4. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh, chơi với cát nước.
- Trẻ biết chăm sóc cây: tưới nước, cắt lá vàng.
- Chơi với cát: đóng bánh, đắp núi
- Trẻ hứng thú với trò chơi đong nước vào chai không làm ướt quần áo. So sánh chai đầy, chai vơi.
II. CHUẨN BỊ:
1. Góc đóng vai: “Cửa hàng bán xe” – Quầy giải khát
- Bàn ghế, máy vi tính, điện thoại, tiền.
- Xe máy, xe đạp, xe ô tô ......
- Bàn máy vi tính, kệ trưng bày.
- Sách hướng dẫn du lịch và lô gô quảng cáo các loại xe.
- Hộp đồ dùng sữa xe
- các loại nước: Trà xanh, C2,.....
2. Góc xây dựng: Xây “Ngã tư đường phố”
- Khối gỗ, gạch xây dựng, gạch xây vỉa hè.
- Đồ chơi các loại: Xe chở hàng, xe đạp, xe ô tô.....
- Biển báo giao thông
- Cột đèn giao thông, vạch cho người đi bộ sang đường.
- Cây xanh, hoa, cỏ, cột đèn, ghế đá
3. Góc nghệ thuật: Làm album các loại phương tiện giao thông, làm các PTGT đường bộ
- Tranh, bìa cứng, bút màu album....
- Các nguyên vật liệu mở: Chai, hợp sữa, hộp thuốc, mướp... .
4. Góc học tập: Phân loại phương tiện giao thông. Xếp ô tô bằng hình học, đếm số lượng hình học ở mỗi ô tô.
- Tranh, các loại phương tiện giao thông
- Các hình học và số lượng
- Bàn ghế.
5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh, chơi với cát nước.
- Dụng cụ làm vườn: bình tưới, kéo
- Xô, ca múc nước
III. TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
1. Thỏa thuận trước khi chơi:
- Cô và các bạn cùng hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố”
- Sau giờ học đến giờ gì?
- Lớp chúng ta đang hoạt động ở chủ điểm gì?
- Bạn hãy kể tên những góc chơi.
- Nếu bây giờ được tham gia hoạt động góc thì các bạn chọn những góc chơi nào?
- Dự kiến tổ chức hoạt động góc cho trẻ:
1. Góc đóng vai: “Cửa hàng bán xe” – Quầy giải khát
- Ở góc đóng vai các con chơi gì?
- Người bán hàng phải như thế nào?
- Người mua hàng phải như thế nào?
2. Góc xây dựng: Xây “Ngã tư đường phố”
- Ở góc xây dựng bạn xây gì?
- Để xây được công trình bạn cần có những ai?
- Chủ công trình và công nhân làm công việc gì?
- Con sẽ xây thêm gì?
- Để công trình hoàn thành đúng thời gian quy định thì phải làm sao?
3. Góc nghệ thuật: Làm album các loại phương tiện giao thông, làm các PTGT đường bộ
- Ở góc nghệ thuật các bạn chơi gì?
- Dự định tổ chức như thế nào?
- Cho trẻ đăng kí chơi ở góc nghệ thuật.
Cô đưa ra yêu cầu của góc chơi
4. Góc học tập: Phân loại phương tiện giao thông. Xếp ô tô bằng hình học, đếm số lượng hình học ở mỗi ô tô.
- Góc học tập các bạn chơi gì?
5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh, chơi với cát nước.
- Góc thiên nhiên các bạn định chơi gì?
Cô đưa ra yêu cầu của góc chơi
2. Quá trình chơi
- Cho trẻ về góc chơi, chọn nhóm trưởng, thỏa thuận vai chơi.
- Cô bao quát, cho trẻ tự lấy đồ chơi, bày trí thực hiện nhiệm vụ vai chơi. Giúp đở trẻ những công việc khó: bê bàn, bê tủ,
- Cô đến hòa vào nhập vai chơi cùng trẻ. Sử dụng ngôn ngữ vai chơi giao tiếp, nhắc nhở, uốn nắn, mở rộng nội dung chơi cho trẻ.
Ví dụ:
*Góc xây dựng: Khi “ Chú công nhân” xây hàng rào chưa ngay ngắn. Cô đến và nói “ Chào các chú công nhân, nếu hàng rào không được xây ngay ngắn sẽ dễ đỗ và xãy ra tai nạn lao động”.
- Trẻ giành đồ chơi ở góc: Chào anh có anh đang xây khu nào vậy ạ. Anh đang cần nguyên vật liệu này còn anh kia cũng cần nguyên vật liệu này nhưng công trình hết nguyên vật liệu này phải không? Vậy anh nên liêu hệ với chủ công trình kêu chủ công trình mua thêm nhe. Và công trình anh còn thiếu nguyên vật liệu gì khác không? Nếu còn thiếu thì tôi nghĩ trong thời gian chủ công trình đem nguyên vật liệu về cho anh thì anh nên đi lấy nguyên vật liệu khác xây cho hoàn chỉnh khu anh nhé
- Trẻ chưa nhập vai chơi: Cho hỏi anh xây khu nào vậy ạ. Công trình anh hoàn thiện chưa? Nhưng chắc do anh mệt nên không muốn xây nữa phải không. Vậy thì mình nên đến chủ công trình xin nghĩ làm ngày hôm nay khi nào hết mệt sẽ đi làm lại he
* Góc đóng vai: Khi “ Cô phục vụ” chưa biết chào mời khách. Cô đóng vai là khách hàng “Tôi thấy cửa hàng chị trưng bày các loại xe rất đẹp mắt. Nhưng nếu chị chào hỏi nhiệt tình lần sau tôi mới ghé”
* Góc học tập: Trẻ lúng túng khi chơi. Cô có thể đến vừa chơi với trẻ vừa trò chuyện về cách chơi.
3/ Nhận xét:
a) Nhận xét hành động chơi qua vai chơi:
- Cô đến từng góc chơi, dùng ngôn ngữ trò chơi gợi mở trẻ nhận xét về vai chơi của mình, của bạn cùng góc chơi, nhập vai cùng trẻ nhận xét hành động từng vai chơi.
b) Nhận xét buổi chơi:
- Cô tập trung trẻ lại một góc chơi tốt nhất để cả lớp rút kinh nghiệm và học hỏi.
- Cô nhận xét quá trình chơi của cả lớp. Khen góc chơi tốt nhất, khen những trẻ chơi tốt. Nhắc nhở nhẹ nhàng, động viên trẻ chơi tốt ở giờ chơi sau.
Nhắc nhở trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng, làm vệ sinh cá nhân.
- Trẻ hát và vận động
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể tên
- Trẻ kể tên
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
- Trẻ về góc chơi và thực hiện nhiệm vụ vai chơi của mình.
Thứ hai, ngày 23 tháng 01 năm 2017
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Đề tài : BÒ BẰNG BÀN TAY, BÀN CHÂN 3-4m
TCVĐ: Chim sẽ và ô tô
I. YÊU CẦU:
1. Kiến thức
- Trẻ biết bò bằng bàn tay, bàn chân đúng tư thế. Khi bò trẻ biết phối hợp tay chân nhịp nhàng. Mắt nhìn thẳng đầu không cúi
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng khéo léo cho trẻ
- Trẻ thực hiện đều và chính xác bài tập phát triển chung.
- Tham gia chơi trò chơi hứng thú.
- Phát triển cơ tay.
- Khả năng chú ý khi thực hiện. Khả năng định hướng khi vận động.
- Phát triển tố chất vận động cho trẻ: Sự mạnh mẽ, tự tin, nhanh nhẹn và khéo léo.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ trật tự, chú ý lắng nghe cô.
II. CHUẨN BỊ:
- Sân sạch thoáng, vạch chuẩn, đích đến,
- Vòng giả làm vô lăng, 2 làn kẻ, mão trò chơi ( Mão chim sẽ )
- Nhạc theo chủ đề.
- Trẻ: đồng phục, đầu tóc gọn gàng
III. TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Hoạt động gây hứng thú
- Cho trẻ nghe tiếng kêu các loại xe:
+ Bin bin. Đố các con đó là tiếng xe gì
+ Kính coong kính coong. Là tiếng xe gì ?
- Các phương tiện này là giao thông đường gì ?
- Khi đi ra đường các bạn đi như thế nào ?
Giáo dục: Khi đi bộ thì đi bên phải và đi trên vĩa hè. Khi tham gia giao thông bằng xe phải tuân thủ đi theo tín hiệu đèn..
- Mời các bạn nhỏ lên xe, chúng ta cùng đi thăm thành phố xinh đẹp của mình nào.
* Hoạt động 1 : Nào chúng ta cùng khởi động
Khởi động:
- Mở nhạc bài : « Em đi qua ngã tư đường phố » cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu: Đi thường, đi nhón chân, đi thường, đi kiễng gót, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm dần,đổi chiều, chạy chậm, chạy nhanh..
* Hoạt động 2: Trọng động
a) Bài tập phát triển chung
- Ngồi xe lâu sẽ rất mỏi mệt, xin mời các bạn hãy vận động cơ thể một chút đi nào.
+ Động tác tay 1: Hai tay đưa trước mặt, gập trước ngực (4 lần 4 nhịp) (ĐTNM)
+ Động tác bụng 3: Đừng nghiên người sang 2 bên. (2 lần 4 nhịp)
+ Động tác chân 2: Ngồi khuỵu gối (2 lần 4 nhịp)
+ Động tác bật 2: Bật tách chân ra 2 bên, tay chống hông. (2 lần 4 nhịp)
b)Vận động cơ bản : Bò bằng bàn tay, bàn chân 3-4m
- Xe của chúng ta đang dừng lại tại một sân chơi tuổi thơ dành cho các bạn nhỏ.
- Hãy nhìn vào vạch chuẩn trên sân vận động, các con sẽ chơi gì?
- Bây giờ cô sẽ chơi thử 1 lần cho các bạn xem nhé!
- Cô làm mẫu lần 1
- Để cho các bạn chơi tốt và có phần thưởng thì các bạn hãy chú ý lên đây xem cô thực hiện như thế nào nhé!
- Làm mẫu lần 2, vừa làm vừa phân tích
- TTCB: 2 lòng bàn tay úp sát vạch chuẩn, 2 lòng bàn chân sát sàn, mắt nhìn thẳng về trước, đầu không cúi
- TH: Khi có hiệu lệnh thì bò tiến về phía trước, phối hợp tay nọ chân kia nhịp nhàng, mắt nhìn thẳng đầu không cúi. Cứ như thế bò cho đến đích. Chú ý khi bò lòng bàn chân sát sàn
* Trẻ thực hiện:
- Chia trẻ đứng thành 2 hàng dọc đối diện với nhau, thực hiện lần lượt cho đến hết lớp (2 lần).
- Cho trẻ đứng thành 4 hàng dọc và thi đua giữa 4 đội.
- Cô bao quát kết hợp với sửa sai, động viên khuyến khích trẻ thực hiện tốt động tác.
* Củng cố: Cô hỏi lại tên bài tập. Mời 2 trẻ khá nhất thực hiện lại động tác cho cả lớp cùng xem.
c) Trò chơi: Chim sẽ và ô tô
- Ở sân chơi tuổi thơ còn rất nhiều trò chơi . Bây giờ chúng ta sẽ tham gia tiếp trò chơi “Chim sẽ và ô tô nhé”
* Cách chơi: Cho 1 trẻ làm người lái ô tô và các trẻ khác làm chim sẽ. Các bạn "chim sẻ" phải nhảy kiếm ăn trên mặt đường, vừa nhảy vừa thỉnh thoảng ngồi xuống giả vờ mổ thóc ăn. Khi nghe tiếng ô tô kêu "bim bim" và chạy đến. Chim sẻ phải nhanh chân bay nhanh lên các vòm cây bên đường. Khi "ô tô" đã chạy qua rồi, "chim sẻ" lại xuống đường vừa nhảy vừa mổ thóc ăn.
* Luật chơi: Khi nghe thấy tiếng còi kêu:"bim, bim" trẻ phải nhảy tránh sang hai bên kia đường.
- Cho trẻ chơi 2 lần trên mỗi lượt.
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng, hít thở sâu.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ quan sát và lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thi đua
- Trẻ thực hiện
Nhận xét tiết dạy:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ hai, ngày 23 tháng 01 năm 2017
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Đề tài : Vẽ, tô màu ô tô
I. YÊU CẦU:
1. Kiến thức
- Nắm được hình dạng và đặc điểm đặc của xe ô tô: đầu xe và thùng xei, có bánh xe ....
-Trẻ nhận biết và gọi đúng tên các hình : Hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn và màu sắc của chúng.
- Biết dùng các nét thẳng, nét cong, nét cong tròn khép kín đễ vẽ ô tô.
2. Kỹ năng
- Rèn trẻ có kỹ năng vẽ, tô màu
- Phát triển khả năng chú ý, quan sát, thực hành
- Khuyến khích trẻ sáng tạo khi tạo dáng ô tô theo ý tưởng của riêng trẻ.
- Phát triển óc thẩm mỹ sáng tạo sản phẩm đẹp.
- Phát triển ghi nhớ có chủ định.
- Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay.
3.Thái độ
- Giáo dục cháu biết giữ gìn sản phẩm của mình.
- Giáo dục trẻ có thói quen nề nếp trong học tập.
- Giáo dục trẻ tham gia đúng luật lệ giao thông
II. CHUẨN BỊ:
- Hình ảnh: Xe ô tô khách,
- Tranh vẽ hình ô tô: Xe ô tô tải, xe ô tô.......
- Bàn ghế cho trẻ ngồi.
- Góc trưng bày sản phẩm.
- Nhạc không lời.
III. TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Hoạt động gây hứng thú: Đi tham quan
- Các con ơi hôm nay nhà văn hóa có triển lãm một số tranh về các loại phương tiện giao thông các con hãy cùng cô đi xem triển lãm nhé. Nào chúng mình cùng đi nào ( Cô và trẻ cùng hát và làm động tác đi xung quanh lớp – Bật nhạc “ Nào mình cùng đi xe buýt)
* Hoạt động 1: Bé biết những loại ô tô nào?
a) Quan sát hình ảnh
- A! đã đến nơi rồi. Chúng mình vừa đi đến nhà văn hóa bằng phương tiện gì? Ô tô là phương tiện giao thông đường gì nhỉ? Trước khi vào tham quan thì cô sẽ cho các bạn xe các hình ảnh cô vừa chụp được trên đường đi nhé!
- Hình ảnh gì đây?
- Xe khách có đặc điểm gì?
- Còn đây là xe gì?
- Xe ô tô như thế nào ?
- Đây là hình ảnh xe gì ?
- Con có nhận xét gì về xe tải
b) Quan sát tranh mẫu
- Và bây giờ chúng ta cùng vào trong xem triển lãm tranh nhé. Hôm nay cô sẽ là người hướng dẫn các con đi xem triển lãm.
- Cô cho trẻ xem tranh mẫu:
Vẽ ô tô
- Đây là bức tranh vẽ hình ô tô gì?
- Xe ô tô có đặc điểm gì ? ( Thân xe dạng hình chữ nhật và hình than hợp thành và cửa xe dạng hình vuông..)
- Bạn nào có nhận xét về bức tranh?
- Cô dùng kỹ năng gì để vẽ ô tô này đây?
- Cô sắp xếp bố cục như thế nào?
-> Cô nhấn mạnh: Đầu tiên cô dùng nét thẳng để vẽ hình than và hình chữ nhật làm thân xe, vẽ 2 hình vuông bên trong để làm cửa sổ, 2 nét cong tròn khép kín phía dưới để làm bánh xe, sau đó tô màu ô tô cho thật đẹp.
Vẽ ô tô tải
- Nhìn xem cô có gì đây?
- Bức tranh dán ô tô tải này có đặc điểm gì ? (Trẻ mô tả đặc điểm của xe khách: đầu xe và thân xe có dạng hình chữ nhật , có bánh xe dạng hình tròn, ô cửa sổ có dạng hình vuông..)
- Cô đã dùng kỹ năng gì để vẽ ô tô tải?
-> Cô nhấn mạnh: Đầu tiên cô dùng nét thẳng để vẽ hình chữ nhật làm đầu xe, vẽ hình vuông bên trong để làm cửa sổ, vẽ hình chữ nhật thứ 2 to hơn làm thân xe để, 2 nét cong tròn khép kín phía dưới để làm bánh xe, sau đó tô màu ô tô cho thật đẹp
.- Cho trẻ xem thêm một số tranh vẽ hình ô tô: Xe khách, xe buýt
- Thế các con dự định vẽ hình xe ô tô gì?
- Cô mời trẻ nói lại kỹ năng vẽ hình xe ô tô
- Các bạn ơi gần tới tháng an toàn giao thông rồi nhà văn hóa có tổ chức cuộc thi triễn lãm những bức tranh đẹp về ô tô. Bây giờ các bạn có muốn tham gia không ?
* Hoạt động 2: Bé vui thử tài:
- Cô cho trẻ về nhóm thực hiện. (Vừa đi đọc bài thơ “ Tiếng động quanh em” và về chổ của mình).
- Các nhóm thực hiện theo ý tưởng của mình.
- Cô bao quát và động viên cháu thực hiện sản phẩm của mình. Giáo dục trẻ khi dán tranh ô tô phải giữ gìn vệ sinh
* Hoạt động 3:Sản phẩm bé yêu
- Sau khi hoàn thành xong cô cho trẻ đem sản phẩm treo lên giá và nhận xét:
+ Cô mời một vài bạn lên chọn sản phẩm nào con thích nhất? Vì sao con thích?
+ Mời tác giả lên giới thiệu sản phẩm của mình.
+ Cô nhận xét một vài sản phẩm đẹp, khen ngợi trẻ.
+ Mời trẻ trình bày lại kỹ năng dán hình xe ô tô
- Động viên những trẻ chưa hoàn thành, lần sau cố gắng hơn nữa.
* Kết thúc: Lớp hát 1 bài. Nhắc trẻ rửa tay.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Xe ô tô khách
- Trẻ trả lời
- Xe ô tô
- Trẻ trả lời
- Xe ô tô tải
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ nêu ý tưởng.
Trẻ thực hiện
- Trẻ nêu ý
- Trẻ hát.
Nhận xét tiết dạy:................................................................................................................
...................................................................................................................................................
Thứ ba, ngày 24 tháng 03 năm 2017
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài : BÉ TÌM HIỂU MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên, đặc điểm, tiếng kêu, nơi hoạt động của xe đạp, xe máy, xe ô tô ..và mở rộng cho trẻ một số loại phương tiện giao thông đường bộ khác.
- Trẻ nhận biết, phân biệt giống nhau và khác nhau của các loại phương tiện giao thông đường bộ.
- Biết được một số qui định giao thông đường bộ: Người đi bộ đi trên vỉa hè hoặc sát lề đường bên phải. Khi gặp đèn đỏ phải dừng lại, người ngồi trên xe phải đội mủ bảo hiểm
- Trẻ biết có nhiều lọai phương tiện giao thông đường bộ.
2. Kỹ năng:
- Luyện tập cho trẻ có kỹ năng quan sát và so sánh.
- Trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng và đầy đủ.
- Chơi các trò chơi trong tiết học đúng cách chơi và luật chơi.
- Hình thành và phát triển ở trẻ một số các kỹ năng như: phán đoán, so sánh, phân loại và phối hợp nhóm.
- Óc quan sát, khả năng ghi nhớ , ngôn ngữ diễn đạt ý kiến của mình
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ có ý thức chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông.
II. CHUẨN BỊ :
- Đoạn phim về các loại phương tiện giao thông đường bộ.
- 3 bức tranh xe đạp, xe máy, xe ô tô.
- Giáo án điện tử.
- 4 bảng đã chia ô và đánh số thứ tự.
- Tranh ảnh một số loại phương tiện giao thông.
- Nhạc chủ điểm
III. TIẾN HÀNH:
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA COÂ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Hoạt động gây hứng thú:
- Cho trẻ xem 1 đoạn phim về các loại xe
- Trò chuyện về các loại xe có trong đoạn phim.
- Hôm nay chúng ta hãy cùng tham gia những trò chơi tìm hiểu về PTGT đường bộ nào.
* Hoạt động 1: Bé cùng khám phá
- Trò chơi đầu tiên mang tên “Bé cùng khám phá”.
- Ở trò chơi này chúng ta sẽ chia ra làm 3 đội. Mỗi đội cử 1 nhóm trưởng lên chọn 1 bức tranh sau đó mang về cho cả đội cùng thảo luận về PTGT có trong bức tranh xem PTGT trong tranh của đội mình có những đặc điểm gì? Họat động ở đâu? Tiếng kêu như thế nào? Chạy bằng gì? Sau đó từng thành viên của đội sẽ nói về những gì mình vừa quan sát và thảo luận về PTGT đó, nếu đội này chưa trả lời được thì đội khác có thể bổ sung.
- Từng thành viên của mỗi đội nêu ý kiến. Sau đó cô khái quát lại từng loại PTGT.
a. Xe đạp
- Có 2 bánh.
- Chạy bằng sức người.
- Chạy trên lòng đường.
- Chở được ít người.
- Không chở được hàng hóa.
- Tiếng chuông kêu kính coong.
b. Xe máy
- Có 2 bánh.
- Chạy bằng động cơ máy sử dụng nhiên liệu xăng.
- Chạy trên lòng đường.
- Chở được ít người.
- Tiếng còi xe pin pin.
c. Xe ô tô
- Có 4 bánh.
- Chạy bằng động cơ máy sử dụng nhiên liệu xăng.
- Chạy trên lòng đường.
- Chở được nhiều người.
- Chở được người và hàng hóa.
- Tiếng còi xe pin pin. Trẻ xem slide hình ảnh
* Mở rộng: Ngoài các loại xe các bạn vừa tìm hiểu còn có các loại xe khác chạy trên đường bộ như xe buýt, xe tải, xe cứu hỏa, xe cứu thương, xe cảnh sát, xe mô tô,
* Hoạt động 2:Trò chơi “Vượt qua thử thách”
- Trò chơi tiếp theo được mang tên “Vượt qua thử thách”.
- Chúng ta hãy cùng quan sát xem PTGT nào xuất hiện và trả lởi câu hỏi đưa ra. (xe đạp, xe ô tô)
+ 2 loại PTGT này giống nhau ở điểm nào?
+ 2 loại PTGT này khác nhau ở điểm nào?
=> Khái quát
- Giống nhau: đều chạy trên lòng đường, đều là PTGT đường bộ.
- Khác nhau:
Xe đạp Xe ô tô
+ Có 2 bánh + Có 4 bánh
+ Chạy bằng sức người + Chạy bằng động cơ
+ Chở được ít người + Chở được nhiều người
+ Chạy chậm hơn xe ô tô + Chạy nhanh hơn xe đạp
+ Tiếng chuông kính coong + Tiếng còi pin pin
+ Chỉ chở được người + Chở được người và hàng hóa
- Chúng ta thường đi lại bằng PTGT đường bộ. Vậy khi đi trên xe các con phải như thế nào?
=> Giáo dục: Ngồi trên xe máy khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm. Khi ngồi trên xe phải ngồi ngay ngắn, không được đùa giỡn, ngồi trên xe ô tô không được thò đầu ra ngoài của sổ.
* Hoạt động 3: Trò chơi “Hiểu ý đồng đội”
- Cách chơi: Chia lớp làm 2 đội. Mỗi đội có 2 bảng đã được chia ô đánh số thứ tự và nhiểu tranh ảnh về các loại phương tiện giao thông. Mỗi đội cử 4 bạn giỏi đại diện cho đội mình rồi lần lượt từng bạn chọn 1 hình ảnh PTGT nghĩ ra những thông tin gợi ý liên quan đến PTGT mình chọn. Sau đó thể hiện lại cho đội mình cùng xem, các bạn còn lại quan sát lắng nghe, đoán xem đó là PTGT gì và cử một bạn lên chọn đúng PTGT mà đồng đội mình đã gợi ý.
- Luật chơi: Mỗi đội sẽ lần lượt tham gia trò chơi. Trong lúc tham gia trò chơi thành viên của mỗi đội phải giữ im lặng, quan sát, lắng nghe và đoán PTGT đồng đội mình gợi ý nếu không sẽ bị mất lượt. Khi diễn tả không được nói tên loại PTGT đó. Nếu đội tham gia chơi không đoán được đội còn lại có quyền trả lời. Đội nào đoán được nhiều hình ảnh đúng sẽ thắng cuộc
- Cô nhận xét kết quả và khen động viên trẻ.
- Kết thúc: Hát “Em đi qua ngã tư đường phố”
- Trẻ quan sát và trả lời.
- Trẻ chọn tranh và thảo luận.
- Trẻ nêu ý kiến.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ thực hiện.
Nhận xét tiết dạy:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ Tư, ngày 25 tháng 01 năm 2017
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài : ĐẾM ĐẾN 5. LÀM QUEN CHỮ SỐ 5
I/ YÊU CẤU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết đếm đến 5 và tạo nhóm có số lượng trong phạm vi 5 . Nhận biết số 5
2. Kỹ năng:
-Rèn khả năng đếm và tạo nhóm.
-Phát triển khả năng quan sát, tư duy cho trẻ
- Củng cố kỹ năng tạo nhóm có 5 đối tượng , đếm đến 5
- Thông qua trò chơi rèn cho trẻ phản xạ nhanh kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định và khả năng so sánh cho trẻ
- Phát triển quá trình tư duy: Quan sát, tổng hợp
3. Thái độ
- Trẻ biết lắng nghe, chú ý và biết nhường nhịn nhau khi chơi.
- Giáo dục tính tự tin trong hoạt động
- Trẻ biết phải thực hiện đúng luật khi tham gia giao thông .
II. CHUẨN BỊ
- Hình ảnh một số phương tiện giao thông : 2 xe đạp 3 xe máy, 4 xe xích lô
- Các số 1, 2 , 3, 4 , 5 .
- 5 chiếc xe khách, 5 xe ô tô
- Hai tranh thế hiện nơi hoạt động của các phương tiện giao thông và các chữ số
- Thẻ số hành khách 1-5
- Nhạc theo chủ điểm
III-TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Gây hứng thú:
Cô cùng trẻ hát bài : “ Ngã tư đường phố ”
- Trò chuyện về các phương tiện giao thông .
- Cô giới thiệu chương trình : Chào mừng các bạn đến với chương trình : “ Hành khách cuối cùng ”
- Đến với chương trình có sự tham gia của 3 đội : Ô tô và xe máy, xe đạp
- Các đội phải trải qua 3 phần thi :
Thi xem ai nhanh
Thi xem ai giỏi
Thi xem ai tinh
- Ở mỗi phần thi đội nào thực hiện tốt sẽ có 2 hành khách được lên xe , kết thúc hội thi đội nào có nhiều hành khách lên xe là đội đó chiến thắng và được đi du lịch ngày hôm nay .
* Hoạt động 1: Thi xem ai nhanh ( Ôn số lượng 2,3,4)
- Trên màn hình cô có hình ảnh , nhiệm vụ của 3 đội phải quan sát , đếm nhanh các hình ảnh trên màn hình . Sau đó 3 đội lắc sắc xô , đội nào lắc sắc xô trước sẽ giành quyền trả lời câu hỏi .
Và trả lời đúng sẽ được 2 hành khách lên xe . Nếu trả lời sai đội còn lại sẽ giành quyền trả lời .
Câu hỏi của cô :
+ Đây là phương tiện giao thông gì ? ( Đường bộ)
+ Chúng hoạt động ở đâu ? ( Trên mặt đường)
+ Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông chúng ta phải làm gì ? ( Phải chú ý tín hiệu đèn giap thông, đội mũ bảo hiểm...)
+ Cho trẻ đếm các phương tiện giao thông ( Cho trẻ đếm 2 xe đạp và 3 máy , 4 xe xích lô) và chọn chữ số tương ứng
- Cô nhận xét phần thi
* Hoạt động 2 : Thi xem ai giỏi ( Đếm đến 5 . Làm quen chữ số 5)
- Lắng nghe , lắng nghe
- Nghe xem câu đố nói về phương tiện giao thông nào ?
Xe gì bốn bánh
Nó chạy bon bon
Máy nổ rất giòn
Còi kêu bíp bíp
Là xe gì ?
- Chúng mình cùng xếp những chiếc xe ô tô ra bảng theo hàng ngang từ trái qua phải nào. Có mấy chiếc ô tô ? ( 4 xe)
- Nếu thêm 1 chiếc xe ô tô nữa vậy chúng ta được mấy chiếc xe ô tô ( 5 xe). Chọn chữ số tương ứng với số lượng 5
- Và 1 yêu cầu nữa dành cho các bạn là các bạn hãy đếm xem có mấy chiếc xe khách ? ( 5 chiếc xe khách). Chọn chữ số tương ứng với số lượng 5
- Cô cho trẻ đọc chữ số 5 nhiều lần
- Cô giới thiệu số 5: Số 5 được cấu tạo như thế nào ?
- Cấu tạo chữ số 5: Chữ số 5 có cấu tạo 3 nét đó là 1 nét ngang , 1 nét thẳng, 1 nét cong hở phải.
- Cô nhận xét phần thi xem ai giỏi
* Hoạt động 3 : Thi xem ai tinh
- Ở phần thi ai tinh này sẽ có 2 phần thi nhỏ. Mỗi phần thi đội nào thắng sẽ được 2 bạn lên xe
- Phần thứ 1:
- Luật chơi: Trẻ biết phân loại các phương tiện giao thông và chọn chữ số tương ứng
- Cách chơi: Trên đây cô đã chuẩn bị 2 bức tranh thể hiện các nơi hoạt động của các phương tiện giao thông . Đây là các phương tiện đã bị gắn sai vị trí . Bây giờ nhiệm vụ của 2 đội sẽ phải sắp xếp các phương tiện giao thông cho đúng nơi hoạt động và chọn chữ số tương ứng, trong cùng một thời gian như nhau đội nào nhanh và đúng đội đó sẽ có thêm 2 người nữa lên xe .
Nào xin mời 3 đội vào vị trí .
Cô tổ chức cho trẻ chơi
Cô nhận xét để tìm đội chiến thắng
- Phần thứ 2:
- Luật chơi. Trẻ biết các chữ số và xếp thứ tự từ 1-5
- Cách chơi : Mỗi trẻ sẽ được phát 1 thẻ số hành khách và các thẻ này có chữ số khác nhau. Nhiệm vụ của mỗi đội là nghe nhạc và chạy theo đường dích dắc. Khi nhạc hết các bạn phải tạo thành 1 đoàn tàu theo số tứ tự từ 1-5. Đội nào th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN 21 - PTGT duong bo - CHOI - NHI.doc